Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện. Dự án khi triển khai sẽ đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất thải rắn cho thành phố Hải Phòng; Đáp ứng mục tiêu bổ sung nguồn năng lượng điện cho EVN;
PHẦN MỞ ĐẦU
Hải Phòng có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt, là một đầu mối giao thông quan trọng của Bắc Bộ với đủ dạng vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Hải Phòng còn là điểm đầu của tuyến vận tải biển và ven biển và được quy hoạch theo Nghị quyết số 45 ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định, “Hải Phòng là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước”. Một trong những thế mạnh thu hút đầu tư của thành phố là hệ thống các KCN với cơ sở hạ tầng hiện đại cùng hệ thống đường giao thông thuận lợi cho cả giao thông đường thủy và đường bộ, đảm bảo đáp ứng những điều kiện về hạ tầng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các KCN trong thành phố được quy hoạch theo Quyết định số ....../QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ và Thương mại tổng hợp ..... được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số ....... đăng ký lần đầu ngày 19/09/2024; Công ty TNHH ĐTTM......., Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cấp ngày 23/6/2020 là đơn vị sáp nhập của Công ty CP Đầu tư công nghệ và Thương mại tổng hợp .......
Mục tiêu của Nhà máy là xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt có thu hồi năng lượng để phát điện tại Đình vũ, quận Hải An, Hải Phòng với công suất xử lý 1000 tấn rác sinh hoạt/ngày và phát điện tối thiểu 20MW.
Để thực hiện Dự án, Công ty thuê đất tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam có diện tích 105.600 m2 thuộc Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Dự án khi triển khai sẽ đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất thải rắn cho thành phố Hải Phòng;
Đáp ứng mục tiêu bổ sung nguồn năng lượng điện cho EVN;
Tạo điều kiện về việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp thêm vào ngân sách thành phố thông qua các khoản thuế phải nộp.
CHƯƠNG I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP.........
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:...........
Tên công ty viết tắt: ..........
Mã số doanh nghiệp: ...... do Phòng Đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 19/09/2024.
Địa chỉ trụ sở: Lũng Bắc, phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Điện thoại: ............ Fax: ………………
Email: ........ Website: ………...
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ và tên: ....... Giới tính: Nam
Chức danh: Giám đốc
Sinh ngày: ..... Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Đoàn Kết, tổ dân phố 14, phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Chỗ ở hiện tại: Đoàn Kết, tổ dân phố 14, phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện
Địa điểm thực hiện dự án: Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng : 105.600 m2 (10,56 ha)
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Vốn đầu tư : 2.499.000.000.000 đồng (Hai nghìn bốn trăm chính mươi chín tỷ đồng Việt Nam ) và tương đương: Khoảng 100.000.000 USD(Một trăm triệu đô la Mỹ)
Trong đó : Nhà đầu tư phải có tối thiểu tổng vốn đầu tư là 600.000.000.000 đồng (Sáu trăm tỷ đồng) với:
+ Vốn tự có (50%): 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng)
+ Vốn vay đối ứng (50%): 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng)
Công suất thiết kế và sản phẩm cung cấp:
Công suất khởi điểm: Kể từ lúc nhà máy bắt đầu hoạt động công xuất xử lý rác thải và khả năng sản xuất của nhà máy dự kiến sẽ đạt 45% công suất thiết kế trong năm đầu tiên, năm thứ 2 đạt 60% công suất, năm thứ 3 đạt 80% công suất,từ năm thứ 4 trở lên đạt 100% công suất.
Công suất ổn định: khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, khả năng xử lý rác thải với công suất là 1.000 tấn/ngày, nhà máy có khả xử lý triệt để rác phát sinh trên địa bàn thàng phố Hải Phòng và vùng đô thị lân cận. Lượng điện được sản suất với công suất 1kg rác ra 1kw điện.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Hiện nay, chất thải, rác thải đang trở thành vấn đề nan giải đối với các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Môi trường sống ngày càng bị ảnh hưởng và trở nên nóng hơn bao giờ hết khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Số liệu thống kê lượng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam cho thấy thực trạng ô nhiễm đang rất báo động. Nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các KCN, làng nghề.
Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều đô thị và thành phố được hình thành thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm nặng nề - môi trường đất ngày càng ô nhiễm.
Vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn. Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%, tuy nhiên, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh, nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận.
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu – loại rác thải nguy hại chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, tình trạng thoái hoá đất đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ví dụ như rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, phèn hoá, mặn hoá, khô hạn, ngập úng, lũ quét và xói lở đất. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với hơn 5.000 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn.
Với áp lực về gia tăng dân số, tăng số dân thuộc tầng lớp trung lưu và đô thị hóa, môi trường toàn cầu đang tiếp tục đặt ra các thách thức bởi hiểm họa từ suy thoái đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy giảm nguồn nước và đại dương, suy thoái và mất rừng, ô nhiễm hóa chất và chất thải.
Tình hình xử lý rác thải
Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ô nhiễm không khí.
Một số nơi khác cũng đã đầu tư hoặc đang bắt đầu đầu tư các khu xử lý rác với công suất nhỏ lẻ và nhìn chung là thiếu hiệu quả. Có thể tạm chia ra năm phương pháp xử lý rác đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay là: (1) chôn lấp, (2) sản xuất phân compost, (3) đốt thiêu hủy bằng các lò thủ công, (4) đốt rác phát điện và (5) biogas. Hiện nay hai phương pháp phổ biến nhất mà Việt Nam sử dụng chủ yếu là chôn lấp và đốt thủ công đã bị cấm hoặc không được khuyến khích áp dụng.
Tình hình xử lý rác thải tại Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng có dân số đông, đứng thứ nhất so với một số tỉnh lân cận trong khu vực và cao gấp hơn 4 lần mật độ dân số trung bình cả nước năm 2020 là 2053,5 nghìn người , tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hải Phòng khá cao đạt 1% . Dân số trung bình của thành phố năm 2023 đạt 2105 nghìn người, trong đó dân số trung bình khu vực thành thị là 960,64 nghìn người, dân số trung bình khu vực nông thôn là 1.144,38 nghìn người. Sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, năm 2023, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 1700 tấn/ngày, trong đó tại khu vực đô thị khoảng 900 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 800 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 2.300 tấn/ngày; đến năm 2030, lượng chất thải này tăng lên khoảng 3.600 tấn/ngày. Nếu không có giải pháp tăng cường tái sử dụng, tái chế và các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp thì đây là áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường của thành phố. Còn theo dự báo, đến năm 2025, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 2600 tấn/ngày. Trong đó dự kiến phân loại được 300 tấn rác hữu cơ/ngày để tái chế, còn lại phải xử lý khoảng 2300 tấn. Đến năm 2030, khối lượng rác phát sinh khoảng 3600 tấn/ngày; phân loại được 600 tấn để tái chế, còn phải xử lý 3000 tấn. Ngoài ra, trong giai đoạn tới năm 2025, thành phố sẽ phát triển mạnh công nghiệp với nhiều khu công nghiệp mới được hình thành nên phát sinh khoảng 1000 tấn/ngày chất thải rắn công nghiệp thông thường và 75 tấn/ngày chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Nguồn rác thải xây dựng ước tính cũng lên tới 550 tấn/ngày. Cùng với đó, khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi; chất thải y tế cũng tăng đáng kể.
Theo tính toán, Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ đã quá tải và đang được đề nghị sớm đóng cửa. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tràng Cát có khả năng hoạt động tới năm 2025 rồi lại phải tính tiếp. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh cũng đang tồn tại một số hạn chế và công suất tiếp nhận thực tế không cao, không đủ sức gánh vác cho các khu Đình Vũ và Tràng Cát. Hơn tất cả là phương pháp chôn lấp không đạt được các yêu cầu đề ra. Do đó, tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng, đầu tư thực hiện phương pháp xử lý rác hiện đại là yêu cầu tất yếu, cấp bách của Hải Phòng.
Do đó, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo, ban hành giải pháp cụ thể; trong đó phấn đấu xây dựng một nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác có thu hồi năng lượng để phát điện, góp phần xây dựng môi trường của thành phố ngày càng xanh, sạch, từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.
Ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã họp, thông qua Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về đầu tư xây dựng Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện, nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, cũng như đáp ứng mục tiêu bổ sung nguồn điện cho EVN.
Từ những thực tế nêu trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại thành phố Hải Phòng với mong muốn góp phần đem lại một môi trường xanh, sạch cho đất nước, cho thành phố Hải Phòng. Công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ và thương mại tổng hợp ....... cùng các đối tác nước ngoài là Công ty HIPPLER TECH đã tiếp cận với công nghệ đối rác – Hơi nước – Phát điện của Hãng OSCHATZ POWER GmbH CHLB ĐỨC và công nghệ Biogas – phát điện của hãng DRANCO NV Liên minh Châu Âu hứa hẹn sẽ đầu tư những công nghệ sạch, hiện đại, hiệu quả cao trong quá trình xử lý chất thải tại Hải Phòng. Bằng khả năng của mình, Chúng tôi có thể xây dựng 02 nhà máy xử lý chất thải rắn với công suất lên tới 2.000 tấn/ngày để đáp ứng nhu cầu xử lý xác của toàn thành phố giai đoạn hiện nay. Với quy mô như vậy, chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư các trang thiết bị, máy móc cùng nguồi tài chính lên tới 1.000.000.000.000 (Một nghìn tỷ đồng) để thực hiện dự án này (gấp đôi tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư tổi thiểu theo yêu cầu của Chủ đầu tư khi thực hiện đấu thầu dự án). Ngoài ra trong quá trình hoạt động, đối tác của chúng tôi còn có thể huy động nguồn tài chính từ Ngân hàng KFW-Ipex của Bộ kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang cùng với Euler Hermes và GIZ Đức. Chính vì vậy Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ và Thương mại tổng hợp ......... tin rằng việc đầu tư vào dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
IV Các căn cứ pháp lý
- Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2023;
- Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH13 ngày 17/6/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Căn cứ Thông báo số 1965 – TB/TU ngày 06/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An;
- Căn cứ Kế hoạch số 280/KH ngày 12/12/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện, giai đoạn 2022-2027;
- Căn cứ Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thành lập Tổ Công tác để chỉ đạo việc lập hồ sơ đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An;
- Căn cứ Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 21/3/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt thông tin dự án và bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An;
- Căn cứ Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An;
- Căn cứ Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng hồ sơ mời thầu và tổng hợp, phân loại hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An.
V. Mục tiêu dự án.
Mục tiêu chung.
- Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công nghệ tiên tiến, đồng bộ để chuyển đổi từ công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, từ công nghệ đốt rác không thu hồi năng lượng đang áp dụng hiện nay sang công nghệ đốt có thu hồi năng lượng để phát điện, nhằm nâng cao năng lực bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam và Quốc tế;
- Đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững;
- Đáp ứng mục tiêu bổ sung nguồn năng lượng điện cho EVN;
- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng phát triển trong công tác quản lý chất thải, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An với quy mô, công suất như sau:
+ Đốt xử lý và tái chế 1000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm có phát điện với công suất khoảng 20MW.
Theo đó, rác sinh hoạt và công nghiệp sẽ được phân loại thu hồi, sản xuất phân hữu cơ, tái chế hạt nhựa, đốt tiêu huỷ.
+ Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương , nâng cao cuộc sống cho người dân.
+ Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế cho thành phố.
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông. Cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Nam; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km.
Địa hình
Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, gồm cả lục địa và hải đảo, bị chia cắt bời sông và kênh đào, có mật độ sông lớn nhất Vùng đồng bằng Bắc bộ. Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng được phân chia thành 3 vùng chính: (1) Vùng đá thấp chia cắt mạnh chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong Vịnh Lan Hạ, Hạ Long; (2) Vùng đồi chia cắt mạnh, chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ờ phía Bắc huyện Thủy Nguyên; (3) Vùng đồng bằng, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên, phân bổ ở hầu hết các huyện và khu vực nội thành.
Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi.
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển. Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long.
Mạng lưới sông ngòi của Hải Phòng có mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2. Có 6 sông chính và 9 nhánh sông với tổng chiều dài khoảng 300 km là các sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Luộc... ngoài các sông chính là các nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thủy Nguyên), sông Đa Độ (An Lão - Kiến An - Kiến Thụy - Dương Kinh - Đồ Sơn), sông Tam Bạc...
Khí hậu
Hải Phòng nằm trong khu vực gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu vừa mang đặc điểm chung khí hậu vùng đồng bằng miền Bắc, vừa có những đặc điểm riêng của vùng ven biển, nhiệt độ trung bình năm là 24,4°C; lượng mưa trung bình năm 1.343,9mm; độ ẩm không khí trung bình năm 90%.
Tài nguyên thiên nhiên
Diện tích đất tự nhiên là 156.176,6 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 82.821,6 ha; đất phi nông nghiệp 65.472,2 ha; đất chưa sử dụng 7.881,8 ha. Có 19.246,3 đất rừng, có hơn 4.500 ha rừng sản xuất, có hơn 6.606 ha rừng phòng hộ và 8.139 ha rừng đặc dụng.
Khoáng sản: Đá vôi tập trung chủ yếu ở Tràng Kênh với trữ lượng 180-200 triệu tấn. Đá vôi có chất lượng tốt, rất thích hợp cho sản xuất xi măng; Puzơlan (chất phụ gia) để sản xuất xi măng ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; cát tập trung ở các vùng giữa bãi sông ở các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn; đất sét và các loại khoáng sản khác như: Nước khoáng, sắt, kẽm, cao lanh, phốt phát, dầu khí...
Hải Phòng có 08 quận, huyện tiếp giáp với biển, chiều dài đường bờ biển là 125 km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triển cảng biển, du lịch biển. Đặc biệt là vùng Lạch Huyện - Cát Hải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu. Vùng biển Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm với 3 ngư trường lớn là Bạch Long Vĩ, Long Châu và Cát Bà - Long Châu - Ba Lạch.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế
Theo số liệu của Cục Thống kê Hải Phòng đã công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2023 của Hải Phòng như sau:
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 5 cả nước; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đứng thứ 9; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục, đứng thứ 2; thu nội địa đạt chỉ tiêu Hội đồng nhân dân giao và vượt cao so với chỉ tiêu Trung ương giao; là điểm sáng của cả nước trong giải ngân vốn đầu tư công; các hoạt động du lịch, dịch vụ phục hồi rõ nét; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo và phát huy hiệu quả.
Cụ thể, GRDP năm 2023 tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước kế hoạch tăng (12,7%-13%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,11%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,54%, đóng góp 6,39 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 10,02%, đóng góp 3,57 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,83%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Khu vực công nghiệp - xây dựng, do những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, mặc dù các tháng cuối năm sản xuất công nghiệp có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 11,82%, đóng góp 5,98 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế với mức tăng 12,34%, đóng góp 5,88 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,32%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 10,02%, đóng góp 3,57 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu nền kinh tế năm 2023 trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 3,4%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 53,34%; khu vực dịch vụ chiếm 37,76%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,5%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2023 ước đạt 102.614,5 tỷ đồng, bằng 98,02% so với dự toán Trung ương giao và bằng 88,12% so với dự toán HĐND. Trong đó, thu nội địa ước đạt 42.500 tỷ đồng, bằng 135,66% so với dự toán Trung ương giao và bằng 100% dự toán HĐND; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 58.000 tỷ đồng, bằng 82,98% so với dự toán Trung ương giao và bằng 82,98% so với dự toán HĐND. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 ước đạt 36.897,4 tỷ đồng, bằng 130,51% dự toán Trung ương giao và bằng 93,28% so với dự toán HĐND Thành phố giao; chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 34.808,2 tỷ đồng, bằng 129,79% so với dự toán Trung ương giao và bằng 92,88% dự toán HĐND Thành phố.
Năm 2023, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố năm 2023 ước đạt 190.641,7 tỷ đồng, tăng 11,24% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất, tăng 31,36%, chiếm cơ cấu 14,90%; khu vực ngoài nhà nước tăng 8,46%, đây là khu vực có đóng góp nhiều nhất trong mức tăng trưởng chung với cơ cấu chiếm 50,97%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,15% so với cùng kỳ, chiếm cơ cấu 34,13%.Môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố tiếp tục được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, cùng với hiệu quả từ chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư đã giúp Thành phố đạt kỷ lục về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, các quốc gia trong khu vực cũng có nhiều chính sách mới để cạnh tranh đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển. Tính đến ngày 20/12/2023, Hải Phòng xếp thứ hai cả nước với tổng số vốn thu hút là 3,4 tỷ USD, có 933 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD.
Giao thông
Thành phố Hải Phòng là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp thành phố Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong khu vực.
Thành phố Hải Phòng đã hình thành những hạ tầng vùng quan trọng như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, tuyến cao tốc Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh, cảng quốc tế Lạch Huyện, sân bay quốc tế Cát Bi. Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến phố, nằm trong 7 quận. Mạng lưới đường đô thị gồm tổng cộng 324 km, trung tâm là khu vực Cảng chính Hải Phòng ở sông Cấm mở rộng ra các hướng Đông, Tây và Nam.
Dân số
Hải Phòng là thành phố có số dân đông thứ bảy cả nước. Dân số trung bình của thành phố năm 2023 đạt 2105 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng (nam giới chiếm 49,59%, nữ giới 50,41%). Dân số trung bình khu vực thành thị là 960,64 nghìn người, chiếm 45,64%, dân số trung bình khu vực nông thôn là 1.144,38 nghìn người, chiếm 54,36%.
II QUY MÔ DỰ ÁN
2. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục sau:
STT |
Hạng mục công trình |
Diện tích xây dựng (m2) |
Tỷ lệ (%) |
|
Nhà máy xử lý rác |
3.800 |
35,98 |
|
Bể chứa nước |
200 |
1,89 |
|
Khu vực rửa xe |
100 |
0,95 |
|
Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan |
- |
9,09 |
|
Đất giao thông , cây xanh |
1020 |
4,74 |
|
Kho bãi tập kết rác |
5.000 |
47,35 |
|
Tổng diện tích khu đất xây dựng |
10.560 |
100 |
2.1 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng yêu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
2.2 Tổng vốn đầu tư thực hiện
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 2.499.000.000.000 đồng (Hai nghìn bốn trăm chính mươi chín tỷ đồng Việt Nam )
Nhà đầu tư cam kết tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay NĐT có khả năng huy động tại thời điểm đấu thầu là 600.000.000.000 đồng (Sáu trăm tỷ đồng):
2.3 Dự kiến nguồn doanh thu
Giá dịch vụ xử lý: 383.776 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT)
CHƯƠNG III . LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
3.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
Nguồn phát rác thải chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt của các khu dân cư, từ thương mại, từ các khu trống đô thị, từ khu công nghiệp hay nông nghiệp.
Các loại rác thải phát ra gồm các loại rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, rơm rạ, phân rác, thức ăn; chất thải độc hại; chất thải bình thường; chất thải nguy hiểm…
Qua phân tích ta thấy các loại chất thải phát sinh hàng ngày chủ yếu là rác hữu cơ. Các rác thải trên thường được đổ thải lẫn lộn và được công ty thu gom đến bãi thải của thành phố và xử lý.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải hữu cơ: là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Rác thải vô cơ: được chia làm 2 loại là rác thải tái chế và rác thải không tái chế. Rác thải tái chế là rác thải có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc chế biến lại, như: giấy, nhựa, kim loại… Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ: thủy tinh, chai, lọ.
Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao và tiếp đó là các chất vô cơ. Thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt tại Hải Phòng (Nguồn: Ngan Trương (2018): “Solid Waste Management in VietNam” – Metropolia Universty of Applied Sciences)
Thành phần |
% theo trọng lượng |
Chất thải hữu cơ |
56.37 |
Giấy |
4.98 |
Vải |
4.85 |
Gỗ |
4.32 |
Plastic |
12.81 |
Da và cao su |
1.48 |
Kim loại |
0.36 |
Thủy tinh |
1.52 |
Sứ |
0.86 |
Đất và cát |
3.02 |
Xỉ than |
5.88 |
Chất thải nguy hại |
0.05 |
Bùn |
2.15 |
Khác |
2.50 |
Tổng cộng |
100 |
Qua bảng trên ta thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng năm là rất lớn với thành phần phong phú và phức tạp. Cần chú ý và tập chung vào việc quản lý và xử lý rác thải hữu cơ để đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý.
3.2 Quy trình xử lý rác thải
(1) Sơ đồ tổng thể – Tổng quan về quy trình
Tình hình mùa hè – thông số sưởi quận: 65/43°C
Tình hình mùa đông – thông số sưởi quận: 135/70°C
Tổng quan quy trình trên 100% tải trọng, 8.500 giờ sẵn sàng hoạt động
Quy trình mùa hè CHP – kết hợp nhiệt và điện giường sôi
Hỗn hợp nhiên liệu danh định |
|
Nước cấp |
|
Không khí đốt |
Giá trị Calo 12MJ/kg Khối lượng 5.976kg/h |
|
Áp suất 48,1bar(a) Nhiệt độ 131,1°C |
|
Không khí đốt 25.694 m3/h Tuần hoàn lại 14.525 m3/h |
(2) Đặc điểm nhiên liệu:
a. Nhiên liệu tham khảo – kịch bản thực tế:
b. Kích thước hạt nhiên liệu:
Vì nó có thể được xác định trong thông số kỹ thuật của khách hàng, OSCHATZ sẽ chỉ định các yêu cầu liên quan đến hạt kích thước của nhiên liệu - do đó, các giới hạn kỹ thuật phải phù hợp với thông số kỹ thuật sau đây trước khi chúng có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong lò hơi BFB.
(3) Dữ liệu thiết kế
a. Các trường hợp tải – thông tin cơ bản liên quan đến hệ thống đường sấy bong bóng
Ảnh minh họa:
Tính linh hoạt: Do đó, công nghệ tầng sôi có thể đáp ứng tốt hơn bất kỳ hệ thống đốt nhiên liệu rắn nào khác theo nhu cầu linh hoạt của người tiêu dùng - nó thực sự tuân theo máy móc sản xuất, ví dụ: trong giấy hoặc gỗ
Công nghiệp chế biến.
Tiết kiệm năng lượng: do điều chỉnh trường hợp tải nhanh, lãng phí năng lượng (ví dụ: bằng bộ làm mát cân bằng) giảm xuống mức tối thiểu cần thiết.
b. Trường hợp tái thiết kế (NOM)
LHV nom được định nghĩa là trường hợp tải danh nghĩa => dựa trên nhiên liệu tham chiếu như được định nghĩa trong chương 3.3 (12 MJ/kg).
Thông số tải |
Đơn vị |
Hệ thống đốt BFB |
|
Tải |
% |
100 |
|
Nhiệt độ môi trường |
°C |
15 |
|
Dữ liệu nhiên liệu, như định nghĩa trong chương 3.5 |
|
|
|
Công suất nồi hơi nhiên liệu |
MW |
19.9 |
|
Giá trị nhiệt thấp (LHV) 25 °C |
MJ/kg |
12.00 |
|
Lượng nhiên liệu |
Kg/h |
5976 |
|
Khối lượng riêng |
Kg/m³ |
240 |
|
Hàm lượng nước |
% |
33,5 |
|
Hàm lượng tro |
% |
16 |
|
Hiệu suất nồi hơi |
|||
Thông số hiệu suất nồi hơi |
Đơn vị |
Giá trị |
|
Dòng hơi sống đến tuabin |
t/h |
25,4 |
|
Áp suất hơi sống |
Bar(a) |
40 |
|
Nhiệt độ hơi sống (+/-) tại đầu vào tuabin |
°C |
400 |
|
Đầu ra điện từ trạm máy phát |
kW |
2715 |
|
Dòng hơi đến khách hàng |
t/h |
25,4 |
|
Nhiệt độ hơi đến khách hàng |
°C |
170 |
|
Áp suất hơi đến khách hàng |
Bar(a) |
3,5 |
|
Hơi sống sử dụng cho hệ thống sưởi từ xa |
kW |
15000 |
|
Giả định: Nhiệt độ nước nóng hệ thống sưởi (đầu vào lưới) |
°C |
120 |
|
Giả đinh: Nhiệt độ nước lạnh hệ thống sưởi (đầu hồi) |
°C |
60 |
|
Nhiệt độ ngưng tụ từ bộ trao đổi nhiệt hệ thống sưởi |
°C |
73 |
|
Nhiệt độ cấp nước |
°C |
131 |
|
Dữ liệu không khí vào và khí thải |
|||
Thông số khí thải |
Đơn vị |
Giá trị |
|
Tổng lượng không khí đốt |
Nm³/h |
25694 |
|
Không khí đốt sau bộ gia nhiệt không khí |
°C |
150 |
|
Dòng khí thải tuần hoàn |
Nm³/h |
14525 |
|
Dòng khí thải đến ống khói |
Nm³/h |
30969 |
|
Dòng khí thải đến ống khói |
Kg/s |
10.85 |
|
Nhiệt độ khí thải tại FGC khoảng |
°C |
185 |
|
Nhiệt độ khái thải tại đầu vào ống khói khoảng |
°C |
150 |
|
Hàm lượng CO₂ tại đầu ra nồi hơi |
% vol |
10.9 |
|
Hàm lượng O₂ tại đầu ra nồi hơi |
% vol |
4,3 |
|
Khác |
|||
Thông số khác |
Đơn vị |
Giá trị |
|
Hiệu suất nồi hơi theo EN 12952-15 |
% |
87,87 |
|
Tổn thất khí thải (chỉ dẫn) |
% |
10.2 |
|
Dữ liệu tính toán chỉ là sơ bộ – điều này có thể thay đổi trong quá trình thiết kế chi tiết.
Tổn thất về hiệu suất của tuabin và hơi xử lý trong chu trình thổi bồ hóng được loại trừ khỏi giá trị được đảm bảo.
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi heo thịt
70,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Định Quán - Đồng Nai
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì
60,000,000 vnđ
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp
75,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gà công nghiệp
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo hậu bị
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao
Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đô thị sinh thái
Báo cáo ĐTM dự án khu biệt thư nhà vườn, trồng rừng kết hợp du tịch sinh thái
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy công nghệ thực phẩm
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất nhôm
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất cơ khí chuyên dụng
Phương án thiết kế hệ thống xử lý bụi cho thiết bị xử lý xỉ và nấu chảy nhôm
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn