Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ

Nhà máy sản xuất viên nén gỗ được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Dự án đề xuất thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ

  • Giá gốc:60,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.4. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

I.7. Cam kết của nhà đầu tư

CHƯƠNG II:NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2021

II.2. Tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt Nam

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1. Khái quát chung thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ

III.2. Mục tiêu đầu tư

III.3. Sự cần thiết phải đầu tư

III.4. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế

CHƯƠNG IV:ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án

IV.2.1. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật

IV.3. Địa chất công trình

IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG V:QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

V.1. Hình thức đầu tư

V.2. Phương án xây dựng nhà xưởng và dây chuyền công nghệ

V.2.1. Các hạng mục xây dựng

V.2.2. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

V.2.3. Công nghệ sản xuất và quy trình vận hành

V.3. Chỉ tiêu kỹ thuật

V.3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất

V.3.2. Hệ thống nhà xưởng sản xuất

V.4. Quy mô thiết kế các hạng mục công trình

V.4.1. San nền

V.4.2. Hệ thống tường rào bao quanh bảo vệ

V.4.3. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ

V.4.4. Xây dựng hệ thống đưòng giao thông nội bộ

V.4.5. Xây dựng hệ thống thoát nước

V.4.6. Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt công nhân sản xuất và cứu hoả

V.4.7. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải

V.4.8. Xây dựng hệ thống chiếu sáng đường giao thông nội bộ

V.4.9. Nguồn điện và hệ thống phân phối

CHƯƠNG VI:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức

VI.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

VI.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

CHƯƠNG VII:PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

VII.1. Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án

VII.2. Công tác đấu thầu

VII.3. Các công trình phục vụ thi công xây lắp

VII.4. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án

VII.5. Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án

VII.5.1. Dự kiến kế hoạch đấu thầu

VII.5.2. Phần công việc không đấu thầu

VII.5.3. Phần công việc chỉ định thầu

VII.5.4. Phần công việc cho chào hàng cạnh tranh

VII.5.5. Phần đấu thầu

VII.6. Giải pháp thi công xây dựng

VII.7. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG VIII:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường

VIII.1.1. Giới thiệu chung

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

VIII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng

VIII.1.4. Tác động của dự án tới môi trường

VIII.1.5. Kết luận

VIII.2. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy

CHƯƠNG IX:TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư

IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

IX.2.2. Chi phí thiết bị

IX.2.3. Chi phí quản lý dự án

IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

IX.2.5. Chi phí khác

IX.2.6. Dự phòng chi

IX.2.7. Chi phí về đất

IX.2.8. Lãi vay của dự án

IX.3. Tổng mức đầu tư dự kiến

IX.4. Nguồn vốn đầu tư của dự án

IX.5. Tiến độ sử dụng vốn

CHƯƠNG X:HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

X.1.1. Thời gian tính toán

X.1.2. Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh

X.1.3. Phương án tiêu thụ sản phẩm dự kiến

X.1.4. Tổng hợp các chi tiêu kinh doanh dự kiến

X.1.5. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án

X.2. Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội

CHƯƠNG XI:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luận

XI.2. Kiến nghị

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư

Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ  : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại  : (028) 35146426;                        Fax: (08) 39118579

Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh     -       Chức vụ : Giám đốc

I.2. Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Nhà máy sản xuất viên nén gỗ

- Mục tiêu đầu tư: Nhà máy sản xuất viên nén gỗ được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Vì vậy, đây là thời điểm đang rất thuận lợi đối với nhà đầu tư.

Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian xây dựng:

+ Thời gian vận hành kinh doanh:

Hình thức đầu tư:

Hình thức quản lý:

Nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư : 400,000,000,000 đồng (Bốn trăm tỉ đồng).

I.3. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật doanh nghiệp số 59/2020 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016.

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2019.

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.4. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất viên nén gỗ tuân thủ các quy định pháp lý sau:

Tiêu chuẩn Châu Âu EN14961: Tiêu chuẩn chất lượng về sản xuất viên nén gỗ;

Tiêu chuẩn EPA: Tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường;

Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2021/BXD);

TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995

TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;

TCXD 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

TCXD 33-1985    : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

TCXD 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 7336:2003: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

TCVN 5760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

I.5. Cam kết của nhà đầu tư

Dự án đề xuất thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.

Nhà đầu tư cam kết quản lý chất lượng và thực hiện bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng theo quy định.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật có liên quan và các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết.

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2021

II.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 gặp nhiều biến động. Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.

Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

- Hoạt động dịch vụ: hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng khôi phục trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với những hạn chế cũng như kết quả đạt được thì nhìn chung kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 gặp nhiều khó khăn, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Giới phân tích cho rằng mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát ở tỷ lệ 1 con số và duy trì tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều.

II.2. Chính sách phát triển của đất nước

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 đã nêu rõ:
*  Mục tiêu
+ Mục tiêu tổng quát
Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Các mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.
- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
Như vậy, Dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ của Công ty phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước, phù hợp với chính sách phát triển bền vững, chính sách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường mà chính phủ đã định hướng.

II.3. Tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt Nam

Tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt Nam tập trung chủ yếu vào đối tượng đất có rừng là rừng sản xuất. Vì rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cần được bảo vệ để duy trì phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học, việc khai thác sử dụng rất hạn chế, ở đây chỉ tập trung đánh giá tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ của rừng sản xuất.

Ngày 13/4/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020. Cụ thể, hiện trạng rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2020 như sau:

- Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.677.215 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là 4.398.030 ha.

- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.

Theo Quyết định này, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia theo quy định tại Quyết định số 1439/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp; Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc và của từng địa phương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giao Ủy ban nhân dân các cấp (huyện, xã), thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp; Sử dụng số liệu hiện trạng rừng để cập nhật diễn biến rừng năm tiếp theo. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác theo dõi, cập nhật và báo cáo diễn biến rừng hàng năm theo quy định; Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2020, tổ chức rà soát, kiểm tra làm rõ nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phục hồi diện tích rừng bị giảm; xem xét trách nhiệm (nếu có) các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định./

Cả năm 2021, diện tích trồng rừng đạt 277.830 ha, đạt 102,8% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ. Trồng cây phân tán đạt 98,96 triệu cây, đạt 108,5% so với kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ.

Về tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,02%, tăng 0,01%, tương ứng tăng khoảng 3.300 ha so với năm 2020, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị, so với các năm trước, đây là con số có thể thấy tăng về trữ lượng rừng không lớn, nhưng con số này năm 2021 rất có ý nghĩa do toàn ngành đang tiến tới nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Thứ hai là cơ cấu các loại rừng, gồm: rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất sẽ bố trí phù hợp hơn. Bên cạnh đó, với 3.300 ha rừng được tăng trong năm 2021 là hầu như tăng về rừng đặc dụng và phòng hộ là chủ yếu.

Trong năm 2022, toàn ngành phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 102,81%; trồng rừng đạt 244.000ha, trồng cây phân tán 121,6 triệu cây. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 16,3 tỷ USD. Tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3, trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 21 triệu m3, khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà 5,5 triệu m3,…Đồng thời, thu dịch vụ môi trường rừng từ 2.800-3.000 tỷ đồng; diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90 nghìn ha.

Theo Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021. Diện tích rừng toàn quốc như sau:

Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng

(Kèm theo Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị tính: ha

II.4. Thực trạng khai thác và chế biến gỗ của Việt Nam

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay thực trạng công nghiệp khai thác và chế biến gỗ của Việt Nam còn hạn chế.

- Trong khai thác, tỷ lệ lợi dụng gỗ chỉ đạt 30-35% thể tích thân cây. Phần lớn khối gốc, rễ, cành, ngọn, lá, cây sâu bệnh, dập vỡ,… được bỏ lại trong rừng.

- Trong khâu cưa xẻ, tỷ lệ thành khí chỉ đạt trung bình 60% thể tích.

Tỷ lệ lợi dụng chung chỉ đạt (30-35%) x 60% = 18-21%. Như vậy, một lượng rất lớn phế liệu gỗ chưa được sử dụng hợp lý, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên gỗ.

Ngoài ra, trong quá trình khai thác, vận xuất, vận chuyển, lưu bãi, gỗ bị suy giảm chất lượng do nấm mốc và côn trùng phá hoại.

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, trình độ kỹ thuật, công nghệ khai thác chế biến gỗ của Việt Nam còn rất lạc hậu, chế biến chủ yếu theo phương pháp thủ công, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, manh mún, rất ít cơ sở chế biến tổng hợp, tận dụng các nguồn phế liệu, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá chưa cao…Trong khi đó, tỷ lệ lợi dụng gỗ so với toàn thân cây của các nước công nghiệp phát triển, ví dụ của Nga là 80-85%; của Đức là 90-95%.

Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành Gỗ có nhiều khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành Gỗ trong giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 3,4%/năm, trong đó năm 2017 tăng 4,6%; năm 2018 tăng 4%; năm 2019 tăng cao nhất 10,3% và năm 2020 giảm 4,6%. Riêng năm 2020, sản xuất lâm nghiệp có nhiều biến động do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 tới các hoạt động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong sáu tháng đầu năm 2020, các sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp chững lại, đặc biệt là sản phẩm gỗ khai thác do chuỗi tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ như gỗ bóc, bột giấy và dăm gỗ của các doanh nghiệp, nhà máy bị gián đoạn. Sáu tháng cuối năm thị trường gỗ được đánh giá khởi sắc hơn, sản phẩm gỗ khai thác tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những sản phẩm xuất khẩu kinh tế mũi nhọn của cả nước và là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù khó khăn về kinh tế, sản xuất bị đình trệ nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ rừng và các nhà quản lý trong toàn ngành vẫn liên tục nghiên cứu, sáng tạo, thay đổi nhiều phương thức và hình thức tiếp thị, bán hàng để mở rộng thị trường bên cạnh các thị trường truyền thống, quan trọng của sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu. Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cây lâm nghiệp giá trị cao, kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu hay chuyển đổi mô hình trồng rừng lấy gỗ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng giá trị rừng trồng.

Những tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, ngành Gỗ tiếp tục duy trì tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành Gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 01/2021 tăng cao 26,4%; tháng 02/2021 giảm 15%.

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng liên tục tăng qua các năm, từ 3,01 triệu m3 năm 2006 lên 19,5 triệu m3 năm 2019; ước tính năm 2020 đạt 20,5 triệu m3 và cơ bản đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 là 20 – 24 triệu m3/năm. Trong 2 tháng đầu năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 1,85 triệu m3, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác và thu nhặt đạt 2,73 triệu ste, bằng 98,9%.

Sản lượng gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ động trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, trình độ kỹ thuật, công nghệ khai thác chế biến gỗ của Việt Nam còn rất lạc hậu, chế biến chủ yếu theo phương pháp thủ công, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, manh mún, rất ít cơ sở chế biến tổng hợp, tận dụng các nguồn phế liệu, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá chưa cao…Trong khi đó, tỷ lệ lợi dụng gỗ so với toàn thân cây của các nước công nghiệp phát triển, ví dụ của Nga là 80-85%; của Đức là 90-95%.

II.5. Tiềm năng và quy trình sử dụng gỗ phế liệu

II.5.1. Khái niệm gỗ phế liệu

Nguyên liệu chính của công nghiệp sản xuất đồ gỗ được gọi chung là gỗ tròn. Công nghiệp xẻ được coi là công đoạn đầu tiên của toàn bộ quá trình chế biến lợi dụng gỗ.

Để đánh giá khả năng tận dụng gỗ của một cơ sở sản xuất, một đất nước, có thể căn cứ vào tỷ lệ lợi dụng. Để đánh giá trình độ kỹ thuật, khả năng tận dụng gỗ của một cơ sở sản xuất, một ngành hay một đất nước, có thể căn cứ vào tỷ lệ thành khí của khâu xẻ gỗ.

Sản phẩm gỗ xẻ bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ

- Sản phẩm chính là sản phẩm gỗ xẻ có kích thước và hình dạng phụ hợp tiêu chuẩn định trước hoặc hợp đồng thoả thuận.

- Sản phẩm phụ là sản phẩm gỗ xẻ phi tiêu chuẩn hoặc không phù hợp yêu cầu của hợp đồng thoả thuận nhưng vẫn được sản xuất và tiêu dùng chấp nhận.

Các sản phẩm còn lại được coi là gỗ phế liệu.

Khái niệm:

Gỗ phế liệu là các dạng nguyên liệu gỗ không đáp ứng yêu cầu của nguyên liệu gỗ xẻ và các sản phẩm phụ của công nghiệp khai thác và chế biến gỗ theo phương pháp cơ học.

Khối lượng gỗ phế liệu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ khai thác và chế biến gỗ, thể hiện qua tỷ lệ lợi dụng và tỷ lệ thành khí.

Nói chung, gỗ phế liệu bao gồm các dạng sau:

- Phế liệu của công nghiệp xẻ bao gồm: bìa, rìa, mùn cưa, đầu mẩu

- Phế liệu từ quá trình sản xuất đồ mộc bao gồm: phoi bào, mùn cưa, bụi (bột) gỗ.

- Phế liệu của công nghiệp sản xuất gỗ dán, gỗ lạng bao gồm: ván mỏng vụn, ván dán vụn, lõi bóc, ván rọc rìa...

- Phế liệu của công nghiệp sản xuất diêm, xây dựng.

- Phế liệu khai thác bao gồm: cành nhánh, đầu mẩu, gỗ tròn đường kính nhỏ, gỗ không hợp quy cách, rễ cây, gốc cây...

- Gỗ khô mục, cây bụi...

- Gỗ và sản phẩm phế thải sau quá trình sử dụng.

II.5.2. Đặc tính của gỗ phế liệu

Tuỳ thuộc mục đích sử dụng gỗ phế liệu, mục đích yêu cầu được đặt ra, có thể xét đặc tính gỗ phế liệu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước hết, gỗ phế liệu cũng là nguyên liệu gỗ với những đặc tính vốn có. Theo yêu cầu của việc sử dụng, chế biến, cần xác định được các đặc tính ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý, chế biến và chất lượng sản phẩm thu được.

Đặc tính chung nổi bật của gỗ phế liệu là sự đa dạng về kích thước và loại gỗ, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân loại theo yêu cầu xử lý, chế biến với mục đích giảm thiểu các chi phí và giá thành sản phẩm cuối cùng.

Đặc tính của gỗ phế liệu theo các lĩnh vực sử dụng:

+ Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván dăm, ván sợi

+ Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván sợi tước

II.5.3. Tình trạng sử dụng gỗ phế liệu hiện nay

Như đã nói ở trên, do thói quen sử dụng, trình độ kỹ thuật lạc hậu,… nên hiện tại chúng ta chỉ sử dụng được một lượng rất nhỏ nguyên liệu gỗ để tạo ra các sản phẩm gỗ nói chung.

Đối với các nước công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, có thái độ ứng xử tốt với môi trường tự nhiên, việc sử dụng phế liệu gỗ được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Ví dụ trong công nghiệp sản xuất ván dăm, nguyên liệu chủ yếu từ nguồn gỗ phế liệu với tỷ lệ trên 50%.

Đối với Việt Nam, nguồn gỗ phế liệu hiện nay không được sử dụng đúng, phù hợp với tiềm năng và giá trị về mặt kinh tế và khía cạnh môi trường.

Hiện nay Việt Nam có rất ít các nhà máy chế biến gỗ với công suất lớn, chưa có khu sản xuất chế biến gỗ tập trung. Trong khi đó nguồn gỗ phế thải rất lớn, khoảng 40% so với công suất tính theo gỗ tròn.

Tại một số cơ sở chế biến khép kín từ khâu xẻ gỗ tròn đến sản xuất sản phẩm gỗ cuối cùng, lượng gỗ phế thải đã được tận dụng làm nhiên liệu cho việc đốt nồi hơi, hoặc tạo khói lò, sinh nhiệt cho công đoạn sấy gỗ, cách sử dụng này có ý nghĩa nhất định về mặt kinh tế, giảm được giá thành sấy gỗ và giá thành sản phẩm nói chung, mặt khác cũng đã hạn chế lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Nói chung tại các cơ sở chế biến gỗ hiện nay thường sử dụng gỗ phế liệu bao gồm mùn cưa, phoi bào, bìa bắp, đầu mẩu… để làm nhiên liệu. Tuỳ thuộc vào công đoạn sản xuất mà tận dụng gỗ phế liệu tại chỗ hay bán cho người dân làm củi đun.

Hiện tại mức sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, rất ít nơi sử dụng mùn cưa, phoi bào và đầu mẩu gỗ ngắn làm củi đun, chỉ sử dụng các mảnh gỗ dài để thuận tiện trong việc vận chuyển và đốt.

Khối lượng mùn cưa rất lớn, khoảng 8-12% hiện nay chưa được tận dụng triệt để, phát thải ra môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường qua việc bổ sung lượng rác thải.

Tại những khu chế biến gỗ có công suất lớn, khối lượng gỗ phế thải rất lớn, thường phải vận chuyển đến nơi khác hoặc thuê vận chuyển thải ra bãi rác, làm tăng chi phí, mặt khác về lâu dài khi các chế tài về xử lý môi trường được hoàn thiện, việc phát thải ra môi trường còn chịu các khoản thuế môi trường.

Tuy nhiên, đã có một số cơ sở biết tổ chức sản xuất chế biến tổng hợp, tận dụng tối đa nguyên liệu gỗ để tạo ra sản phẩm. Đã xuất hiện nhiều mô hình chế biến gỗ tổng hợp, phế liệu gỗ được sử dụng để băm dăm nguyên liệu cho sản xuất ván dăm.

Tài nguyên gỗ ngày càng trở nên thiếu hụt so với nhu cầu, giá cả nguyên liệu gỗ tăng đáng kể, buộc các cơ sở sản xuất phải tìm các giải pháp công nghệ nâng cao tỷ lệ thành khí, đặc biệt tìm kiếm công nghệ kỹ thuật tận dụng nguồn gỗ phế thải đang trở thành xu hướng mới trong công nghiệp chế biến gỗ.

Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp biết tận dụng gỗ bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa, phoi bào để sản xuất ván nhân tạo. Gỗ bìa bắp đầu mẩu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh dạng Finger Joint hoặc các dạng ván ghép khung rỗng, khung đặc và một số dạng ván ghép đặc biệt khác. Mùn cưa và phoi bào được tận dụng tối đa, kết hợp với chất kết dính (keo dán gỗ) để tạo ra các sản phẩm tấm phẳng hoặc định hình dạng ván dăm.

Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thuỷ phân, nhiệt phân gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu cơ như cồn, rượu, chất chiết, tơ sợi nhân tạo...đã phát triển từ khá lâu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì đây vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ.

Nhiều doanh nghiệp có chiến lược dài hạn, biết khai thác, tìm hiểu nhu cầu thị trường về sử dụng than hoạt tính nên đã mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ để tận dụng gỗ phế thải, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Song do thiết bị của ta không đảm bảo độ kín khít và khả năng bảo ôn (cách nhiệt) nên chất lượng than hoạt tính chưa đạt yêu cầu của các thị trường khó tính. Vì vậy, công nghệ hầm than hoạt tính chưa phát triển, thậm chí chưa được quan tâm.

Hiện nay ở một số nơi như miền Trung và miền Đông Nam Bộ đã và đang tồn tại nghề đốt than, theo phương pháp đốt trực tiếp để tạo ra than củi, phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm và một số nhu cầu khác.

Việc sản xuất than củi tự phát thủ công, không theo kế hoạch, bừa bãi đã góp phần làm suy giảm tài nguyên rừng. Những cây gỗ bụi, kích thước nhỏ được chặt hạ làm nguyên liệu để đốt than, trong khi đó gỗ phế thải của quá trình tỉa thưa, khai thác phân tán trong rừng chưa được tận dụng hợp lý, gây lãng phí rất lớn.

Việt Nam là một nước có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ như chạm khắc, đan lát...Theo đó đã xuất hiện nhiều cơ sở biết tận dụng nguồn gỗ phế thải như bìa bắp, đầu mẩu để sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập, đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình như thớt gỗ, giá để sách báo, đồ điện tử...phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và đặc biệt có ý nghĩa về mặt xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần hạn chế rác thải ra môi trường.

Nguồn phế liệu gỗ của quá trình chăm sóc tỉa thưa rừng và khai thác gỗ còn rất lớn, hiện tại đang bị bỏ phí trong rừng.

Phương thức sử dụng phổ biến và truyền thống đối với loại gỗ này chủ yếu cho mục đích làm nhiên liệu cho việc đun nấu và đốt lò.

Khối lượng gỗ được dùng làm củi đun khoảng 10.000 ste mỗi năm, vì vậy khối lượng gỗ phế thải bị bỏ lại trong rừng chắc chắn phải lớn hơn con số này rất nhiều.

Trước đây, khi rừng tự nhiên còn nhiều, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chúng ta đã khai thác quá mức tài nguyên rừng, đã hình thành những tổ chức, doanh nghiệp làm nhiệm vụ khai thác gỗ rừng,  tất nhiên lượng gỗ phế thải trong rừng rất lớn, trong đó có cả những gốc cây to, tồn tại lâu năm.

Ngày nay, khi gỗ rừng tự nhiên đã cạn kiệt, cùng với xu hướng thị hiếu người tiêu dùng thích sử dụng các sản phẩm có tính chất gần gũi thiên nhiên, các gốc cây to kể trên đã trở thành nguồn vật liệu quý để phục vụ quá trình gia công chế tác các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tóm lại, khả năng tận dụng gỗ phế liệu hiện nay còn rất hạn chế, hàng năm chúng ta bỏ phí một khối lượng lớn gỗ phế liệu, trong khi đó nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến bị thiếu hụt, hàng năm phải nhập khẩu 80% phục vụ nhu cầu, đó chính là nghịch lý rất lớn, câu trả lời thuộc về ngành công nghiệp chế biến gỗ và các ngành công nghiệp khác có liên quan như công nghệ hoá học, công nghệ nhiệt phân, thuỷ phân,…

II.5.4. Kết luận

Theo kết quả nghiên cứu thị trường, hiện Việt Nam có trữ lượng gỗ ngày càng tăng và trở thành một trong những nước xuất khẩu gỗ lớn của thế giới. Tuy nhiên, số lượng gỗ phế liệu khổng lồ phát sinh không được sử dụng đúng và phù hợp với tiềm năng về mặt kinh tế cũng như khía cạnh môi trường. Do đó, đây được xem là nguồn nguyên liệu lớn, là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành xây dựng đầu tư dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ mang lại triển vọng cao với nguồn cung ứng nguyên liệu tốt cho quá trình sản xuất.

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1. Khái quát chung thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ

Các sản phẩm chế biến từ gỗ trên thị trường rất đa dạng, có những sản phẩm chế biến không qua giai đoạn nén như: dăm gỗ… cũng tương đối chiếm một lượng lớn. Tuy nhiên các sản phẩm chế biến từ gỗ trải qua giai đoạn sản xuất như viên nén gỗ cũng  phổ biến trên thị trường Việt Nam và Thế giới.

Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội, là thời rất lớn để sản xuất ra viên nén từ gỗ và các sản phẩm từ viên nén từ gỗ nhằm cung cấp ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh Thế giới vẫn đang bị đại dịch Covid 19 hoành hành và tình hình bất ổn đang gia tăng, thì nhu cầu về sản phẩm viên nén từ gỗ sẽ cao hơn bao giờ hết.

Những ưu thế cạnh tranh khi chúng tôi đầu tư dự án:

-  Với nguồn cung dồi dào và liền kề với thị trường tiêu thụ, phục vụ thuận tiện cho cả thị trường nội địa, cùng xuất khẩu.

Kinh nghiệm trong ngành lâm nghiệp bao gồm: quy hoạch vùng trồng để đảm bảo có nguồn nguyên liệu gỗ tốt nhất, phù hợp nhất về đặc tính cho ngành chế biến các sản phẩm trải qua giai đoạn xay nghiền và cho tỷ lệ thu hồi bột cao nhất. Đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng cho mong muốn của thị trường trong nước và thế giới về các sản phẩm cao cấp được sản xuất từ nguyên liệu sạch, nguyên liệu hữu cơ. Ngoài ra với kinh nghiệm lâu năm trong ngành chế biến sản phẩm lâm nghiệp, điều này giúp chúng tôi chủ động được nguyên liệu cho chế biến và bảo quản được nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt nhất, giảm tối đa giá thành nguyên liệu đầu vào, dựa trên hệ thống sản xuất của mình.

III.2. Kinh nghiệm trong ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ: Với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm đã từng làm việc lâu năm cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ nói riêng, cùng với đội ngũ nghiên cứu rất am hiểu nhu cầu, tập quán của người tiêu dùng trong nước và quốc tế,…

Về hợp tác: Chúng tôi hợp tác với đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và EU,…

1. Công nghệ xử lý bột gỗ tiên tiến bậc nhất thế giới hiện nay, cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra các nước lân cận.

2. Về xử lý môi trường khí thải: Theo công nghệ Zero Cacbon

4. Về nước thải: Lọc và có thể tái sử dụng (Cột A), tro trấu tái sử dụng làm nguyên liệu cho chế tạo than hoạt tính sử dụng trong công nghệ lọc nước.

Về công nghệ:  Việc lựa chọn chính xác và làm chủ công nghệ là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ giúp chúng tôi tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, mà còn giúp chúng tôi có khả năng giảm thiểu hao hụt, tăng thu hồi tối đa, tiết kiệm được các vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Vì thế, trước khi thực hiện dự án, chúng tôi đã trải nghiệm với việc chủ trì xây dựng thành công đang sản xuất các sản phẩm như mục tiêu của dự án và hiện đang từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, cũng như tham gia vào thị trường xuất khẩu đi Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU ,…

Với nhiều năm kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ ở từng công đoạn cụ thể như: khâu nghiền, sấy và nghiên cứu các đặc tính của các loại viên nén từ gỗ, khâu bảo quản sản phẩm,… chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm với giá thành cạnh tranh và hoàn toàn làm chủ những bí quyết để sản xuất ra sản phẩm giữ đậm nét truyền thống.

Về thị trường: Thị trường nội địa: Với dân số gần 100 triệu người và phong tục tập quán sử dụng nguyên liệu chất đốt truyền thống.

+ Thị trường xuất khẩu: do đã nhiều năm đi xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường ở một số nước như: EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Phi, Canada, Mỹ và với việc các sản phẩm từ gỗ như viên nén gỗ đã được nhiều đơn vị sản xuất, xuất khẩu trong nước quảng bá, bán trên khắp thế giới và hiện đang tạo được xu thế dịch chuyển tiêu dùng sang các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ, để thay thế phần nào các sản phẩm có nguồn gốc từ than đá hay dầu mỏ. Bên cạnh đó các nhà nhập khẩu của Việt Nam, từng là đối tác của chúng tôi cũng đang mong muốn được phân phối sản phẩm viên nén gỗ sẽ đem lại lợi thế rất lớn trong tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Góc nhìn thị trường sản phẩm viên nén từ gỗ của một số Doanh nghiệp đi trước:

Gần đây, thị trường viên nén chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm viên nén khác. Ngoài những tên tuổi vốn đã có chỗ đứng trên thị trường loại sản phẩm được chế biến từ viên nén từ gỗ …thì hiện nay, danh sách các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày một tăng và hội đủ các thương hiệu lớn nhỏ.

Thực hiện chiến lược phát triển hạ tầng cho các loại sản phẩm công nghiệp nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh đưa ra.

III.3. Mục tiêu đầu tư

Xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt với quy mô xây dựng, đáp ứng công suất mong muốn và đạt các tiêu chuẩn đòi hỏi khắt khe đối với ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ là viên nén từ gỗ cũng như các sản phẩm viên nén có nguồn gốc là gỗ. Từ đó sớm tạo thương hiệu và đưa sản phẩm thâm nhập, và một phần thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu với các sản phẩm viên nén có nguồn gốc từ gỗ. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp ngành sản xuất viên nén từ gỗ Việt Nam không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu với giá cao. Về việc nâng cao được giá trị lâm nghiệp của đất nước thông qua giảm xuất gỗ dăm, xuất khẩu gỗ thông qua các sản phẩm chế biến từ gỗ. Đây cũng đang là mục tiêu chung của ngành công nghiệp và là chủ trương của Chính phủ Việt Nam.

Việc triển khai thành công dự án không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty từ việc thu lợi nhuận từ bán sản phẩm, mà còn là đầu ra theo chuỗi cho các hoạt động từ sản xuất, thu mua, chế biến lâm nghiệp trong các nhà máy sản xuất viên nén gỗ của cùng hệ thống, tạo việc làm cho rất nhiều người dân. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận sự bùng nổ sản lượng và giá cả xuất khẩu viên nén gỗ. Nếu năm 2021, lượng viên nén gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Nhưng chỉ trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu viên nén gỗ đạt gần 3,5 triệu tấn, với giá trị 542,3 triệu USD, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất của Việt Nam. Chính bởi những lí do đó, Công ty hướng đến mục tiêu chung tạo ra những sản phẩm viên nén chất đốt đạt tiêu chuẩn nhằm cung ứng 20% sản phẩm cho thị trường trong nước, 80% sản phẩm cho xuất khẩu.

III.4. Sự cần thiết phải đầu tư

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho mục đích sưởi ấm trên thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước có khí hậu lạnh như Châu Âu. Tuy nhiên, giá dầu tăng cao, nguồn nhiên liệu than không đủ đáp ứng nhu cầu; đòi hỏi phải có một nguyên liệu mới thay thế, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, viên gỗ nén ra đời, hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội đã được kiểm chứng cũng như được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
 Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70%, nhưng giá thành chỉ bằng 45%, còn so với dầu DO, nhiệt viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30%, cứ 2 kg viên gỗ nén thì bằng 1kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá. Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí cacbonic là cực thấp, đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ.
Trước nhu cầu ngày càng lớn về nhiên liệu, đồng thời nhận thấy những ưu điểm vượt trội của viên gỗ nén, cũng như thế mạnh về tài nguyên rừng của đất nước nói chung và tỉnh nói riêng, nhất là từ nguồn gỗ phế liệu khổng lồ không được sử dụng triệt để như hiện nay, Công ty chúng tôi đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén gỗ. Nhà máy này được xây dựng lấy nguyên liệu từ mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ vụn, cành cây nhỏ,....để sản xuất ra viên gỗ. Bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, đạt tiêu chuẩn, chất lượng châu Âu, chúng tôi tin tưởng rằng viên gỗ nén sẽ được những thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Âu Châu đón nhận.

Cuối cùng, với niềm tự hào sẽ góp phần tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng như tăng giá tri ̣tổng sản phẩm công nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Việc xây dựng dự án phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp, làm sâu sắc hơn chiến lược “đi ra ngoài” và nâng cao lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất viên nén chất đốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong những năm gần đây, để tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và phát triển không gian thị trường, các công ty đã tăng tốc đầu tư để thành lập nhà máy và bắt đầu đạt được kết quả.

Nguyên vật liệu chính theo yêu cầu của dự án có đủ nguồn và nguồn cung cấp đáng tin cậy. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt  là một trong những định hướng đầu tư đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với Nhà đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Nhà đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh sản phầm chế biến từ gỗ, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong khu vực. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng khu Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt  mới là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư.

III.5. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế:

Những mặt thuận lợi - khó khăn: Dự án có các điều kiện thuận lợi và một số khó khăn cơ bản để xây dựng như sau:

Thuận lợi: Phát triển khu vực phù hợp với Quy hoạch chung. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để hình thành nhà máy sản xuất, gần các trục đường giao thông huyết mạch từ phía cụm công nghiệp đi ra, phục vụ tốt cho quá trình thực hiện dự án. Nhu cầu về sản phẩm viên nén chất đốt hiện nay rất lớn, nên thị trường đầu ra không phải là nỗi băn khoăn lớn nhất. Khuyến khích khai thác quỹ đất kém hiệu quả.

Khó khăn: Vốn đầu tư xây dựng công trình là rất lớn => Nhà đầu tư phải có một tiềm lực tài chính vững mạnh, tính toán các mức chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực về tài chính đã cân đối.

III.6. Kết luận:

Tuy việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ chất đốt có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng việc đầu tư xây dựng là hết sức khả quan do nó phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của tỉnh, góp phần hình thành một nhà máy sản xuất sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự án không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ đầu tư mà còn là tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách của địa phương, đóng góp của doanh nghiệp cũng là một phần để chung tay giải quyết vấn đề an sinh và kinh tế trong khu vực.

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1. Vị trí xây dựng

Nhà máy sản xuất viên nén gỗ với 5 ha (50000 m2) được xây dựng tại Vinh.

Nhà máy có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, nằm trên trục đường quốc lộ 1A;

IV.2. Điều kiện tự nhiên

v Địa hình

Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập,

độ cao chênh lệch từ 0.6- 5.0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16,686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:

- Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao từ

0.6- 3.5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện,

v Khí hậu

Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hƣởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa

nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23.5- 24.50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19.5- 20.50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6.20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1,637 giờ (Số liệu do trạm khí tƣợng thủy văn Vinh cung cấp).

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,900 mm, lớn nhất khoảng 2,600 mm, nhỏ nhất 1,100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào  nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hƣớng gió chính:

. Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thừờng xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

. Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất

hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh

Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6,7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.

Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế

độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô

hanh.

IV.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông : Hệ thống giao thông nội bộ có lộ giới từ 22.25m – 43.0m

được bố trí đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các nhà máy, xí nghiệp và có mối liên hệ với mạng giao thông bên ngoài như quốc lộ 1A; đường Nam Cấm – Cửa Lò; đường sắt

Bắc – Nam. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ chất đốt - Hệ thống cấp nước : Nguồn nước được lấy từ Nhà máy nước thành phố Vinh đưa về KCN bằng đường ống Φ500, dùng trạm bơm cấp II công suất Q = 17,500 m3 /ngày đêm cấp vào mạng lưới đường ống KCN.

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Hệ thống thoát nước mưa tự chảy được xây dựng riêng, dọc theo các tuyến đường giao thông, dẫn ra hệ thống thoát nước dọc theo quốc lộ 1A, chảy vào đầm lầy phía Đông xã Nghi Thuận và đổ ra sông Cấm.

Nước thải được xử lý cục bộ trong từng Nhà máy, Xí nghiệp (đạt mức C-TCVN 5945-195), sau đó theo đường ống riêng dẫn đến khu xử lý chung của KCN công suất 2x2.000m3 /ngày đêm, nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (mức B  -TCVN 5945-195) được bơm về hồ điều hoà sau đó theo từng lưu vực thoát ra sông Cấm.

- Hệ thống cấp điện: Công suất điện toàn KCN là 21.5 MVA. Nguồn điện trước

mắt tạm thời được cấp từ trạm 110/35/22 KV Của Lò. Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp 110/35/22 KV (2x40 MVA) cung cấp điện cho KCN.

- Thông tin liên lạc: Đã có hệ thống đường dây cáp quang và đường dây hữu tuyến đi qua; cột vi ba quốc gia cách khu công nghiệp 3 km. Ngành Bưu điện đã xây dựng "Bưu điện Nam Cấm" ngay cạnh khu công nghiệp, đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế.

- Hệ thống cây xanh, môi trường, PCCN:

. Cây xanh : Trên các trục đường nội bộ cây xanh được trồng để tạo bóng mát và cải tạo điều kiện vi khí hậu. Ngoài ra các xí nghiệp nhà máy đảm bảo tỷ lệ cây xanh vườn hoa từ 25 – 30%.

. Môi trường : Các nhà máy hoạt động trong KCN phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường (Mức C - TCVN5945-1995) trước khi thải ra trạm xử lý nước thải chung.

. Phòng chống cháy nổ : Tiến hành cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác và đảm bảo an toàn về phòng cháy theo tiêu chuẩn TCVN2622-1995.

- Các dịch vụ khác: Khu công nghiệp cách Bệnh viện đa khoa khu vực (Quy mô 700 giường) đang được đầu tư và cánh hệ thống chung cư đang thi công khoảng 9-10 km, nên rất thuận tiện trong việc cung cấp các dịch vụ về: chỗ ở, chăm sóc sức khoẻ, thương mại, trường học...đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và người lao động.

IV.4. Kết luận

Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén gỗ, dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của một nhà máy sản xuất viên nén gỗ, đúng với quy hoạch xây dựng và phát triển của tỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường cho các công ty đầu tư sản xuất ở đây. Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như gần vùng nguyên liệu, có giao thông thông suốt, đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy.

Xem thêm: Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

GỌI NGAY - 0907957895

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE