Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trung tâm Sản xuất và Chế biến vật liệu xây dựng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trung tâm Sản xuất và Chế biến vật liệu xây dựng với 04 dây chuyền sản xuất: Xưởng sản xuất Gạch không nung.Xưởng sản xuất Cống và cấu kiện đúc sẵn. Trạm bê tông xi măng. Trạm Bê tông nhựa nóng

Ngày đăng: 25-06-2024

143 lượt xem

MỤC LỤC

Chương I..................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................1

1.1.        Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Khoáng Sản ....................1

1.2.        Tên dự án đầu tư.......................................................................................1

1.3.        Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư...............................................8

1.3.1.     Công suất của dự án đầu tư ...................................................................................8

1.3.2.     Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản

xuất của dự án đầu tư...........................................................................................................8

1.3.3.     Sản phẩm của dự án đầu tư:.................................................................................15

1.4.        Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...............................................................................16

1.4.1.     Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho năm hoạt động ổn định.16

1.4.2.     Nhu cầu về điện, nước của dự án........................................................................18

1.5.        Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:..................................................19

1.5.1.     Các hạng mục công trình của dự án:...................................................................19

a.           Các hạng mục công trình chính của dự án:.........................................................19

b.           Các công trình phụ trợ:........................................................................................21

c.           Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ........................21

1.5.2.     Máy móc thiết bị..................................................................................................22

Chương II.............................................................................................27

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG....................................................................................27

2.1.        Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường ....................................................................................27

2.1.1.     Dự án đã tuân thủ theo các quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận:................27

2.1.2.     Ngoài ra dự án đã tuân thủ đúng theo các quy hoạch sau:.................................27

2.2.        Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................28

2.2.1.     Dữ liệu về hiện trạng môi trường........................................................................28

2.2.2.     Hiện trạng tài nguyên sinh vật trên cạn...............................................................28

2.2.2.1. Thực vật................................................................................................................28

2.2.2.2. Động vật...............................................................................................................29

2.2.3.     Hiện trạng tài nguyên sinh vật dưới nước...........................................................29

2.2.4.     Môi trường tiếp nhận nước thải...........................................................................29

2.2.5.     Sự phù hợp của dự án:.........................................................................................30

CHƯƠNG III....................................................................................31

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................31

3.1.        Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của dự án.31

3.1.1.     Thu gom, thoát nước mưa:..................................................................................31

3.1.2.     Thu gom, thoát nước thải: ...................................................................................32

3.1.3.     Công trình xử lý nước thải..................................................................................34

3.2.        Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:...........................................................43

3.2.1.     Hệ thống xử lý bụi trạm trộn bê tông xi măng....................................................43

3.2.2.     Công trình, biện pháp xử lý bụi từ quá trình sản xuất gạch không nung...........46

3.2.3.     Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải từ quá trình cống và cấu kiện đúc sẵn49

3.2.4.     Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển : .............53

3.3.        Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.......................54

3.3.1.     Chất thải sinh hoạt ...............................................................................................54

3.3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..............................................................54

3.3.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt: ....................................................................54

3.3.1.3. Khối lượng chất thải sinh hoạt dự kiến: 10 tấn/năm...........................................55

3.3.1.4. Khu vực lưu trữ chất thải sinh hoạt:....................................................................55

3.3.2.     Chất thải rắn công nghiệp thông thường.............................................................55

3.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường..................................55

3.3.2.2. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường dự kiến: ...........................56

3.3.2.3. Khu vực lưu trữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ..................................56

3.3.3.     Chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát...........................................................58

3.3.3.1. Nguồn chất thải công nghiệp phải kiểm soát:.....................................................58

3.3.3.2. Thành phần chất thải công nghiệp phải kiểm soát:.............................................58

3.3.3.3. Khu vực lưu trữ chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát.................................59

3.4.        Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.....................................59

3.4.1.     Nguồn phát sinh chất thải nguy hại.....................................................................59

3.4.2.     Thành phần chất thải nguy hại.............................................................................59

3.4.3.     Kho lưu trữ chất thải nguy hại.............................................................................60

3.5.        Công trình, biện pháp xử lý tiếng ồn, độ rung....................................................61

3.6.        Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành

thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.........................................................................62

3.7.        Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác...................................................65

3.8.        Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có

hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi ................................................................65

3.9.        Kế hoạch, tiến độ kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,

phương án bồi hoàn đa dạng sinh học:..............................................................................65

3.10.      Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường............................................................................................65

Chương IV...............................................................................67

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ..............................67

4.1.        Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.....................................................67

4.1.1.     Nguồn phát sinh nước thải...................................................................................67

4.1.2.     Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí

xả nước thải:.......................................................................................................................67

4.1.3.     Chất lượng nước thải:..........................................................................................68

4.1.4.     Đơn vị quản lý nguồn tiếp nhận:.........................................................................68

4.2.        Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.......................................................68

4.2.1.     Nguồn phát sinh bụi, khí thải:.............................................................................68

4.2.2.     Vị trí phát sinh bụi, khí thải:(Hệ tọa độ VN-2000 KTT 108o30’, múi 3o).........69

4.2.3.     Phương thức xả thải:............................................................................................69

4.2.4.     Quy chuẩn áp dụng:.............................................................................................69

4.3.        Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung ........................................69

4.3.1.     Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung......................................................................69

4.3.2.     Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (Hệ tọa độ VN-2000 KTT 108o30’, múi 3o).69

4.3.3.     Quy chuẩn áp dụng:.............................................................................................70

4.4.        Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại.................70

4.4.1.     Chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................70

4.4.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..............................................................70

4.4.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt: ....................................................................70

4.4.1.3. Khối lượng chất thải sinh hoạt dự kiến: 10 tấn/năm...........................................71

4.4.2.     Chất thải công nghiệp thông thường...................................................................71

4.4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp thông thường........................................71

4.4.2.2. Thành phần chất thải công nghiệp thông thường: ..............................................71

4.4.3.     Chất thải công nghiệp phải kiểm soát.................................................................71

4.4.3.1. Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp phải kiểm soát......................................71

4.4.3.2. Thành phần chất thải công nghiệp phải kiểm soát:.............................................71

4.4.4.     Chất thải nguy hại................................................................................................72

4.4.4.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại.....................................................................72

4.4.4.2. Thành phần chất thải nguy hại.............................................................................72

Chương V..............................................................................74

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..........................74

5.1.        Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư.....74

5.1.1.     Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.............................................................74

5.1.2.     Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết

bị xử lý chất thải.................................................................................................................75

5.2.        Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định

của pháp luật ......................................................................................................................78

5.2.1.     Chương trình quan trắc chất thải tự động:..........................................................78

Dự án không thuộc đối tượng phải tiến hành quan trắc chất thải tự động.......................78

5.2.2.     Chương trình quan trắc chất thải định kỳ............................................................78

5.2.2.1. Giám sát nước thải sản xuất: ...............................................................................78

5.2.2.2. Giám sát khí thải..................................................................................................78

5.2.2.3. Giám sát nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và CTNH........................................78

5.3.        Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm:..........................................79

Chương VI.........................................................................80

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................................80

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.      Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Khoáng Sản .......

-     Trụ sở chính : ......., Xã Sông Bình, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

-     Điện thoại : .........

-     Đại diện : ......           Chức vụ: Tổng giám đốc

-     Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số: ....... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp, đăng ký lần đầu ngày 26/11/2013; đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 03/07/2023.

1.2.      Tên dự án đầu tư

Theo quyết định Đánh giá tác động môi trường số 441/QĐ-UBND của dự án: “Trung tâm sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng” của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ngày 25/02/2020, diện tích dự án là 8,9 ha và gồm có 04 dây chuyền sản xuất:

+ Xưởng sản xuất Gạch không nung

+ Trạm Bê tông nhựa nóng

+ Trạm Bê tông xi măng

+ Xưởng sản xuất Cống và cấu kiện đúc sẵn

Tuy nhiên do một phần diện tích của dự án (khoảng 3,2 ha) đang thuộc đất của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, hiện công ty đang tiến hành các thủ tục thuê đất theo quy định. Do đó, công ty đang lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án đối với giai đoạn I là khoảng 5,7 ha.

-     Tên dự án đầu tư: “Trung tâm sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng ” phục vụ hoạt động giai đoạn I, gồm có 03 dây chuyền sản xuất:

+ Xưởng sản xuất Gạch không nung

+ Trạm Bê tông xi măng

+ Xưởng sản xuất Cống và cấu kiện đúc sẵn

-     Địa điểm thực hiện dự án: Dự án được thực hiện tại khu đất thuộc thôn Tân Bình, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

-     Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận.

-     Quy mô của dự án đầu tư: Dự án thuộc nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, nhóm B (theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công) với quy mô tổng mức vốn đầu tư là 40.528.000.000 đồng.

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí khu đất dự án

-     Diện tích đất sử dụng của Dự án là 8,9ha, thuộc tờ bản đồ địa hình số hiệu C- 49- 13-B tỷ lệ 1:50.000. Khu Dự án được giới hạn bởi các điểm góc như bảng 1.1.

-     Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp đất trồng cây lâu năm Bảo vệ môi trường Mỏ Núi Dây

+ Phía Nam: Giáp đất khu vực dự án “Khai thác, chế biến đá xây dựng mỏ núi Dây”.

+ Phía Đông: Giáp đất Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận.

+ Phía Tây: Giáp đất khu vực dự án “Khai thác, chế biến đá xây dựng mỏ núi Dây”.

-     Vị trí lô đất thực hiện dự án: tọa độ ranh giới theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108030’, múi chiếu 30 như sau:

Hiện tại Công ty đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 10/09/2020 (11.481,5 m2) và Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 16/07/2020 (45.210,9 m2).

Công ty cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổng diện tích hiện tại là khoảng 5,7 ha

Bảng 1. 2. Bảng kê diện tích dự án đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu

Diện tích còn lại của dự án thuộc đất của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, công ty đang tiến hành thủ tục thuê đất theo quy định.

Phạm vi của dự án

Bảng 1. 4. Phạm vi của dự án

1.3.      Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Công suất của dự án hoạt động giai đoạn I:

Bảng 1. 5. Công suât của dự án_ giai đoạn I

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1.     Công nghệ sản xuất gạch không nung

Hình 1. 2. Mô hình xưởng sản xuất gạch không nung

Hình 1. 3. Sơ đồ xưởng sản xuất gạch không nung

Thuyết minh công nghệ:

-     Silo: Là kho chuyên dụng chứa xi măng: Để đảm bảo hàng tồn cho sản xuất liên tục, 01 silo chứa xi măng thể tích 100 tấn, một silo chứa tro bay 100 tấn. Ngoài kết cấu thép vững chắc còn có hệ thống lọc bụi và van an toàn hạn chế rủi ro, lãng phí nguyên liệu.

-     Máy phối liệu: Gồm 03 phễu chứa nguyên liệu, bộ phận đóng mở xi lanh khí (hoặc băng tải). Hoạt động: Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu (nhờ máy xúc), một phần nguyên liệu được đưa xuống phễu cân. Qua khâu này, nguyên liệu được định lượng chính xác trước khi đưa vào máy trộn.

-     Vít tải: Được gắn vào phần cuối silo có chức năng đưa xi măng vào thiết bị cân. Thiết kế ruột xoắn với độ chính xác cao để đảm bảo định lượng xi măng được chính xác.

-     Thiết bị cân xi: Gồm thùng chứa và cân định lượng. Thông số xi măng sẽ hiển thị về trung tâm điều khiển giúp cho công nhân dễ theo dõi quá trình sản xuất.

-     Máy trộn: Cùng với các cốt liệu (đá mạt, cát, xỉ nhiệt điện…), nước và xi măng được đưa vào máy trộn hoàn toàn tự động theo quy trình. Nguyên liệu sau khi được trộn đều sẽ được tự động đưa vào máy chia liệu ở khu vực máy tạo hình.

-     Máy chia liệu: Để chứa nguyên liệu hỗn hợp sau khi trộn, máy này nhằm hai mục đích: giảm tải cho xe lắc liệu giúp máy tạo hình hoạt động bền hơn và loại bỏ những mẻ trộn lỗi do khách quan đem lại.

-     Máy cấp khay: Có nhiệm vụ đưa khay (pallet) vào bộ phận máy tạo hình để đỡ sản phẩm và đẩy sản phẩm ra máy chuyển gạch.

-     Máy tạo hình: Được thiết kế tích hợp ép, ép rung và ép rung cưỡng bức tạo ra lực rung ép lớn để định hình những viên gạch chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, máy tạo hình là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao.

-     Máy chuyển gạch: Có nhiệm vụ nhận sản phẩm từ máy cấp khay và làm sạch bề mặt sản phẩm trước khi đưa ra máy xếp sản phẩm. -     Máy xếp gạch: Nhận khay sản phẩm từ máy chuyển gạch và xếp vào pallet gỗ từ hai đến 4 tầng (tùy từng loại sản phẩm). Công nhân kéo sản phẩm ra sân dưỡng non. (Sau 12 đến 20 giờ có thể xếp sản phẩm thành kiện (kiêu) và mang ra sân dưỡng, sau 15 đến 20 ngày là có thể xuất bán sản phẩm).

-     Máy xếp khay: Nhận khay từ xe nâng hoặc xe kéo gạch; tự động cấp vào máy cấp khay (máy này thay cho một công nhân cấp khay).

-     Khay đỡ gạch: (Khay đỡ gạch hay còn gọi là pallet): được làm bằng nhựa hoặc tre ép, dùng đỡ sản phẩm.

-     Khuôn: Do ưu điểm của công nghệ nên có thể thiết kế khuôn với nhiều chủng loại, hình dáng, kích thước, số lượng lỗ, chiều dày thành vách… Sản phẩmkhuôn được thiết kế chế tạo chuyên nghiệp bằng thép chuyên dụng và qua quá trình tôi, thấm. Các mộng khuôn được gia công và lắp đặt với độ chính xác cao, đảm bảo độ bền và chắc chắn

Hình 1. 4. Hình ảnh xưởng sản xuất gạch không nung

1.3.2.2.     Công nghệ sản xuất bê tông xi măng

Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình sản xuất

Thuyết minh quy trình:

-     Đầu tiên hệ thống định lượng sẽ hoạt động, thực hiện đồng thời 03 cân: cân cốt liệu, cân xi măng, cân nước và phụ gia:

-     Cân cốt liệu: Từ bãi chứa cốt liệu và đá. Cốt liệu được máy xúc lật đưa lên đầy các thùng phễu riêng rẽ. Phân phối liệu gồm 3 phễu: Hai phễu đá và một phễu cát, định lượng bằng cân điện tử (3 cảm biến trọng lượng). Việc đóng, mở các phễu được điều khiển bằng các xi lanh khí nén riêng biệt.

-     Cân xi măng: Xi măng được đưa lên Xi lo chứa bằng cách bơm xi măng từ xe chở xi măng chuyên dụng lên Si lô. Xi măng được đưa lên miệng Si lô nhờ trục vít xoắn hướng trục với Si lô chứa. Từ miệng Si lô chứa xi măng được vận chuyển tới cân định lượng. Khi cân đủ xi măng thì vít tải dừng lại.

-     Cân nước và phụ gia: Nước được bơm vào thùng cân nước, sau đó cân đến phụgia. Sau khi đã định lượng xong, cốt trộn quay, skip chở liệu lên cối trộn (trong trường hợp cối trộn còn bê tông hoặc cửa xả cối trộn chưa đóng thì hệ thống điều khiển sẽ không cho skip làm việc). Khi skip lên tới vị trí xả cốt liệu thì cốt liệu được xả vào thùng trộn, đồng thời xả xi măng. Khi xả xong cốt liệu, skip sẽ về vị trí khung cân để thực hiện mẻ tiếp theo, đồng thời xả nước và phụ gia. Thời gian trộn cưỡng bức khoảng 30-45s. Sau thời gian trộn, hỗn hợp bê tông được xả vào xe chuyên chở chuyên dụng. Khi xả hết cối trộn đóng lại và hệ thống điều khiển tiếp tục thực hiện mẻ trộn tiếp theo. Quy trình công nghệ được cơ giới hoá, kết hợp với điều khiển tự động. Đây là một trạm trộn đồng bộ, hiện đại được điều khiển bằng hệ thống tự động. Các vật liệu được đổ vào phễu, hệ thống tự động sẽ cân đo, đong, đếm một cách chính xác theo chương trình đã lắp sẵn cho phù hợp với từng loại sản phẩm và ở cuối dây chuyền của Trạm, sản phẩm bê tông xi măng được cho ra theo đúng yêu cầu kỹ thuật, xe ôtô sẽ chở đến công trường thi công.

Hình 1. 7. Hình ảnh trạm trộn bê tông

1.3.2.3. Xưởng sản xuất Cống và cấu kiện đúc sẵn

Hình 1. 8. Hình ảnh xưởng sản xuất Cống và cấu kiện đúc sẵn

Sản xuất cống ly tâm

Hình 1. 9. Sơ đồ công nghệ sản xuất Cống ly tâm

Thuyết minh quy trình:

-     Đưa khuôn cống lên dàn quay, cấp bê tông xi măng vào khuôn cống đang quay, thời gian và tần số quay được quy định cụ thể cho từng loại cống. Trong quá trình quay ly tâm sẽ phát sinh ra tiếng ồn, bụi và chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường khu vực sản xuất.

-     Sau đó, cống được đưa đi sấy khô bằng hệ thống lò hơi, cống khô sẽ được tháo khuôn và vận chuyển vào bãi chứa, vận chuyển đến công trình khi có nhu cầu.

-     Quy trình sản xuất được cơ giới hoá, kết hợp với điều khiển tự động và lao động thủ công. Các vật liệu sau khi được định lượng một cách chính xác theo một tỉ lệ cấp phối phù hợp với từng loại sản phẩm, sản phẩm cống bê tông ly tâm được tạo ra theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Hình 1. 10. Hình ảnh dây chuyền sản xuất Cống ly tâm

Sản xuất cấu kiện đúc sẵn

Hình 1. 11. Sơ đồ công nghệ sản xuất cấu kiện đúc sẵn

Thuyết minh quy trình:

-     Cấp bê tông xi măng vào khuôn đã được thiết lập theo yêu cầu, lưu khuôn theo đúng thời gian quy định cho từng sản phẩm, trong quá trình đổ bê tông xi măng vào khuôn sẽ phát sinh ra tiếng ồn, bụi và chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường khu vực sản xuất.

-     Sau thời gian quy định, khuôn sẽ được tháo ra và cấu kiện đúc sẵn sẽ được vận chuyển vào bãi chứa, vận chuyển đến công trình khi có nhu cầu.

-     Quy trình sản xuất được cơ giới hoá, kết hợp với điều khiển tự động và lao động thủ công. Các vật liệu sau khi được định lượng một cách chính xác theo một tỉ lệ cấp phối phù hợp với từng loại sản phẩm, sản phẩm cấu kiện đúc sẵn được tạo ra theo đúng yêu cầu kỹ thuật

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

a. Gạch không nung:

-     Công suất: 30 triệu viên quy chuẩn/năm (50.000 tấn/năm).

-     Các loại sản phẩm gạch không nung đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 6477:2016, theo cấu tạo, gạch được phân thành gạch đặc (GĐ) và gạch rỗng (GR).

Hình 1. 12. Hình ảnh gạch đặc và gạch rỗng

-     Theo mục đích sử dụng: Gạch được phân thành gạch thường (xây có trát) và gạch trang trí (xây không trát).

-     Theo mác gạch: M3,5; M5,0; M10,0; M12,5; M 15,0; và M20,0.

-     Một số kích thước phổ thông:

+ Gạch đặc: 200x95x60 mm - Gạch đặc hoặc rỗng 2 lỗ: 210x100x60 mm

+ Gạch đặc hoặc rỗng 2 lỗ: 220x105x60 mm

+ Gạch rỗng kích thước lớn có chiều cao 130mm hoặc 190 mm:· Xây tường 100mm: 390x100x130 mm hoặc 130, 390x80x130 mm · Xây tường 150mm: 390x140x130 mm hoặc 390x150x130 mm· Xây tường 200mm: 390 x170x130 mm hoặc 390x200x130 mm hoặc 390x190x130 mm.

-     Ngoài ra có thể sản xuất các loại gạch có kích thước khác theo yêu cầu của khách hàng.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở chế biến tinh bột mì và sấy bã mì

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com