Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng mỏ đá xuống sâu cote-20, diện tích 36,65ha, công suất khai thác 1.000.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương 1.475.000 m3 đá nguyên khai/năm

Ngày đăng: 11-06-2024

199 lượt xem

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

I. Xuất xứ của dự án..................................................................................................1

1.1.       Thông tin chung về dự án.............................................................................1

1.2.       Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư......................1

1.3.       Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch 2

II.      Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thựchiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2

         2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM..........................................................2

         2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án. .........................................................................4

         2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.........................................................................................................4

III.    Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường ................................................4

IV.    Phương pháp đánh giá tác động môi trường........................................................6

4.1. Các phương pháp ĐTM.....................................................................................6

4.2. Các phương pháp khác ......................................................................................7

V.  Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM..........................................................7

5.1 Thông tin về dự án:..........................................................................................7

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:.....................................................................................................................9

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:.................................................................................................................9

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:............................10

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án..........................15

5.5.1.       Giai đoạn thi công, xây dựng: .................................................................15

5.5.2.       Giai đoạn vận hành:................................................................................15

5.5.3.       Cải tạo phục hồi môi trường:...................................................................16

5.5.4.       Quan trắc, giám sát môi trường khác.......................................................16

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN .........................................................................17

1.1. Thông tin về dự án............................................................................................17

1.1.1     Tên dự án:..................................................................................................17

1.1.2     Tên chủ dự án:............................................................................................17

1.1.3     Tiến độ thực hiện dự án..............................................................................17

1.1.4     Vị trí địa lý.................................................................................................17

1.1.5     Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..................................18

1.1.6     Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.19

1.1.7     Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án....20

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án..............................................21

    1.2.1.       Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án. ...................................................................21

1.2.1.1. Khai trường.............................................................................................22

Biên giới dưới đáy: Đáy khai trường được kết thúc ở độ sâu -20m.........................22

1.2.2.       Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.............................................23

1.2.3.       Các hoạt động của dự án.........................................................................23

1.2.4.       Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ...............23

      1.2.5.       Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường..........................................26

      1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.........................................................................................27

1.3.1.       Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong dự án...........................................27

1.3.2.       Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án ..........................29

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành...........................................................................31

1.4.1.       Hệ thống khai thác..................................................................................31

1.4.2.       Các công nghệ khai thác chính................................................................34

1.4.3.       Công tác chế biến khoáng sản.................................................................41

1.5. Biện pháp tổ chức thi công................................................................................44

1.5.1.       Các hạng mục công trình chính...............................................................44

1.5.2.       Các hạng mục công trình phụ trợ ............................................................49

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án...........................50

1.6.1.       Tiến độ thực hiện dự án...........................................................................50

1.6.2.       Nguồn vốn đầu tư ...................................................................................50

1.6.3.       Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.........................................................50

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................52

     2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................................................52

2.1.1     Điều kiện về địa lý, địa chất.......................................................................52

a) Thành phần thạch học ........................................................................................56

b) Thành phần hóa học...........................................................................................57

c) Tính chất cơ lý...................................................................................................57

a)      Đặc trưng cơ lý của các lớp đất......................................................................58

b) Phân khu địa chất công trình..............................................................................58

c) Các hiện tượng địa chất tự nhiên và địa chất công trình......................................59

2.1.2     Điều kiện về khí hậu, khí tượng..................................................................60

2.1.3     Điều kiện thủy văn.....................................................................................67

2.1.4     Điều kiện về kinh tế - xã hội.......................................................................70

2.2.1.       Hiện trạng các thành phần môi trường.....................................................73

2.2.2.       Hiện trạng tài nguyên sinh vật.................................................................79

2.2.3.       Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật...........................79

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..............................................................................................................83

      3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng ......................................................................................83

3.1.1.       Đánh giá, dự báo các tác động.................................................................83

3.1.2.       Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường................................................113

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành...................................................................................................127

3.2.1.       Đánh giá, dự báo các tác động...............................................................127

3.2.2.       Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường................................................166

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường......................173

3.3.1.       Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án..............173

3.3.2.       Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục...........................................177

3.3.3.       Dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường178

3.3.4.       Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. .179

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 180

3.4.1.       Nhận xét về mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo ...............180

3.4.2.       Mức độ chi tiết của các đánh giá...........................................................182

Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG...............................183

4.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường ..........................................183

4.1.1     Căn cứ thực hiện.......................................................................................183

4.1.2     Phương án 1: thực hiện việc lấp đầy bằng với mức địa hình xung quanh ; tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây trên toàn bộ khai trường. ...........................183

4.1.3     Phương án 2: tạo hồ nước phục vụ tưới tiêu, cải thiện môi sinh, điều hòa vi khí hậu, cấp nước sinh hoạt, sản xuất ...................................................................186

4.1.4     Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án chọn......................................................188

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường............................................................188

4.2.1     Khu vực moong khai thác.........................................................................188

4.2.2     Khu vực sân công nghiệp, khu văn phòng và khu phụ trợ.........................195

4.2.3     Khu vực bãi thải.......................................................................................199

4.2.4     Các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường ngoài biên giới mỏ.................201

4.2.5     Tổng hợp công tác cải tạo, phục hồi môi trường.......................................204

4.3. Kế hoạch thực hiện.........................................................................................206

4.3.1.       Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường............................206

4.3.2.       Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình...................................................................................................207

4.3.3.       Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi, môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường           213

4.3.4.       Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận..........................................................................................215

4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường................................................216

4.4.1.       Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.........................................216

4.4.2.       Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ..................................234

Đơn vị nhận ký quỹ..............................................................................................236

Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................236

5.1     Chương trình quản lý môi trường....................................................................236

5.2     Chương trình quan trắc, giám sát môi trường..................................................244

5.5.5.       Giai đoạn thi công, xây dựng: ...............................................................244

5.5.6.       Giai đoạn vận hành:..............................................................................244

5.5.7.       Cải tạo phục hồi môi trường:.................................................................245

5.5.8.       Quan trắc, giám sát dtm môi trường khác.....................................................245

Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN .............................................................................246

6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng ............................................246

6.1.1.       Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:.....................246

6.1.2.       Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến:.................................................246

6.1.3.       Tham vấn bằng văn bản theo quy định :................................................246

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng...........................................................................246

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...................................................................248

I. Kết luận:............................................................................................................248

II.      Kiến nghị:.......................................................................................................249

III.    Cam kết ..........................................................................................................249

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về dự án

1.1.1Tên d án:

Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng đến cote -20m mỏ đá....., diện tích 36,65ha, công suất khai thác 1.000.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương 1.475.000m3 đá nguyên khai/năm tại thị trấn Phước Vĩnh và xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

1.1.2 Tên chủ dự án:

Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng .........

Địa chỉ: ......., phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: ......... Fax: ..........

Người đại diện theo pháp luật: ......... - chức vụ:Tổng Giám đốc;

1.1.3 Tiến đ thực hiện dự án.

Bảng1.1: Tiến độ thực hiện dự án

1.1.4 Vị trí địa lý

Dự án Mỏ đá xây dựng ........ nằm trên 2 địa bàn thuộc thị trấn Phước Vĩnh và xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Khu vực thăm dò cách thành phố Hồ Chí Minh 80km về phía Đông Bắc và cách TP.ThủDầu Một 50km. Từ trung tâm thị trấn Phước Vĩnh đi theo đường ĐH.501 khoảng 5km là vào khu mỏ.

Diện tích khu vực thăm dò 20,0ha được xác định bởi các điểm khép góc 1, 2, 3B, 4B, 5, 6 có tọa độ theo hệ VN2000, kinh tuyến trục 105º45’, múi 3º tỉnh Bình Dương như sau:

1.1.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.

Nhu cầu sử dụng đất của dự án: 36,65 ha, Trong đó:

‑ Diện tích khai trường: 20,0ha

‑ Diện tích công trình phụ trợ: 16,65 ha, bao gồm các hạng mục

+ Diện tích sân công nghiệp, bệ máy nghiền, đường nội bộ ... : 8,60 ha

+ Diện tích bãi thải tạm (bên ngoài): 5,77 ha

+ Diện tích các công trình phụ trợ (Đê bao, hệ thống thoát nước...): 2,28ha

- Để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư khai thác trên diện tích mỏ là 20ha và các công trình phụ trợ, Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đã tiến hành sang nhượng đất đai đến thời điểm hiện tại trên tổng diện tích 36,65ha (bao gồm cả phần đất trong ranh mỏ và ngoài ranh mỏ phục vụ làm công trình phụ trợ). Cụ thể:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 36,65 ha bao gồm các thửa: 317, 313, 6, 1, 3, 309, 34, 451, 59,60,61,62,63,64,65, 81,82,83,84,85, 401, 450, 40, 114, 405, 418, 453, 416, 346, 347, 348, 349,350,351,352,353, 354, 355, 356, 357, 358, 359, 360, 361, 362, 424, 129, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 176, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 420, 474, 273, 266, 267, 268, 269, 270, 271, 256, 257, 247, 279, 280, 274, 275, 304, 167, 389, 390, 408, 182, 183, 184, 185, 168, 169, 170, 171, 177, 178, 179, 180, 172, 210, 196, 197, 198, 199, 281, 282, 283, 284, 285, 290, 291, 292, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 407, 385, 423, 278, 391, 387, 386, 215. (Kèm theo giấy biên nhận đã thực hiện nộp hồ sơ xin chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đàu tư theo quy định)

Toàn bộ diện tích đất khu vực dự án nằm trong Quy hoạch khoáng sản của UBND tỉnh Bình Dương theo các Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 26/09/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 27/06/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Bình Dương về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án (đính kèm phần phụ lục).

1.1.6 Khoảng cách t d án tới khu dân khu vực yếu t nhạy cm về môi trường.

1.1.6.1 Các đối tượng tự nhiên khu vực dự án

Đc điểm địa hình: Khu vực xung quanh phạm vi dự án có địa hình sườn đồi thấp nằm bên cạnh suối Nước Vàng. Độ cao của địa hình thay đổi từ 30,0÷54,0m, thấp dần xuống phía suối. Địa hình tương đối bằng phẳng, góc nghiêng bề mặt từ 3÷7o và thấp dần về phía suối Nước Vàng.

Tại diện tích khu vực dự án phần lớn là đất trồng cây cao su xen lẫn một số cây bụi nhỏ, độ che phủ tốt. Với địa hình như trên rất thuận lợi cho công tác làm đường, mở moong khai thác sau này ở phần phía Tây khu mỏ giáp bờ trái suối Nước Vàng.

Đc điểm giao thông vận tải: Giao thông trong vùng tương đối phát triển. Đường giao thông chính là đường nhựa ĐT 741 nối liền thị trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo) với huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước ở phía Đông Bắc.

Từ mỏ đi theo đường hiện hữu mà công ty đang sử dụng để ra đường ĐH.501 sau đó đi về phía trung tâm thị trấn Phước Vĩnh sẽ nối với đường ĐT 741 bằng đường trải nhựa dài 5km, đường này có xe cơ giới lớn có thể chạy được. Các đường giao thông khác trong huyện đều là đường cấp phối.

Mạng lưới sông suối: Trong khu vực thăm dò mạng lưới sông suối tương đối phát triển. Suối Nước Vàng chảy phía Tây khu vực thăm dò. Suối Nước Vàng hầu như có nước quanh năm. Mùa khô, nước chảy lặng; mùa mưa nước dâng cao và chảy khá xiết. Suối có độ dốc thoải, chiều rộng lòng khoảng từ 2-4m, chiều sâu từ 1-3m. Mùa mưa nước dâng cao có đoạn rộng đến 10m.

Suối Nước Vàng chảy theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Khi chảy về phía Nam khu mỏ thì hợp lưu với suối Giai đổ vào sông Bé.

Khoảng cách gần nhất của ranh mỏ (tại điểm góc số 1) đến suối Nước Vàng là khoảng 35m, theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 - Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thì mỏ đá xây dựng Tam Lập 3 nằm ngoài phạm vi hành lang bảo vệ nước đối với sông, suối, kênh, rạch.

Trong lòng suối thuộc khu vực mỏ một số nơi gặp đá granodiorit lộ dạng tảng lớn nằm trong lòng suối hoặc tạo nên một bề mặt khá phẳng có chiều dài hàng trăm mét, rộng vài chục mét.

Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực mỏ tương đối phát triển. Thư tín được chuyển theo đường bưu điện hàng ngày, có các dịch vụ chuyển phát nhanh. Mạng lưới điện thoại cũng phát triển: Điện thoại cố định lắp đặt dễ dàng, các mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đều phủ sóng rộng khắp và ổn định.

1.1.6.2 Các đối tượng kinh tế - xã hội

- Dân cư: Khu vực dự án cách đường ĐH 501 gần nhất khoảng 200m, dân cư sống rải rác trên tuyến đường ĐH 501. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh, có đời sống kinh tế văn hóa khá phát triển. Nghề nghiệp chính là nông nghiệp, trồng hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi gia cầm. Trong diện tích khai thác mỏ không có dân cư sinh sống, ngoại trừ các lều tạm thời của dân dùng để nghỉ ngơi khi khai thác mủ cao su hoặc làm vườn.

- Kinh tế: Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách thị xã Thủ Dầu Một 45 km và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước. Khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công Nghiệp - Dịch vụ: 37,5% - 33,6% - 28,9%; Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4.459,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,74%; Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.260 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 12,82% (đạt Nghị quyết đề ra tăng 12% - 14%); Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.329 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,52%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 66 triệu đồng/người/năm. Lưới điện quốc gia phủ kín 70/70 khu, ấp với tỷ hộ sử dụng điện đạt 99,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%. Đến nay có 33/39 (85%) trường lầu hóa, 100% trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục đào tạo được duy trì ổn định và nâng lên.

Huyện đã được tỉnh phê duyệt 5 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Tam Lập 1 (61,224 ha), Cụm công nghiệp Tam Lập 2 (52,01 ha) Cụm công nghiệp Tam Lập 3 (70,31 ha) và Tam Lập 4 (50,66 ha) và cụm công nghiệp Phước Hòa (66,62 ha). Toàn huyện có 573 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN hoạt động, tăng 201 doanh nghiệp, giá trị sản xuất đạt 4.260 tỷ đồng. Công nghiệp phát triển đã đóng góp tích cực trong tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển (Số liệu đến cuối 2020). (UBND huyện Phú Giáo, 2021)

1.1.7 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.

- Mc tiêu:

Dự án khai thác mỏ đá xây dựng Tam Lập 3 tại thị trấn Phước Vĩnh và xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương xuất phát từ nhu cầu của thị trường về nguồn nguyên vật liệu xây dựng, đồng thời đảm bảo phù hợp với chủ trương quy hoạch tài nguyên khoáng sản của tỉnh.

Mục tiêu đặt ra của dự án là nhằm đảm bảo tăng nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cũng như các công trình đường giao thông nông thôn khu vực lân cận. Đồng thời qua đó dự án cũng góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

- Loại hình: khai thác và chế biến đá xây dựng

- Quy mô, Công suất khai thác:

Nhu cầu sử dụng đất của dự án: 36,65 ha, Trong đó:

‑ Diện tích khai trường: 20,0ha

‑ Diện tích công trình phụ trợ: 16,65 ha, bao gồm các hạng mục

+ Diện tích sân công nghiệp, bệ máy nghiền, đường nội bộ ... : 8,60 ha

+ Diện tích bãi thải tạm (bên ngoài): 5,77 ha

+ Diện tích các công trình phụ trợ (Đê bao, hệ thống thoát nước...): 2,28ha

Công suất khai thác: Khai thác xuống sâu cote -20m, công suất khai thác 1.000.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương 1.475.000 m3 đá nguyên khai/năm,

Công nghệ sản xuất:

- Quy trình khai thác: Mở vỉa khu vực phía Tây Nam khu mỏ (khu vực mốc số 1 và mốc số 4) àKhoan, nổ mìn, xúc bốc àChế biến tại bãi (nghiền, đập, phân loại thành sản phẩm đá 1x2, 4x6, 0x4 và sản phẩm phụ đá mi) àLưu bãi chứa àTiêu thụ.

- Quy trình công nghệ sản xuất đá: đá nguyên khai àbunke cấp liệu (băng chuyền xích) ànghiền thô àbăng tải àmáy sàng ànghiền côn àbăng tải àbãi chứa.

- Loại cấp công trình: Công trình công nghiệp (khai thác mỏ vật liệu xây dựng), cấp III

- Các đá sau nổ mìn được xay nghiền chế biến thành sản phẩm bao gồm các loại đá 1x2, 4x6, 0x6 và đá mi. Các Sản phẩm này được đăng ký hợp chuẩn, hợp quy theo quy định hiện thành.

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án: 36,65 ha, Trong đó:

‑ Diện tích khai trường: 20,0ha

‑ Diện tích công trình phụ trợ: 16,65 ha, bao gồm các hạng mục

+ Diện tích sân công nghiệp, bệ máy nghiền, đường nội bộ ... : 8,60 ha

+ Diện tích bãi thải tạm (bên ngoài): 5,77 ha

+ Diện tích các công trình phụ trợ (Đê bao, hệ thống thoát nước...): 2,28ha

1.2.1.1. Khai trường

Biên giới trên mặt: Nằm trong khu vực đã được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng đá xây dựng đạt yêu cầu, thuộc các khối cấp trữ lượng 121, 122. (Căn cứ theo TCVN 5326-2008).

- Chiều dài trên mặt: 517m ÷ 543 m

- Chiều rộng trên mặt: 315m ÷ 493 m

- Diện tích trên mặt: 20 ha

- Cao độ trên mặt: +32m ÷ +53m

Biên giới dưới đáy: Đáy khai trường được kết thúc ở độ sâu -20m.

- Chiều dài dưới đáy: 417m

- Chiều rộng dưới đáy: 201m - 406m

- Diện tích dưới đáy: 10,4 ha

- Cao độ kết thúc: -20m

1.2.1.2.     Sân công nghiệp và bãi thải

- Mặt bằng sân công nghiệp mỏ bố trí khu vực trạm nghiền sàng đá, bãi chứa đá thành phẩm, trạm biến áp. Được thiết kế nằm ở phía Tây Nam khu mỏ (gần sân công nghip mỏ Phước Vĩnh) với tổng diện tích 8,6ha.

- Bãi thải: Tổng khối lượng nguyên khối đất phủ cần phải bóc trong toàn mỏ là 1.634.105 m3 nguyên khối ≈ 2.107.995 m3 nguyên khai. Toàn bộ khối lượng đất phủ này, theo trình tự khai thác được xử lý như sau:

* Giaiđoạn 1(nămđầu XDCB):đấttầngphủ đượcsửdụng đắp đườngvậnchuyển, đắp đê bao, xây dựng khu chế biến (theo tính toán khối lượng XDCB)

- Khối lượng XDCB (Đê bao, bờ kè, đường VC…): 245.071m3 nguyên khối ≈ 316.142 m3 nguyên khai

* Giai đoạn 2 (giai đoạn khai thác): Sẽ được tiêu thụ trực tiếp và đổ thải tạm vào bãi thải ngoài.

Vị trí bãi thải được bố trí nằm phía Bắc khu mỏ có cao độ kết thúc đổ thải tại cote +65m. (Thể hiện trên bản đồ các năm khai thác của mỏ) diện tích đổ thải 5,77ha, chiều cao phân tầng đổ thải trung bình tối đa ≤ 5m, tổng chiều cao bãi thải ≤ 25m.

1.2.1.3.  Đê bao, rãnh thoát nước

Các công trình như đê bao ngăn nước, rãnh thoát nước mỏ là: 2,28ha.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.

Các hạng mục công trình phục vụ cho mỏ được thiết kế đơn giản, quy mô phù hợp với thời gian tồn tại của mỏ nhằm giảm chi phí đầu tư, tận dụng nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.

Bảng 1.3: Tổng hợp công trình phụ trợ mỏ

1.2.3. Các hoạt động của dự án.

Các hoạt động của dự án bao gồm:

- Hoạt động xây dựng cơ bản.

- Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển sản phẩm.

- Hoạt động khoan, nổ mìn.

- Hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị.

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1.2.4.1 Phương án thu gom và thoát nước mưa, nước thải sản xuất

- Xây dựng tuyến đê bao xung quanh mỏ nhằm ngăn nước từ suối nước Vàng và nước mặt từ các khu vực xung quanh mỏ chảy vào moong khai thác (Tuyến 1 – giáp suối nước Vàng: dài 700m, cao 5m, rộng mặt 10m, rộng đáy 20m; Tuyến 2 – khu vực còn lại phía Đông Nam và Đông mỏ: dài 1.709 m, cao 2m, rộng mặt 2m, chân đê 6m).

- Rãnh thoát nước được đào ngoài đê bao dọc ranh phía Đông, phía Nam mỏ, quanh bãi thải và xung quanh khu vực sân công nghiệp để thoát nước mặt.

+ Đoạn rãnh thoát nước xung quanh ranh mỏ và bãi thải dài 2.000 m có kích thước như sau: chiều rộng trên mặt 3 m, đáy 2m, chiều sâu trung bình 1,5m. Độ dốc dọc 2%.

+ Đoạn rãnh thoát nước xung sân công nghiệp dài 1.172 m có kích thước như sau: chiều rộng trên mặt 1,5m, đáy 1m, chiều sâu trung bình 1m. Độ dốc dọc 2%.

- Nước thải từ đáy moong khai thác àHố thu (kích thước hố 75mx40mx5m) àBơm (công suất bơm 1000 m3/h) vào hố lắng đặt ở phía Tây mỏ (sâu 5m, diện tích 3.000 m2) à suối nước Vàng.

- Quy chuẩn xả thải: QCVN 40:2011/BTNMT– Cột A, Kq=0,9; Kf=0,9.

- Nước thải sinh hoạt àXử lý qua bể tự hoại cải tiến àtự thấm.

1.2.4.2 Hệ thống đê bao, rãnh ngăn nước mặt · Đê bao ngăn lũ

Đê bao được bố trí đắp dọc theo suối Nước Vàng bắt đầu từ mốc số 1 mỏ Tam Lập đến hết ranh đất phía Nam kết nối với tuyến đê mỏ Tam Lập của công ty Hưng Thịnh với mục đích để ngăn nước chảy từ suối Nước Vàng vào moong khai thác nhất là mùa mưa lũ đồng thời là đường vận chuyển kết nối moong khai thác với bãi thải, kết nối moong khai thác với mặt bằng khu chế biến.

Để đảm bảo ngăn nước chảy vào moong từ tuyến suối này, cần phải căn cứ vào cao trình đỉnh lũ lớn nhất vào mùa mưa, quan trắc được trong quá trình thăm dò là: khu vực thượng lưu (mốc 1) mức +39m. (Nguồn: Căn cứ tài liệu tại Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá Tam Lập 3 đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 23/02/2022)

Căn cứ TCVN 9902:2015 – Yêu cầu thiết kê đê sông như sau: Cấp công trình đê sông xác định theo tiêu chí về lưu lượng lũ thiết kế của sông: công trình cấp V theo bảng A2, phụ lục A (với lưu lượng < 500 m3/s)

Cao trình đỉnh đê được xác định theo công thức sau: Zđ = Htk + DH + Hsl + a + b

Trong đó:

Zđ là cao trình đỉnh đê, m;

Htk là mực nước thiết kế đê, m, Htk = +39 m

DH là chiều cao nước dềnh do gió gây nên, m; lấy DH = 0,1 m

Hsl là chiều cao sóng leo, m; Chọn Hsl = 0,25 m

a là độ gia cao an toàn của đê, m, lấy theo bảng 7 là a = 0,2 mb là độ dâng cao của mực nước sông do ảnh hưởng của mực nước biển dâng, m. Chọn b = 0 m

Thay số ta có: Zđ = 39 + 0,1 + 0,25 + 0,2 = 39,55 m

Trong thiết kế này chọn Zđ = +40 m

Do đó, chọn kích thước đê bao điển hình của tuyến này như sau:

+ Chiều cao đắp: 5m, cote mặt đê lớn hơn cao trình đỉnh lũ là 1m

+ Chiều rộng mặt: 10m, đáy 20 m. (thoả mãn chiều rộng mặt đê tối thiểu chọn theo bảng 8 là 3 m)

+ Mái ta luy: 1:1

· Đắp đê bao ngăn nước mặt.

Tuyến đê bao ngăn nước mặt nhằm mục đích ngăn nước mặt tràn vào moong khai thác khi khai thác mỏ. Đê bao đắp dọc theo ranh mỏ phía Đông, phí Nam và bao quanh bãi thải. Đê bao ngăn nước mặt được thiết kế với các thông số như sau:

+ Chiều rộng mặt đê 2m, chiều rộng chân đê 6m;

+ Chiều cao đê 2m so mới mặt bằng thực tế tại vị trí đắp.

+ Góc nghiêng mái taluy đắp 45 độ.

+ Chiều dài toàn bộ tuyến đê 1.709 m

1.2.4.3 Công trình và thiết bị thoát nước

a/ Hố bơm:

Hố thu nước được đào với mục đích thu gom và lắng sơ bộ nước từ khu vực khai thác. Vị trí hố bơm tại đáy moong khu vực phía Tây mỏ (xem bản đồ tổng mặt bằng). Kích thước hố bơm: 75m x 40m x 5m

b/ Hố lắng:

Hồ lắng khai trường: đặt trên bề mặt mỏ nhằm mục đích lắng các thành phần hạt lửng lơ trong nước bơm từ moong lên. Vị trí: đặt ngoài bờ bao phía Tây mỏ; Chiều sâu: 5m, Kích thước tối thiểu hố lắng: S= 3.000 m2.

Hố lắng sân công nghiệp: có thể tích 270m3. Vị trí: gần trạm cân đá hộc, phía Đông sân công nghiệp

Hố lắng bãi thải: có thể tích 270m3. Vị trí: phía Bắc bãi thải

c/ Trạm bơm:

Theo tính toán tại thiết kế cơ sở của dự án: Số lượng máy bơm cần sử dụng là 02 chiếc (01 dự phòng), Lưu lượng Q = 1.000 m3/h; Chiều cao cột áp: h = 65m

Mặt khác khi khai thác xuống sâu để có phương án xử lý lượng nước chảy xuống moong nhiều bất thường tại một thời điểm cục bộ do mưa lớn kéo dài nhiều ngày thì thiết kế đã chọn giải pháp khai thác đáy moong hai hoặc nhiều cấp nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Như vậy vào mùa mưa, đặc biệt vào thời điểm mưa nhiều không bố trí máy móc làm việc dưới moong phía dưới cùng mà bố trí máy móc làm việc tại các moong phía trên. Lúc này moong phía dưới cùng sẽ chứa toàn bộ lượng nước mưa cho những ngày mưa lớn kéo dài.

1.2.4.4 Nguồn tiếp nhận nước thải

- Nước thải từ đáy moong khai thác àHố thu àBơm (công suất bơm 1000 m3/h) vào hố lắng đặt ở phía Tây mỏ àsuối nước Vàng.

Như vậy, nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực dự án là suối Nước Vàng cách ranh mỏ gần nhất là 35m về phía Tây.

- Điều kiện thủy văn của suối nước Vàng: Lòng suối Nước Vàng chảy theo hướng từ Bắc –Nam đoạn qua khu vực dự án có chiều rộng từ vài chục mét đến >100m. Lòng suối dạng chữ U với độ chênh cao từ 2-5m. Nhánh suối Nước Vàng có nước chảy quanh năm. Về mùa khô dòng chảy có lưu lượng nhỏ nhưng về mùa mưa nước từ các sườn đồi đổ xuống tạo dòng chảy có lưu lượng khá lớn. Hiện nay chưa có số liệu quan trắc dọc theo nhánh suối này. Theo mô tả của người dân địa phương thì mực nước suối khi mưa lớn có thể ngập lên cao 6-7m. Như vậy một phần diện tích dự án sẽ bị ngập khi trời mưa lớn. Các mương thoát nước, rãnh xói trong khu vực thăm dò chỉ có nước tạm thời về mùa mưa. Các nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác sau này. Vì vậy, trong quá trình khai thác sau này phải tiến hành đắp đê bao quanh mỏ và dọc theo suối Nước Vàng để tránh hiện tượng nước mặt tràn vào moong khai thác.

1.2.4.5 Khu vực lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường

Công ty bố trí sử dụng các thùng chứa rác để lưu giữ CTSH, các vị trí đã được bố trí như sau: Khu vực văn phòng: 01 thùng nhựa, 15L ; 01 thùng nhựa 50L, 02 thùng nhựa 240L ; Khu vực trạm cân: 02 thùng nhựa 5L.

- Đối với chất thải nguy hại:

Khu vực lưu giữ CTNH có diện tích 6m2, tường bằng tôn, nền bê tông dày 0,2m, xây gờ cao 0,2m, bên trong có hố thu chất thải lỏng nếu có nguy cơ chảy tràn, có mái che nắng mưa, có lỗ thông gió, gắn biển báo khu vực có chất thải nguy hại. Ngoài ra để phòng cháy chữa cháy, kho bố trí một thùng phuy chứa cát, xẻng chữa cháy.

1.2.5. Đánh giá việc lựa chọn công ngh, hạng mc công trình hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

Các hoạt động có khả năng tác động xấu đến môi trường bao gồm:

- Hoạt động xây dựng cơ bản.

- Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển sản phẩm.

- Hoạt động khoan, nổ mìn.

- Hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị.

1.3.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất s dng của d án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong dự án

1.3.1.1 Nguyên liệu sử dụng

Nguyên liệu sử dụng cho dự án là đá nguyên khối được khai thác hàng năm (năm khai thác đạt 100% công suất thiết kế) như sau:

- Dự kiến công suất khai thác tại mỏ đá xây dựng Tam Lập 3 là 1.000.000 m3/năm đá nguyên khối, tương đương 1.475.000 m3/năm đá nguyên khai, với hệ số nở rời là 1,475. Khối lượng bốc phủ năm lớn nhất là 233.444 m3/năm nguyên khối, tương đương 301.142m3/năm nguyên khai, với hệ số nở rời là 1,29.

1.3.1.2 Nhiên liệu sử dụng

* Nhu cầu điện năng: Nhu cầu sử dụng điện được thống kê chi tiết như sau:

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng điện hàng năm

* Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhiêu liệu phục vụ cho dự án chủ yếu là xăng, dầu DO cung cấp cho các thiết bị, xe máy, xe vận tải, … Nhu cầu sử dụng về nhiên liệu được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu hàng năm

1.3.1.3 Vật liệu sử dụng

Nhu cầu vật liệu nổ cần sử dụng hàng năm như sau:

1.3.1.4 Hoá chất sử dụng

Quá trình hoạt động của dự án không sử dụng hoá chất.

1.3.2. Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.2.1 Nguồn cung cấp điện

- Nhu cầu sử dụng điện trong mỏ:

Bng 1.7: Nhu cầu sử dụng điện trong mỏ

- Nguồn cung cấp điện:

Qua bảng trên ta thấy nhu cầu sử dụng điện trong mỏ tính toán là 1.973KVA, lựa chọn lắp đặt 02 trạm biến áp có công suất 1.500 KVA và 750 KVA để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện trong mỏ. Tuy nhiên năm những năm đầu khi công suất chưa đạt 100% công suất thiết kế chỉ cần 01 trạm 1.500KVA là đủ.

1.3.2.2 Nguồn cung cấp nước

- Nước sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống:

Tổng số lao động trong mỏ dự kiến 96 người.

Nước dùng cho sinh hoạt ăn uống, tắm rửa của cán bộ công nhân viên làm việc lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 33-2006 là 120 lít/người/ngày. Tuy nhiên đối với công nhân của mỏ là người địa phương sáng đi tối về, do đó lượng nước dùng cho sinh hoạt ăn uống được tính trung bình là 30 lít/người tương ứng với 2,88 m3/ ngày.

- Nước sử dụng cho sản xuất:

Nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là phun sương chống bụi cho các máy nghiền, tưới đường để chống bụi.

+ Lượng nước sử dụng cho 01 máy nghiền là 1 m3/h. Mỗi máy trung bình ngày làm 8 giờ, lượng nước yêu cầu cho 04 máy hoạt động là 32 m3 ngày.

+ Lượng nước sử dụng để tưới đường vào mùa khô là 10 xe * 9m3 = 90 m3 ngày.

Tổng nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất là 122 m3/ngày.

- Phương án cấp nước: Phương án cấp nước chủ yếu được lấy từ các nguồn sau:

Theo báo cáo kết quả thăm dò của dự án đặc điểm nước dưới đất của khu vực này tầng chứa nước mỏng, không có khả năng chứa nước, trữ lượng nước ngầm không cao, không đủ khả năng cấp nước cho dự án. Ngoài ra, theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt suối Nước Vàng cho thấy, cácchỉ tiêu chất lượng nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Theo đó, nguồn cung cấp nước theo từng giai đoạn hoạt động của mỏ cụ thể như sau:

Giai đoạn xây dựng cơ bản: sử dụng nước đóng bình để cung cấp nước cho sinh hoạt.

Giai đoạn khai thác, chế biến:

+ Nước cấp cho sinh hoạt: sử dụng nước mặt àbể chứa àmáy lọc nước àbể chứa nước cấp cho sinh hoạt.

+ Nước sản xuất:

Giai đoạn đầu sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt suối Nước Vàng.

Giai đoạn sau: Nước sản xuất và bảo vệ môi trường (tưới đường, phun sương), PCCC được lấy từ hố thu nước trong khai trường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cụm công nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com