Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy điện gió. Công nghệ phát điện của nhà máy được sử dụng từ nguồn năng lượng gió. Nguyên lý hoạt động là dựa trên việc sử dụng sức gió làm quay Turbine, chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện.
Ngày đăng: 12-06-2024
215 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................iii
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................1
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của
4.NGUYÊN LIỆU,NHIÊN LIỆU,VẬT LIỆU,PHẾ LIỆU,ĐIỆN NĂNG,HÓA CHẤT SỬ DỤNG,NGUỒN
5.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.................................15
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH
2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG .......................17
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
1. CÔNG TRÌNH,BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA,THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI................19
2.1. Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh do quá trình hoạt động của các phương
3.CÔNGTRÌNH,BIỆN PHÁP LƯU GIỮ,XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG....................24
5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI.................27
6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH
6.4. Phòng chống rủi ro trượt lở đất, nguy cơ sụt lún, ngã trụ/tháp tua bin:......................30
6.5. An toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng công ..................30
6.6. Phương án phòng ngừa và khắc phục sự cố với hệ thống xử lý nước thải và bể tự hoại
7. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ..............32
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải........32
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ....................35
1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI..................................35
2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI KHÍ THẢI .....................................35
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.....38
1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CƠ SỞ............38
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
2.CHƯƠNGTRÌNH QUAN TRẮCCHẤT THẢI (TỰĐỘNG,LIÊN TỤCVÀ ĐỊNH KỲ)THEO QUY ĐỊNH
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ.............................................................................40
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.......................................41
CHƯƠNG I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ dự án đầu tư
Công ty Cổ phần Phong Điện .......
- Địa chỉ trụ sở: ........., xã Phú Lạc, Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .............
- Chức vụ: Tổng Giám đốc - Điện thoại: ........... - Email: i..............
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ......... đăng ký lần đầu ngày 16/01/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 25/10/2021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.
2. Tên dự án đầu tư
Nhà máy điện gió Phú Lạc
vĐịa điểm cơ sở
- Nhà máy điện gió ..........thuộc ............, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. - Diện tích đất khu vực nghiên cứu: 400,4 ha. Trong đó:
+ Giai đoạn 1: Diện tích sử dụng đất có thời hạn khoảng 11,9 ha, diện tích đất chiếm tạm thời khoảng 8,6 ha.
+ Giai đoạn 2: Diện tích sử dụng đất có thời hạn khoảng 7,6 ha, diện tích đất chiếm tạm thời khoảng 10,6 ha.
+ Phần nhà máy thuộc .........., huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Diện tích sử dụng có thời hạn là 70.000,5 m2.
- Hình ảnh vệ tính và tọa độ của cơ sở Nhà máy điện
Hình 1. Hình ảnh vệ tinh khu vực Nhà máy
vVăn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000422 do UBND tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 27/8/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất 07/7/2011 cho Công ty Cổ phần Phong điện đầu tư dự án Nhà máyđiện gió Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện TuyPhong.
- Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió Phú Lạc.
- Quyết định số 2952/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió Phú Lạc.
- Thông báo số 2192/SCT-QLĐ ngày 24/10/2016 của Sở Công thương về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1 vào sử dụng.
- Thông báo số 3037/TB-SCT ngày 30/11/2021 của Sở Công thương về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 2.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 4482/TD-PCCC ngày 28/1/2021 của Công an tỉnh Bình Thuận cấp cho Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Phong Điện .........
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 4972/TD-PCCC ngày 03/6/2022 của Công an tỉnh Bình Thuận cấp cho Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 của Công ty Cổ phần Phong Điện ..........
Các giấy tờ về đất đai
- Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thu hồi và giao đất (đợt 1) cho Công ty Cổ phần Phong điện ...........để xây dựng Nhà máy điện gió Phú Lạc, tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với diện tích cho thuê là 70.000,5 m2.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mã số BY 617362 ngày 16/6/2015 (70.000,5 m2)
- Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xử lý diện tích đất đang sử dụng để xây dựng nhà máy điện gió Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong của Công ty Cổ phần Phong điện ........., với diện tích cho thuê là 36.628 m2.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mã số CT 21445 ngày 23/11/2022 (2968,3 m2), mã số CT 21446 ngày 23/11/2022 (1163,1 m2), mã số CT 21447 ngày 23/11/2022 (3606,6 m2), mã số CT 21448 ngày 23/11/2022 (2803,7 m2), mã số CT 21449 ngày 23/11/2022 (6606,2 m2), mã số CT 21450 ngày 23/11/2022 (5229,3 m2), mã số CT 21451 ngày 23/11/2022 (668 m2), mã số CT 21452 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã sốCT 21453 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã sốCT 21454 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã sốCT 21455 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã sốCT 21456 ngày 23/11/2022 (1069,9 m2), mã số CT 21457 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã số CT 21458 ngày 23/11/2022 (7573,7 m2), mã số CT 21459 ngày 23/11/2022 (705,6 m2), mã số CT 21460 ngày 23/11/2022 (705,6 m2).
- Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cho Công ty Cổ phần Phong điện ......... thuê đất để đầu tư dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 2 (hạng mục: Phần nhà máy điện gió) tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, với diện tích cho thuê là 41.325,9 m2, còn lại diện tích 12.192,7 m2 giao UBND huyện Tuy Phong cập nhật vị trí khu đất vào bản đồ Kế hoạch sử dụng đất (theo Khoản 2, Điều 2, Quyết định này).
- Hợp đồng thuê đất số 12/HĐTĐ ngày 04/3/2022. - Hợp đồng thuê đất số 21/HĐTĐ ngày 27/7/2022. Các giấy tờ về xây dựng
- Công văn số 3674/SXD-QHKT ngày 12/11/2021 của Sở Xây dựng Bình Thuận về việc đề nghị miễn Giấy phép xây dựng của Công ty Cổ phần Phong điện......
- Công văn số 3742/SXD-QHKT ngày 18/11/2021 của Sở Xây dựng Bình Thuận về việc có ý kiến liên quan thủ tục cấp Giấy phép xây dựng của công trình thuộc Dự án Nhà máy điện gió Phúc Lạc – giai đoạn 2, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.
- Công văn số 3904/UBND-KT ngày 23/11/2021 của UBND huyện Tuy Phong về việc phúc đáp công văn số 649/2021/CV-TBW ngày 19/11/2021 của Công ty Cổ phần Phong điện........
vQuyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần
- Quyết định số 3050/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1”
- Văn bản số 5020/STNMT-CCBVMT ngày 03/11/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết kiến nghị của Công ty Cổ phần Phong điện ........Thuận chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc.
- Sổ chủ nguồn thải: Mã số QLCTNH: 60.000390.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 27/12/2021.
vQuy mô cơ sở
- Dự án có tổng vốn đầu tư: 2.024 tỷ đồng (Hai nghìn, không trăm hai mươi bốn tỷ đồng Việt Nam), theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều luật đầu tư công thì dự án thuộc nhóm B.
- Dự án thuộc nhóm II nên căn cứ theo mục số I.2, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở
- Nhà máy điện gió Phú Lạc đã hoàn thành và được Công ty mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Viêt Nam công nhận đưa vào vận hành thương mại tại các văn bản sau:
+ Văn bản số 3850/EPTC-P5 ngày 06/12/2016 về việc thoả thuận ngày vận hành thương mại NMĐG Phú Lạc (giai đoạn 1).
+ Văn bản số 6673/EPTC-KDMĐ ngày 29/10/2021 về việc thoả thuận Ngày vận hành thương mại NMĐ gió Phú Lạc – giai đoạn 2.
3.1. Công suất của cơ sở
- Khu vực Nhà máy điện gió Phú lạc có công suất 49,2 MW. Diện tích sử dụng đất 70.000,5 m2 bao gồm trạm biến áp 110kV, khu nhà quản lý vận hành, nhà nghỉ nhân viên và nhà điều khiển.
- Khu vực bố trí Tuabin: Có 12 Tuabin, công suất 2,0 MW/Tuabin và 6 Tuabin công suất 4,2 MW/Tuabin. Mỗi Tuabin gồm móng, trụ, cánh quạt và hệ thống trạm nâng áp. Diện tích toàn bộ 9.600 m2.
- Trạm biên áp 110kV: Gồm 2 máy biến áp, công suất của MBA là 2x30MVA. - Chiều dài đường cáp ngầm 22kV là 7,3 km.
- Đường giao thông nội bộ có diên tích là 49.486,6 m2.
- Tuyến đường dây 110 kV mạch kép đấu nối từ trạm biến áp 110 kV đến đường dây 110kV Phan Rí – Ninh Phước và ngăn xuất truyến 110kV mở rộng trong khu vực Trạm biến áp 110kV của Nhà máy điện mặt trời Phong Phú của Công ty Cổ phần Đầu tư điện mặt trời Solarcom để đấu nối vào trạm biến áp 110kV Phan Rí.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của cơ sở
Hình 3. Nguyên lý sản xuất của nhà máy điện gió
Hình 2. Sơ đồ quy trình sản xuất điện của cơ sở
- Công nghệ phát điện của nhà máy được sử dụng từ nguồn năng lượng gió. Nguyên lý hoạt động là dựa trên việc sử dụng sức gió làm quay Turbine, chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện.
Thuyết minh quy trình vận hành
- Nhà máy điện gió Phú Lạc trang bị các cánh Turbine lớn được đặt trên trục quay (gồm trong đó có 12 Turbine, công suất 2,0 MW/Turbine và 6 Turbine công suất 4,2 MW/turbine). Khi gió thổi vào cánh Turbine quay sẽ tạo ra một lực xoắn trên trục và chuyển động quay trục này sang động cơ tạo điện. Động cơ tạo điện sẽ sử dụng động năng từ trục để tạo ra năng lượng điện, sau đó thông qua các trạm biến áp nâng áp 22kV dẫn về Nhà máy thông qua hệ thống dây điện 22kV. Tại nhà máy lắp đặt 02 tổ máy biến áp 22/110kV (công suất 30 MVA/máy, 03 pha). Điện sau trạm biến áp được đấu nối vào hệ thống lưới điện Quốc gia bằng đường dây 110kV, chiều dài khoảng 150m (đối với giai đoạn 1) và 7,5 km (đối với giai đoạn 2).
- Đặc trưng riêng của phong điện là sử dụng năng lượng gió, dạng năng lượng tái tạo, sạch, nên quá trình sản xuất điện không làm phát sinh chất thải và gây ô nhiễm môi trường. Quá trình vận hành của các Turbin được giám sát và quản lý qua hệ thống giám sát trung tâm đặt tại phòng quản lý trong khu vực nhà máy. Các Turbine gió hoạt động tự động và chỉ yêu cầu nhân viện vận hành có mặt trong trường hợp có sự cố hoặc trong quá trình bảo dưỡng.
3.3. Sản phẩm của cơ sở
- Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là điện năng với tổng công suất 49,2 MW. Lượng điện ghi nhận năm 2023 khoảng 138 triệu kWh.
- Nguồn điện này sẽ được đấu nối vào Trạm điện lưới quốc gia và Trạm biến áp 110kV của Nhà máy điện mặt trời Phong Phú của Công ty Cổ phần Đầu tư điện mặt trời (Solarcom).
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
a. Nguyên vật liệu, nhiên liệu
- Nhà máy điện gió Phú Lạc sử dụng nguồn năng lượng gió làm quay tuabin và phát sinh ra dòng điện, cơ bản không sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu nào khác. Định kỳ, chủ cơ sở thực hiện việc bảo trì, bão dưỡng. Nhu cầu nguyên vật liệu vào các giai đoạn khác nhau dao động tùy thuộc vào tính hình tiêu hao, hư hỏng của máy móc, thiết bị qua các giai đoạn.
b. Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cung cấp nước: Từ nguồn nước giếng khoan tại cơ sở sau đó bơm lên các bể chứa sử dụng phèn để lắng cặn và sử dụng.
- Nhu cầu sử dụng nước:
+ Nước cấp sinh hoạt: Tổng số công nhân viên vận hành tại dự án là 20 người/ngày. Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 80 lít/người/ngày (Theo QCVN 01:2021/BXD). Tổng như cầu dùng nước là: 20 người x 80 lít/người/ngày = 1600 lít/ngày = 1,6 m3/ngày.
+ Nước cấp tưới đường nội bộ: Diện tích sân đường nội bộ khoảng 20.000 m2, với định mức tưới là 0,5 lít/m2 (Theo TCVN 13606:2023, 0,4-0,5 lít/m2), tần suất tưới nước là 3 ngày/lần (10 lần/tháng). Tổng nhu cầu lượng nước cấp tưới sân đường nội bộ là: (20.000 m2 x0,5lít/m2 x10lần/tháng = 100 m3/tháng. Trong đó, có tận dụng lại nước thải sinh hoạt sau xử lý để tưới đường nội bộ với khối lượng 48 m3/tháng. Suyra, nhu cầu nước cấp phục vụ tưới đường là 52 m3/tháng tương đương khoảng 1,7 m3/ngày.
+ Nước cấp tưới cây: Diện tích khu vực tưới cây tại cơ sở khoảng 400 m2 (Theo TCVN 13606:2023, 3 lít/m2). Tần suất tưới ngày/lần (30 lần/tháng). Tổng nhu cầu lượng nướccấptưới câylà: 400 x 3 lít/m2 = 1,2 m3/ngày.
Bảng 4. Thống kê nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở
- Tổng lượng nước cấp cho Nhà máy điện gió Phú Lạc là 4,5 m3/ngày (không thuộc trường hợp đăng ký, xin phép khai thác nước dưới đất tại Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước).
b. Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn cung cấp điện: Từ nguồn điện trực tiếp từ Nhà máy.
- Nhu cầu sử dụng điện: Sử dụng chủ yếu phục vụ cho chiếu sáng trong quá trình vận hành dự án và sinh hoạt của công nhân viên tại dự án (khoảng 20 người) với nhu cầu sử dụng khoảng 15 kWh/ngày.
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1. Các hạng mục công trình chính
Bảng 5. Các hạng mục công trình chính
vTuabin gió
- Tổng cộng có 18 tháp đỡ Tuabin gió, mỗi tháp cho một Tuabin, mỗi Tuabin bao gồm các phần như sau:
- Máy biến áp: Máy biến áp làm nhiệm vụ chuyển đổi nâng áp với điện áp thấp lên điện áp cao hơn với mức điện áp phù hợp với lưới điện khu vực. Do vậy sẽ giảm thiểu được tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.
- Cấp điện áp: Nguồn phát của dự án được xây dựng mới sẽ hòa vào lưới điện Quốc gia. Do đó, Nhà máy điện gió Phú Lạc được thiết kế nâng áp từ 0,69 và 0,72 kV (điện áp ra của Tuabin) lên 22 kV và kết nối với trạm nâng áp 22/110 kV để đấu nối vào lưới điện 110 kV khu vực.
vTrạm biến áp 110 kV
- Địa điểm xây dựng trạm nằm trên khu đất trống thuộc phạm vi sử dụng của dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Quy mô đầu tư công trình: 01 trạm biến áp 22/110KV với quy mô 2 máy biến áp.
+ Kiểu trạm: Ngoài trời, có người trực + Cấp điện áp: 110/22 kV.
+ Công suất: Lắp 2 máy biến áp 30 MVA.
vĐường dây 22 kV và 110 kV đấu nối
- Hệ thống đường dây 22kV kết nối các tuabin gió về trạm biến áp: Cáp đi ngầm khoảng 7,3 km.
- Đường dây 110kV đấu nối:
* Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1:
+ Điểm đầu: Trụ pootich T1 Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1 + Điểm cuối: Trụ T295A – Vị trí nằm giữa khoảng trụ T294 và T295 + Cấp điện áp : 110 kV.
+ Số mạch: 02 mạch.
+ Chiều dài tuyến: 150 m. + Cột: Thép mạ kẽm.
* Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 2:
+ Điểm đầu: TBA 110 kV NMĐ gió Phú Lạc.
+ Điểm cuối:Ngăn xuất truyến 110kV mở rộng trong khu vực Trạm biến áp 110kV của Nhà máy điện mặt trời Phong Phú.
+ Cấp điện áp : 110 kV. + Số mạch: 01 mạch.
+ Chiều dài tuyến: 7,5 km.
+ Cột: Thép mạ kẽm, cột bê tông lytâm.
vCáp ngầm đấu nối nội bộ:
- Giai đoạn 1:
+Lộ số 1: Kết nối giữa 04 tuabin số Tuabin 3, Tuabin 5, Tuabin 7, Tuabin 10 (Giai đoạn 1) được hòa chung thành một cụm đưa về trạm 22/110kV.
+ Lộ số 2: Kết nối giữa 04 tuabin số Tuabin 6, Tuabin 8, Tuabin 11, Tuabin 12 (Giai đoạn 1) được hòa chung thành một cụm đưa về trạm 22/110kV.
+ Lộ số 3: Kết nối giữa 04 tuabin số Tuabin 1, Tuabin 2, Tuabin 4, Tuabin 9 (Giai đoạn 1) được hòa chung thành một cụm đưa về trạm 22/110kV.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn