Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt

Tư vấn thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt địa điểm tỉnh Kiên Giang. Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt tại tỉnh Kiên Giang với diện tích đất 99.840 m2, với quy mô chăn nuôi: 300 con bò lấy thịt/năm.

Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt

  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt 

Tư vấn lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (028) 22142126;                Fax:   (028) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô 300 con

Địa điểm: tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

  • Quỹ đất của dự án: 99.840 m

QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

V.1. Quy mô đầu tư dự án

Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt tại tỉnh Kiên Giang với diện tích đất 99.840 m2, với quy mô chăn nuôi: 300 con bò lấy thịt/năm.

Quy mô chăn nuôi được phân bố như sau:

Diện tích chuồng nuôi bò thịt ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là 1.340 m2.

Mật độ nuôi trung bình 150 con/lứa mỗi năm nuôi 2 lứa là 300 con/năm.

V.2. Khối lượng công trình

A. Khu công trình chăn nuôi

1. Nhà bảo vệ

Thiết kế 1 tầng, diện tích xây dựng 9 m2, hành lang bao quanh cao hơn nền sân đường nội bộ 0,2m chống nóng bằng gạch lỗ và tấm đan bê tông, được lát gạch ceramic chống trơn. Hành lang bao quanh rộng 0,5m lát gạch đỏ chống trơn hoặc gạch block.

  1. Nhà đậu xe

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 133 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.

  1. Nhà điều hành

Diện tích 162 m2.

Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, xà gồ thép, lợp ngói, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính, nền lót đá granite. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.

  1. Nhà ủ, kho thức ăn và chế biến

Diện tích 120 m2

  • Kết cấu: nhà xưởng dài 760 m2, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
  1. Sân tập kết nguyên liệu thức ăn

Nhà 1 tầng, nhà diện tích xây dựng 760 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.

  1. Trạm bơm, lọc nước

Diện tích 35 m2.

  1. Bể nước sạch: thể tích 200 m3
  2. Nhà nuôi bò thịt:
  • Chuồng nuôi bò: Diện tích nhà  19.14 x 70 = 1.340 m2. Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 19.14 m x 70m. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 1 nhà thiết kế giống nhau. bò được chăn nuôi trên sàn  BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.
  1. Nhà nhập xuất bò

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 133 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát.

  1. Nhà kỹ thuật khu xử lý chất thải

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 35 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.

  1. Ao chứa chất thải

Thể tích chứa 286 m3. Hồ được lót đáy bằng HDPE.

  1. Ao sinh học

Hồ sinh học có 01 hồ chứa 286 m3. Hồ được lót đáy bằng HDPE.

  1. Hồ chứa nước sau xử lý

Hồ xử lý nước sau xừ lý thể tích 286 m3. Hồ được lót đáy bằng HDPE.

  1. Đường nội bộ sân bãi

Diện tích chiếm 4552.52 m2

B. Cây xanh cảnh quan

Diện tích chiếm 3.593 m2

Khoảng cách giữa các cây là 1m, khoảng cách giữa các hàng là 1m, các hàng cây được trồng xen kẽ nhau. Ưu tiên các loại cây có khả năng hấp thụ mùi như cây: bạch đàn, ngũ da bì, mít...

C. Khu trồng nguyên liệu thức ăn cho bò

Diện tích trồng cỏ chiếm 85.201,48 m2

V.3. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính

Tổng diện tích khu đất S = 99.840 m2;

Bảng: Cân bằng đất đai

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

 TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng khu trang trại bò

11.045,52

11,06 %

2

Đất hạ tầng đất cảnh quan

3593.00

3,598 %

3

Khu trồng nguyên liệu thức ăn cho bò

85.201,48

85,33 %

 

TỔNG CỘNG

99.840,00

100.00%

Quy mô xây dựng các hạng mục công trình:

Bảng: Danh mục các hạng mục công trình

STT

Hạng mục xây dựng

Đơn vị

 Khối lượng

 
 

1

Nhà bảo vệ

m2

9

 

2

Nhà đậu xe

m2

133

 

3

Nhà điều hành

m2

162

 

4

Nhà ủ, kho thức ăn và chế biến

m2

760

 

5

Sân tập kết nguyên liệu thức ăn

m2

1.488

 

6

Trạm bơm, lọc nước

m2

35

 

7

Bể nước sạch 200m3

m3

200

 

8

Chuồng nuôi bò giai đoạn 1

m2

1.340

 

9

Chuồng nuôi bò giai đoạn 2

m2

1,340

 

10

Nhà nhập xuất bò

m2

133

 

11

Nhà kỹ thuật khu xử lý chất thải

m2

35

 

12

Ao chứa chất thải

m3

286

 

13

Ao sinh học

m3

286

 

14

Hồ chứa nước sau xử lý

m3

286

 

15

Đường nội bộ, sân bãi

m2

4.553

 

 

Các hạng mục phụ trợ

 

 

 

1

Hàng rào bảo vệ

HT

1

 

2

Hệ thống cấp nước. lọc nước

HT

1

 

3

Hệ thống thoát nước

HT

1

 

4

Hệ thống PCCC

HT

1

 

5

Hệ thống điện, điện  mặt trời áp mái

HT

1

 

6

Hệ thống điện chống sét

HT

1

 

V.7. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

V.7.1. Công suất của dự án đầu tư:

Trang trại chăn nuôi bò lấy thịt với quy mô 150 con/lứa tương đương 300 con/năm.

V.7.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

V.7.2.1. Chuồng trại nuôi bò

Xây loại chuồng bò 2 dãy đối xứng nhau, có lối đi bỏ thức ăn ở giữa. Mái chuồng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, hai bên có sân phơi nắng, tùy vào vị trí đất xây dựng chuồng bò, bố trí sân phơi nắng rộng hoặc nhỏ cho phù hợp với lô đất. (Quy cách xây dựng chuồng được mô tả chi tiết ở phần xây dựng)

V.7.2.2. Dinh dưỡng và thức ăn cho Bò

  1. Chất dinh dưỡng
  •  Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng
  • Chất xơ: Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các loại cỏ, rơm, các loại phụ phế phẩm nông nghiệp.
  • Chất bột đường: Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất và cân bằng năng lượng, chất bột đường cung cấp năng lượng cho bò. Các chất bột đường chủ yếu là các tinh bột, đường. Các loại thức ăn cung cấp chất bột đường chủ yếu là các loại hạt, củ quả, rỉ mật… Cần bổ sung chất bột đường cho bò trong các tháng thiếu thức ăn hoặc bò đẻ, bê đang lớn và nhất là thời kỳ sinh trưởng phát dục.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp đạm (protein): Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò. Nó là thành phần chính cấu tạo nên cơ thể, các enzym, các hormone…Nếu thiếu đạm, bò sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, lông xù, rối loạn các chức năng sinh lý. Bò cái sẽ chậm động dục, dẫn tới không động dục, sức đề kháng đối với bệnh tật kém, dẫn tới tử vong.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo: Nhu cầu về chất béo ở bò không cao. Chất béo có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của kỳ tiết sữa, khi mà năng lượng trong khẩu phần phải cao để cung cấp đầy đủ cho bò.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng: Chất khoáng cần cho việc tạo xương, duy trì sức khỏe và giúp trao đổi chất. Nếu thiếu chất khoáng bò sẽ còi cọc, chậm lớn. Bổ sung khoáng cho bò thịt bằng các loại bột xương, bột sò và các loại premix.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp Vitamin: Tuy nhu cầu Vitamin của bò thấp nhưng thiếu nó thì trao đổi chất ngưng trệ và bò không phát triển được. Thường thì bò có thể bị thiếu các Vitamin A, D, E. Các loại Vitamin khác, thì hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp được, đủ cho nhu cầu của bò. Đối với bê, do hệ thống vi sinh vật dạ cỏ chưa hoàn chỉnh nên đôi khi cũng cần bổ sung.
  • Nước uống: Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng trong quá trình trao đổi chất. Nước còn giúp điều hòa thân nhiệt, nâng cao sản lượng chăn nuôi. Ngoài ra, nếu bò thiếu nước hiện tượng nhai lại sẽ không xảy ra, cho nên cần thiết cho bò uống đủ nước, tốt nhất là khi nào bò khát nước thì được cung cấp nước uống dễ dàng. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho bò thịt là rất quan trọng. Bình quân một bò nuôi lấy thịt có thể tiêu thụ 60 lít nước mỗi ngày.
  1. Thức ăn cho bò thịt

Công ty đã tiến hành thuê các chuyên gia thức ăn từ Thái Lan thiết lập công thức thức ăn phối trộn thức ăn TMR cho từng nhóm bò.

TMR (Total mixed ration) là loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh  được phối trộn sẵn bằng máy trộn chuyên dụng theo khẩu phần đầy đủ, cần thiết và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò. Ích lợi của TMR là khắc phục được sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác như thức ăn tinh hỗn hợp thì thiếu chất xơ, premix thì thiếu tinh và thô trong khẩu phần. Tận dụng được nhiều loại nguyên liệu để sản xuất: cỏ khô, cỏ ủ, ngũ cốc... nhất là các loại phụ phế phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm mà nếu cho ăn riêng lẻ bò khó thể ăn được vì không hợp khẩu vị (do mùi vị hoặc quá cứng…); khi được trộn chung vào một khẩu phần thật đều, bò không thể chọn lựa loại nguyên liệu này bỏ loại khác. Do vậy bò ăn được nhiều loại thức ăn. Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng do đã được phối trộn một cách hợp lý. Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn do đã được chế biến và thức ăn tinh do được trộn lẫn với thức ăn thô nên qua đường tiêu hóa chậm hơn. Kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn. Loại thức ăn TMR tốt với nhiều quy mô chăn nuôi nhưng đặc biệt phù hợp với quy mô chăn nuôi tập trung, công nghiệp hóa; giúp giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa, từ đó tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Hai loại thức ăn chính Công ty sử dụng là:

  • Thức ăn thô xanh: cỏ voi do Công ty trồng.
  • Thức ăn tinh: Bã đậu nành, ngô, rỉ mật, mì lát….
  • Thức ăn thô xanh: Công ty trồng cỏ voi Pakchong với năng suất dự kiến là 100 tấn/ha, sản lượng cỏ hàng năm của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò hàng năm.
  •  

Thức ăn tinh: ngoài thức ăn thô xanh, hàng ngày bò cần cung cấp các loại thức ăn tinh như: bã đậu nành, mì lát, mật rỉ, đọt mía, ure, bã mì… Đối với các loại thức ăn này Công ty sẽ tiến hành ký các hợp đồng mua thức ăn với các đối tác trong và ngoài nước.

Thức ăn tinh từ bắp, cọ dầu và mía (từ trái sang phải)

V.7.2.3. Kỹ thuật chăm sóc và phối giống bò thịt

  1. Kỹ thuật chăm sóc bò

Trong kỹ thuật nuôi bò lấy thịt theo mô hình trang trại thì ngoài những kỹ thuật chăm sóc cơ bản, điều quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ lượng, hàm lượng thức ăn và nước uống cho bò đúng giờ và theo từng loại bò.

  • Thức ăn: Sử dụng máy trộn thức ăn TMR để sản xuất thức ăn cho bò, hàm lượng thức ăn sẽ được các chuyên gia tính toán và phối trộn theo 1 tỷ lệ thích hợp với từng loại bò và từng giai đoạn tuổi. Đến giờ ăn xe chở thức ăn sẽ vận chuyển và rải thức ăn đến từng chuồng bò theo khối lượng được tính toán sẵn phù hợp với từng loại bò. Cho bò ăn ngày 2 lần.

  • Nước uống: luôn có sẵn trong các máng nước đặt tại chuồng, Sẽ sử dụng hệ thống cung cấp nước tự động. Bình quân mỗi bò thịt cần 50-60 lít nước mỗi ngày. Máng nước thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

Đối với bê con dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là bú sữa mẹ, khi bê được 1 tháng tuổi thì tập cho bê ăn cỏ non và thức ăn tinh. Nuôi bê con chung với bò mẹ trong vòng 5 tháng rồi cho cai sữa và tách qua chuồng riêng từ tháng thứ 6, sau khi tách mẹ nuôi bê con thành từng nhóm có cùng lứa tuổi hoặc cùng cân nặng.

Tùy vào thực tế mà xác định thời điểm xuất chuồng, thông thường bò nuôi vỗ béo có trọng lượng xuất chuồng nặng khoảng 520kg (đối với bê đực), và khoảng 480 kg (đối với bê cái).

Đối với bò cái mang thai không nuôi chung với các loại bò khác (trừ giai đoạn cho bê con bú), khẩu phần ăn cũng được tính toán riêng.  

Thường xuyên tắm chải cho bò để kích thích bò ăn uống khoẻ. Mùa hè tắm 2 lần/ngày.

  1. Phương pháp phối giống

  • Phương pháp phối giống trực tiếp: Bò đực giống được nuôi cùng với bò cái sinh sản với tỷ lệ 5%, một con bò đực sẽ nhảy phối giống khoảng 20 con bò cái. Khi bò cái có dấu hiệu động dục, con bò đực sẽ nhảy phối giống với con bò cái. Trong dự án này, Công ty sẽ nhập 250 (trong đó năm đầu nhập 100 con và năm thứ hai nhập 150 con) con bò đực (tương ứng 5% bò cái sinh sản) để làm nhiệm vụ phối giống.

  1. Gieo tinh nhân tạo:

  • Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc dưới dạng tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện tượng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm.

  • Có 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo: thụ tinh có phân biệt giới tính và thụ tinh thường. Đàn bò sau khi được thụ tinh nhân tạo có phân biệt giới tính sẽ cho tỷ lệ giới tính theo mong muốn đạt 90%.

  • Động dục ở bò cái: Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẵn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò từ 18-21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24-48 giờ (bao gồm 3 giai đoạn trước động dục, động dục và sau động dục). Khi động dục, bò cái có một số biểu hiện như: bỏ ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn. Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo.

  • Thời điểm phối giống: thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể  thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động dục 10-12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12-18 giờ trong cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng, ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò: phối lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ.

  1. Mang thai:

  • Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng. Noãn bào của bò cái và tinh trùng kết hợp hình thành trứng, sau năm ngày phôi phát triển và di chuyển xuống tử cung, định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi thụ tinh). Thời gian mang thai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276 đến 295 ngày).

  • Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bò có thụ thai hay không bằng biện pháp kiểm tra lượng progesteron trong máu. Phương pháp này chỉ có thể được thực hiện ở phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán mang thai phổ biến nhất là khám thai qua trực tràng.  Phương pháp này được thực hiện ở tháng thứ ba (có thể khám ở tháng thứ hai, nhưng để an toàn cho sự mang thai thì nên khám ở tháng thứ 3).

  • Sinh đẻ: Đội ngũ thú y cần phải ghi nhớ thời gian mang thai của bò để chuẩn bị khi bò đến thời kỳ sinh đẻ. Cần phải chuẩn bị nơi cho bò đẻ sạch sẽ, rộng rãi, kín gió và dụng cụ cần thiết, dây (dùng để kéo bê khi cần thiết). Nơi bò đẻ, các dụng cụ phải được sát trùng sạch sẽ.

V.7.3. Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp

  • Bệnh lở mồm long móng (FMD):

  • Lở mồm long móng là một bệnh lây lan rất mạnh, đặc biệt với trâu, bò, dê, cừu, lợn. Bệnh này xảy ra ở nhiều nước trên toàn thế giới.

  • Nguyên nhân: Bệnh do virus gây ra, đặc điểm lây lan của bệnh là những mụn nước vỡ ra và theo sữa, nước tiểu, nước mũi, chất tiết khác lan trực tiếp từ vật ốm sang vật khỏe. Một cách lây lan gián tiếp khác là qua quần áo, dụng cụ, máng ăn, lông, sữa và thịt.

  • Triệu chứng:  Sau khi nhiễm bệnh 2-3 ngày, sốt cao 40-41,5oC, mụn nước phồng lên có chứa dịch màu vàng. Những mụn nước lan nhanh trên toàn bộ niêm mạc miệng, sau đó vỡ, dịch tràn ra ngoài và vật rất đau đớn, đôi khi có chảy máu. Cùng thời gian đó thấy xuất hiện những mụn nhỏ quanh móng chân, có thể làm long móng. Con vật đứng lên rất khó khăn và di chuyển một cách đau đớn. Cũng có thể thấy những mụn nhỏ ở núm vú, bầu vú sưng và căng, sữa có màu vàng và đắng.

  • Phòng bệnh: Để hạn chế lây lan, những con vật bị bệnh nên giết đi và vật phẩm của chúng đem đốt và chôn. Không được chuyển từ vùng này sang vùng khác. Những vùng nơi mà bệnh đang lưu hành phải tiêm vaccin để hạn chế sự phát tán của bệnh. Sử dụng vaccin đa giá chủng A và Asia1, tiêm vaccin lặp lại 8 tháng một lần vì thời gian miễn dịch chỉ kéo dài 6-8 tháng.

  •  Bệnh lao (tuberculosis):

  • Nguyên nhân: Bệnh lao là do Mycobacterium tuberculosis gây ra trên người, bò và chim. Con vật có thể mang trùng nhiều năm trong ổ lao tại phổi hoặc ở những cơ quan khác. Dưới những điều kiện nhất định các ổ lao vỡ ra và vi khuẩn lao tràn vào cơ thể. Trong giai đoạn này bệnh có thể lây lan và truyền sang con khác. Lao còn có thể lây truyền qua không khí hoặc trực tiếp qua các vết thương.

  • Triệu chứng: ổ lao có thể xuất hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lao không rõ ràng mà triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào vị trí của các ổ lao trong cơ thể. Bò bị bệnh lao thì tiêu hủy, không điều trị tốn kém và nguy cơ lây nhiễm sang người.

  • Phòng bệnh: Tiêm phòng bệnh lao theo quy định của thú y. Sử dụng vaccin BCG (vaccin chết). 

  •  Bệnh nhiệt thán:

  • Nhiệt thán là một bệnh truyền nhiễm chung cho tất cả các loài gia súc. Bệnh xảy ra trên toàn thế giới nhưng thường thấy ở các nước nhiệt đới hơn là các nước ôn đới.

  • Nguyên nhân: Bệnh nhiệt thán do vi khuẩn có tên là Bacillus anthracis gây ra. Vi khuẩn này có khả năng hình thành nha bào và nha bào có thể tồn tại trong đất nhiều năm. Con vật bị nhiễm do tiếp xúc với những vật mang mầm bệnh.

  • Triệu chứng: Vật sốt cao, niêm mạc có màu tối, khó thở nghiến răng và gầy yếu, chướng hơi. Giai đoạn cuối của bệnh thấy sưng ở cổ, lưng, sườn và cơ quan sinh dục.

  • Bệnh kéo dài vài giờ hay vài ngày trước khi chết. Vì bệnh phát triển nhanh nên vật chết trước khi biểu hiện triệu chứng.   

  • Phòng bệnh: Có thể nhìn thấy vật yếu dần theo thời gian, thông thường việc điều trị là đã quá muộn để có hiệu quả. Trong những vùng nhiệt thán xảy ra tốt nhất là tiêm vaccin cho cả đàn. Xác vật chết phải đem đốt. Nơi có xác vật chết phải đốt và tẩy uế cẩn thận. Những người tiếp xúc với con vật bệnh hoặc bị những dụng cụ bị nhiễm cần phải được rửa sạch và tiệt trùng cẩn thận toàn bộ tay chân, quần áo bảo hộ và ủng.

  • Bệnh Anaplasmosis (bệnh biên trùng):

  • Anaplasmosis là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đặc biệt với trâu bò, có thể xuất hiện ở dê và cừu. Bệnh không gây tỷ lệ chết cao nhưng gây thiệt hại kinh tế lớn vì vật mắc bệnh có thể trạng yếu.

  • Nguyên nhân: Anaplasmosis gây ra do ký sinh trùng sống trong hồng cầu vì vậy được gọi là Anaplasms. Anaplasms được coi là những con vi sinh vật nhỏ chỉ có thể sinh sản trong tế bào sống. Bệnh được truyền bởi ve và một số loại ruồi, là vật chủ tự nhiên của Anaplasms.

  • Triệu chứng: Giai đoạn bắt đầu của bệnh thường có sự tăng thân nhiệt trong thời gian ngắn sau đó lại trở lại bình thường. Nhịp thở nhanh và khó khăn, con vật chỉ có dấu hiệu của sự mệt mỏi, ngừng nhai lại, mất tính thèm ăn. 

  • Phòng bệnh: Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả, nhưng có thể dùng kháng sinh như oxytetracyclin hoặc chlortetracycline có thể giảm nhẹ bệnh, tuy nhiên chúng không thể loại trừ được tất cả Anaplasms và con vật vẫn còn mang trùng và có thể bị bệnh trở lại. Định kì 6 tháng một lần lấy máu kiểm tra, phát hiện bò bệnh để cách ly điều trị.

  • Bệnh uốn ván:

  • Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng gây ra cho tất cả động vật và người có đặc điểm là sự co giật và cứng đờ các cơ.

  • Nguyên nhân: Uốn ván gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Trong vết thương chúng sinh ra độc tố, độc tố theo máu đến não, tại đây chúng gây ra sự đáp ứng quá khích đối với những kích thích thông thường, vì vậy mà xảy ra ngay lập tức sự co giật của cơ.

  • Triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh kéo dài một đến hai tuần nhưng đôi khi có thể dài hơn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự co cứng tăng lên dẫn đến mất khả năng nhai và cử động của tai, đi lại trở nên khó khăn. Sau khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên đến khi chết kéo dài 5 - 10 ngày. Đối với các con vật non thời gian này ngắn hơn.

  • Phòng và trị bệnh: Điều trị bệnh uốn ván hết sức khó khăn và không hiệu quả. Tuy nhiên, có thể tiêm kháng huyết thanh và peniciline để giúp cho việc tiêu diệt vi khuẩn. Dùng thuốc làm dịu đi sự co cơ. Phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi phẫu thuật. Tránh không cho các vết thương bị nhiễm trùng hay dơ bẩn. Vết thương do đinh gỉ hay kim loại gỉ gây ra cần hết sức chú ý. Sau khi phẫu thuật, phải lập tức tiêm kháng huyết thanh để con vật có miễn dịch thụ động.

V.8. Trồng cỏ

V.8.1. Chọn giống và nhân giống cỏ

  • Giống cỏ mà công ty sử dụng để trồng là cỏ voi Pakchong 1.

  • Cỏ voi Pakchong 1 là giống cỏ lai giữa Giant King Grass và giống cỏ địa phương Thái Lan.

  • Cỏ voi Pakchong 1 có dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc. Giống cỏ Pakchong 1 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới 3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250.

  • Cỏ voi Pakchong 1 thích hợp với nhiều loại đất. Thời gian lưu gốc được 8-10 năm.

  • Nhân giống cỏ: Để thực hiện nhân giống cỏ, tiến hành trồng 3 ha cỏ giống Pakchong 1 được nhập từ Thái Lan để nhân rộng và đáp ứng đủ giống cỏ để thực hiện trồng. Chọn những cây giống tốt khoảng 3 - 4 tháng tuổi, trồng bằng thân cây khoẻ, không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng, mỗi đoạn 3 - 4 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Mầm xử lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh mất nước.

V.8.2. Trồng cỏ

Quy trình trồng cỏ như sau: Khai hoang ® cày 4 chảo lần 1 ® cày 4 chảo lần 2 ® nhặt cành sau cày ® bừa 24 chảo lần 1 ® bừa 24 chảo lần 2 ® rạch hàng rải ống, rải phân ® trồng cỏ.

  • Khoảng cách và mật độ trồng

Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 50cm, khoảng cách giữa 02 hàng đôi tính từ tim hàng là 2m, cỏ có thể trồng bằng máy hoặc thủ công, khoảng cách giữa 02 hom là 30 cm, mỗi hom dài 30 cm và có 4 mắt, hom được cắm nghiêng 1 góc 45 độ.

Quy cách trồng cỏ

  • Bón phân, làm cỏ và tưới nước:

  • Bón phân: Bón lót trong khi ta cày đất lần 2, có thể bón phân chuồng, hữu cơ hoặc phân DAP(18-46-0). Trong dự án này, Công ty bón phân DAP với khối lượng là 225kg/ha. Sau khi trồng 15-20 ngày tiến hành bón thêm Ure (46-0-0) cho cây tỷ lệ 60kg/ha. Sau mỗi lần thu hoạch và sau khi làm cỏ dại xong tiến hành bón Ure (46-0-0) tỷ lệ 60kg/ha. Mỗi năm tiến hành bón hợp chất NPK 1 lần sau lần thu hoạch cuối của năm. Sau khi có đàn bò Công ty sẽ sử dụng phân bò để bón bổ sung cho đồng cỏ.

  • Làm cỏ: Sau khi trồng hoặc sau khi thu hoạch tiến hành làm cỏ dại cho cây 1 lần. Làm cỏ dại bằng phương pháp phun thuốc, hoặc dùng máy xới.

  • Tưới nước: Công ty sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt Israel cho toàn bộ diện tích trồng cỏ của công ty. Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt song song với quá trình trồng cỏ, đường ống tưới nước nhỏ giọt sẽ được chôn ngầm dưới đất, nằm giữa hàng đôi và cách mỗi hàng cỏ 25cm. Khoảng cách giữa 2 lần tưới vào mùa nắng là 10 ngày.
  • Thu hoạch
  • Sau khi trồng 72 ngày có thể thu hoạch cỏ. Mỗi năm thu hoạch cỏ được 5 lần, công ty sử dụng máy thu hoạch để thu hoạch cỏ.
  • Thu hoạch cỏ lúc 72 ngày tuổi sẽ cho hàm lượng Protein phù hợp với việc nuôi bò thịt là 14%. Cỏ khi thu hoạch, cây cao khoảng 160-200cm, khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 10cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất cỏ 100 tấn/ha.

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt được lập dựa trên Các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây :

  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Quyết định số 634/QĐ-BXD ngày 09/06/2014 của Bộ Xây dựng về việc công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công tŕnh và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công tŕnh năm 2013;
  • Quyết định số 79/2017/NĐ-CP ngày 15/2/2017 của Chính phủ công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các Nhà cung cấp VTTB.

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án xây dựng Trang trại chăn nuôi 300 con bò thịt làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí 10% và lãi vay trong thời gian xây dựng.

IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình;

Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;

IX.2.2. Chi phí thiết bị

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.

Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…

IX.2.3. Chi phí quản lý dự án:

Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

  • Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

  • Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

  • Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

  • Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

  • Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

  • Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

Bao gồm:

  • Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;

  • Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;

  • Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

  • Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

  • Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

  • Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

  • Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

  • Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án.

IX.2.5. Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

  • Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí bảo hiểm công trình;

  • Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

  • Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

IX.2.6. Dự phòng phí:

  • Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

IX.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng:

  • Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính dựa vào tỷ lệ vốn vay và tiến độ huy động vốn với lãi xuất 10.5%/năm.

Bảng: Lãi vay, tỷ lệ vốn và tiến độ huy động vốn  trong thời gian xây dựng

Tổng vốn đầu tư:

22,000,000

 đồng,

trong đó

 

- Vốn góp cổ đông:

6,600,000

 đồng = 30 % vốn cố định

 

 

- Vốn vay thương mại:

15,400,000

 đồng = 70 % vốn cố định

 

 

Thời gian triển khai và xây dựng: 1,5 năm (trong đó: thời gian thực hiện các thủ tục tư vấn đầu tư xây dựng là 0,5 năm, thời gian thi công là 1 năm)

Lãi suất vay vốn:

10.5%

 

 

 

 

TT

NỘI DUNG

Năm xây dựng

Tổng

Năm 1

QI

QII

QIII

QIV

 

Tổng vốn huy động

1,245,812

7,462,533

6,218,719

7,073,419

22,000,484

1

Vốn vay trong giai đoạn (70% tổng vốn)+vốn vay lưu động

872,069

5,223,773

4,353,103

4,951,393

15,400,339

2

Tiền vốn vay tích  luỹ ở đầu mỗi giai đoạn

872,069

6,095,842

10,448,945

15,400,339

 

3

Số tiền lãi phải trả ở đầu mỗi giai đoạn

22,892

160,016

274,285

404,259

861,451

4

Lãi tích lũy cuối giai đoạn

22,892

182,908

457,192

861,451

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Lãi suất vay hàng năm

 

:

10.5%

 

 

-

Lãi suất vay trong thời đoạn 3 tháng

 

:

2.6%

 

 

-

Tổng chi phí lãi vay

 

:

861,451

đồng

 

KẾT QUẢ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Bảng: Giá trị xây dựng

STT

Hạng mục xây dựng

Đơn vị

 Khối lượng

 Giá trị trước thuế

 Đơn giá

 Thành tiền

1

Nhà bảo vệ

m2

9

3,200.00

28,800

2

Nhà đậu xe

m2

133

2,500.00

332,500

3

Nhà điều hành

m2

162

2,500.00

405,000

4

Nhà ủ, kho thức ăn và chế biến

m2

760

2,500.00

1,900,000

5

Sân tập kết nguyên liệu thức ăn

m2

1,488

550.00

818,400

6

Trạm bơm, lọc nước

m2

35

2,500.00

87,500

7

Bể nước sạch 200m3

m2

200

1,500.00

300,000

8

Chuồng nuôi bò giai đoạn 1

m2

1,340

3,200.00

4,288,000

9

Chuồng nuôi bò giai đoạn 2

m2

1,340

 

-

10

Nhà nhập xuất bò

m2

133

3,200.00

425,600

11

Nhà kỹ thuật khu xử lý chất thải

m2

35

3,200.00

112,000

12

Ao chứa chất thải

m2

286

550.00

157,300

13

Ao sinh học

m2

286

550.00

157,300

14

Hồ chứa nước sau xử lý

m2

286

550.00

157,300

15

Đường nội bộ, sân bãi

m2

4,553

450

2,048,634

 

Các hạng mục phụ trợ

 

 

 

3,353,948

1

Chi phí làm đất trồng cỏ và cây ngô

m2

85,201

12

1,022,418

2

Phần khối lượng san lấp mặt bằng

m3

11,046

75

828,414

3

Chi phí làm đất cây xanh và đất trông cây ngô

m2

3,593

12

43,116

4

Xây dựng hàng rào bảo vệ

m

1,000

450

450,000

5

Hệ thống cấp nước. lọc nước

HT

1

260,000

260,000

6

Hệ thống thoát nước

HT

1

200,000

200,000

7

Hệ thống PCCC

HT

1

150,000

150,000

8

Hệ thống điện, điện mặt trời áp mái

HT

1

350,000

350,000

9

Hệ thống điện chống sét

HT

1

50,000

50,000

 

Tổng cộng

 

 

 

14,572,282

Bảng: Giá trị thiết bị

STT

Hạng mục xây dựng

Đơn vị

 Khối lượng

 Giá trị trước thuế

 Đơn giá

 Thành tiền

I

Danh mục thiết bị

 

 1,295,000

1

Máy phát điện 75 KVA

Cái

1.00

150,000

150,000

2

Máy bơm nước 15 m3/h

Cái

1.00

25,000

25,000

3

Hệ thống tắm mát cho bò

HT

1.00

50,000

50,000

4

Thiết bị trộn thức ăn

HT

1.00

50,000

50,000

5

Thiết bị xử lý nước thải

HT

1.00

450,000

450,000

6

Khu hoa kiểng, cây cảnh

HT

1.00

80,000

80,000

7

Thiết bị cấp, thoát nước

HT

1.00

250,000

250,000

8

Thiết bị PCCC

HT

1.00

50,000

50,000

9

Thiết bị điện chiếu sáng; điện mặt trời áp mái

HT

1.00

150,000

150,000

10

Thiết bị điện chống sét

HT

1.00

40,000

40,000

 

Tổng cộng

 

 

 

1,295,000

Bảng : Tổng mức đầu tư

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

14,572,282

1,457,228

16,029,510

II.

Giá trị thiết bị & con giống

1,295,000

129,500

1,424,500

III.

Chi phí quản lý dự án

179,465

17,946

197,411

IV.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

635,343

63,534

698,877

4.1

Chi phí khảo sát đia chất, đia hình lập TKBVTC

40,909

4,091

45,000

4.2

Chi phí lập dự án

49,481

4,948

54,429

4.3

Chi phí thiết kế lập TKBVTC

264,589

26,459

291,048

4.4

Chi phí thẩm tra thiết kế

23,132

2,313

25,445

4.5

Chi phí thẩm tra dự toán

22,458

2,246

24,703

4.6

Chi phí lập HSMT xây lắp

23,885

2,389

26,274

4.7

Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị

6,341

634

6,975

4.8

Chi phí giám sát thi công xây lắp

193,948

19,395

213,343

4.9

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

10,601

1,060

11,661

V

Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất

1,350,000

135,000

1,485,000

VI

Chi phí khác

150,148

15,015

165,162

6.1

Chi phí lán trại tạm phục vụ thi công=GXL*0.5%

43,717

4,372

48,089

6.2

Chi phí chuyển giao công nghệ, đào tạo, đăng ký thương hiệu

20,000

2,000

22,000

6.3

Chi phí bảo hiểm xây dựng

36,431

3,643

40,074

6.4

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

50,000

5,000

55,000

VII.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

 

 

1,000,023

*

Tổng vốn cố định

 

 

21,000,484

*

Vốn lưu động

 

 

1,000,000

VIII.

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

 

 

22,000,484

 

Làm tròn

 

 

22,000,000

XEM THÊM: Lập dự án sản xuất trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu

GỌI NGAY - 0907957895

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE