Thuyết minh lập dự án đầu tư trồng chuối công nghệ cao công suất 50 nghìn tấn chuối/năm. Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. 4
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. 4
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. 4
Chương II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 8
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 8
II.2. Tình hình kinh tế xã hội 11
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. 11
II.2. Quy mô đầu tư của dự án. 14
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. 14
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. 15
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. 15
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 15
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. 16
II. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án. 16
II.1. Kỹ thuật trồng và thu hoạch chuối 16
II.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng. 21
Chương IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 25
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. 25
II. Các phương án xây dựng công trình. 25
III. Phương án tổ chức thực hiện. 26
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. 26
I. Đánh giá tác động môi trường. 27
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. 27
II. Tác động của dự án tới môi trường. 28
II.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 28
II.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 28
III. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.. 29
III.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 29
III.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 30
Chương VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.. 32
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. 32
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. 34
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. 38
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 38
III.3. Các thông số tài chính của dự án. 39
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN VƯỜN RỪNG VN
Giấy phép ĐKKD số: 3901276880
Đại diện pháp luật: Ông võ thanh thảo Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Số 4 đường Huỳnh Văn Thanh, Khu phố Ninh Lộc, Phường Ninh Sơn, Tp. Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
Tên dự án: Trồng chuối công nghệ cao
Địa điểm thực hiện: xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 530.842.403.000 (Năm trăm ba mươi tỷ tám trăm bốn mươi hai triệu bốn trăm linh ba nghìn đồng). Trong đó:
Vốn tự có (huy động) : 159.252.721.000 đồng
Vốn vay: 371.589.682.000 đồng
Mặc dù sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở Tây Ninh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng, đạt 13.301 triệu USD, trong đó nhóm hàng nông sản đạt 2.583 triệu USD; riêng năm 2017 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng nông sản đạt mức tăng trưởng khá.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, cơ cấu cây trồng chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất trồng trọt thực hiện đạt 19.755 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013.
Ngành nông nghiệp cũng đã chuyển đổi mạnh một số nông sản hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn trái quy mô tập trung, có giá trị kinh tế cao, đem lại giá trị tăng thêm 3-4 lần so với cây truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch cũng được tỉnh chú trọng, đến nay có trên 5% nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và nhiều diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP như rau an toàn 17 ha, cây ăn trái 500 ha, lúa 1.986 ha. Các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP bước đầu mang lại hiệu quả, bảo đảm lợi ích của nông dân và doanh nghiệp. Dự kiến diện tích mía của tỉnh sẽ giảm từ 25.000ha xuống còn 15.000ha; diện tích cao su từ 98.000ha giảm xuống còn 85.000ha; giảm diện tích mì từ 60.000ha còn khoảng 45.000ha. Diện tích đất trồng cao su, mía, mì… giảm xuống có thể chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, như cây ăn quả, rau sạch, điều…
Bên cạnh đó, qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản tại địa bàn tỉnh và tiếp cận các nhà thu mua quốc tế, chúng tôi nhận thấy nhu cầu nguồn cung của Thế Giới về chuối rất cao. Diện tích chuối trên toàn thế giới hện nay khoảng 5 triệu ha, sản lượng bình quân 110 triệu tấn. Lớn nhất là Ấn Độ 800 ngàn ha tiếp theo là Brazil,Trung Quốc, Philiphin với 500 ngàn ha. Xuất khẩu trên thị trường chuối thế giới đạt 15 tỷ USD/năm. Giá chuối xuất khẩu giao động bình quân mốc 650 USD -715 USD tấn. Đặc biệt, qua nghiên cứu, khảo sát nhận thấy, Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với điều kiện đất đai ở Việt Nam. Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư tiến hành nghiên cứu và lập “dự án chuyển đổi cây trồng” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư.
Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư tiến hành nghiên cứu và lập “Dự án Trồng chuối công nghệ cao” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Quyết định số 500/2006/TTg, ngày 08/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 2044/QĐ-TTG ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng,khách sạn…
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng cũng như đất nước nói chung.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
- Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng: 50 nghìn tấn chuối/năm.
Chương II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Vị trí
Tân Châu là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh.
2. Khí hậu
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
3. Đặc điểm địa hình
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
4. Tài nguyên đất
Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha; trong đó:
- Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông.
- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên được phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp.
- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm 0.44% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông Vàm Cỏ.
Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su …. các loại cây ăn quả và rau màu khác.
5. Tài nguyên rừng
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
6. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc khoáng sản phi kim loại như: đá vôi, than bùn, cuội sỏi, cát, sét .
- Đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sóc Con Trăn và Chà Và (huyện Tân Châu.
- Than bùn ước tính trữ lượng khoảng 6 triệu tấn với các mỏ lớn như Thôn Bền, Trí Bình, Thanh Hàm, Ninh Điền (huyện Châu Thành), Long Chữ, Tiên Thuận (huyện Bến Cầu) và Bà Nhã (huyện Trảng Bàng).
- Cuội, sỏi, và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3 tập trung ở Tân Châu, Châu Thành, Hòa Thành và Trảng Bàng.
- Sét làm gạch ngói có trữ lượng khoảng 18 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như huyện Tân Châu, Tân Biên, Thị xã Tây Ninh, Châu Thành, Gò Dầu và Bến Cầu.
Tây Ninh có một số mỏ nước khoáng thiên nhiên, trong đó, mỏ nước khoáng ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành đã được thăm dò chi tiết, được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác. Hiện nay nhà máy nước khoáng Ninh Điền có công suất 11.000 lít/ngày đang được triển khai xây dựng .
7. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2.
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Trong năm 2018, tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện Tân Châu tăng 2,2% so kế hoạch. Diện tích xuống giống cây hằng năm đạt trên 66% kế hoạch; tổng thu ngân sách nhà nước đến ngày 31.8 đạt trên 101% so với dự toán.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai, hiện đã có xã Thạnh Đông đạt 19/19 tiêu chí, còn 3 xã chỉ đạt 7/19 tiêu chí, các xã khác đạt từ 8 - 12 tiêu chí.
Về xây dựng cơ bản, đến nay huyện đã phân khai vốn cho 88 công trình, trong đó có 37 công trình chuyển tiếp và 51 công trình khởi công mới. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường được các ngành liên quan thực hiện thường xuyên. Các mục tiêu văn hoá - xã hội tiếp tục được triển khai, công tác thông tin tuyên truyền phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Công tác thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, người có công tiếp tục được quan tâm thực hiện. Huyện đã xây dựng và sửa chữa, bàn giao được 90 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, 3 căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách. Tổ chức di dời 179 hộ dân di cư tự do từ Campuchia đang sinh sống tại ấp Tà Dơ về khu tái định cư tại ấp Đồng Kèn II.
Các hoạt động tư pháp, hòa giải cơ sở, xây dựng chính quyền, cải cách hành chính tiếp tục được triển khai thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên biên giới và ở nội địa ổn định. Việc triển khai thực hiện phương án PCCC rừng, chống phá rừng năm 2018 được đẩy mạnh; tuy nhiên đến nay trên địa bàn huyện vẫn xảy ra đến 10 vụ cháy rừng, tăng 5 vụ so cùng kỳ, với diện tích thiệt hại trên 10 ha.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ thời điểm trước Tết Nguyên đán đến nay, giá chuối tại Quảng Trị đã tăng mạnh với mức giá mỗi buồng chuối (từ 4-6 nải) khoảng 300.000 đồng trở lên, tăng 20 - 30% so với năm trước.
Trước tình hình các thương lái Trung Quốc sang gom hàng khiến giá tăng cao, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương đã phát đi thông báo về thị trường chuối tại Trung Quốc nhằm cung cấp thêm thông tin cho người dân.
Theo đó, do diện tích trồng và sản lượng chuối của Trung Quốc thời gian qua đã giảm 25%; từ khoảng 430 nghìn ha và sản lượng 12 triệu tấn của năm 2015 xuống còn hơn 320 nghìn ha, sản lượng 9 triệu tấn vào năm 2016 khiến Trung Quốc phải nhập khẩu chuối từ một số nước láng giềng lân cận như Việt Nam, Lào, Myanmar. Giá nhập khẩu trung bình dao động xung quanh 4 NDT/kg tùy chủng loại và chất lượng.
Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho biết, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam năm 2017 đạt gần 51 nghìn tấn, kim ngạch đạt 24,3 triệu USD. Tính đến hết tháng 01/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD.
Tuy nhiên, giá bán lẻ mặt hàng chuối tại Trung Quốc từ đầu năm 2018 không ổn định, cụ thể từ tháng 01 – 02, giá dao động từ 3 – 3,5 NDT/kg, sau Tết Âm lịch đến nay giá chuối giảm khoảng 40%, còn khoảng từ 1,5 – 2,5 NDT/kg. Riêng chuối nhập khẩu có giá bán lẻ cao hơn chuối nội địa.
Tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam giá chuối bán lẻ cũng có biến động tương tự. Thời điểm trước và sau Tết giá khá cao, khoảng trên 4 NDT/kg; đầu tháng 3, giá giảm mạnh khoảng 40-50%, chỉ còn hơn 2 NDT/kg. Ở thời điểm hiện tại giá bán lẻ chuối tại Quảng Tây đã trở lại khoảng 4 NDT/kg.
Tính đến thời điểm ngày 13/3/2018, giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam, Lào và Myanmar tại khu vực Vân Nam tăng nhẹ, mức tăng từ 0,1- 0,2 tệ/kg. Riêng khu vực Hà Khẩu, Kim Bình (giáp Lào Cai và Lai Châu), giá dao động từ 2,1 – 2,8 NDT/kg đối với chuối chất lượng tốt và từ 1,7 - 2.1 NDT/kg đối với chuối có chất lượng trung bình.
Tiềm năng lớn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây, XK chuối của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Thay vì chỉ phụ thuộc thị trường chính là Trung Quốc, hàng loạt đơn đặt hàng nhập khẩu chuối đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nga… tới tấp đến với các doanh nghiệp (DN) XK chuối, có những thời điểm lên đến hàng trăm tấn chuối/ngày.
Đơn cử, cuối tháng 4 vừa qua, chuối đã xuất hiện tại chuỗi siêu thị Donkihote của Nhật Bản. Đầu tháng 9, chuối của Việt Nam tiếp tục được bày bán tại AEON - chuỗi siêu thị lớn nhất của quốc gia này. Việc chuối vào được thị trường Nhật không những khẳng định chất lượng khi được một trong những thị trường có yêu cầu cao nhất thế giới chấp nhận, mà còn giúp đa dạng hóa thị trường cho một trong những loại quả có tiềm năng XK lớn của nước ta.
Theo các chuyên gia, thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu cao đối với mặt hàng chuối nhập khẩu, với sức tiêu thụ xấp xỉ 1 triệu tấn/năm. Mặc dù hiện nay, Philippines đang là quốc gia đứng đầu về lượng chuối nhập khẩu của Nhật Bản với thị phần lên đến 85%, nhưng các DN Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường. Ngoài ra, chuối Việt Nam cũng được đánh giá cao do có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh. Đặc biệt, nếu thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản - quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, trái chuối sẽ có cơ hội thâm nhập được nhiều quốc gia khác.
Với Hàn Quốc, đây được đánh giá là thị trường có yêu cầu gần tương đương như thị trường Nhật Bản, nhưng dễ tính hơn. Khi đã thâm nhập tốt thị trường Nhật Bản, cơ hội cho trái chuối “phủ sóng” thị trường Hàn Quốc cũng tương đối cao.
STT |
Nội dung |
Số lượng |
ĐVT |
Diện tích |
|
I |
Xây dựng |
|
|
10.000.000 |
|
1 |
Khối nhà văn phòng |
1 |
m2 |
2.000 |
|
2 |
Nhà sơ chế |
10 |
m2 |
5.000 |
|
3 |
Kho lạnh |
10 |
m2 |
500 |
|
4 |
Khu nhà ở công nhân |
10 |
m2 |
40.000 |
|
5 |
Sân bóng đá mini |
2 |
m2 |
2.100 |
|
6 |
Sân cầu lông |
2 |
m2 |
720 |
|
7 |
Hồ bơi |
1 |
m2 |
128 |
|
8 |
Giao thông nội bộ |
|
m2 |
429.552 |
|
9 |
Vườn ươm |
1 |
m2 |
20.000 |
|
10 |
Khu trồng chuối |
1 |
m2 |
9.500.000 |
|
11 |
Trạm biến áp |
1 |
|
|
|
E |
Hệ thống phụ trợ |
|
|
|
|
1 |
Hệ thống cấp nước tổng thể |
10 |
HT |
|
|
2 |
Hệ thống thoát nước tổng thể |
10 |
HT |
|
|
3 |
Hệ thống xử lý nước thải |
1 |
HT |
|
Địa điểm thực hiện dự án: xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Dự án Trồng chuối công nghệ cao được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Diện tích (m²) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Khối nhà văn phòng |
m2 |
2.000 |
0,02 |
2 |
Nhà sơ chế |
m2 |
5.000 |
0,05 |
3 |
Kho lạnh |
m2 |
500 |
0,01 |
4 |
Khu nhà ở công nhân |
m2 |
40.000 |
0,40 |
5 |
Sân bóng đá mini |
m2 |
2.100 |
0,02 |
6 |
Sân cầu lông |
m2 |
720 |
0,01 |
7 |
Hồ bơi |
m2 |
128 |
0,00 |
8 |
Giao thông nội bộ |
m2 |
429.552 |
4,30 |
9 |
Vườn ươm |
m2 |
20.000 |
0,20 |
10 |
Khu trồng chuối |
m2 |
9.500.000 |
95,00 |
Tổng cộng |
|
10.000.000 |
100 |
Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này như nhân viên, dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng phù hợp để sau khi công trình thi công xong là dự án chủ động đi vào hoạt động. Nên về cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Thuyết minh lập dự án dự án khu du lịch sinh thái tại Phú Yên
60,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án đầu tư trồng, chế biến cây ăn quả
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu
70,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt
70,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi heo thịt
70,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Định Quán - Đồng Nai
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì
60,000,000 vnđ
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp
75,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại giống nuôi trồng thủy sản
Tham vấn đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở sinh thái
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bố mẹ, gà thịt
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất nước đóng chai và trồng cây dược liệu
Báo cáo đề xuất cấp GPMT cơ sở nhà máy sản xuất tấm lợp Fibro xi măng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến thuỷ sản
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến thực phẩm đồ hộp xuất khẩu
Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường xưởng sản xuất trái cây sấy
Báo cáo ĐTM dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ Israel
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất sản phẩm bảo hộ an toàn
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn