Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An

Dự án nhà máy xay xát lúa gạocông nghệ cao ở Long An là một dự án đầy tiềm năng và hứa hẹn trong ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Dự án này tập trung vào việc xây dựng sản xuất từ bột gạo như sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa...

Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An

  • Giá gốc:60,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự an xay dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An  

Dự án nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An là một dự án đầy tiềm năng và hứa hẹn trong ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Dự án này tập trung vào việc xây dựng sản xuất từ bột gạo như sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa... Những điểm quan trọng về dự án nhà máy xay xát lúa gạo:

- Tiềm năng thị trường: Dự án nhà máy xay xát lúa gạo sẽ tận dụng tiềm năng thị trường lớn và đáp ứng nhu cầu cung cấp gạo chất lượng cao cho các thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Gia tăng giá trị gia công: Thiết kế nhà máy xay xát gạo không chỉ đơn thuần là quá trình chế biến lúa gạo thành gạo trắng, gạo nếp, gạo lứt và các sản phẩm phụ trợ khác, mà còn tạo ra sự gia tăng giá trị cho nguyên liệu thô. Việc xay xát giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại: Dự án đầu tư nhà máy xay xát lúa gạo Long An sẽ sử dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến nhằm đảm bảo quy trình chế biến gạo an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn chất lượng. Áp dụng các hệ thống tự động, máy móc tiên tiến giúp tăng năng suất, giảm thiểu lỗi và tiết kiệm nguồn lực.

- Tạo việc làm và hỗ trợ nguồn nhân lực địa phương: Dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo ở Long An đem lại lợi ích kinh tế và cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.

 Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo tỉnh Long An         

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.................................................. 1

I.1.   Giới thiệu Nhà đầu tư........................................................................... 1

I.2.   Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình......................................... 1

I.3.   Mô tả sơ bộ dự an.............................................................................. 1

I.4.   Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm....................................... 2

I.5.   Cơ sở pháp lý triển khai dự án.............................................................. 2

I.6.   Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng............................................. 2

I.7. Cam kết của nhà đầu tư....................................................................................... 3

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................................................ 4

II.1.     Khái quát chung thị trường các sản phẩm được chế biến từ gạo................. 4

II.2.     Mục tiêu đầu tư......................................................................................... 6

II.3.     Sự cần thiết phải đầu tư................................................................................ 7

II.4.     Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế:.................. 8

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY............................................................. 9

III.1.    Mô tả địa điểm xây dựng................................................................................ 9

III.2.    Phân tích địa điểm xây dựng dự án............................................................. 10

III.3.    Địa chất công trình................................................................................... 11

III.4.    Nhận xét địa điểm xây dựng dự án.............................................................. 11

III.5.    Nhận xét chung về hiện trạng........................................................................ 11

CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................... 12

IV.1.     Hình thức đầu tư...................................................................................... 12

IV.2.     Phương án công nghệ................................................................................. 12

IV.2.1.   Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến........................................................... 12

IV.2.2.   Công nghệ sản xuất và quy trình vận hành.................................................... 13

IV.2.3.   Hệ thống nhà xưởng sản xuất................................................................... 20

IV.3.     Quy mô thiết kế các hạng mục công trình............................................ 20

IV.3.1.   San nền............................................................................................. 20

IV.3.2.   Hệ thống tường rào bao quanh bảo vệ......................................................... 20

IV.3.3.   Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ............................................... 21

IV.3.4.   Xây dựng hệ thống đưòng giao thông nội bộ.................................................. 21

IV.3.5.   Xây dựng hệ thống thoát nước.................................................................. 21

IV.3.6.   Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và cứu hoả.......................................... 25

IV.3.7.   Xây dựng hệ thống xử lý chất thải.............................................................. 26

IV.3.8.   Xây dựng hệ thống chiếu sáng đường giao thông nội bộ............................. 26

IV.3.9.   Nguồn điện và hệ thống phân phối............................................................. 27

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG...................................... 30

V.1.      Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức.............................................. 30

V.2.      Nhu cầu và phương án sử dụng lao động.............................................. 31

V.3.      Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành...................................... 33

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.................................................... 35

VI.1.     Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án.............................................. 35

VI.2.     Công tác đấu thầu..................................................................................... 35

VI.3.     Các công trình phục vụ thi công xây lắp..................................................... 35

VI.4.     Dự kiến tiến độ thực hiện dự án..................................................................... 35

VI.5.     Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án.................................................. 36

VI.5.1.   Dự kiến kế hoạch đấu thầu...................................................................... 36

VI.5.2.   Phần công việc không đấu thầu................................................................. 36

VI.5.3.   Phần công việc chỉ định thầu.................................................................... 37

VI.5.4.   Phần công việc cho chào hàng cạnh tranh..................................................... 37

VI.5.5.   Phần đấu thầu..................................................................................... 37

VI.6.     Giải pháp thi công xây dựng.......................................................................... 38

VI.7.     Hình thức quản lý dự án.............................................................................. 38

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC....................................... 39

VII.1.    Đánh giá tác động môi trường....................................................................... 39

VII.1.1.     Giới thiệu chung................................................................................ 39

VII.1.2.     Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 39

VII.1.3.     Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................. 40

VII.1.4.     Tác động của dự án tới môi trường......................................................... 41

VII.1.5.     Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực.......................... 42

VII.1.6.     Mức độ ảnh hưởng tới môi trường........................................................... 45

VII.1.7.     Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường................ 46

VII.1.8.   Kết luận......................................................................................... 48

VII.2.    Các biện pháp phòng cháy chữa cháy.................................................. 48

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.......................................................................... 50

VIII.1.   Cơ sở lập Tổng mức đầu tư........................................................................... 50

VIII.2.   Nội dung Tổng mức đầu tư........................................................................... 50

VIII.2.1.    Chi phí xây dựng và lắp đặt.................................................................. 50

VIII.2.2.    Chi phí thiết bị.................................................................................. 50

VIII.2.3.    Chi phí quản lý dự án.......................................................................... 51

VIII.2.4.    Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm.................................................. 51

VIII.2.5.    Chi phí khác.................................................................................... 51

VIII.2.6.    Dự phòng chi................................................................................... 52

VIII.2.7.    Chi phí về đất.................................................................................. 52

VIII.2.8.    Lãi vay của dự án.............................................................................. 52

VIII.3.   Tổng mức đầu tư dự kiến............................................................................. 52

VIII.4.   Nguồn vốn đầu tư của dự án......................................................................... 52

VIII.5.   Tiến độ sử dụng vốn................................................................................... 56

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN........................................... 58

IX.1.     Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..................................................... 58

IX.1.1.   Thời gian tính toán................................................................................ 60

IX.1.2.   Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh................................................ 60

IX.1.3.   Phương án tiêu thụ sản phẩm dự kiến......................................................... 62

IX.1.4.   Tổng hợp các chi tiêu kinh doanh dự kiến  (xem phụ lục đính kèm).................. 62

IX.1.5.   Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án...................................................... 62

IX.2.     Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội...................................................... 63

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 64

X.1.      Kết luận................................................................................................ 64

X.2.      Kiến nghị............................................................................................... 64

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.Giới thiệu Nhà đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư 

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ                : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại           : (028) 35146426;                              Fax: (08) 39118579

Đại diện                : Ông Nguyễn Văn Thanh     -       Chức vụ : Giám đốc

I.3.Mô tả sơ bộ dự án

  • Tên dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GẠO.
  • Địa điểm: tỉnh Long An.

- Quỹ đất của dự án 20.000 m2.

- Mục tiêu đầu tư: Dự án nhà máy chế biến sản phẩm từ gạo xuất khẩu được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Công ty dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng, nhà kho + văn phòng, công trình công cộng theo yêu cầu, các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và của khu công nghiệp.

  • Tiến độ thực hiện dự án:

 - Tổng vốn đầu tư  : 376.094.000.000 đồng (Ba trăm bảy mươi sáu tỷ không trăm chín mươi bốn triệu đồng).

CHƯƠNG III: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

III.1. Hình thức đầu tư

Đầu tư xây dựng mới dự án nhà máy sản xuất bột gạo công nghệ cao trên khu đất 20.000 m2. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa nhưng không làm mất đi tính trang nhã và tiện dụng.

III.2. Phương án công nghệ

III.2.1.Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Các máy móc, thiết bị chính của dự án khi đi vào hoạt động sản xuất được thể hiện ở bảng sau:

TT

HẠNG MỤC THIẾT BỊ

ĐVT

KL

1

Hệ thống xay bột ướt - 1 lines

 

 

 

Hệ thống xay bột gạo bán ướt: 50 tấn/ngày

Bộ

1

 

Lò hơi

1

 

Vận chuyển tới HCM

1

 

Chi phí thiết kế kỹ thuật

1

2

Hệ thống sản xuất Phở ăn liền -3line (30T/ngày

 

 

 

Hệ thống dây chuyền sản xuất phở ăn liền

Bộ

3

 

Hệ thống lò hơi, băng tải, kho lạnh,…

1

3

Hệ thống sản xuất bún tươi -6 line (100 tấn/ngày)

 

 

 

Hệ thống dây chuyền sản xuất bún tươi

Bộ

3

 

Hệ thống lò hơi, băng tải, kho lạnh,…

1

4

Hệ thống sản xuất phở tươi- 3line (30 tấn/ngày)

 

 

 

Hệ thống máy chế biến phở

Bộ

2

 

Hệ thống lò hơi, băng tải, kho lạnh,…

Bộ

1

III.2.2.Công nghệ sản xuất và quy trình vận hành

III.2.2.1.Quy trình sản xuất bột gạo

Quy trình sản xuất bột gạo

Dây chuyền thiết bị sản xuất bột gạo

Dây chuyền sản xuất bột gạo

Thiết kế nhà máy xay xát gạo công ghệ cao 

III.2.2.2. Quy trình sản xuất bánh phở khô

Nguyên liệu: Tinh bột gạo có chứa amylose và amylopectin. Cả hai thành phần này đều có khả năng hồ hóa ở nhiệt độ 60 – 90oC và tạo màng tốt khi hồ hóa. Khi đã hồ hóa và tạo màng. Màng tinh bột có thể sấy khô và bảo quản được lâu. Tính chất tạo màng của tinh bột được ứng dụng trong sản xuất bánh phở. Màng tinh bột gạo khô có khả năng hút nước và phục hồi lại cấu trúc sau khi ngâm vào nước nóng 50-60oC. Trong đó thành phần amylose sẽ là thành phần chính tạo cấu trúc màng còn amylopectin sẽ làm tăng tính dai của màng. Ngoài ra bánh phở ngon là phải có hương thơm thoang thoảng của gạo, vì vậy chọn lựa nguyên liệu gạo thích hợp sẽ giúp làm được bánh phở ngon.

Ngâm:  Mục đích quá trình ngâm là giúp hạt gạo mềm dễ xay mịn. Trong khi ngâm, nước sẽ ngấm vào hạt gạo (hydrat hóa) làm mềm hạt gạo làm quá trình xay diễn ra thuận lợi hơn. Thời gian ngâm 1-2 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu thời ngâm quá ngắn gạo sẽ chưa nở tốt, nhưng nếu ngâm quá lâu sẽ làm gạo bị lên men chua.

Xay: Quá trình xay sẽ giải phóng các hạt tinh bột trong gạo, làm mịn và chuyển khối gạo thành khối đồng nhất. Điều này sẽ giúp quá trình tráng được dễ dàng và bề mặt của bánh phở được mịn. Tỉ lệ nước:gạo trong lúc xay là 1:1.

 Lọc: Bột gạo thu được sau khi xay sẽ được đem để thu hồi tinh bột và loại bỏ tạp chất. Việc lọc còn giúp làm giảm lượng nước có trong dịch tinh bột tạo thuận lợi cho việc tráng bánh sau này. Do các hạt tinh bột thường có xu hướng kết tụ với nhau làm nghẹt và kéo dài thời gian lọc, nên trên thực tế sản xuất với số lượng lớn, người ta lắng và tách nước thay vì lọc. 

Khuấy: Sau khi lọc, bột được pha với nước theo tỉ lệ định mức. Để tăng thêm tính dai và giữ lâu cho bánh phở, người ta thường bổ sung bột khoai mì, bột năng (cung cấp thêm amylopectin tăng độ dai ) hoặc muối (tăng khả năng giữ nước).

Việc pha thêm nước vào bột là một quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bánh phở. Khi quá trình hồ hóa xảy ra, tinh bột sẽ hút nước để trương nở và hình thành cấu trúc mạng, nếu cho nước quá ít, tinh bột không đủ nước để trương nở sẽ làm bánh phở bị cứng, khi phơi khô các hạt tinh bột mất nước không đều nhau sẽ làm bánh phở bị nứt, gãy. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, các hạt tinh bột nở quá lớn, phá vở lớp màng sẽ làm bánh bị bở, không dai, không thể cắt sợi.

Tráng: Đây là quá trình hình thành cấu trúc màng của tinh bột gạo. Bột sau được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải. Mặt vải này đặt trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt cho tinh bột hồ hóa.

Ở nhiệt độ 70 – 90oC các phân tử tinh bột sẽ trương nở, dàn phẳng ra, sắp xếp và tương tác trực tiếp với nhau bằng liên kết hydro hoặc gián tiếp qua phân tử nước hình thành nên cấu trúc màng. Ngoài ra các mạch tinh bột cũng có thể liên kết với protein có trong gạo và bột khoai mì giúp tăng cường độ bền chắc của cấu trúc màng. Lớp tráng khoảng 2mm nếu quá dày bánh phở sẽ khó phơi khô và dễ đứt gãy do các lớp tinh bột giãn nở không đều. Tráng bánh quá mỏng sẽ không cho ra bánh phở dai và giữ được cấu trúc tốt khi nấu phở.

Sấy bánh phở: Quá trình sấy khô sẽ làm ráo và cố định hình dáng bánh, giúp tạo sự thuận tiện cho quá trình cắt. Bánh phở sẽ được sấy khoảng 1 giờ.

Cắt sợi: Các bánh phở được đem cắt thành sợi bằng máy cắt.

Sấy Khô: Sợi phở sau khi cắt sẽ được sấy khô. Việc sấy khô nhằm giảm lượng nước trong bột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giúp kéo dài thời gian bảo quản và kinh tế hơn trong quá trình vận chuyển.

III.2.2.3. Quy trình sản xuất bánh đa, bánh phở:

Quy trình sản xuất bánh đa, bánh phở như sau:

Quy trình sản xuất bánh đa bánh phở

Dự an đầu tư nhà máy xay xát gạo - Dự án nhà máy chế biến gạo xuất khẩu

 

Gạo sạch đủ tiêu chuẩn chế biến bánh đa, bánh phở đem ngâm, tỷ lệ: 1 tấn gạo – 1m3 nước. Sau 2-3h cho gạo ra vo xả sạch nước (nước gạo có thể tinh lọc dùng cho chăn nuôi). Gạo xả sạch thì cho vào máy xay với tỷ lệ: 1 tấn gạo + 0,3m3 nước, xay xong chuyển sang máy vắt khô để bột có độ ẩm đạt 35-40%. Bột tiếp tục được trộn đều, nhào đều trước khi chuyển vào hấp chín và tráng thành bánh. Sau khi bánh được tráng xong thì chuyển liên tục sang hệ thống sấy khô lần 1, thời gian sấy khoảng 60 phút. Tiếp đó bánh được chuyển sang buồng sấy lạnh, sấy khoảng 60 phút nữa. Khi bánh đã có độ khô ổn định thì chuyển sang máy cắt và chia thành từng vắt nhỏ. Tiếp tục cho bánh qua dàn sấy định hình lần 2, thời gian sấy tương đương sấy lạnh. Cuối cùng bánh được đóng gói qua hệ thống đóng tự động ra thành phẩm là phở ăn liền đủ tiêu chuẩn tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thiết kế nhà máy xay xát gạo

III.2.2.4. Quy trình sản xuất bún tươi

Lựa chọn gạo: Gạo phải sát trắng, vo đãi kỹ để tách tạp chất vô cơ và cám rồi tráng rửa sau khi ngâm, loại trừ hết được các mùi vị lạ mà gạo bị nhiễm vi sinh vật trong qua trình bảo quản chế biến, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo quản chế biến, trong thời gian ngâm xay và chế biến bột.

Ngâm gạo: Ngâm gạo là một khâu công nghệ quan trọng trong sản xuất bột. Mục đích ngâm nhằm thay đổi sự liên kết giữa các phân tử của nội nhũ, do đó phá hủy hay làm yếu liên kết giữa tế bào nội nhũ cũng như giữa các hạt tinh bột và các vách photit trong tế bào,làm sạch lần cuối cùng những tạp chất bám ở mặt ngoài hạt gạo. Sự thay đổi cấu trúc của hạt dẫn đến giảm độ bền cơ học.

 Ngâm đạt yêu cầu khi hạt trương lên, mềm ra và dễ dàng bị bóp nát bằng hai ngón tay. Khi ngâm hạt xảy ra hai quá trình đồng thời là trương nở và quá trình lên men chủ yếu là lên men lactic. Vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh ở 45-520C, nó chuyển hóa một phần gluxit  hòa tan thành axit lactic. Axit tạo thành sẽ tích tụ lại trong nước ngâm và tác dụng vào protit làm cho hạt mềm, đồng thời cùng với vi khuẩn lactic một số vi sinh vật có hại cũng hoạt động mạnh mẽ giảm giá trị dinh dưỡng của thành phẩm.

  Hạt ngâm sẽ hút nước và tăng thể tích, mức độ trương nở của hạt gạo phụ thuộc vào các yếu tố:

     + Loại gạo trắng đục hút nước nhanh và trương nở nhiều hơn so với loại gạo trắng trong.

     + Trạng thái hạt: Hạt nhỏ và non trương nở nhiều và hút nước nhiều.

     + Nhiệt độ nước ngâm cao thì hạt hút nước nhanh....các thành phần khác nhau của hạt trương nở khác nhau, phôi hút nước tới 60% trong khi đó nội nhũ chỉ hút nước từ 32 - 40%. Sau 4 - 8 giờ ngâm hạt gạo đạt độ ẩm trên 45%, thể tích khối hạt tăng từ 40 - 45%.

Xay bột: Nhằm mục đích làm cho nguyên liệu có độ mịn đạt yêu cầu để trong quá trình tráng bánh đảm bảo độ dẻo dai không bị nát vụn, đảm bảo độ mỏng của bánh.

Lọc bột: Bột sau khi xay xong được chứa trong các thùng chứa để lắng bột và tách nước khoảng 12h sau đó đem lọc bằng màng lọc để loại bỏ các thành phần hạt tho còn sót lại.

Khuấy bột: Bột sau khi lọc được đổ vào máy khuấy để trộn đều bột và trong giai đoạn này có thể sử dụng thêm một số phụ gia được BỘ Y TẾ cho phép sử dụng để kéo dài thời gian bảo quản cũng như tăng độ dẻo, giai giúp làm bánh phở thơm ngon hơn.

Tráng bánh: Bột trước khi tráng được điều chỉnh về nồng độ phối chế chất bổ sung theo yêu cầu sản phẩm. Đánh bột nhuyễn đều. Tráng bánh phở tươi (ướt): Điều chỉnh sao cho dịch bột có thủy phần từ 70 - 5%. Bổ sung thêm một lượng chất phụ gia theo tỷ lệ nhất định theo yêu cầu sản phẩm.

Cắt thành sợi: Bánh được cắt thành sợi bằng dao hoặc máy cắt. Kích thước sợi tùy thuộc tập quán từng địa phương. Có nơi sợi cắt rộng từ 4 - 6mm, dày 1,5mm.

Danh mục các công trình trong nhà máy chế biến các sản phẩm từ gạo

STT

Hạng mục sử dụng đất

 Diện tích (m2)

1

Nhà văn phòng - nhà xưởng

9,466.6

2

Nhà phụ trợ

798.8

3

Nhà kho nguyên liệu và thành phẩm

1,500.9

4

Nhà xe khách

94.8

5

Nhà tập kết rác

28.0

6

Khu xử lý nước thải

90.0

7

Trạm điện

17.0

8

Nhà xe cán bộ, nhân viên

69.0

9

Bể nước pccc

51.7

10

Tháp nước

10.2

11

Nhà bảo vệ

27.5

12

Cây xanh cảnh quan

3,760.3

13

Giao thông nội bộ, sân bãi

4,085.2

TỔNG CỘNG

20,000

  •  Hệ thống tường rào bao quanh bảo vệ

Tổng chiều dài: 1.600 mét với kết cấu móng cột, chiều cao 2.0m tính từ COS nền với khỏang cột được bố trí là 3.5m. Bên trên xung quanh tường có hệ thống cọc sắt bảo vệ.

Dự án nhà máy sản xuất bột gạo, dự an đầu tư nhà máy xay xát gạo

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

IV.1.Tổng mức đầu tư dự kiến

Chi phí xây dựng

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

HẠNG MỤC

ĐVT

KL

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN TRƯỚC THUẾ

 

Xây dựng nhà xưởng và văn phòng phục vụ sản xuất

 

 

 

 

1

Nhà xưởng tầng 1

m2

12,622.1

4,100

51,750,473

 

Văn phòng - Nhà xưởng tầng 2

m2

6,000.0

4,100

24,600,000

2

Nhà phụ trợ

m2

798.8

2,960

2,364,537

3

Nhà kho nguyên liệu và thành phẩm

m2

1,500.9

4,100

6,153,772

4

Nhà xe khách

m2

94.8

2,960

280,608

5

Nhà tập kết rác

m2

28.0

2,960

82,880

6

Khu xử lý nước thải

m2

90.0

2,960

266,400

7

Nhà xe cán bộ, nhân viên

m2

69.0

2,960

204,240

8

Tháp nước

m2

10.2

6,500

66,300

9

Nhà bảo vệ

m2

27.5

2,960

81,459

10

Cây xanh cảnh quan

m2

3,760.3

50

188,017

11

Giao thông nội bộ, sân bãi

m2

4,085.2

1,702

6,952,976

12

Trạm máy phát điện

m2

17.0

1,400,000

1,400,000

13

Trạm bơm + bể ngầm

m2

51.7

700,000

700,000

14

Hệ thống cọc nhồi (20x20)

m

11,500.0

350

4,025,000

15

Tường rào

m

1,600.0

1,000

1,600,000

16

Thoát nước mưa

ht

1.0

100,000

100,000

17

Hệ thống PCCC

ht

1.0

4,500,000

4,500,000

18

Bể nước cấp

ht

1.0

4,100,000

4,100,000

19

TỔNG CỘNG

 

 

 

109,416,662

Chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng theo suất vốn tương ứng với từng hạng mục theo quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng. Các hạng mục không tham khảo theo Quyết định 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ xây dựng được lập dự toán theo hồ sơ thiết kế và báo giá.

Chi phí mua phương tiện vận chuyển

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

HẠNG MỤC

ĐVT

SL

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

1

Phương tiện vận tải hàng hóa

 

 

 

 6,000,000

 

Xe tải 8T

Chiếc

 1

 1,100,000

 1,100,000

 

Xe lạnh 2,4 tấn

Chiếc

 2

 800,000

 1,600,000

 

Xe lạnh 6 tấn

Chiếc

 2

 1,000,000

 2,000,000

 

Xe lạnh 10 tấn

Chiếc

 1

 1,300,000

 1,300,000

2

Phương tiện di chuyển

 

 

 

 3,000,000

 

Xe Inova

Chiếc

 2

 900,000

 1,800,000

 

Xe con Fortuner

Chiếc

 1

 1,200,000

 1,200,000

 

TỔNG CỘNG

 

 9

 

 9,000,000

Xem thêm: Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất viên gỗ nén

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com