Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi heo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi. Dự án thuộc loại hình nông nghiệp trồng trọt kết hợp chăn nuôi, vừa trồng cây lâu năm vừa chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp. Do đó, sản phẩm của Dự án là heo thịt và cây thân gỗ (cây lâu năm).

Ngày đăng: 20-06-2024

161 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .................1

1. Tên chủ cơ sở .....................................................................1

2. Tên dự án....................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở ...........................2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở....................................2

3.2. Công nghệ sản xuất..............................................................6

3.3. Sản phẩm của dự án ...........................................................10

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước của cơ sở.....................................................................10

4.1. Nguyên liệu..........................................................10

4.2. Nhiên liệu............................................................................10

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện.............................................10

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước.............................................12

4.5. Hóa chất sử dụng......................................................................24

4.6. Nhu cầu lao động.............................................................................26

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................27

1. Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...........27

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường....................27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..............................................34

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..............34

1.1. Thu gom, thoát nước mưa.........................................................34

1.2. Thu gom, thoát nước thải..............................................................37

1.3. Xử lý nước thải.....................................................................39

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.............................................74

2.1. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ chuồng chăn nuôi.......................................74

2.2. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ hoạt động thu gom, xử lý nước thải...........74

2.3. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ khu vực nhà chứa bùn sau xử lý biogas.....75

2.4. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ kho chứa nguyên liệu.................................75

2.5. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông vận tải .............75

2.6. Giảm thiểu tác động của máy phát điện.......................................................75

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ...................76

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt...................................................................77

4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại............................................79

4.1. Khối lượng phát sinh....................................................................................79

4.2. Cách thức thu gom, phân loại ..................................................79

4.3. Biện pháp lưu trữ, xử lý...................................................................80

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .......................................81

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........................................82

6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước

thải..........................................................82

6.2. Phương án phòng ngừa sự cố rò rỉ khí sinh học, cháy nổ hầm biogas ........85

6.3. Biện pháp phòng ngừa sự cố sạc lở, vỡ các ao chứa nước thải ...................85

6.4. An toàn khi bảo quản, sử dụng hóa chất......................................................86

6.5. Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn...................................................................86

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......103

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...............................................103

1.1. Nguồn phát sinh nước thải.........................................................................103

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa....................................................................103

1.3. Dòng nước thải...........................................................................................103

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước

thải...............................................................104

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải..............104

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..........105

1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải............................105

2. Nhận xét kết quả quan trắc........................................................109

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.........110

1. Chương trình quan trắc chất thải.................................................110

1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..................................110

1.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ..............................111

2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...........................111

CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.....................................112

CHƯƠNG 1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH ..........- CHI NHÁNH CHĂN NUÔI HEO MIỀN NAM

- Địa chỉ văn phòng:........, Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Người đại diện theo pháp luật: ........... Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: .........;       E-mail: .............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ........ do phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 12/02/2007, cấp thay đổi lần thứ 7 ngày 02/11/2020;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ............ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 30/12/2014, cấp điều chỉnh lần thứ 2 ngày 20/10/2021.

2. Tên dự án

TRỒNG CÂY LÂU NĂM KẾT HỢP CHĂN NUÔI 4.800 HEO NÁI VÀ 12.000 HEO THƯƠNG PHẨM

- Địa điểm cơ sở: .........., xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 3421/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi 4.800 heo nái và 12.000 heo thương phẩm tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân.

- Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 13/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh Quyết định số 3421/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Công văn số 3771/UBND-KT ngày 13/10/2016 của UBND tỉnh về việc chấp thuận thay đổi một số nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi 4.800 heo nái và 12.000 heo thương phẩm tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân.

- Giấy xác nhận số 20/GXN-STNMT ngày 18/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường 02 trại chăn nuôi heo nái (quy mô 2.400 con/trại) của Dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi 4.800 heo nái và 12.000 heo thương phẩm tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

- Giấy xác nhận số 27/GXN-STNMT ngày 16/12/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Dự án Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi 4.800 heo nái và 12.000 heo thương phẩm (trại số 1+2+3) tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

- Quy mô của cơ sở:

Tổng vốn đầu tư: 220.000.000.000 VNĐ (Hai trăm hai mươi tỷ đồng), tương đương 10.348.071 USD (Mười triệu ba trăm bốn mươi tám nghìn, bảy mươi mốt đô la Mỹ);

Quy mô dự án thuộc nhóm B theo Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

3.1.1. Quy mô diện tích

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án “Trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi 4.800 heo nái và 12.000 heo thương phẩm” là 1.040.965 m2 theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã cấp.

3.1.2. Quy mô sản xuất

- Tổng diện tích sử dụng để trồng cây lâu năm: 74,992 ha;

- Chăn nuôi heo hướng thịt: 16.800 con heo, trong đó: 4.800 con heo nái và 12.000 con heo thương phẩm.

- Các công trình phụ trợ của dự án được trình bày cụ thể tại Bảng 1-1.

Bảng 1-1: Các hạng mục công trình phụ trợ

3.2. Công nghệ sản xuất

Dự án hoạt động với mục tiêu kết hợp mô hình trồng cây lâu năm và chăn nuôi heo hướng thịt nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tạo môi trường sinh thái, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Đây là mô hình nông nghiệp khép kín vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng của thị trường, vừa hạn chế phát sinh chất thải ảnh hưởng đến báo cáo môi trường xung quanh.

Hình 1-4: Sơ đồ quy trình chăn nuôi heo thịt

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo thịt

Giai đoạn 1: Nhập heo con được kiểm dịch chặt chẽ, trọng lượng từ 5kg trở lên nuôi đến khi đạt trọng lượng 19kg.

- Tiêm vacxin phòng ngừa các loại bệnh theo chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật công ty, lượng thức ăn, nước uống được phân bổ đúng theo quy trình.

- Hàng ngày cho heo ăn 4 lần thường xuyên theo dõi sự phát triển của heo.

- Trung bình mỗi ngày trọng lượng của heo sẽ tăng từ 0,3kg đến 0,5kg mỗi con.

Giai đoạn 2: Nuôi heo có trọng lượng từ 20kg đến 59kg

- Đây là giai đoạn phát triển tốt của heo, mỗi ngày cho heo ăn 2 lần, đạt tiêu chuẩn tăng trọng từ 0,6kg đến 0,8kg/con/ngày.

- Thời gian tiêm phòng ít hơn giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Nuôi heo có trọng lượng từ 60kg đến 120kg.

- Thức ăn, nước uống trong giai đoạn này theo quy định tiêu chuẩn, tăng trọng từ 0,8 kg đến 1 kg/ con/ ngày.

Thời gian nuôi 1 lứa heo từ khi nhập về đến khi xuất chuồng khoảng từ 95 đến 115 ngày. Khi heo đạt trọng lượng khoảng 90kg đến 120kg/con sẽ được xuất chuồng.

Hình 1-5: Sơ đồ quy trình chăn nuôi heo nái

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo nái

Nhập heo nái: Heo nái được chọn lúc 8 tháng tuổi có trọng lượng đạt khoảng 200kg, được chọn lọc đặt biệt, kiểm tra nghiêm ngặt, tiêm chủng đầy đủ. Các tiêu chuẩn lựa chọn heo nái gồm: đòn dài, đùi và mông to, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc, có trên 12 vú và không được có vú lép, bộ phận sinh dục không bị khuyết tật. Ngoài ra, heo nái được lựa chọn cần phải đẻ nhiều con ở mỗi lứa, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa.

Giai đoạn 1. Phối giống – mang thai: Lần đầu động dục của heo nái thường rụng ít trứng, phối giống cho heo thường được thực hiện vào lần động dục thứ hai. Phối giống cần có độ chính xác và hiệu quả cao, đảm bảo theo đúng kỹ thuật phối giống cho heo nái. Tại dự án thực hiện phối giống nhân tạo để đạt hiệu suất cao.

Sau khi phối giống, heo nái mang thai được chăm sóc đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc và cho ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bào thai. Số lượng thức ăn trong thời gian mang thai kỳ thứ 2 tăng hơn 25-30% so với thời gian mang thai kỳ đầu tiên. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của heo nái.

Mô hình nuôi heo công nghiệp, thao tác cho ăn, uống nước được tự động hóa toàn bộ. Heo được cho ăn bằng thức ăn khô qua hệ thống máng ăn tự động (dạng cyclon tự điều chỉnh khi heo ăn thức ăn tự chảy ra). Với phương pháp này không những tiết kiệm thức ăn mà còn giảm khả năng thức ăn rơi vãi ra chuồng, cho nên không gây bẩn và ô nhiễm. Heo được cho uống bằng vòi nước thông minh (khi heo muốn uống nước sẽ ngậm miệng vào núm uống và nước tự động chảy ra) bên dưới có hệ máng thu gom nước rơi vãi Máng thu nước cách chuồng một khoảng trống nhỏ (2-3cm), có lót lưới sắt để tránh lọt chân heo. Khoảng trống có tác dụng tách máng thu nước và chuồng, đảm bảo sạch và an toàn. Với thiết kế chuồng trại theo công nghệ này, heo được ăn uống tự do, đảm bảo đủ lượng thức ăn, nước uống.

Công nghệ chăn nuôi heo trong nhà lạnh gồm có một đầu là tấm làm mát phun nước, một đầu là quạt hút công nghiệp, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định và thích hợp. Thức ăn được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của heo.

Phân heo thải được thu hồi, đóng bao để làm phân bón. Nước thải chủ yếu từ nước vệ sinh chuồng, tắm heo.

3.3. Sản phẩm của dự án

Dự án thuộc loại hình nông nghiệp trồng trọt kết hợp chăn nuôi, vừa trồng cây lâu năm vừa chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp. Do đó, sản phẩm của Dự án là heo thịt và cây thân gỗ (cây lâu năm).

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên liệu

Phụ thuộc nhu cầu và số lượng nhân viên làm việc ở lại trang trại, Công ty sẽ cân đối cách thức, số lượng thực phẩm nhập vào mỗi ngày. Nguồn cung cấp nguyên liệu được lấy trực tiếp tại địa phương.

Cám cho heo ăn tại Dự án được lấy từ Chi nhánh Đồng Nai của công ty. Lượng cám thay đổi theo giai đoạn phát triển, giai đoạn sinh sản của heo.

4.2. Nhiên liệu

- Dự án sử dụng khí gas sinh học phát sinh từ Hầm Biogas phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công nhân viên.

- Dầu DO: Do máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên và chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện từ hệ thống điện lưới quốc nên lượng dầu sử dụng không nhiều khó ước tính con số cụ thể. Lượng dầu này được mua từ các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu gần khu vực Dự án.

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Điện sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của các thiết bị văn phòng, đèn úm heo con, các máy bơm nước, quạt hút gió… hỗ trợ cho hoạt động của các trại chăn nuôi heo. Tổng nhu cầu sử dụng điện được tính toán chi tiết tại Bảng 1-2.

Bảng 1-2:Nhu cầu sử dụng điện của dự án

Lượng điện tiêu thụ phụ thuộc vào nhu cầu chăn nuôi trong từng giai đoạn phát

triển và sinh sản của đàn heo. Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng điện, vào những ngày khô hanh, độ ẩm thấp, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thường xuyên sử dụng máy bơm nước làm mát, cấp nước cho heo cũng như hệ thống quạt hút.

Nguồn điện cung cấp từ tuyến trung thế của mạng lưới điện địa phương, Dự án đã đầu từ một trạm điện 450KVA từ nhánh điện trung thế vào Dự án với tổng chiều dài khoảng 2.000m. Ngoài ra, Công ty còn trang bị 03 máy phát điện công suất 175KVA cho các trang trại để phục vụ nhu cầu sử dụng trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

4.4.1. Nhu cầu cấp nước

Đặc thù của Dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi heo nên nhu cầu sử dụng nước cao cho hoạt động vệ sinh chuồng trại, tắm heo, nước uống cho heo và làm mát.

Nhu cầu nước cho hoạt động chăn nuôi thay đổi theo các mùa trong năm. Vào mùa khô, nhu cầu về làm mát, nước uống cho heo, tắm heo cao hơn so với mùa mưa do nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.

Bên cạnh đó vị trí Dự án thuộc khu vực khô hạn, khan hiếm nước, lượng mưa ít nên việc tính toán, sử dụng tiết kiệm nước và tái sử dụng nước luôn được Công ty quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

Cách tính toán nhu cầu sử dụng nước cho từng công tác được thể hiện chi tiết ở các mục sau:

a. Nước cấp cho sinh hoạt công nhân

Hiện nay, dự án có 62 công nhân viên làm việc. Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 100 lít/ người.ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình”).

Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt công nhân cụ thể từng trại như sau:

Trại số 1: QSH.01= 20 người x 100 lít/người.ngày =2.000 lít/ngày = 2m3/ngày

Trại số 2: QSH.02= 20 người x 100 lít/người.ngày =2.000 lít/ngày = 2m3/ngày

Trại số 3: QSH.03= 22 người x 100 lít/người.ngày=2.200 lít/ngày = 2,2m3/ngày

b. Nước cấp khử trùng công nhân trước khi vào trại

Toàn bộ công nhân viên tại Dự án trước khi vào trại làm việc phải tắm khử trùng mỗi ngày. Lượng nước sử dụng khoảng 10 lít/người.ngày.

Nhu cầu cấp nước khử trùng công nhân trước khi vào trại cụ thể từng trại như sau:

Trại số 1: QKT.01= 20 người x 10 lít/người.ngày =200 lít/ngày = 0,2m3/ngày

Trại số 2: QKT.02= 20 người x 10 lít/người.ngày =200 lít/ngày = 0,2m3/ngày

Trại số 3: QKT.03= 22 người x 10 lít/người.ngày =220 lít/ngày = 0,22m3/ngày

c. Nước cấp cho heo uống

Nhu cầu nước cấp cho heo uống tùy thuộc vào giai đoạn tăng trưởng và chủng loại. Theo thực tế chăn nuôi tại Dự án, lượng nước uống cho heo nái (Trại số 1 và Trại số 2) khoảng 8-10 lít/con.ngày; đối với heo thương phẩm (Trại số 3) khoảng 2-5 lít/con.ngày.

Trại số 1: QHC.01= 2.400 con x 10 lít/con.ngày =24.000 lít/ngày = 24m3/ngày

Trại số 2: QHC.02= 2.400 con x 10 lít/con.ngày =24.000 lít/ngày = 24m3/ngày

Trại số 3: QHC.03= 12.000 con x 5 lít/con.ngày =60.000 lít/ngày = 60m3/ngày

d. Nước vệ sinh chuồng, tắm heo

Một trong những nhu cầu nước không thể thiếu của các trại chăn nuôi heo là cấp nước vệ sinh chuồng, xịt xả gầm. Nước được bơm vào các hố tắm để thực hiện công tác vệ sinh chuồng. Đối với Trại số 1 và Trại số 2 chăn nuôi heo nái, hố tắm có thể tích 2,4m3, mỗi chuồng sử dụng 02 hố tắm vào mùa khô và 01 hố tắm vào mùa mưa.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Sản xuất kinh doanh thực phẩm

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com