Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mẫu thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mẫu thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.. 1

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.. 1

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 1

I.3. Mô tả sơ bộ dự án. 1

Tên dự án: Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Bình Hòa Hưng. 1

I.3.1. Địa điểm thực hiện dự án: 1

Tại tỉnh Long An. 1

I.4. Quy mô đầu tư.. 1

I.4.1. Khu nông nghiệp công nghệ cao. 2

I.4.2. Công suất thiết kế: 2

Nhà kho chứa vật tư, phân bón. 3

I.5. Tiến độ thực hiện dự án. 3

I.6. Thời hạn đầu tư.. 4

I.7. Cơ sở pháp lý triển khai dự án. 4

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 7

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2022. 7

II.2. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao. 8

II.3. Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao. 10

II.3.1. Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao. 10

II.3.2.Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. 12

II.3.3. Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. 14

II.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An. 14

II.4. Hạn chế của nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. 16

II.5. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030. 17

II.6. Ban hành và thực thi các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An. 17

II.7. Kết cấu dân số. 18

II.8. Tập tính tiêu dùng. 19

II.9. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An. 19

II.9.2. Địa hình. 20

II.9.3. Điều kiện tự nhiên. 21

II.9.4. Đơn vị hành chính. 21

II.9.5. Kinh tế. 22

II.9.6. Giao Thông. 22

II.9.7. Long An phát huy thế mạnh về tài nguyên đất 23

II.10. Huyện Đức Huệ. 25

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.. 29

III.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án. 29

III.2. Mục tiêu đầu tư.. 30

III.2.1. Mục tiêu chung. 30

III.2.2. Mục tiêu cụ thể. 30

III.2.3. Khu trồng cây nông nghiệp công nghệ cao 50 ha. 31

III.3. Nhiệm vụ và giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong canh tác. 32

III.3.1. Lợi thế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật 33

III.3.2. Kết quả nổi bật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật 33

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG. 34

IV.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp các loại 34

IV.2. Tình hình xuất khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 35

IV.3. Thực trạng ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm sạch tại Việt Nam hiện nay. 36

IV.4. Kế hoạch thị trường cho các sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao. 37

IV.4.1. Kế hoạch xúc tiến bán hàng. 37

d.  Xác định về giá cả. 38

đ.  Xác định kênh phân phối sản phẩm.. 38

IV.5.  Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ cây ăn trái cùng các sản phẩm rau nấm được trồng dưới ứng dụng công nghệ cao  39

IV.5.1. Bán buôn: 39

IV.5.2. Hoạt động xuất khẩu: 39

CHƯƠNG V:  ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN.. 41

V.1. Mô tả địa điểm đầu tư phát triển dự án nông nghiệp. 41

V.2. Điều kiện tự nhiên. 42

V.2.1. Địa hình. 42

V.2.2. Khí hậu thời tiết 42

V.2.3. Sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến quá trình trồng trọt 43

V.3. Tài nguyên thiên nhiên. 44

V.3.1. Tài nguyên đất 45

V.3.2. Tài nguyên rừng. 45

V.3.3. Tài nguyên cát 45

V.3.4. Tài nguyên khoáng sản. 45

V.3.5. Tài nguyên nước. 45

V.4. Phân tích địa điểm xây dựng dự án. 46

V.5. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án. 46

V.6. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng. 46

V.7. Nhận xét chung về hiện trạng. 46

CHƯƠNG VI:  QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 47

VI.1. Hình thức đầu tư.. 47

VI.2.  Nhu cầu sử dụng đất. 47

Bảng cân bằng đất đai 47

VI.3. Quy mô đầu tư dự án. 47

v Khu nông nghiệp công nghệ cao. 47

VI.3.1. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ. 48

Nhà kho chứa vật tư, phân bón: 49

VI.3.2. Hạ tầng kỹ thuật 49

VI.4. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp CNC. 50

VI.4.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án. 50

VI.5. Quy trình trồng 50 ha sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. 56

VI.5.1. Công nghệ trồng rau trong nhà màng. 56

VI.5.2. Quy trình trồng các loại cây ăn quả của Dự án. 71

6. Kết luận. 82

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 91

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 91

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành. 91

VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động. 91

VII.4. Phương án thi công xây dựng. 93

VII.5. Giải pháp thi công xây dựng. 93

VII.6. Hình thức quản lý dự án. 93

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.. 94

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường. 94

VIII.1.1. Giới thiệu chung. 94

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. 94

VIII.2. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. 97

VIII.2.1. Điều kiện tự nhiên. 97

VIII.3. Địa hình. 97

VIII.4. Tác động của dự án tới môi trường. 97

VIII.5. Giải pháp phòng chống cháy nổ. 104

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.. 105

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư.. 105

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư.. 105

IX.3. Chi phí xây dựng và lắp đặt. 105

IX.4. Chi phí thiết bị 105

IX.5. Chi phí quản lý dự án. 106

IX.6. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm: 106

IX.7. Chi phí khác. 107

IX.8. Dự phòng chi 107

IX.9. Lãi vay của dự án. 107

IX.10. Tổng mức đầu tư.. 107

CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.. 111

X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án. 111

X.2. Tiến độ sử dụng vốn. 111

X.3. Bảng tính lãi vay. 112

X.4. Phương án trả nợ ngân hàng (xem phụ lục đính kèm) 113

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.. 114

XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán. 114

XI.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án. 114

XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 114

XI.4. Hiệu quả kinh tế. 114

XI.5. Hiệu quả xã hội 115

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117

XII.1. Kết luận. 117

XII.2. Kiến nghị 117

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ           : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM
  • Điện thoại      : (028) 22142126   -              Fax: (08) 39118579

I.3.Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án:  Thuyết minh dự án đầu tư phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Bình Hòa Hưng.

I.3.1.Địa điểm thực hiện dự án:

Tại tỉnh Long An.

I.4. Quy mô đầu tư

  • Diện tích trồng cây nông nghiệp công nghệ cao 50 Ha:

+ Diện tích trồng cây mãng cầu: 12 ha

+ Diện tích trồng cây thanh long: 14 ha

+ Diện tích trồng cây chanh không hạt: 10 ha

+ Diện tích trồng rau hữu cơ và trồng nấm:10 ha

+ Công trình phụ trợ khác (hệ thống kênh mương, tưới tiêu): 4 ha.

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Chúng tôi hướng đến cung cấp 3 loại sản phẩm chính và mục tiêu đề ra cho từng loại đó là:

+ Cung cấp đến người tiêu dùng các loại trái cây đạt tiêu chuẩn VietGap đủ điều kiện vào các siêu thị hệ thống bán lẻ trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường truyền thống.

+ Cung cấp đến người tiêu dùng các loại rau lấy lá, lấy củ, lấy quả, lấy rễ, lấy thân và nấm được trồng với công nghệ cao, quy trình khép kín hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm, trên quy tắc sản xuất được sản lượng tối ưu, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vừa bảo vệ được môi trường. Canh tác trong môi trường tự nhiên với quy trình kĩ thuật trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, vì mục đích làm giàu, bảo vệ cho môi trường. Tạo ra những sản phẩm rau, củ, quả chất lượng góp phần nhân rộng hệ thống nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm, định vị đúng giá trị thương hiệu trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

+ Cung cấp đến người tiêu dùng các loại trái cây như: thanh long, chanh không hạt, mãng cầu,… được trồng dưới công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng góp phần vào chiến lược phát triển nông nghiệp tại địa phương.

I.4.1. Khu nông nghiệp công nghệ cao

  • Diện tích nông nghiệp công nghệ cao 50 ha:

+ Diện tích trồng cây mãng cầu: 12 ha

+ Diện tích trồng cây thanh long: 14 ha

+ Diện tích trồng cây chanh không hạt: 10 ha

+ Diện tích trồng rau và nấm hữu cơ: 10 ha trong đó:

  • Diện tích trồng rau hữu cơ: 5 ha
  • Diện tích trồng nấm (nấm bào ngư, nấm mối đen, nấm kim châm,...): 5 ha

Công trình phụ trợ khác (hệ thống kênh mương, tưới nước tự động Isarel,…) chiếm 8% diện tích: 4 ha

     + Diện tích các công trình phụ, đường giao thông,… Trong đó:

  • Diện tích xây dựng công trình phụ: 1 ha;
  • Diện tích đường giao thông, cây xây xanh...: 1 ha

+ Diện tích hệ thống kênh mương: 2 ha

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 50 ha.

I.4.2.Công suất thiết kế:

+ Rau lấy lá như : rau diếp, xà lách, rau má, cải xanh…, 30 tấn/năm[A1] ;

+ Rau lấy quả gồm: dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua và các loại  rau có quả khác: 50 tấn/năm;

+ Rau lấy củ, rễ, hoặc lấy thân như: su hào, cà rốt, khoai tây, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác: 50 tấn/năm;

+ Nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm mối đen và các loại nấm khác,… 5 tấn/năm;

- Diện tích đất sử dụng: Khoảng 10.000 m2; Trong đó mặt bằng dự kiến sử dụng: Trụ sở (văn phòng làm việc) diện tích 150 m2; nhà xưởng sơ chế, đóng gói: 2000 m2. nhà trưng bày sản phẩm: 1000 m2; kho lạnh bảo quản 600 m2;  nhà vệ sinh và các công trình phụ: 50 m2; nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà ở công nhân 150 m2; trạm điện 5,0 m2 , đường nội bộ, sân xung quanh: 3.467 m2; nhà giàn 2.500 m2; nhà để xe 50,0 m2; trạm cân điện tử 20,0 m2; nhà bảo vệ 8,0 m2.

- Quy mô kiến trúc xây dựng:

+ Trụ sở (văn phòng làm việc) diện tích 150 m2,  xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn.

+ Nhà xưởng sơ chế, đóng gói: 2000 m2, xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn.

+ Nhà trưng bày sản phẩm: 1000 m2, xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn.

+ Kho lạnh bảo quản 600 m2, xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn.

  • Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm; Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic. Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

+ Nhà vệ sinh các các công trình phụ: 50 m2; xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn

+ Nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà ở công nhân 150 m2, xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn

+ Trạm điện: 5,0 m2, xây dựng trạm biến thế treo

+ Đường nội bộ, sân xung quanh: 3.467 m2, thảm bê tông độ dày 5 cm

+ Nhà giàn: 2.500 m2, xây dựng hệ thống nhà giàn theo tiểu chuẩn đáp ứng yêu cầu.

+ Nhà để xe: 50,0 m2, nhà khung lợp mái tôn

+ Trạm cân điện tử: 20,0 m2, nhà khung lợp mái tôn nền bê tông

+ Nhà bảo vệ: 8,0 m2, xây dựng nhà cấp IV, mái lợp tôn.

Nhà xưởng sơ chế, bao bì đóng gói, nhà kho:

  • Diện tích: 2.600 m2.
  • Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm;
  • Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200 mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.
  • Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

Nhà kho chứa vật tư, phân bón

  • Diện tích:  2.400  m2.
  • Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 9 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm.
  • Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.
  • Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.

I.5.Tiến độ thực hiện dự án

Giai đoạn 1:

  • Quý 2/2023: Hoàn thành các thủ tục pháp lý, thủ tục về đất đai.
  • Quý 4/2023: Hoàn thành thi công nghiệm thu các hạng mục công trình phục vụ trồng trọt, cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản…, trồng trọt hoàn thành khoảng 46 ha các loại cây trồng của dự án.

Giai đoạn 2:

  • Quý 4/2024: Hoàn thành trồng trọt, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động.
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:
  • Công ty TNHH trực tiếp quản lý dự án.
  • Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư :

Tổng vốn đầu tư là: 1.300,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn tám trăm tỷ đồng).

I.6.Thời hạn đầu tư

  • Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm.

I.7.Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Việc thực hiện dự án “Phát triển Nông nghiệp Bình Hòa Hưng” tại tỉnh Long An tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  •   Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định có hiệu lực ngày 01/01/2015; Luật Đầu tư số 61/2014/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
  • Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
  • Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
  •  Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
  • Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An về Ban hành quy định chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025;
  • Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 4/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An về Ban hành quy định chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025;
  • Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành quy định mức kinh tế kĩ thuật cho hoạt động khuyến nông áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An;
  • Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành quy định chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy san trên địa bàn tỉnh Long An;
  • Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Long An;
  • Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  • Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
  • Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;
  • Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2030;
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;
  • Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

II.1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2022

Nhằm thúc đẩy kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết tình trạng lao động nước nhà, tại Châu Á nông nghiệp công nghệ cao đã được các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hệ thống điều khiển tưới tự động và bán tự động đã mở ra một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao so với lĩnh vực trồng trọt tuy thấp hơn, song cũng tạo ra những sản phẩm chất lượng, từng bước khẳng định vị thế của Nước nhà.

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD. Ước tính GDP năm nay tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 732,5 tỷ USD cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32 tỷ USD) là rất ấn tượng.

Năm 2023, áp lực lạm phát không nhỏ do các yếu tố cầu đẩy, điều chỉnh tăng lương, chi phí cơ bản và Trung Quốc mở cửa làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa…, nhưng với kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ, Tổng cục thống kê cho rằng mục tiêu lạm phát 4,5% năm 2023 là khả thi. "Chúng ta có nguồn lương thực dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và vẫn phục vụ xuất khẩu. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam, nó sẽ giúp chúng ta có khả năng giảm bớt áp lực lạm phát cho năm 2023. Vừa qua, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường dự kiến tiếp tục được kéo dài sang 2023 giúp giảm bớt giá xăng dầu".

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%. Trước tình hình nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống lớn giảm sút đơn hàng do kinh tế suy giảm, giới chuyên gia đánh giá Việt Nam sẽ cần tập trung nỗ lực khai thác các lực đẩy khác từ tiêu dùng nội địa và thị trường mới.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. 

Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. 

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

II.2. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Năm 2022, thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, năng suất nên hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định.

Thời tiết khá thuận lợi cùng với sự quan tâm của Chính phủ và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành chuyên môn, sự chung sức, vượt khó và sáng tạo của bà con nông dân trên cả nước nên năng suất phần lớn các cây trồng đạt khá so với năm trước, sản lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả  tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Mặt khác, nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin. 

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị …

Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định; đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu; hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao; nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng... Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững./.

Công nghệ cao – con đường phát triển bền vững của nông nghiệp VN. Trên thế giới có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Thực tiễn Việt Nam với hơn 70% dân số gna81 bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung…Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ.

II.3.Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao

II.3.1.Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao

* Quan niệm về công nghệ cao

Thuật ngữ công nghệ cao (High Tech) hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này nhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ.

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

* Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao

Tại Ấn Độ, thuật ngữ “Nông nghiệp công nghệ cao” đã ra đời từ tháng 2 năm 1999 với định nghĩa: Nông nghiệp công nghệ cao là “Tất cả các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít phụ thuộc vào môi trường, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản”. Các kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: giống cây trồng biến đổi gen, vi nhân giống, sản xuất giống lai, phương pháp tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kín, kỹ thuật chẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, công nghệ cao sau thu hoạch và bảo quản.

Một quan niệm khác cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nông nghiệp có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, ngoài ra còn thể hiện ở công tác quản lý và phát triển nhân lực.

Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng cây trồng (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá) cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng sản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Quan niệm này đề cập đến nông nghiệp phạm vi hẹp là trồng trọt, chưa phản ánh tính toàn diện của nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra quan niệm: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ.

Để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp cần thiết phải xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...Đó là nơi trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa; là vườn ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất; là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới; là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung  tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; là nơi thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn được thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa; thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy sản cho đến thương mại, cung ứng tiêu thụ được thống nhất; làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao; góp phần phát triển nhân lực công nghệ cao - đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao và góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị cho họ có được những tri thức khoa học hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

* Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An

Dựa trên cơ sở phân tích quan niệm về công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao nói chung, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu và đưa ra khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An như sau: Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An với chủ thể là lãnh đạo và chính quyền Tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân, là nền nông nghiệp được quy hoạch phù hợp với lợi thế vùng, đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng công nghệ tiến tiến hiện đại được tích hợp từ các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, cơ giới hóa...trong tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp kết hợp với kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, nông dân để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khái niệm trên đã thể hiện rõ những nội dung căn bản của nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An:

Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An là nền nông nghiệp mở ra những ngành nông nghiệp mới, tổng hợp khoa học không gian và khoa học nông nghiệp thúc đẩy phát triển “nông nghiệp không gian”. Đó chính là nền nông nghiệp phát triển theo vùng, dựa vào sự phân hóa theo không gian của các yếu tố tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nền nông nghiệp được định hướng phát triển một cách bền vững. Định hướng nền nông nghiệp phát triển theo vùng được triển khai lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong toàn thành phố. Để có thể tổ chức nông nghiệp không gian phù hợp, đòi hỏi sự phối hợp hết sức chặt chẽ các lực lượng từ chính quyền thành phố, các sở, ban ngành đến các huyện, xã, trong đó đề cao vai trò của các chủ thể trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đặc biệt là chính lực lượng  nông dân. 

Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An được phát triển trên cơ sở khuyến khích phát triển mạnh các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, thu hút đầu tư nước ngoài nhất là thu hút đông đảo nông dân và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng công nghệ cao. Để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao phải hội tụ đủ các điều kiện tập trung đất đai, đủ các nguồn lực đầu tư… Cho nên khu nông nghiệp công nghệ cao không thể làm tràn lan, mà chỉ làm một số nơi, một số vùng nhất định của tỉnh Long An.

II.3.2.Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay, nhận thức của mọi người về nông nghiệp công nghệ cao còn chưa thật sự thống nhất. Có nhiều người hiểu đơn giản rằng nông nghiệp công nghệ cao là phải hơn hẳn những gì hiện đang làm, phải áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng vật nuôi… Một số người lại cho rằng công nghệ cao phải là rất cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bón tự động… Để định hướng đúng đắn cả về nhận thức và thực tiễn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, phát triển những khu nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước, đặt ra yêu cầu phải xây dựng những tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao là việc làm hết sức cần thiết.

Một là: Tiêu chí kỹ thuật của nông nghiệp công nghệ cao.

Đó là nền nông nghiệp hàng hóa sử dụng công nghệ tiên tiến, mà công nghệ này được tạo ra trong nước hoặc nhập khẩu bảo đảm tăng năng suất lao động nông nghiệp bằng hoặc lớn hơn 30% so với công nghệ đang sử dụng. Để đạt được năng suất đó phụ thuộc vào việc cơ giới hóa tổng hợp và sử dụng các phương tiện tự động, cụ thể là cơ giới hóa khâu làm đất bằng máy kéo đạt tỷ lệ 90% đến 95%, phun thuốc phòng, chống dịch bệnh bằng máy có động cơ 40% đến 80% ; tỷ lệ cơ giới hoá khâu gặt đập bằng máy liên hợp đạt 30% đến 60%. Tưới tiêu bằng máy công suất lớn, sơ chế nông sản bán tự động, chế biến nông sản bằng máy tự động đạt tỷ lệ 90 - 100%... Sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm 50% công lao động trở lên, sử dụng công cụ gieo giảm 60% chi phí giống [45].

Không có tình trạng thiếu lao động mùa vụ, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi.

Cải tiến tổ chức các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp dựa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa. Các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra phải đáp ứng các tiêu chí: là sản phẩm công nghệ cao; là sản phẩm có chất lượng và tính năng vượt trội, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, đóng vai trò làm “đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đáp ứng mục tiêu dài hạn của phát triển nông nghiệp nước ta là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ nông nghiệp tiên tiến.

Hai là: Tiêu chí kinh tế của nông nghiệp công nghệ cao.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so sản phẩm được sản xuất ra với công nghệ hiện đang sử dụng và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Phương thức tổ chức sản xuất tiên tiến, tư duy sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp theo phong cách công nghiệp là yêu cầu quan trọng không chỉ đối với người nông dân, mà còn đối với các cán bộ quản lý ngành nông nghiệp, cán bộ và công nhân của các doanh nghiệp. Nông dân phải tiếp cận được những yêu cầu kỹ thuật, mức đầu tư, trình độ quản lý cao hơn so với lối canh tác phổ thông. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng gấp 2 lần trở lên.

Ba là: Tiêu chí xã hội và môi trường của nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao phải tạo nhiều việc làm cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới ở nước ta là nhu cầu bức thiết của cư dân nông thôn. Nông nghiệp công nghệ cao chính là là đòn bẩy xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn, phát triển hợp tác từ phát triển cộng đồng.

Nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, bảo tồn và phát triển chất lượng môi trường. Môi trường nông nghiệp, nông thôn nước ta đang chịu ô nhiễm ngày càng lớn cùng với sức ép về nhu cầu của những sản phẩm nông sản sạch, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Vấn đề môi trường của nông nghiệp công nghệ cao phải có tỷ lệ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường từ 35% đến 50%; và, hình thức tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là tiêu chí vô cùng quan trọng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường.

II.3.3.Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao

Để định hướng đúng đắn cả về nhận thức và thực tiễn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển những vùng nông nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp – LADFECO đặt ra yêu cầu phải xây dựng những tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao là việc làm hết sức cần thiết. Các tiêu chí đó là:

+ Tiêu chí kỹ thuật của nông nghiệp công nghệ cao

+ Tiêu chí kinh tế của nông nghiệp công nghệ cao (sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so sản phẩm được xuất ra với công nghệ hiện đang sử dụng và phải có sức cạnh tranh cao trên thị trường)

+ Tiêu chí xã hội và môi trường của nông nghiệp công nghệ cao: Nông nghiệp công nghệ cao phải tạo việc làm cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới).

II.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An

Hiện nay, nhận thức của mọi người về nông nghiệp công nghệ cao còn chưa thật sự thống nhất. Có nhiều người hiểu đơn giản rằng nông nghiệp công nghệ cao là phải hơn hẳn những gì hiện đang làm, phải áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng vật nuôi… Một số người lại cho rằng công nghệ cao phải là rất cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bón tự động… Để định hướng đúng đắn cả về nhận thức và thực tiễn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, phát triển những khu nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước, đòi hỏi Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp- LADFECO đặt ra yêu cầu phải xây dựng những tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao là việc làm hết sức cần thiết.

Một là: Tiêu chí kỹ thuật của nông nghiệp công nghệ cao.

Đó là nền nông nghiệp hàng hóa sử dụng công nghệ tiên tiến, mà công nghệ này được tạo ra trong nước hoặc nhập khẩu bảo đảm tăng năng suất lao động nông nghiệp bằng hoặc lớn hơn 30% so với công nghệ đang sử dụng. Để đạt được năng suất đó phụ thuộc vào việc cơ giới hóa tổng hợp và sử dụng các phương tiện tự động, cụ thể là cơ giới hóa khâu làm đất bằng máy kéo đạt tỷ lệ 90% đến 95%, phun thuốc phòng, chống dịch bệnh bằng máy có động cơ 40% đến 80% ; tỷ lệ cơ giới hoá khâu gặt đập bằng máy liên hợp đạt 30% đến 60%. Tưới tiêu bằng máy công suất lớn, sơ chế nông sản bán tự động, chế biến nông sản bằng máy tự động đạt tỷ lệ 90 - 100%... Sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm 50% công lao động trở lên, sử dụng công cụ gieo giảm 60% chi phí giống.

Không có tình trạng thiếu lao động mùa vụ, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi.

Cải tiến tổ chức các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp dựa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa. Các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra phải đáp ứng các tiêu chí: là sản phẩm công nghệ cao; là sản phẩm có chất lượng và tính năng vượt trội, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, đóng vai trò làm “đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đáp ứng mục tiêu dài hạn của phát triển nông nghiệp nước ta là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ nông nghiệp tiên tiến.

Hai là: Tiêu chí kinh tế của nông nghiệp công nghệ cao.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so sản phẩm được sản xuất ra với công nghệ hiện đang sử dụng và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Phương thức tổ chức sản xuất tiên tiến, tư duy sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp theo phong cách công nghiệp là yêu cầu quan trọng không chỉ đối với người nông dân, mà còn đối với các cán bộ quản lý ngành nông nghiệp, cán bộ và công nhân của các doanh nghiệp. Nông dân phải tiếp cận được những yêu cầu kỹ thuật, mức đầu tư, trình độ quản lý cao hơn so với lối canh tác phổ thông. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng gấp 2 lần trở lên.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có năng suất và hiệu quả  tăng bằng hoặc lớn hơn 35% trở lên so với công nghệ đang sử dụng. Thực tế tại nhiều xã của huyện Đức Huệ đã triển khai thành công là minh chứng rất thực tế cho vấn đề này.

Ba là: Tiêu chí xã hội và môi trường của nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao phải tạo nhiều việc làm cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới ở nước ta là nhu cầu bức thiết của cư dân nông thôn. Nông nghiệp công nghệ cao chính là là đòn bẩy xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn, phát triển hợp tác từ phát triển cộng đồng.

Nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, bảo tồn và phát triển chất lượng môi trường. Môi trường nông nghiệp, nông thôn nước ta đang chịu ô nhiễm ngày càng lớn cùng với sức ép về nhu cầu của những sản phẩm nông sản sạch, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Vấn đề môi trường của nông nghiệp công nghệ cao phải có tỷ lệ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường từ 35% đến 50% và, hình thức tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là tiêu chí vô cùng quan trọng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường.

II.4.Hạn chế của nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

* Hạn chế của nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An.

Thứ nhất: hạn chế lớn nhất của nông nghiệp tỉnh Long An hiện nay là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn chậm, chưa nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đại trà.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mới dừng ở một số đơn vị, doanh nghiệp, các trang trại quy mô lớn, chưa phổ biến trong sản xuất của nông dân. Trở ngại chủ ‎yếu là các mô hình công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn, phần lớn bà con nông dân không thể triển khai thực hiện vì không có sự hỗ trợ của Tỉnh nhà hoặc liên kết với các doanh nghiệp. Ứng dụng máy móc kỹ thuật hiện đại của nước ngoài, mô hình công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chưa linh hoạt.

Khu nông nghiệp công nghệ cao, mô hình ứng dụng công nghệ cao còn ít và tổ chức quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng và hiệu quả.

Xây dựng vùng sản xuất tập trung đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập cả về cơ chế, chính sách, phương thức triển khai. Mặc dù đã xây dựng được một số mô hình nông nghiệp giá trị cao, nhưng khó nhân ra diện rộng. Nguồn vốn đầu tư thấp, huy động nguồn lực khó khăn đã làm chậm tiến độ xây dựng. Năm 2016, ngân sách bố trí 157,8 tỷ đồng để hỗ trợ giống, vật tư, tập huấn, học tập kinh nghiệm cho chủ trang trại, hợp tác xã và nông dân. Ngoài ra, các huyện cũng dành kinh phí để triển khai các chương trình, đề án. Tuy nhiên, việc hỗ trợ theo chương trình, đề án còn phân tán, chưa quan tâm hỗ trợ hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chủ yếu hỗ trợ một số mô hình tập trung, hợp tác xã. Phương thức hỗ trợ chủ yếu là trực tiếp cho hộ sản xuất trong phạm vi hẹp, ít đối tượng được hưởng lợi, không thu hút được số đông hưởng ứng nên không khuyến khích được nông dân tham gia sản xuất tập trung. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mối liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học còn nhiều hạn chế, việc triển khai còn lúng túng, bị động, thiếu mô hình phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Thứ hai: điểm yếu nhất hiện nay là nhân lực, quản lý, điều hành, vận hành từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao.

Yếu tố con người xét cả hai khía cạnh là sản xuất thì chưa đáp ứng về trình độ và khía cạnh người tiêu dùng cũng chưa đáp ứng được. Năng suất lao động tuy tăng, nhưng không như kỳ vọng. Thị trường của những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An hiện rất bấp bênh. Đánh giá chung nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Long An đạt hiệu quả kinh tế không tương xứng với mức đầu tư.

Sự phân tích trên đây cho thấy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An, không những phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của doanh nghiệp và người nông dân, mà còn phải tăng cường chất lượng nhân lực, quản lý chặt chẽ, vận hành thông suốt từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Làm tốt vấn đề này, nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Long An mới phát triển đúng hướng.

II.5.Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030

Nông nghiệp công nghệ cao có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Long An đưa lên tầm cao mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tương xứng với vị trí, tầm vóc của tỉnh Long An đòi hỏi phải có thời gian, trong khi đó, cũng như các tỉnh, thành khác của cả nước, tỉnh Long An chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Thực trạng nông nghiệp công nghệ hiện nay đang đặt ra yêu cầu tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp phát triển để không tụt hậu so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Điều này phù hợp với quan điểm nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030 là: “Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng nâng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân”. Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng kinh tế các huyện trong Thành phố đang rất khẩn trương tạo lập đủ các điều kiện cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp nhằm tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp là mục tiêu hướng tới của chính quyền tỉnh, các ban ngành chức năng, các doanh nghiệp và của chính người nông dân. Trước mắt, Ủy ban nhân dân, Phòng kinh tế và Trạm khuyến nông các huyện tăng cường chỉ đạo bà con nông dân việc áp dụng cơ giới hoá để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất hiệu quả, các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa, thành lập các tổ, nhóm, hợp tác xã dịch vụ và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cao vừa cho bà con nông dân. Thực hiện mô hình sử dụng máy cấy nhằm giảm chi phí sản xuất; giảm thuốc bảo vệ thực vật; lúa chất lượng cao bông dài và to hơn; năng suất cao hơn so với phương pháp cấy truyền thống. Kết quả của mô hình phải góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy hình thành các tổ hợp tác xã dịch vụ, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, góp phần vào xây dựng nông thôn mới.

II.6.Ban hành và thực thi các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An

Đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng thu lợi rất lớn. Đây cũng được coi là yếu tố cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, đồng nghĩa với đòi hỏi nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trong các huyện của tỉnh nhà phải vượt qua nhiều thách thức khó khăn trong xây dựng ban hành và thực thi chính sách, đặc biệt là chính sách về nguồn nhân lực, chính sách vốn, chính sách đất đai và chính sách hỗ trợ. Vì thế giải pháp ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao có vị trí quan trọng.

Về chính sách bảo đảm vốn: Giải bài toán vốn đầu tư cho nông nghiệp là một trong những mấu chốt để có thể đưa việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đạt được mục tiêu đã đề ra.

Về chính sách hỗ trợ: việc hỗ trợ của chính quyền thành phố có tác dụng thúc đẩy nhanh thực hiện tiến độ các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Các chính sách hỗ trợ của thành phố gồm có: hỗ trợ phát triển nghiên cứu tạo ra công nghệ cao mới; hỗ trợ cho đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao; hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Để góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao, Chủ đầu tư Công ty cần chú trọng bốn quan điểm cơ bản là: phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2035; phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh phải dựa trên cơ sở tiềm năng, lợi thế đi đôi với tận dụng nguồn lực của nước ngoài; phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Long An theo lộ trình hợp lý, kết hợp tuần tự với nhảy vọt. Các giải pháp được đề xuất đó là: nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nhân lực nông nghiệp công nghệ cao; coi trọng lựa chọn các lĩnh vực, dự án ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các lực lượng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp về thị trường cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các giải pháp nêu trên phù hợp với đặc điểm riêng của nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Long An và các biện pháp thực hiện được cụ thể hóa thành các việc làm của chính quyền các huyện, xã và thành phố, của sở, phòng, ban nông nghiệp và phát triển nông thôn, các sở có liên quan, các doanh nghiệp và người nông dân tại địa phương.  

II.7.Kết cấu dân số

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.

Cơ cấu tuổi của Việt Nam

+

Năm 2020

 

-

0-14 tuổi

25.2%(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)

-

15-64 tuổi

69.3%(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)

-

65 tuổi trở lên

5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ

Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.

II.8.Tập tính tiêu dùng

+  Tập tính tiêu dùng mới nhất của người Việt Nam có những đặc trưng như sau:

Các kênh tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam vẫn lấy thị trường truyền thống, bán hàng rong trên đường và cửa hàng loại nhỏ là chính, mức tiêu thụ vẫn chiếm 80% ngành sản xuất bán lẻ của Việt Nam. Hiện tại, tỷ lệ các kênh tiêu thụ bán lẻ chiếm 20% tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam. Các kênh bán hàng hiện đại hóa không ngừng mở rộng, số người trẻ tuổi và số người thuộc giai cấp trung lưu nổi trội, dưới sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể chi phối sự tăng thu nhập, khiến cho tập quán mua sắm không ngừng bị thay đổi.

+  Xu hướng tập quán sinh hoạt của người tiêu dùng:

Nhóm người tiêu dùng trẻ trong thành thị tỏ rõ xu hướng tập quán tiêu dùng Tây hóa. Số lượng nữ giới đi làm tăng lên, nhóm người thuộc loại này có thể càng chi phối thu nhập. Sự cạnh tranh rộng rãi cung cấp ra thị trường lớn cũng thu hút nhóm người có thu nhập vừa và thấp. Họ dần dần tiếp nhận các loại thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến sẵn. Đối với dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm và ý thức an toàn thực phẩm dần được nâng cao. Có độ nhận biết trung thành đối với thương hiệu sản phẩm, tuy nhiên đối với sản phẩm mới thì vẫn được tiếp nhận.

II.9.Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An

II.9.1.Vị trí địa lý

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2019, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 13 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.695.150 người dân, GRDP đạt 123.187 tỉ đồng (tương ứng với 5,355 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 72,67 triệu đồng (tương ứng với 3160 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%.

Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Long An nằm ở tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).

Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có vị trí địa lý:

Xem thêm: THỖ NHƯỠNG VÀ ĐỊA HÌNH ĐẤT ĐAI TỈNH LONG AN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

GỌI NGAY - 0907957895

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE