Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án nhà máy chế biến cà phê

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án nhà máy chế biến cà phê. Công suất trung bình của nhà máy chỉ đạt khoảng 13.000 tấn/năm (Năm 2022 tổng công suất hoạt động là 12.925 tấn/năm và 5 tháng đầu năm 2023 là 5.775 tấn/năm)

Ngày đăng: 21-06-2024

243 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................... i

DANH MỤC BẢNG............................................... iv

DANH MỤC HÌNH .................................................... vii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT....................viii

CHƯƠNG I..................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................1

1.1. Tên chủ dự án đầu tư.....................................1

1.2. Tên dự án đầu tư...............................................1

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án .......................3

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện

nước của dự án.....................................................7

1.5. Các thông tin khác của dự án ......................13

CHƯƠNG II..........................................23

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................23

2.1. Sự phù hợp ca dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường..........................................23

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường................24

CHƯƠNG III...............................................................33

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỆN

PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................................33

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......................33

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải......................................................81

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...........................99

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................................102

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.............................................105

3.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành.....105

3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường......................................................116

CHƯƠNG IV.........................................................140

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..........................140

4.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải .................................140

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải......................................140

4.1.2. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất................................140

4.1.3. Dòng nước thải........................................................140

4.1.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

.........................140

4.1.4. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải........................141

4.1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải ..........................141

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ............................143

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải..............................................143

4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.............................................152

4.3.4. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.......................................153

4.4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................153

4.4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh...............................................154

4.4.2. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường..............................155

CHƯƠNG V........................................................157

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...........................................157

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, tự động liên tục đối với nước thải..........157

CHƯƠNG VI...............................................162

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .............................162

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.......................162

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải................................................................162

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của

pháp luật ...................................165

6.2.1. Chương trình quan trắc định kỳ.........................................................165

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................................165

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................166

CHƯƠNG VII.....................................167

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

.......................167

CHƯƠNG VIII........................................168

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................168

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ .....

- Địa chỉ văn phòng: ............, phường Tân Lập, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án:.............

- Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Điện thoại: ............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp: .........., đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 04 năm 2007; đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 16 tháng 12 năm 2021 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk.

1.2. Tên dự án đầu tư

                “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÀ PHÊ, CÔNG SUẤT 24.000 TẤN/NĂM”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Cụm Công nghiệp Tân An, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép môi trường có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 766215 ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cấp.

+ Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường tại văn bản số 688/PXN-TNMT ngày 23 tháng 10 năm 2003 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

+ Quyết định số 136/QĐ-STNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với dự án “ Nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên, công suất 24.000 tấn cà phê bột/năm”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 120/GP-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk cấp (Lưu lượng xả thải 60 m3/ngày.đêm, thời hạn 03 năm kể từ ngày 10/01/2022).

- Sơ lược về tình hình hoạt động của dự án:

Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp số 6000429946, đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 04 năm 2007; đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 16 tháng 12 năm 2021 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk.

Trước khi đi vào hoạt động, Công ty đã lập hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định và được xác nhận tại văn bản số 688/PXN-TNMT ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

Năm 2011 Công ty có đầu tư cải tạo nâng cấp công suất nhà máy chế biến Cà phê Trung Nguyên lên 24.000 tấn cà phê bột/năm và đã được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại quyết định số 136/QĐ-STNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với dự án “ Nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên, công suất 24.000 tấn cà phê bột/năm”.

Hiện nay, dự án đang hoạt động ổn định, nước thải phát sinh đang được thu gom xử lý bẳng hệ thống XLNT công suất 60 m3/ngày.đêm, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq = 0,9; Kf = 1,1) và đã được cấp giấy phép xả thải số 120/GP-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk cấp (Lưu lượng xả thải 60 m3/ngày.đêm, thời hạn 03 năm kể từ ngày 10/01/2022).

Hiện nay dây chuyền rang được phê duyệt trong đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã hoạt động thời gian dài, hiệu suất hoạt động và chất lượng chế biến cà phê không ổn định nên nhằm đám ứng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất khép kín nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và định hướng áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất trong tương lai. Nhà máy tiến hành đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực máy móc thiết bị và toàn bộ cơ sở hạ tầng hiện có; đầu tư bổ sung thêm một dây chuyền rang thay thế chuyền rang cũ, chuyền rang cũ sẽ dự phòng cho thời gian hoạt động cao điểm vụ mùa cà phê hoặc trong trường hợp có 1 dây chuyền bị dừng bảo trì, không làm gián đoạn sản xuất. Tổng công suất sản xuất của nhà máy tối đa vẫn hoạt động với công suất 24.000 tấn/năm, không thay đổi so với báo cáo đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt. Ngoài ra chủ dự án muốn thay đổi nâng cấp công nghệ xử lý nước thải tốt hơn so với công nghệ xử lý hiện hữu và nâng công suất dự phòng trong tương lai nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, Chủ dự án dự kiến tiến hành xây dựng nâng cấp HTXLNT công suất từ 60 m3/ngày.đêm lên 100 m3/ngày.đêm, một phần để đáp ứng cho việc xử lý nước thải tại dự án được ổn định, một phần dự phòng cho tương lai trong trường hợp nâng công suất. Do đó dự án tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trình UBND tỉnh – Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo đúng quy định.

Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án là 734.645.000.000 đồng (Bảy trăm ba mươi tư tỷ sáu trăm bốn mươi lăm triệu đồng) và không thuộc loại hình gây ô nhiễm môi trường theo phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên dự án thuộc phân loại nhóm II tại mục số I-2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

− Căn cứ theo khoản 1, điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo mẫu IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đề nghị cấp phép theo đúng quy định.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án

Công suất của dự án được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 1. 1. Công suất sản xuất tối đa của dự án

Hiện nay Công suất trung bình của nhà máy chỉ đạt khoảng 13.000 tấn/năm (Năm 2022 tổng công suất hoạt động là 12.925 tấn/năm và 5 tháng đầu năm 2023 là 5.775 tấn/năm). Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị dây chuyền mới là để dần thay thế dây chuyền cũ và dự phòng trong trường hợp vụ mùa cao điểm hoặc trong thời gian bảo trì dây chuyền, không để gián đoạn sản xuất đảm bảo hoạt động ổn định của nhà máy. Tổng công suất trong năm của dự án không thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt là 24.000 tấn/năm. Chủ dự án cam kết chỉ thực hiện sản xuất theo công suất đã được phê duyệt, trong trường hợp nâng công suất trong tương lai, Chủ dự án sẽ tiến hành lập lại hồ sơ môi trường để đánh giá các tác động môi trường theo đúng quy định trước khi nâng công suất.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án

1.3.2.1. Quy trình công nghệ theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt

· Công nghệ sơ chế cà phê nhân xô

Hình 1. 1. Quy trình công nghệ sơ chế cà phê nhân xô

Thuyết minh quy trình:

+ Nhập hàng:

Nguyên liệu của Nhà máy cà phê ....... được thu mua với yêu cầu chất lượng tương đối cao. Cà phê nhân xô chỉ được thu mua khi đã qua công tác kiểm định mẫu thử của Phòng kiểm tra chất lượng với các thông số về độ ẩm, tạp chất, hạt đen, hạt vỡ, mốc….Do vậy lượng chất thải ra trong quá trình chế biến cà phê nhân xô của Nhà máy là tương đối ít.

+ Công đoạn tách tạp chất

Hệ thống tách tạp chất bao gồm máy tách tạp chất thô và máy tách kim loại bằng nam chậm điện. Tại hệ thống này, cà được tách các tạp chất bẩn: cành que, lá, vỏ cà phê, sắt, thép... trước khi được chuyển sang các công đoạn sau.

Máy tách tạp chất thô:

- Máy dùng để tách tạp thô và cà phê quả, làm phát sinh chất thải rắn và bụi.

-Càphênguyên liệu đượcđưavào hố nạp liệu chìmcó khung lướichắn 2 ×20cm, sau đó được gàu tải chuyển lên hệ thống phân loại tạp chất. Tại đây, các tạp chất như mảnh gỗ, dây khâu, rác, vỏ trấu sẽ được tách ra khỏi cà phê nhân.

Máy tách kim loại:

- Dùng để tách kim loại ra khỏi cà nguyên liệu, công đọan này làm phát sinh chất thải rắn và bụi.

- Sau khi tách tạp chất, cà tiếp tục được chuyển vào máy tách sắt thép để tách các tạp chất dạng kim loại, máy hoạt động nhờ một hệ thống nam châm cấu tạo bên trong máy. Bên dưới của hệ thống tách tạp chất là 4 cửa thu các loại tạp chất. Kết thúc công đoạn này, cà nguyên liệu đã được làm sạch các tạp chất và được gàu tải chuyển đến công đoạn phân loại sản phẩm.

+ Công đoạn phân loại theo sản phẩm

Hệ thống phân loại theo sản phẩm gồm máy phân loại theo kích thước và máy phân loại theo trọng lượng, nhằm phân loại cà phê nhân chính xác theo tiêu chuẩn chế biến. Công đoạn này phát sinh bụi, ồn, chất thải rắn

Máy phân loại kích thước:

Máy phân loại kích thước gồm 2 hệ thống sàng 16 (lỗ sàng 16mm) và hệ thống sàng 13 (lỗ sàng 13mm). Sau khi đi qua hệ thống sàng cà bi và cà dưới sàng13 sẽ bị loại bỏ; cà trên 13 và 16 được các máng cào ngang theo gầu tải chuyển vào các bồn chứa. Loại cà 13 được máng cào ngang đưa đến các bồn chứa số 1,3,5,7. Loại cà 16 được máng cào ngang đưa đến các bồn chứa 2,4,6,8. Từ các bồn chứa, cà chuẩn bị qua máy phân loại trọng lượng để loại bỏ các hạt lỗi, hạt vỡ.

Máy phân loại theo trọng lượng:

Máy hoạt động theo nguyên tắc như 1 hệ thống làm nẩy cà đi kèm với quạt thổi. Hệ thống sẽ làm các hạt cà nẩy lên, các hạt có cùng trọng lượng sẽ nẩy như nhau, từ đó, quạt thổi sẽ đẩy các hạt có cùng trọng lượng này về một phía. Và kết quả là có thể tách được các hạt cà xốp, hạt cà vỡ, đá ra khỏi các hạt cà tốt.

Sau khi qua máy phân loại trọng lượng, cà được phân thành 2 loại là cà xốp và cà tốt. Các hạt cà vỡ, cà xốp được ra ngoài theo 4 cửa phía dưới máy. Các hạt cà tốt theo các máng cào ngang đến gàu tải chuyển qua máy cân định lượng

+ Công đoạn cân định lượng

Cà phê sau khi được phân làm 2 loại và chứa trong bồn, tuỳ theo yêu cầu sản phẩm mà được gàu tải chuyển đến cân định lượng, định lượng cà phê cần thiết để chuyển sang hệ thống rang cà phê

· Công nghệ chế biến cà phê bột

Hình 1. 2. Quy trình chế biến cà phê bột

Thuyết minh quy trình sản xuất:

+ Công đoạn rang cà phê (Máy rang cà phê Neotec): Cà phê nhân được tiếp nhận nhờ hệ thống gàu tải chuyển đến silo chứa, tại đây cà phê nhân được cân định lượng từng mẻ, nhờ hệ thống tải bằng khí nén chuyển đến buồng rang bằng không khí nóng, được gia nhiệt bằng gas LPG.

Các hạt cà phê được rang theo nguyên tắc “Các loại cà phê nguyên liệu khác nhau, sẽ được rang theo các mẻ rang khác nhau, ở các nhiệt độ khác nhau và thời gian rang khác nhau”. Với nguyên tắc này sẽ cho chất lượng cà phê bột đồng nhất và đạt tiêu chí cà phê bột thơm ngon nhất.

Nhiệt độ, thời gian, màu sắc của cà phê rang được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính.

Khi cà phê đã đạt yêu cầu máy rang tự chuyển bước qua buồng làm nguội bằng gió mát, tại đây cà phê được quạt thổi khí làm nguội sơ bộ.

+ Công đoạn làm nguội: Cà phê sau khi làm nguội sơ bộ ở buồng làm nguội tiếp tục được làm nguội đến nhiệt độ hồi hương tối ưu. Cà phê giai đoanh này được chuyển bằng một băng chuyền tải. Tại đây, có một hệ thống gồm 12 quạt thổi bố trí phía dưới, nhằm thổi nguội cà phê. Song song với đó là hệ thống 8 quạt hút phía trên, hút hơi nóng đ ira ngoài theo ống khói.

+ Công đoạn xay và đấu trộn: Cà phê sau giai đoạn hồi hương được đưa vào máy xay thành bột đúng với yêu cầu của chủng loại mặt hàng và tiêu chuẩn TCVN 5990. Có 4 loại máy xay ứng với các loại cà phê khác nhau.

Cà phê sau khi xay được chuyển đến 1 bồn hình cầu, có guồng đảo xới. Tại đây với mỗi dòng sản phẩm khác nhau thì cà phê được đấu trộn khác nhau để có hương vị và chất lượng đặc trưng riêng.

+ Thành phẩm: Cà phê bột sau đấu trộn thành các sản thành phẩm đạt tiêu chuẩn theo qui định của công ty sẽ được đóng gói bằng máy Wolf và Rovema. Đóng gói với các trọng lượng khác nhau: 100g, 250 g, 500g, 1kg. Dán tem, in date và đóng thành thùng carton, bao PP, nhập kho thành phẩm, sẵn sàng tiêu thụ theo đơn đặt hàng và xuất khẩu.

Trong thời gian tới, nhà máy chỉ cải tạo, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, không thay đổi quy trình sản xuất vẫn giữ nguyên theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được duyệt.

1.3.3. Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án là cà phê bột với công suất 24.000 tấn/năm.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án

· Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất khi đạt công suất tối đa của dự án được trình bày trong các bảng sau:

A- Bao bì:

Bảng 1. 2. Nhu cầu sử dụng bao bì trong đóng gói sản phẩm tại dự án

· Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn điện: Nguồn cung cấp điện cho dự án được lấy từ lưới điện quốc gia thông qua Công ty Điện lực Đắk Lắk – Chi nhánh Công ty Điện lực Miền Trung

- Mục đích sử dụng: Vận hành máy móc, thiết bị và thắp sáng tại dự án phục vụ hoạt động của dự án.

- Nhu cầu sử dụng điện cần thiết cho hoạt động của dự án khi hoạt động tối đa công suất khoảng 110.000 kWh/tháng.

· Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cung cấp nước của dự án:

Nước cấp cho dự án chủ yếu cho sinh hoạt của nhân viên, rửa xe, vệ sinh nhà xưởng... được lấy từ mạng lưới cấp nước của khu vực thông qua Công ty Cổ phần cấp nước Đắk Lắk.

Hiện nay dự án không sử dụng nước ngầm, từ năm 2023 Công ty đã trám lấp giếng không sử dụng theo đúng quy định khi hết hạn giấy phép khai thác nước dưới đất.

- Nhu cầu sử dụng nước của dự án hiện hữu theo hóa đơn tiền nước được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nước theo hóa đơn tiền nước của dự án

- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân viên:

Tổng số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng là 382 công nhân viên, khi hoạt động công suất tối đa số lượng công nhân viên khoảng 450 người. Tiêu chuẩn cấp nước theo TCVN 33:2006/BXD tối thiểu là 25 lít/người.ca, với hệ số K = 3. Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt tối đa của nhà máy trong ngày là: 450 người x 25 lít/người/ca x 3 ≈ 33 m3/ngày

Nước cung cấp cho nhà ăn với suất ăn tối đa 450 người (khi hoạt động tối đa công suất vào mùa cao điểm, 3 ca/ngày). Tiêu chuẩn cấp nước theo TCVN 4513:1988 tối thiểu là 18 lít/người/bữa ăn 450 người x 18 lít/người/bữa ăn ≈ 8 m3/ngày

- Nhu cầu sử dụng nước cho pha hóa chất khu vực xử lý nước thải: khoảng 5 m3/ngày.đêm

- Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất:

+ Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất chủ yếu cấp cho hoạt động rửa, vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng hiện hữu khoảng 12 m3/ngày.đêm. Dự kiến khi hoạt động tối đa công suất của nhà máy (hiện hữu nhà máy đang hoạt động với khoảng ½ công suất đăng ký) và thay thế bổ sung thêm máy móc và phụ kiện máy móc đi kèm thì lượng nước thải vệ sinh máy móc thiết bị tăng lên khoảng 30 m3/ngày.đêm.

- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường:

Lưu lượng cung cấp cho việc tưới cây, tưới ẩm đường khu vực dự án khoảng 20 m3/ngày.đêm.

Ngoài ra còn cung cấp cho kho ngoài nhà máy của Công ty khoảng 6,2 m3/ngày.đêm

Nhu cầu xả thải hiện hữu của dự án:

Căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về quản lý thoát nước và xử lý nước thải thì lưu lượng nước sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp, nước thải sản xuất được tính bẳng 80%.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com