Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trạm biến áp 220kV

Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án trạm biến áp 220kV. Công nghệ sản xuất vận hành của Dự án là công nghệ dẫn điện trên không để truyền tải điện.

Ngày đăng: 04-07-2025

24 lượt xem

NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1.Thông tin về dự án:

1.1. Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án đầu tư

-  Tên dự án: Trạm biến áp 220kV Tân Việt và đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối.

-   Địa điểm thực hiện dự án: huyện Bình Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

-  Chủ dự án: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

-  Đơn vị quản lý dự án: Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc.

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

-  Quy mô, công suất đầu tư của dự án như sau:

+ Trạm biến áp 220kV Tân Việt: xây dựng mới TBA có quy mô: 02 MBA 250MVA và 02 MBA 63MVA. Vị trí xây dựng thuộc thôn Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương thống nhất tại Văn bản số 2458/UBND - VP ngày 27/6/2024.

+ Đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối: Xây dựng đoạn đường dây 220kV, 04 mạch, dài khoảng 2,68km, dùng dây ACSR 330/43 phân pha 2 dây, đấu nối trong khoảng cột VT123-V124 của đường dây 220kV Gia Lộc - Phố Nối hiện có. Đường dây đi qua địa phận 2 xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang và Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

+ Đường dây 35kV cấp điện thi công và tự dùng: Xây dựng đoạn đường dây 01 mạch 35kV dài khoảng 20m, dây dẫn AC-50/8 đấu nối vào lưới điện 35kV hiện có để cấp điện thi công và tự dùng cho trạm.

Ngoài các hạng mục chính trên, dự án thực hiện cải tạo đường vào trạm với chiều dài 571,12m, làm đường bê tông hoàn trả cho người dân với chiều dài 933m và mương hoàn trả cho người dân với dài 384m, di dời 04 cột đường dây 35kV hiện có với chiều dài khoảng 145m, và di dời đường dây 0,4kV hiện có với chiều dài khoảng 500m.

1.3.Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất vận hành của Dự án là công nghệ dẫn điện trên không để truyền tải điện từ Trạm biến áp 220kV Gia Lộc đến TBA 220kV Tân Việt và từ Trạm biến áp 220kV Tân Việt đến Trạm 500kV Phố Nối thông qua đường dây 220kV Gia Lộc -Tân Việt và đường dây 220kV Tân Việt - Phố Nối.

1.4.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư

a.Các hạng mục công trình

Dự án gồm các hạng mục công trình chính sau:

- Phần TBA 220kV Tân Việt

+ Xây mới TBA 220kV Tân Việt với quy mô hoàn chỉnh công suất 2 x 250MVA và 2 x 63MVA;

+ Cải tạo đường vào trạm với chiều dài khoảng 571,12m.

+ Làm mương hoàn trả dài 384m và đường giao thông hoàn trả dài 933m.

-  Phần đường dây 220kV, 35kV

+ Xây dựng mới tuyến đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối gồm 4 mạch, có chiều dài khoảng 2,68km, 10 trụ điện, móng trụ bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ, cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng, dây nhôm lõi thép 2xACSR- 330/43, dây cáp quang OPGW-90, tiếp địa hình tia băng thép tròn mạ kẽm, chiều rộng HLT là 25m.

+ Xây dựng đường dây 35kV cấp điện và tự dùng có chiều dài khoảng 20m, cột bê tông li tâm, móng khối bê tông cốt thép đúc tại chỗ, dây dẫn AC-50.

+ Cải tạo, di dời đường dây 35kV lộ E8.26 và đường dây 0,4kV.

Ngoài ra trong quá trình xây dựng dự án có bố trí một số hạng mục phụ trợ như: kho bãi, xưởng gia công để phục vụ thi công.

b.Các hoạt động của dự án đầu tư

-  Trong giai đoạn thi công, Dự án gồm các hoạt động sau:

+ Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng;

+ Dà phá bom mìn, vật nổ;

+ Hoạt động thi công xây dựng (san gạt mặt bằng; đào, đắp các móng thiết bị trong TBA, các móng trụ đường dây, vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, thiết bị,…);

+ Di dời các trụ số 3, số 10, 10a, 11 nhánh nuôi trồng thủy sản lộ 375E8.26 và nhánh Hòa Ché 2 lộ 370E8.11.

+ Hoạt động tập trung công nhân và sinh hoạt của công nhân xây dựng

-  Trong giai đoạn vận hành, Dự án gồm các hoạt động sau:

+ Hoạt động truyền tải điện năng;

+ Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa TBA và đường dây 220kV.

1.5.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 6, Điều 1, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

- Dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích khoảng 6,90167 ha (>5ha) đất trồng lúa thuộc xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang và xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Dự án có xả nước thải (gồm: nước từ hoạt động PCCC (hiếm khi xảy ra, nước thải ở phía bên ngoài khu vực MBA, không chứa các chất nguy hại tới môi trường) và nước thải sinh hoạt (đã được xử lý bằng bể tự hoại và sau đó tiếp tục được xử lý bằng hệ thống Johkasou, nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 14-2008/BTNMT/QCVN 14:2025/BTNMT (có hiệu lực từ ngày 1/9/2025), cột A) vào mương thoát nước xung quanh của TBA, sau đó nước thải thoát ra mương thoát nước nội đồng hiện có của khu vực nằm phía Nam của TBA. Trong trường hợp mực nước trong mương thoát nước nội đồng hiện có lớn (nguy cơ tràn bờ mương) thì nước trong mương thoát nước nội đồng được Trạm bơm Hùng Thắng bơm ra sông Bắc Hưng Hải để tiêu cho khu vực (toạ độ 20o55’8,124N; 106o12’18,674). Sông Bắc Hưng Hải có chức năng cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho các khu công nghiệp tập trung và các khu kinh tế, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hà Nội (Theo Quyết định số 137/1999/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 07/10/1999 và Báo cáo số 21/BC-BHH- TV ngày 12/11/2024). Theo kết quả khảo sát hiện trường tại khu vực dự án và tham vấn ý kiến người dân, trong khu vực dự án có 01 nhà máy nước sạch Cẩm Đông (cách vị trí Trạm bơm (điểm bơm xả nước thải) khoảng 1,5km theo đường chim bay, nhưng nhà máy đã dừng hoạt động cách đây khoảng 8 năm.

Hướng thoát nước, điểm bơm thoát nước của mương nội đồng hiện có được thể hiện trong hình ảnh dưới đây.

Như vậy, dự án có 01 yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định Khoản 6, Điều 1 của Nghị định số 05/2025/NĐ-CP.

Ngoài yếu tố nhạy cảm trên, vị trí dự án không gần các khu vực nhạy cảm như: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, các loại rừng (rừng tự nhiên, rừng ngập mặn …); di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên….

2.Các nội dung tham vấn

2.1. Vị trí thực hiện dự án đầu tư:

a)  Vị trí xây dựng trạm 220kV Tân Việt dự kiến đặt tại thôn Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nằm trên khu đất có địa hình bằng phẳng, hiện trạng là đất trồng lúa, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc: Giáp đất nông nghiệp và cách sông Bắc Hưng Hải khoảng 230m.

+ Phía Nam: Giáp đất nông nghiệp, cách đường liên xã khoảng 380m.

+ Phía Đông: Giáp đường dẫn vào trạm bơm và đất nuôi trồng thủy sản.

+ Phía Tây: Giáp đất nông nghiệp, cách thôn Tuấn Bắc khoảng 150m.

-  Tuyến đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc – Phố Nối có điểm đầu tại Cột xây dựng mới trong khoảng cột VT123-VT124 của đường dây 220kV Gia Lộc – Phố Nối, điểm cuối Thanh cái 220kV TBA 220kV Tân Việt. Tổng chiều dài khoảng 2,68 km, đi qua địa phận xã đi trên địa bàn xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

-  Đường dây 35kV cấp điện thi công và tự dùng: Xây dựng đoạn đường dây 01 mạch 35kV dài khoảng 20m, dây dẫn AC-50/8 đấu nối vào lưới điện 35kV hiện có để cấp điện thi công và tự dùng cho trạm. Tuyến đường dây 35kV nằm trên địa phận xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

b) Diện tích các loại đất dự kiến bị ảnh hưởng

-  Diện tích các loại đất bị ảnh hưởng lâu dài

Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng cho dự án khoảng 7,57691ha. Trong đó, diện tích xây dựng trạm biến áp và đường vào trạm, mương và đường giao thông hoàn trả khoảng 7,07981ha, diện tích móng cột đường dây 220kV, 35kV khoảng 0,46847ha; hiện trạng quản lý người dân và của UBND xã Hùng Thắng. Cụ thể diện tích từng hạng mục như sau:

 

 

STT

 

 

Hạng mục

Khối lượng (m2)

Đất trồng lúa

(LUC)

Đất nghĩa Trang

(NTD)

Đất thuỷ sản

(NTS)

Đất thuỷ lợi

(DTL)

Đất giao thông

(DGT)

Đất có nhà ở (ONT)

 

Tổng

 

I

Trạm biến áp và đường vào trạm, mương và đường hoàn trả

 

66.717,6

 

55,5

 

1.345,0

 

150

 

2.530,00

 

115

 

70.798,1

I.1

Xã Hùng Thắng

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích ranh chiếm đất của TBA

54.089,5

55,5

1.045,0

150

690

115

56.145,0

 

 

STT

 

 

Hạng mục

Khối lượng (m2)

Đất trồng lúa

(LUC)

Đất nghĩa Trang (NTD)

Đất thuỷ sản (NTS)

Đất thuỷ lợi

(DTL)

Đất giao thông (DGT)

Đất có nhà ở (ONT)

 

Tổng

2

Diện tích ranh chiếm đất đường vào TBA

8.463,6

 

 

 

1.840,0

 

10.303,6

 

3

Diện tích ranh chiếm đất đường bê tông và mương thủy lợi hoàn trả

 

4.164,5

 

 

300

 

 

 

 

4.464,5

II

Đường dây đấu nối

2.164,7

0

2.520,0

0

0

0

4.684,7

II.1

Xã Hùng Thắng

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường dây 220kV

817,6

 

1.968

 

 

 

2.785,6

 

Đường dây 35kV

65,9

 

 

 

 

 

65,9

II.2

Xã Cẩm Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường           dây

220kV

1.281,2

 

552

 

 

 

1.833,2

III

TỔNG (I+II)

69.016,7

55,5

4.017,0

150

2.530,0

115

75.769,1

-  Ngoài phần diện tích ảnh hưởng lâu dài, dự án còn khoảng 67.000 m2 đất nằm trong HLT của đường dây 220kV (bao gồm cả diện tích móng cột) và khoảng 36.183m2 đất bị ảnh hưởng tạm thời phục vụ làm bãi thi công móng, bãi tập kết vật liệu,…

c) Mô tả mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh

Trạm biến áp 220kV Tân Việt dự kiến được xây dựng trên khu đất trồng lúa nước tại thôn Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vị trí dự kiến xây dựng đã được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận tại Văn bản số 2458/UBND-VP ngày 27/6/2024.

Đường vào trạm biến áp có điểm đầu được đấu nối từ đường bê tông hiện hữu, điểm cuối là cổng trạm biến áp 220kV Tân Việt.

Một số đối tượng nhạy cảm xung quanh vị trí xây dựng TBA như sau:

-  Cách TBA khoảng 40m về phía Đông là một vài hộ dân;

-  Cách TBA khoảng 40m về phía Đông là trạm bơm mới xã Hùng Thắng;

-  Cách vị trí TBA khoảng 350m về phía Tây là khu dân cư Tuấn Bắc;

-  Cách vị trí TBA khoảng 600m về phía Tây Nam là khu dân cư Tuấn Nam;

-  Cách vị trí TBA khoảng 230m về phía Bắc là sông Bắc Hưng Hải;

-  Cách vị trí TBA khoảng 380m về phía Nam là đường liên xã

2.2.Tác động môi trường của dự án đầu tư:

2.2.1.Giai đoạn thi công xây dựng

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

1

Thu hồi đất (lâu   dài

hoặc tạm thời), giải phóng mặt bằng   để

xây dựng dự án.

Ø    Không liên quan đến chất thải:

-        Giảm quỹ đất nông nghiệp (cụ thể giảm diện tích đất trồng lúa, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản).

-     Chiếm dụng đất sản xuất nông nghiệp, thiệt hại cây cối.

-     Làm ảnh hưởng đến mương thuỷ lợi có chức năng cung cấp nước tưới cho các ruộng lúa xung quanh.             Đoạn mương bị ảnh hưởng dài 345m và đường giao thông nội đồng với chiều dài 180m.

Ø    Liên quan đến chất thải:

Trong thời gian thu hồi đất, giải phóng mặt bằng: 2 tháng

-   Phạm vi thu hồi đất TBA 220kV Tân Việt, đường vào trạm biên áp 220kV Tân Việt, đường vào trạm, đường và mương hoàn trả.

-    Phạm vi HLAT đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) rẽ Gia Lộc – Phố Nối;

-      Phạm vi HLT đường dây 35kV, cải tạo, di dời đường dây 35kV và đường dây 0,4kV;

-    Khu vực đường tạm thi công, hố thế dựng cột, lắp dựng giàn giáo phục vụ căng rải dây vượt chướng

ngại vật.

-             Các địa phương có đất thu hồi cho xây dựng dự án.

-  Cảnh quan khu vực.

-      Môi trường đất: mất lớp phủ thực vật làm gia tăng xói mòn đất.

-      Môi trường nước: tăng độ đục và các chất lở lửng trong nước do các chất bề mặt bị xói mòn rửa trôi theo dòng chảy mưa.

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

 

 

- Chất thải rắn: cây cối chặt bỏ, lớp đất hữu cơ bề mặt bóc

bỏ.

 

- Vị trí cải tạo, sử dụng tầng đất mặt từ dự án.

 

2

Rà        phá

bom    mìn, vật nổ tồn dư        sau chiến tranh.

Ø    Không liên quan đến chất thải: Mất an toàn về sức khỏe và tính mạng cho công nhân, người dân.

Trong thời gian rà phá bom mìn, vật nổ

-   Phạm vi thu hồi đất TBA 220kV Tân Việt, đường vào trạm biên áp 220kV Tân Việt.

-    Phạm vi HLAT đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) rẽ Gia Lộc – Phố Nối;

-     Phạm Vi HLT đường dây 35kV; vệt kéo dây; khu vực dựng giàn giáo căng rải dây vượt chướng ngại

vật.

- An toàn của công nhân xây dựng và người dân khu dân cư lân cận.

3

Công nhân xây    dựng

tạm        trú

trong    khu vực dự án.

Ø    Liên quan đến chất thải:

-   Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân;

-      Nước thải sinh hoạt của công nhân;

Ø    Không liên quan đến chất thải:

-   An ninh trật tự xã hội trên địa bàn các xã khu vực dự án.

-   Mang bệnh lạ đến công trường hoặc làm phát sinh, lây lan các bệnh dịch do vệ sinh công trường và khu vực lán trại không được đảm bảo.

-  Trong suốt thời gian thi công xây dựng: 12 tháng đối với TBA

-  5 tháng với đường dây

-       Khu vực xây dựng TBA 220kV Tân Việt, đường vào TBA, đường và mương hoàn trả; đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) rẽ Gia Lộc – Phố Nối; đường dây 35kV, cải tạo di dời đường dây 35kV và 0,4kV.

-    Nhà người dân địa phương các xã dự án thuê cho công nhân xây dựng ở tạm trong quá  trình  xây

dựng.

-      Môi trường nước.

-  Môi trường đất.

-  Công tác quản lý của chính quyền địa phương.

-  Sức khỏe của công nhân, người dân.

-     Gia tăng áp lực lên cơ sở y tế địa phương.

4

Vận chuyển nguyên vật liệu       xây

dựng;

Ø    Liên     quan đến chất thải:

-  Bụi;

-        Khí    thải:    CO, SOx, NOx;

-   12 tháng thi công (đối với TBA).

-          Đối     với

tuyến  đường

- Khu vực TBA, đường vào trạm, đường và mương hoàn trả.

-      Môi trường không khí.

-   Sức khỏe (do bụi,  khí  thải,

tiếng ồn) và an

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

 

MBA, các thanh thép cho   lắp

dựng  cột

điện,  dây

dẫn, dây chống sét, các cấu kiện và các phụ kiện.

Ø    Không liên quan đến chất thải:

-          Tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển.

-    Mất an toàn giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

-     Nếu vận chuyển quá tải trọng của tuyến đường có thể gây ra hư hại sụt lún nền đường hiện có.

-    Nếu không được che đậy, nguyên vật liệu tại các bãi tập kết có thể bị rửa trôi theo mưa làm tăng độ đục của nước.

dây:    khoảng 18

ngày/móng cột (10 ngày thi          công móng từ lúc đào móng cho đến    khi    bê tông       đông kết,   lấp    đất móng     +     5 ngày dựng cột

+ 3 ngày căng dây/khoảng néo).

- Tại các vị trí móng cột đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) rẽ Gia Lộc – Phố Nối và các tuyến đường sử dụng trong quá trình vận            chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

toàn (tai nạn giao thông) của công nhân xây dựng, người dân địa phương lân cận khu vực dự án, người và phương tiện tham gia giao thông dọc các tuyến đường vận chuyển.

-   Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (có nguy cơ gây ra hư hại, sụt lún nền đường nếu vận chuyển quá tải trọng của tuyến đường).

-  Môi trường nước

5

San   nền

mặt  bằng

cho toàn khuôn viên TBA; đào đắp đất đá, xây  dựng

các hạng mục công trình  phụ

trợ       (lán

trại,      kho

bãi,      điện

nước      thi công); nhà điều khiển; làm      mới đường vào trạm, đường trong trạm; đúc và kè

bảo         vệ

Ø    Liên quan đến chất thải:

-  Bụi;

-  Khí thải: CO, SOx, NOx, VOC do hoạt động của các máy móc thi công (máy ủi, máy đào,…);

-       Nước thải xây dựng (phát sinh trong quá trình rửa cốt liệu, trộn và bảo dưỡng bê tông, nước bơm thoát hố móng,…);

-     Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công.

-   Chất thải rắn xây dựng thông thường (đất đá đào đắp dư thừa,  vỏ  bao  bì

đựng xi măng, vật

-         12 tháng (đối với TBA, đường vào trạm, đường và mương hoàn trả).

-          Đối  với  tuyến đường dây:            18

ngày/móng cột (10 ngày thi          công móng từ lúc đào móng cho đến    khi    bê tông       đông kết,   lấp    đất móng     +  5

ngày dựng cột

+ 3 ngày căng dây/khoảng néo).

-  Phạm vi TBA 220kV Tân Việt, đường vào trạm, đường và mương hoàn trả.

-  Tại các móng cột đường             dây

220kV, đường dây 35kV, di dời đường dây 35kV và 0,4kV.

-       Khu vực xây dựng các công trình phụ trợ (đường tạm thi công, kho bãi, lán trại,…).

-  Khu vực bãi thải.

-      Môi trường không khí.

-      Môi trường nước (các sông suối, thủy vực gần vị trí thi công).

-  Môi trường đất

-  Tác động đến cảnh quan khu vực.

-    Sức khỏe và an toàn (tai nạn lao động) của công nhân, người dân khu vực lân cận.

-   Rủi ro, sự cố: cháy nổ, trượt lở đất đá, sụt lún, bồi lấp,.…

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

 

móng cột điện đường dây 220kV và đường dây 35kV, móng máy MBA,

móng thiết bị, móng bể dầu sự cố,  móng

bể nước cứu hỏa,…

liệu xây dựng rơi vãi loại bỏ, vật liệu loại bỏ từ việc thu dọn kho bãi lán trại,…);

- Chất thải nguy hại (dầu mỡ thải trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng xe máy thi công, giẻ lau dính dầu mỡ, thùng đựng sơn,…)

Ø    Không liên quan đến chất thải:

-   Tiếng ồn, rung từ vận hành máy móc phục vụ thi công (máy xúc, máy đào, cần cẩu, máy đầm,...).

-  An toàn lao động cho công nhân, người dân.

-  Tác động đến đường ống xăng dầu thuộc quản lý công ty xăng dầu

B12

 

 

 

6

Dựng  cột

thép, lắp đặt sứ, phụ kiện; lắp đặt MBA, thiết bị,...

Ø    Liên quan đến chất thải:

-       Chất thải rắn: thùng chứa thiết bị,…

-      Chất thải nguy hại: vỏ bao bì đựng dầu máy biến áp, thùng đựng sơn,…

Ø    Không liên quan đến chất thải:

- Mất an toàn lao động cho công nhân, người dân địa phương (ngã từ trên cao xuống, tai nạn

do cẩu,…).

-          03 ngày dựng cột/cột điện.

-   07 tháng lắp đặt thiết bị tại TBA.

-      Tại móng cột điện.

-  Khu vực TBA, đường vào trạm.

-      Môi trường đất.

-  Tác động đến cảnh quan khu vực.

-     An toàn lao động.

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

7

Dựng giàn giáo     (đối

với        các đoạn tuyến đường dây vượt chướng ngại    vật),

căng rải dây, lấy độ võng.

Ø    Liên quan đến chất thải:

- Hoạt động này không phát sinh chất thải.

Ø    Không liên quan đến chất thải:

-     Mất an toàn lao động cho công nhân, người dân địa phương (ngã từ trên cao xuống, điện giật,…).

-    Tác động đến cơ sở hạ tầng (giao thông đường bộ, đường thủy, đường dây   thông   tin,

đường dây điện,…).

- 3

ngày/khoảng néo.

Dọc tuyến đường dây 220kV.

-    An toàn của công nhân và người dân khu vực lân cận.

-  Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của những tổ chức và cá nhân sử dụng điện được cấp bởi các tuyến đường dây bị cắt điện cho căng rải dây tại điểm giao chéo.

-        Hoạt  động

giao thông đường bộ.

2.2.2. Giai đoạn vận hành

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời

gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

1

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình

* Liên quan đến chất thải:

-    Nước thải sinh hoạt của công nhân bảo vệ TBA, công nhân sửa chữa, bảo dưỡng;

-  Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân bảo vệ TBA, công nhân sửa chữa, bảo dưỡng;

-     Chất thải rắn thông thường từ quá trình thay thiết bị hư hỏng;

-   Chất thải nguy hại từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

-   Tác động do xả nước PCCC (không chứa chất nguy hại đến môi

trường) và nước thải

Lâu dài

Dọc      tuyến công trình

(3)

Stt

Hoạt động

Nguồn tác động

Thời

gian

Không gian

Đối tượng bị

tác động

 

 

sinh hoạt (đã qua xử lý)

vào sông Bắc Hưng Hải

 

 

 

2

Hoạt      động

truyền       tải

điện         của đường dây

* Không liên quan đến chất thải:

-       Điện   trường    trong HLAT

-  Các rủi ro, sự cố

Lâu dài

Dọc tuyến đường dây

(1); (2)

Ghi chú các đối tượng bị tác động:

(1) - Khu dân cư;

(2) - Công nhân bảo vệ TBA, công nhân sửa chữa, bảo dưỡng;

(3) - Môi trường đất, nước

2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường:

2.3.1. Giai đoạn xây dựng

a)Giảm thiểu do thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

-  Chủ dự án bồi thường, hỗ trợ bằng tiền cho tất cả các thiệt hại về đất bị thu hồi lâu dài, đất bị hạn chế sử dụng trong HLAT đường dây, nhà ở, công trình, cây trồng,…..theo đúng các quy định hiện hành của huyện Bình Giang, huyện Cẩm Giàng và tỉnh Hải Dương.

-  Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định.

-  Đối với mương thuỷ lợi, đường bê tông bị ảnh hưởng, Chủ dự án làm đường, mương thuỷ lợi hoàn trả cho người dân tiếp tục sử dụng.

b) Giảm thiểu do nước thải sinh hoạt

-  Dự án không làm lán trại tạm, các đơn thi công chia thành các nhóm nhỏ (10 - 15người/nhóm) thuê nhà người dân để ở, sinh hoạt và sử dụng hệ thống thu gom, xử lý nước thải hiện có tại nơi lưu trú, để giảm tối đa việc phát thải nước thải ra môi trường, giảm diện tích đất làm lán trại tạm.

-  Thuê người dân địa phương làm những công việc lao động phổ thông không đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm.

-  Để thu nước thải trên công trường Nhà thầu bố trí nhà vệ sinh di động loại 4 buồng tại công trường với bể tự hoại 2,0m3/nhà vệ sinh.

c) Giảm thiểu do nước mưa chảy tràn, xói lở, bồi lắng

Quá trình thi công bằng cách đắp đất, đá, cát từng lớp dày 0,3m, có độ ẩm tối ưu, đầm chặt đạt hệ số đầm nén k≥0,95. Như vậy sẽ làm giảm độ bở rời, giảm khả năng bị cuốn trôi theo nước mưa.

Thi công theo hình thức cuốn chiếu và dọn dẹp mặt bằng ngay khi hoàn thành.

Sau khi thi công, đất đá, vật liệu xây dựng dư thừa, rơi vãi, loại bỏ,… được dọn sạch sẽ.

d) Giảm thiểu do bụi, khí thải

-  Các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị sử dụng phải có giấy phép hoạt động còn hạn sử dụng của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

-   Bố trí hợp lý tuyến đường và thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, tránh các khung giờ cao điểm;

-   Quét dọn kịp thời vật liệu rơi vãi trên đường trong quá trình vận chuyển vật liệu, tần suất 01 lần/ngày.

-   Tưới nước thường xuyên trên các đoạn tuyến thi công và tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu, vận chuyển lớp đất bề mặt gần khu vực đông dân cư, có lưu lượng phương tiên giao thông tham gia lớn, khi thời tiết khô, nóng có nguy cơ phát tán bụi cao với tần suất ít nhất 2 lần/ngày.

-  Che phủ bạt thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng, vật liệu đổ thải, máy móc thiết bị,... trong suốt quá trình vận chuyển.

e) Giảm thiểu do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

* Đối với chất thải rắn sinh hoạt

-   Dự án không làm lán trại tạm, các đơn thi công chia thành các nhóm nhỏ thuê nhà người dân để ở, sinh hoạt nên sử dụng hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện có tại nơi lưu trú. Tại các vị trí thi công và nơi ở của công nhân bố trí 03 thùng có màu sắc khác nhau để thu gom, phân loại chất thải ngay tại nguồn theo đúng quy định

-  Bố trí thùng chứa rác chuyên dụng dung tích khoảng 120 lít/thùng, có màu khác nhau, các thùng được dán nhãn để thực hiện phân loại rác tại nguồn thành 03 loại gồm: (i) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (ii) chất thải thực phẩm; (iii) chất thải rắn sinh hoạt khác theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Nhà thầu xây dựng sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang định kỳ đến thu gom rác thải phát sinh tại công trường thi công đưa đến điểm tập kết rác thải sinh hoạt chung tại địa phương để đưa đi xử lý.

Tại các vị trí thi công móng cột tuyến đường dây: chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom hàng ngày và đưa về xử lý cùng chất thải rắn thải sinh hoạt phát sinh hàng này tại nhà người dân, nhà nghỉ thuê ở hoặc được thu gom và đưa về nơi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương.

*  Đối với chất thải rắn thông thường

-  Thân cây lúa cho người dân tận thu làm chất đốt.

-  Không được phép giải phóng mặt bằng, chặt phát cây trồng bên ngoài phạm vi thu hồi đất TBA, móng cột và bên ngoài HLAT khi chưa bồi thường và chưa được chủ sở hữu cho phép.

-  Chỉ tiến hành chặt phát cây cối trước khi thi công để giảm thời gian chiếm dụng đất và tránh để đất trống gây xói mòn, rửa trôi.

-  Đối với lượng chất thải rắn (thân cây lúa) còn lại quá trình giải phóng mặt bằng không được tận thu, Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng như thu gom rác tại địa phương thu gom và xử lý theo quy định.

-  Vật liệu xây dựng, gạch đá, sắt, thép,… còn dư thừa sẽ được thu gom trả lại nơi cung cấp để tái sử dụng (làm vật liệu xây dựng cho dự án khác, sử dụng cải tạo đường xá, san lấp mặt bằng,…) hoặc bán phế liệu.

-   Khối lượng lớp đất bề mặt và gốc rễ cây lúa đào bỏ (bề dày trung bình 20cm) được dự kiến đổ tại dự kiến đổ tại thửa số 119, 142 tờ bản đồ số 07, khu đất ruộng rộng khoảng 01ha tại thôn Hoà Ché, xã Hùng Thắng, cách vị trí xây dựng TBA 220kV Tân Việt khoảng 3km. Mục đích để tăng độ dày đất canh tác, nâng cao chất lượng đất trồng cây.

*  Đối với chất thải nguy hại

Thu gom CTNH của Dự án thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, Thông tư 07/2025/TT/BTNMT ngày 28/2/2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;

-  Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện cơ giới phải được thực hiện tại các cơ sở có chức năng xung quanh khu vực dự án tại địa phương, dầu thải sẽ được thu gom bởi các cơ sở này;

-   Trang bị các thùng chứa 100 lít, 60 lít để lưu chứa đủ các loại chất thải phát sinh. Các thùng chứa có nắp đậy kín, đảm bảo không rò rỉ, bay hơi, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Kho kín lưu giữ tạm thời CTNH có mái che, tường bằng tôn, nền bê tông chống thấm, cửa có khóa, có bảng tên, biển cảnh báo khu vực chứa chất thải nguy hại.

-  Kết thúc thi công, nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH theo quy định.

f) Giảm thiểu tác động do tiếng ồn

-  Ngay từ khi đấu thầu phục vụ thi công, chủ dự án đưa ra tiêu chuẩn tiếng ồn đối với các máy móc thiết bị thi công, đảm bảo mức tiếng ồn đạt theo quy chuẩn “QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về tiếng ồn”.

-  Thiết bị máy móc xây dựng luôn được kiểm tra kỹ thuật và sẽ hoạt động trong tình trạng tốt để đạt các tiêu chuẩn về phát sinh tiếng ồn và rung cho thiết bị xây dựng.

-   Xe cơ giới, xe tải nặng, các thiết bị thi công mà đơn vị thi công sử dụng phải còn trong thời gian kiểm định của Cục Đăng kiểm. Đây là điều kiện đấu thầu mà Chủ dự án dự án sẽ quan tâm. Biện pháp kiểm tra này mang lại hiệu quả xử lý khá cao và có thể đạt từ 95 - 100%, hạn chế ở mức tối đa gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

-  Tất cả các hoạt động xây dựng gây tiếng ồn lớn được tiến hành vào ban ngày.

-  Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. Khi tiếp xúc với những vị trí phát sinh tiếng ồn lớn, thời gian dài, Nhà thầu xây dựng phải yêu cầu công nhân xây dựng đeo nút chống ồn hoặc tai đeo chống ồn….

-  Kiểm tra tiếng ồn, giám sát định kỳ về tiếng ồn trong quá trình thi công tại các vị trí gần khu vực dân cư, nếu phát hiện tiếng ồn lớn hơn mức cho phép của QCVN phải yêu cầu đơn vị thi công khắc phục trước khi tiếp tục thi công.

g) Giảm thiểu các tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử và các yếu tố nhạy cảm khác

*  Biện pháp giảm thiểu đến môi trường sinh thái:

+ Tuyệt đối không chặt phát cây trồng ngoài giải phóng mặt bằng ra ngoài phạm vi thu hồi đất của TBA, các móng trụ. Trong trường hợp làm ảnh hưởng đến đất đai, tài sản của người dân ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng chủ dự án và nhà thầu thi công làm việc trực tiếp với người dân bị ảnh hưởng, thực hiện bồi thường đầy đủ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

+ Thực hiện thi công hợp lý, dứt điểm từng hạng mục để giảm thời gian chiếm dụng đất tạm thời.

+ Để giảm thiểu các ảnh hưởng do thu hồi đất trồng lúa, Chủ dự án thực hiện nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 112/2024/NĐ- CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ. Mức nộp tiền theo quy định tại Điều 2, QĐ 58/2024/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương là 50% giá đất theo quy định.

+ Dùng phương pháp thủ công để phát cây. Không được phát quang bằng thuốc diệt cỏ tránh ảnh hưởng đến các ruộng lúa bên cạnh.

+ Đối với phần diện tích đất trong HLT đường dây 220kV hiện là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản, do vậy người dân vẫn canh tác bình thường.

*  Về di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá và các yếu tố nhạy cảm khác: Dự án không làm ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, không làm ảnh hưởng đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan và không ảnh hưởng đến rừng do vậy không đề xuất biện pháp giảm thiểu.

*  Giảm thiểu các yếu tố nhạy cảm khác

-  Giảm thiểu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

+ Chủ dự án thực hiện các thủ tục chuyển đổi theo đúng quy định của Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ.

+ Nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 112/2024/NĐ- CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ.

-  Giảm thiểu do xả nước thải vào nguồn nước cấp cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt:

+ Chủ dự án thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn, sau đó khi xử lý qua thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou. Chủ dự án sẽ lựa chọn công nghệ để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt cột A trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

g) Giảm thiểu các tác động khác

-  Giảm thiểu tác động do rà phá bom mìn, vật nổ

+ Chủ dự án thuê đơn vị chuyên ngành thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại khu vực mặt bằng thi công của dự án trước khi xây dựng.

-   Chủ dự án chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho công tác rà phá bom mìn, vật nổ khu vực mặt bằng thi công.

-   Chủ dự án thông báo trước cho chính quyền địa phương và người dân về thời gian, địa điểm rà phá, lắp đặt biển báo theo đúng quy định.

-   Không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực đang thi công rà phá bom mìn, vật nổ.

-   Chủ dự án yêu cầu đơn vị thi công rà phá bom mìn tuân thủ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 20/9/2021 của Bộ Quốc phòng về ban hành quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ; Thông tư số 59/2022/TT-BQP ngày 30/8/2022 của Bộ Quốc phòng về ban hành QCVN 01:2022/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ.

-  Giảm thiểu tác động đến cơ sở hạ tầng

+ Lắp đặt hệ thống biển báo, đèn báo hiệu ban đêm

+ Làm giàn giáo đỡ dây trong quá trình thi công tại các đoạn giao chéo với đường giao thông, giao chéo với sông

+ Điều tiết, bố trí công việc hợp lý tránh gây cản trở giao thông;

+ Không chở quá tải các nguyên vật liệu

+ Liên hệ với cơ quan quản lý tuyến đường bộ, đường thuỷ để có kế hoạch phối hợp đảm bảo cho quá trình thi công an toàn và hoạt động giao thông không bị gián đoạn

+ Thông báo thời gian dự kiến cắt điện trong thời gian đấu nối vào hệ thống để người dân được biết.

+ Đăng ký tạm trú cho công nhân, cán bộ khi đến địa phương, tuân thủ các phong tục tập quán, tín ngưỡng, không xâm phạm đến các cơ sở văn hoá tín ngưỡng của người dân. Công nhân không được tham gia hoặc gây ra các tệ nạn xã hội tại địa phương

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với địa phương và phối hợp với địa phương trong công tác giữ vững an ninh, trật tự trong khu vực và trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh.

- Giảm thiểu ảnh hưởng tới mương thuỷ lợi

Để giảm thiểu tác động tới mương thuỷ lợi Chủ dự án làm mương hoàn trả để nắn dòng chảy cung cấp nước tưới tiêu, đảm bảo hoạt động sản xuất, canh tác của người dân.

Tổng chiều dài đoạn mương Chủ dự án hoàn trả là 384m, kết cấu mương bê tông cốt thép.

Thời gian hoàn trả mương được hoàn thành trước khi bóc lớp đất mặt.

-  Giảm thiểu ảnh hưởng tới đường bê tông nội đồng

Chủ dự án làm đường hoàn trả cho người dân, đảm bảo hoạt động đi lại của người dân. Chiều dài đoạn đường hoàn trả là 933m, chiều rộng mặt đường rộng 3,5m. Tiến độ làm đường hoàn trả: hoàn thành trước khi thi công trình.

- Giảm thiểu tác động tới đường ống xăng dầu

Trong giai đoạn xây dựng

+ Nhà thầu xây dựng không bố trí các hạng mục công trình phụ trợ: kho bãi tập kết vật liệu, thiết bị,… gần hành lang đường đường ống xăng dầu.

+ Nhà thầu thi công tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở người lao động không vi phạm hoặc có hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn của đường ống xăng dầu, đường ống xăng dầu, nhà điều áp.

+ Ban hành chế tài xử phạt đối với công nhân nếu có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến các đường ống dẫn dầu, nhà điều áp.

+ Phối hợp chặt chẽ với Xí nghiệp kho vận Xăng dầu K132 (đơn vị được Công ty Xăng dầu B12 giao kiểm tra, canh gác) để kịp thời phát hiện và xử lý các hoạt động vi phạm của công nhân (nếu có) gây ảnh hưởng đến an toàn của đường ống xăng dầu.

Giai đoạn vận hành

+ Các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện không làm ảnh hưởng đến đường ống xăng dầu, tuy nhiên trong quá trình vận hành Đơn vị vận hành dự án tuân thủ các quy định liên quan (nếu có) về chồng lấn hành lang để đảm bảo an toàn chung cho cả 2 công trình

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cụm công nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Sài Gòn, TP.HCM

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com