Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Sản xuất nhựa biến đổi tính chất và sản xuất đèn led thông minh

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Sản xuất nhựa biến đổi tính chất và sản xuất đèn led thông minh. Sản xuất, gia công các loại đèn led dây: 150.000 dây/năm. Sản xuất hạt nhựa PE và PVC: 8.000 tấn/năm

Ngày đăng: 01-07-2024

185 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................iii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................v

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................6

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................................................6

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................................................6

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............6

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư: .........................................................................6

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản

xuất của dự án đầu tư..............................................................................................7

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.........................................................................12

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ

DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................12

1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng .........12

1.4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động.......................13

1.4.3. Nguồn cung cấp điện, nước........................................................................18

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................18

1.5.1. Vị trí địa lý..................................................................................................18

1.5.2. Tiến độ thực hiện dự án..............................................................................19

1.5.3. Tổng mức đầu tư.........................................................................................19

1.5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...........................................................20

1.5.5. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án.................................................20

1.5.6. Các hạng mục công trình của dự án ...........................................................21

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.............................................................23

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG....23

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

MÔI TRƯỜNG.........................................................................................................23

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................................................................................25

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ

ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG.................................................................................................................26

4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN

PHÁP BO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY

DNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................................................................26

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động....................................................................26

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ...............35

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH.39

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động....................................................................39

4.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ...............51

4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG..................................................................................................................65

4.4. NHẬN XÉT MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH

GIÁ, DỰ BÁO..........................................................................................................66

CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG

ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...............................................................68

CHƯƠNG VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.....69

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI...........................69

6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI ...............................69

6.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG..........70

(hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30)................................71

6.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:................................................71

CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ

LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA

DỰ ÁN......................................................................................................................72

7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI.........................................................................................................................72

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.....................................................72

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý chất thải:..........................................................................................72

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI ĐỊNH KỲ..........................73

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM......73

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................74

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Chủ dự án: Công ty TNHH Công nghệ ..........

- Địachỉ:........,xã Đông Xuân,huyện Đông Hưng,tỉnh Thái Bình.

- Điện thoại: .........

- Người đại diện theo pháp luật: .........;     Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên mã số doanh nghiệp ......, đăng ký lần đầu ngày 07/02/2024.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án ........., chứng nhận lần đầu ngày 02/02/2024.

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên dự án đầu tư “Dự án sản xuất nhựa biến đổi tính chất và sản xuất đèn led thông minh” (Sau đây gọi tắt là Dự án).

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .............. huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

- Vị trí thuê nhà xưởng của dự án:

+ Phía Đông: Giáp nhà xử lý bông của Công ty Cổ phần dệt may Đông Phong;

+ Phía Tây: Giáp Công ty TNHH Neoneon;

+ Phía Nam: Giáp xưởng sản xuất số 1 và sân đường nội bộ của Công ty Cổ phần dệt may Đông Phong.

+ Phía Bắc: Giáp Công ty TNHH Neoneon .

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: UBND tỉnh Thái Bình.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:

- Công suất thiết kế (Năm kinh doanh ổn định):

+Sản xuất hạt nhựa PE và PVC: 8.000 tấn/năm.

+Sản xuất, gia công các loại đèn led dây: 150.000 dây/năm.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Quy trình sản xuất hạt nhựa PE:

Sơ đồ quy trình:

Hình 1. 1 Quy trình sản xuất hạt nhựa PE

Thuyết minh:

Nguyên liệu chính của quy trình sản xuất là hạt nhựa và chất phụ gia (bột màu). Nhựa được sử dụng là hạt nhựa nguyên sinh, được nhập về từ các đơn vị cung cấp có uy tín trong và ngoài nước.

- Nhập liệu và chuẩn bị trước sản xuất: Cân nguyên liệu thô đạt tiêu chuẩn theo bảng hướng dẫn công thức để đảm bảo tỷ lệ các thành phần trong một xi lanh đơn là chính xác để đảm bảo tính năng sản phẩm ổn định và nhất quán.

- Phối màu: Phối màu nguyên liệu thô của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng về màu sắc sản phẩm.

- Trộn: Cho nguyên liệu thô, chất phụ gia và chất độn vào thiết bị trộn, trộn đều bằng máy khuấy tốc độ cao hoặc các phương pháp trộn khác để đảm bảo phụ gia được phân tán đều trong hạt nhựa.

- Hỗn hợp: Màu và các nguyên liệu thô, phụ gia, chất độn sau khi trộn tạo thành hỗn hợp.

- Đùn: Cho hỗn hợp đã trộn đều vào máy đùn.Trong máy đùn, quá trình gia nhiệt thùng và cắt trục vít sẽ nóng chảy, phân tán, trộn và nén vật liệu, sau đó đẩy vào tấm lọc máy đùn, miệng khuôn để tạo thành các dải vật liệu biến đổi đồng nhất.

- Làm mát: Sử dụng nước làm mát để làm mát và định hình các dải vật liệu ép đùn để duy trì hình dạng và kích thước đồng nhất.

- Cắt hạt: Cắt các dải vật liệu được máy đùn biến đổi thành các hạt hình trụ có chiều dài thích hợp.

- Lọc: Sau khi cắt ra phẩm hạt nhựa, công nhân sẽ lọc các hạt đạt tiêu chuẩn (các hạt phải đồng nhất về mặt trực quan để tạo thuận lợi cho khách hàng gia công xử lý).

- Đóng gói, lưu kho và xuất cho khách hàng: Sản phẩm sau khi hoàn thiện được đóng gói, lưu kho và xuất cho khách hàng.

b. Quy trình sản xuất hạt nhựa PVC:

Sơ đồ quy trình: 

Hình 1. 2 Quy trình sản xuất hạt nhựa PVC

Thuyết minh quy trình:

- Xuống đơn và lĩnh liệu: Nhận đơn của khách hàng và lĩnh nguyên liệu để sản xuất. Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ đưa xuống quy trình chia liệu để sản xuất sản phẩn, nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ trả lại kho nguyên liệu.

- Chia liệu: Chuẩn bị nguyên liệu thô ( hạt nhựa, chất chống cháy, chất độn, chất làm dẻo, chất ổn định, chất điều chế, chất bôi trơn, v.v.) theo công thức và chia chúng theo thành phần;

- Công đoạn trộn: Cho nguyên liệu đã chia vào xi lanh trộn tốc độ cao, khuấy đều và đun nóng;

- Công đoạn ép đùn: Sau khi các vật liệu hỗn hợp đi vào máy đùn, nấu chảy. Sau đó được ép đùn từ đầu khuôn của máy đùn để tạo thành dải.

- Làm mát: Các vật liệu sản phẩm cần làm mát bằng nước được ép đùn từ khuôn máyđùnvàsauđóđượclàmmáttrongbểnướctrướckhiđượccắtthànhdạnghạt.

- Lọc: Sau khi cắt ra phẩm hạt nhựa, công nhân sẽ lọc các hạt đạt tiêu chuẩn (các hạt phải đồng nhất về mặt trực quan để tạo thuận lợi cho khách hàng gia công xử lý).

- Kiểm tra và cân sản phẩm: Sản phẩm sau khi đã hình thành dạng hạt được kiểm tra . Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển lại kho sản phẩm lỗi.

- Công đoạn đóng gói: Đóng gói theo yêu cầu đóng gói (bao bì, trọng lượng, nhãn mác…) sau đó đưa vào kho thành phẩm.

c. Quy trình sản xuất lắp ráp đèn dây trang trí:

Thuyết minh quy trình:

- SMT: Kỹ thuật lắp ráp bề mặt (viết tắt của Surface Mounted Technology), đầu tiên, cao hàn được in lên bề mặt của bảng mạch in (PCB), sau đó các linh kiện gắn trên bề mặt (SMD) được gắp và gắn lên PCB bằng máy, sau đó nung lại ở nhiệt độ cao, làm tan chảy cao hàn để hàn PCB và các linh kiện lại với nhau.

- Khuấy keo silica : keo silic là sản phẩm thân thiện môi trường, trước khi tạo ra keo silic thì cao su thô và chất lưu hóa cần được trộn đều hỗn hợp này bằng máy trộn hỗn hợp.

- Thành hình đèn chuỗi: vật liệu cao su chưa thành hình được đi qua máy ép khuôn thông qua áp suất quay trục vít của máy đùn. Sau đó được tạo thành hình từ khuôn ép trong quá trình trộn hỗn hợp của cao su thô và chất lưu hóa để cô đặc lại.

- Ghi đĩa chương trình: Phần mềm công tác của sản phẩm được ghi vào bộ vi điều khiển trong sản phẩm thông qua máy tính và các công cụ chuyên nghiệp để sản phẩm hoạt động bình thường, tương tự như cài đặt hệ điều hành trên máy tính.

- Sản phẩm đạt yêu cầu được đóng gói và lưu kho chờ xuất hàng.

Quy trình sản xuất chủ yếu là lắp ráp đèn từ những nguyên vật liệu bán thành phẩm cho nên lượng chất thải sản xuất không đáng kể.

1.3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Dự án đã lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, thiết bị mới, tính tự hóa cao nên công suất cao và giảm chi phí sản xuất và giá xuất khẩu đảm bảo tính cạnh tranh. Dây chuyền công nghệ có những điểm nổi bật sau:

Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là:

- Công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao.

- Phù hợp với quy mô đầu tư đã được lựa chọn.

- Sử dụng lao động, năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý.

- Chất lượng sản phẩm được kiểm nghiệm trong suốt quá trình sản xuất.

- Đảm bảo an toàn cho môi trường.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

+Sản xuất hạt nhựa PE và PVC: 8.000 tấn/năm.

+Sản xuất, gia công các loại đèn led dây: 150.000 dây/năm.

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng

1.4.1.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu chính

Dự án thuê 02 nhà xưởng của Công ty Cổ phần dệt may Đông Phong tại KCN Gia Lễ, dự án đã được hoàn thiện thi công xây dựng các hạng mục công trình. Công ty TNHH công nghệ Siliver Age Việt Nam chỉ cải tạo, lắp ráp các bức vách ngăn khu vực, các nguyên liệu sử dụng trong quá trình cải tạo nhà xưởng không đangs kể nên chủ dự án không thực hiện thống kê giai đoạn này.

1.4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động

1.4.2.1. Danh mục máy móc sử dụng trong giai đoạn hoạt động

Bng 1. 1 Danh mục máy móc thiết bị chính phục vụ sản xuất

Ngoài các máy móc phục vụ sản xuất, dự án còn đầu tư thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho văn phòng của nhà máy như điện thoại, máy vi tính, máy photo-copy, máy fax, bàn ghế, điều hòa,… Chủ dự án camkết: Các thiết bị máy móc được sử dụng không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam.

1.4.2.2. Nhu cầu về nguyên, vật liệu trong giai đoạn hoạt động của dự án

Các nguyên liệu chính của dự án được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, HànQuốc, NhậtBảnvà các nhà cung ứngtrongnước. Nhucầusửdụngnguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy được ước tính như sau:

1.4.2.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn hoạt động của dự án

Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của dự án được mua từ các nhà cung ứng trong nước, bao gồm các loại sau:

Bảng 1. 3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn hoạt động của dự án

1.4.2.5. Nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn hoạt động của dự án

Lượng điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt tại dự án ước tính khoảng 40.000kw/ngày.

1.4.2.6. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động của dự án

Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy bao gồm: Nước cấp cho hoạt động sản xuất; nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt; nước rửa đường, tưới cây; nước PCCC.

- Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt:

+ Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến sẽ có 100 lao động. (trong đó cấp quản lý 10 người và lao động trực tiếp là 90 người).

Căn cứ TCVN 13606:2023: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình lượng nước cấp phục vụ cho sinh hoạt tại nhà máy là:

+ Nước thải sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt > 20 Kcal/m3/h: 45/lit/người/ca: (90 người x 45/lit/người/ca)/1.000 = 4,05 m3/ngày

+ Nước thải sinh hoạt đối với phân xưởng tỏa nhiệt < 20 Kcal/m3/h: 25/lit/người/ca: (10 người x 25/lit/người/ca)/1.000 = 0,25 m3/ngày Vậy lượng nước phục vụ cho sinh hoạt tại nhà máy là 4,3 m3/ngày. - Nước cấp cho hoạt động sản xuất:

+ Nước làm mát: Nước làm mát cho công đoạn sản xuất hạt nhựa PE và PVC. Nhà máysử dụng 05 máyép nhựa, thể tích máng làm mát khoảng 2,0 m3/máng, Tổng lượng nước cấp ban đầu khoảng 10,0 m3. Do trong quá trình sản xuất nước bị hao hụt do quá trình bay hơi khoảng 30% lượng nước làm mát, nên hàng ngày nước được bổ sung hao hụt khoảng 3,0 m3/ngày. Nước được tuần hoàn tái sử dụng, không thoát ra ngoài môi trường.

- Nước cấp cho PCCC: Theo TCVN 2622: 1995, lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo ≥10l/s và số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ≥3. Như vậy giả sử đám cháy xảy ra trong vòng 180 phút thì mới có xe chữa cháy thì lưu lượng nước cần thiết để dập đám cháy là 10 l /s x 180 phút x 60 s x 3 = 324.000 lít tương đương với 324m3.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy thức ăn chăn nuôi

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com