Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy tinh bột sắn công suất 40.000 tấn

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy tinh bột sắn công suất 40.000 tấn. Công suất trung bình/ngày của nhà máy dao động từ 100-120 tấn sản phẩm/ngày.

Ngày đăng: 22-06-2024

192 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................iv

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................iv

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.....................................................1

1.Tên chủ cơ sở .......................................................................................................1

2. Tên cơ sở..............................................................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................................2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.......................................................................2

3.2. Công nghệ sản xuất........................................................................................2

3.3. Sản phẩm của cơ sở........................................................................................5

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở.......................................................5

4.1. Nhu cầu về lao động.......................................................................................5

4.2. Nhu cầu về nguyên liệu..................................................................................5

4.3. Nhu cầu về hóa chất.......................................................................................6

4.4. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu............................................................................6

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở............................................................7

5.1. Quá trình hình thành, hoạt động và thay đổi của cơ sở .................................7

5.2. Các văn bản pháp lý khác liên quan đến cơ sở..............................................8

5.3. Vị trí và ranh giới...........................................................................................8

5.4. Quy mô nhà máy..........................................................................................10

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................................................12

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch..............................................................12

2. Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường.......................12

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................................................................17

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........17

1.1. Thu gom, thoát nước mưa............................................................................17

1.2. Thu gom, thoát nước thải.............................................................................18

1.3. Xử lý nước thải............................................................................................20

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.......................................................27

2.1. Công trình, biện pháp xử lý khí thải lò sấy..................................................27

2.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải khác.............................................28

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải

sản xuất.......................................................................................................................29

3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt .......................29

           3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sản xuất.........................30

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại ..............................32

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.....................................33

6. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.......................34

6.1. Phòng chống cháy nổ...................................................................................34

6.2. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động...........................................................35

6.3. Ứng phó sự cố đối với công trình xử lý nước thải.......................................36

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác ............................................37

8. Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi

trường chi tiết và Giấy xác nhận hoàn thành.........................................................37

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......39

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................39

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...................................................39

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn...................................................40

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............41

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí...........................41

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải...............................42

3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................43

dCHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

.....................................................................................................................................45

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải..........................45

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy

định của pháp luật.....................................................................................................45

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................45

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ......................................45

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác ............................................46

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm ...................................47

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.....................................................................................49

1. Các đợt kiểm tra và yêu cầu về môi trường...................................................49

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................................................50

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần tinh bột sắn ........

- Địa chỉ văn phòng: ......, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện: ........ - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị - Điện thoại: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số: ......... đăng ký lần đầu ngày 11/09/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 25/11/2019;

2. Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy tinh bột sắn ..........

- Địa chỉ: ......., xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện cơ sở: ............ - Chức vụ: Giám đốc

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến tinh bột sắn ........... công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm tại xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk số 31/QĐ-STNMT ngày 12/02/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.

+ Giấy xác nhận số 2809/STNMT-BVMT ngày 19/10/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn ........, công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 44/GP-UBND ngày 03/07/2020 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 54/GP-UBND ngày 06/08/2020 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 13/GP-UBND ngày 26/02/2018 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp.

- Quy mô của nhà máy:

+ Quy mô phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công:

Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông có diện tích 10,409ha, công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm.

Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông đã xây dựng và hoạt động từ năm 2003 với tổng mức đầu tư là 14.003.714.675 đồng.

Nhà máy tinh bột sắn ............ thuộc nhóm I theo quy định tại số thứ tự 3, Mục I, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Cơ sở có quy mô tương đương nhóm với dự án nhóm B theo quy định tại mục IV, phần B, phụ lục I, Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng).

Đối chiếu quy định tại mục C, khoản 3, điều 41 – Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 với nội dung trên: Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thấm quyền cấp phép của UBND tỉnh Đắk Lắk.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của s

- Công suất thiết kế: 40.000 tấn sản phẩm/năm; 122 tấn sản phẩm/ngày (hoạt động 330 ngày);

- Công suất thực tế: những năm gần đây do nguyên liệu đầu vào (củ sắn) ít nên công suất nhà máy là: năm 2021: 16.000 tấn sản phẩm/năm (đạt 40% công suất thiết kế); năm 2022: 22.050 tấn sản phẩm/năm (đạt 55,1% công suất thiết kế). Công suất trung bình/ngày của nhà máy dao động từ 100-120 tấn sản phẩm/ngày.

3.2. Công nghệ sản xuất

- Sau nhiều lần chuyển giao, nâng cấp, cải tạo thì các máy móc thiết bị của hệ thống chế biến tinh bột sắn của nhà máy có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau gồm Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,…Tình trạng mới của các máy móc còn khoảng 90-95%, vẫn đang hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Thời gian hoạt động: 24h/ngày; theo công suất thiết kế 40.000 tấn sản phẩm/năm nhà máy sẽ hoạt động 11 tháng/năm, thời gian hoạt động của nhà máy bắt đầu từ tháng 08 đến tháng 06 năm sau; tuy nhiên hiện tại nguyên liệu đầu vào những năm gần đây ít nên nhà máy hoạt động chỉ khoảng 07 tháng/năm, thời gian hoạt động của nhà máy bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau (210 ngày).

- Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn của nhà máy được trình bày tại hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn của nhà máy

vThuyết minh:

- Công đoạn 1

- Tiếp nhận củ sắn tươi:

Củ sắn tươi sau khi thu hoạch đưa về nhà máy chứa trong sân rộng và chuyển vào phễu chứa bằng băng tải. Trong quá trình vận chuyển theo băng tải, công nhân loại bỏ rác, tạp chất thô.

- Công đoạn 2 - Bóc vỏ; rửa làm sạch củ:

Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ các tạp chất có trên vỏ củ sắn, bao gồm các bước rửa sơ bộ, tách đất đá, tách vỏ và rửa lại bằng nước.

Sắn được băng chuyền đưa đều đặn vào máy bóc vỏ dạng trống quay. Tại đây do có sự cọ sát giữa củ sắn với thành trống và giữa các củ sắn với nhau, đồng thời dưới tác đụng của dòng nước, sắn được bóc vỏ cứng, đây cũng là phần chứa hầu hết lượng axit hydroxyanic (HCN) trong sắn. Củ sắn sau khi bóc vỏ được chuyển đến máy rửa.

- Công đoạn 3 - Băm; nghiền và mài củ:

Củ sắn khi ra khỏi máy rửa, qua băng tải, được đưa vào máy băm trục ngang băm thành những mảnh nhỏ khoảng 10 - 20 mm. Sau khi băm, nguyên liệu được chuyển vào máy nghiền (mài) bằng vít tải và bộ phận phân phối, tại đây dưới tác dụng của búa quay với tốc độ cao, sắn được đập nhỏ, kết hợp với nước bơm vào tạo thành dung dịch sữa bã - bột - nước. Dịch sữa tạo thành sau quá trình này được đưa đến bể chứa để bơm sang công đoạn tách bã.

- Công đoạn 4 - Ly tâm tách bã:

Ly tâm được thực hiện nhằm cô đặc dịch sữa và loại bã xơ. Trong quá trình này, tinh bột được tách khỏi sợi xenluloza, làm sạch sợi mịn trong bột sữa để tránh lên men và làm biến màu. Việc tách bã được tiến hành 3 lần bằng công nghệ và thiết bị ly tâm liên tục. Dịch sữa được đưa vào bộ phận rổ hình nón và có những vòi phun nước vào bã trong suốt quá trình rửa bã và hoà tan tinh bột. Phần xơ thu hồi, sau khi đã qua giai đoạn lọc cuối cùng, còn chứa một tỷ lệ thấp là tinh bột còn sót lại. Tinh bột sữa sau khi đi qua bộ phận ly tâm đầu tiên tiếp tục được bơm qua các bộ phận ly tâm tiếp theo. Bộ phận ly tâm gồm có 2 công đoạn và được thiết kế với sàng rây mịn. Phần xơ mịn được loại bỏ sẽ dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Dịch tinh bột chứa các tạp chất như protein, chất béo, đường và một số chất không hoà tan như những hạt celluloza nhỏ trong quá trình mài củ. Các tạp chất sẽ bị loại bỏ trong quá trình tinh lọc bột.

Bã sắn sau khi tách được đưa đến máy ép bã, sau đó được sấy khô, lưu kho trước khi được bán cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc.

- Công đoạn 5 – Tách nước:

Sau khi ly tâm dịch sữa được tiếp tục cô đặc, tách nước bằng phương pháp ly tâm. Trong sữa tinh bột, hàm lượng các chất dinh dưỡng và đường khá cao, nên các vi sinh vật dễ phát triển dẫn đến hiện tượng lên men gây mùi. Sự thay đổi tính chất sinh hóa này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu giai đoạn này phải diễn ra nhanh, bằng máy ly tâm siêu tốc và liên tục, được thiết kế theo công nghệ thích hợp để tách nước. Sau ly tâm tách nước, tinh bột ước thu được đạt độ ẩm 38%, được chuyển sang công đoạn tiếp theo dưới dạng bánh tinh bột.

- Công đoạn 6 - Sấy, hoàn thiện sản phẩm:

Bánh tinh bột nhão sau khi được tách ra từ công đoạn trên được làm tơi và sấy khô để tiếp tục tách nước nhằm mục đích bảo quản lâu dài. Việc làm tơi tinh bột ướt là rất cần thiết để tăng bề mặt tiếp xúc với không khí nóng trong quá trình sấy. Để làm tơi, bột được dẫn đến bộ phận vít tải làm tơi và bộ phận rây bột tự động. Nhiệt độ ở bộ phận này được giữ ổn định ở 55oC. Tinh bột được sấy bằng máy sấy nhanh. Tinh bột ướt được nạp vào máy sấy nhanh đến khi đạt hàm ẩm 10-13%. Quá trình sấy sử dụng không khí nóng được tạo ra khi đốt lò bằng khí biogas (hoặc than đá nếu gas không đủ).

Việc giảm nhiệt độ tinh bột ngay sau khi sấy có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy máy sấy được lắp bộ phận xoáy gió đặc biệt để hạ nhanh nhiệt độ sản phẩm.

Nhà máy sử dụng lò sấy sử dụng nhiên liệu đốt là khí gas thu từ hồ Biogas vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khí thải phát sinh đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Công đoạn 7 - Đóng bao sản phẩm:

Tinh bột sau khi sấy khô được tách ra khỏi dòng khí nóng, được làm nguội ngay bởi quá trình lốc xoáy gió và hoạt động đồng thời của van quay. Sau đó tinh bột này được đưa qua rây hạt để bảo đảm tạo thành hạt tinh bột đồng nhất, không kết dính vón cục, đạt tiêu chuẩn đồng đều về độ mịn. Tinh bột sau khi qua rây được bao gói thành phẩm và nhập kho.

3.3. Sản phẩm của cơ sở

- Sản phẩm của nhà máy gồm tinh bột sắn và bã sắn;

- Khối lượng sản phẩm: theo công suất nhà máy là 40.000 tấn sản phẩm/năm; năm 2021 là 16.000 tấn sản phẩm/năm; năm 2022 là 22.050 tấn sản phẩm/năm.

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của nhà máy: Sản phẩm của nhà máy sản xuất tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ở mức thấp nhất như sau:

+ Tinh bột sắn:

· Hàm lượng tinh bột: >85%; · Độ ẩm: <13%;· pH: 5-7; + Bã sắn:

· Độ ẩm: <13%; · Protein: 2%;· Xơ: 20%;

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở

4.1. Nhu cầu v lao động

Nhu cầu lao động của nhà máy là 70 người, bao gồm:

- Lao động trực tiếp: 50 người;

- Lao động phụ trợ: 17 người;

- Lao động quản lý: 03 người;

4.2. Nhu cầu v nguyên liệu

Nguyên liệu chế biến tinh bột sắn của nhà máy là củ mì; khối lượng củ mì tương ứng với công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm là 140.000 tấn/năm. Trong hai năm 2021 và 2022 khối lượng nguyên liệu (củ sắn) là 56.000 tấn củ mì/năm và 77.175 tấn củ mì/năm.

Nguyên liệu củ mì chủ yếu được thu mua tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4.3. Nhu cầu v hóa chất

Hóa chất sử dụng của nhà máy chủ yếu là phục vụ cho xử lý nước thải gồm:

-Polymer (chất trợ keo tụ): 4 tấn/năm;

- PAC (poly aluminium chloride) – hóa chất keo tụ: 20 tấn/năm;

- Vôi: 80 tấn/năm;

- Clorine: 0,5 tấn/năm;

4.4. Nhu cầu sử dụng nhn liệu

- Nhà máy sử dụng khí biogas thu hồi từ hồ Biogas 1 và 2 để làm chất đốt cung cấp năng lượng nhiệt cho lò sấy tinh bột sắn, sấy bã sắn (gồm 1 lò sấy tinh bột và 3 lò sấy bã sắn). Nhà máy sử dụng khí gas phát sinh từ hồ Biogas để làm chất đốt phục vụ lò sấy.

- Với công suất sản xuất 40.000 tấn tinh bột/năm ~ 122 tấn/ngày, lò đốt Gas tiêu thụ khoảng 24,4m3/h (khoảng 0,0976 m3 gas lỏng/h (250 m3 gas khí bằng 1 m3 gas lỏng ), tương đương khoảng 0,0533 tấn/h).

4.5. Nhu cầu sử dụng điện, nước và các sản phẩm

a. Nhu cầu sử dụng điện

Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện của Công ty Cổ phần tinh bột sắn Đắk Lắk, điện năng tiêu thụ trung bình là 567.000 kWh/tháng.

Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Đắk Lắk, chi nhánh Điện lực Krông Bông.

b. Nhu cầu sử dụng nước

vNhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất tại nhà máy

- Nguồn cung cấp:

+ Cấp nước sinh hoạt: Nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt của nhà máy được khai thác từ giếng khoan. Nhu cầu sử dụng là 3,15 m3/ngày (nhà máy đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 13/GP-UBND ngày 26/02/2018 với lưu lượng khai thác 1.130 m3/ngày đêm).

+ Cấp nước sản xuất: nguồn nước cấp sản xuất của nhà máy được khai thác từ suối Dang Kang. Nhà máy đã được cấp phép khai thác nước mặt theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 54/GP-UBND ngày 06/08/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk với lưu lượng khai thác sử dụng lớn nhất là 1.200 m3/ngày. Trong thời gian tới nhằm tiết kiệm nguồn nước sử dụng; giảm thiểu việc khai thác nước mặt nhà máy sẽ tận dụng nước thải sau xử lý để phục vụ cho các công đoạn rửa củ sắn, rửa lồng; vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

Căn cứ theo thực tế hoạt động sản xuất, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất tương ứng với công suất cao nhất của nhà máy như sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của nhà máy

Nước dùng cho công tác PCCC

Theo TCVN 2622:1995 yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình, nhà máy thuộc hạng A, lượng nước dữ trữ để chữa cháy trong 3h, tổng lượng nước cứu hoả 30 l/s là: 30l/s x 3h x 3.600 = 324 m3.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Q tnh hình thành, hoạt động và thay đổi củas

+ Năm 2003: nhà máy đi vào hoạt động với công suất 18.000 tấn sản phẩm /năm do Công ty Cổ phần Đức Lộc làm chủ đầu tư. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1287/QĐ-BTNMT ngày 17/09/2003.

+ Năm 2005: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đắk Lắk được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk.

+ Năm 2009: Nhà máy vẫn hoạt động với công suất 18.000 tấn sản phẩm/năm nhưng đầu tư mở rộng hệ thống xử lý nước thải, khu vực phơi bã sắn. Nhà máy được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường theo Quyết định số 284/QĐ-STNMT ngày 29/10/2009.

+ Năm 2014: nhà máy nâng công suất từ 18.000 tấn sản phẩm/năm lên 40.000 tấn sản phẩm/năm và hoạt động ổn định từ thời điểm đó đến nay. Nhà máy đã được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đắk Lắk công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm tại xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định số 31/QĐ-STNMT ngày 12/02/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.

+ Năm 2019: nhà máy được chuyển nhượng từ Cty CP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk sang cho Cty CP tinh bột sắn Đắk Lắk theo Hợp đồng chuyển nhượng gắn liền với tài sản số 02/2019/HĐKT ngày 12/12/2019. Nhà máy đã tiến hành cải tạo, nâng khả năng xử lý của các công trình bảo vệ môi trường, tiến hành lập Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy. Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận số 2809/STNMT-BVMT ngày 19/10/2020. Đồng thời nhà máy đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh với tên là: Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông.

+ Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV thông qua ngày 17/11/2020 Nhà máy thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường. Năm 2023 Công ty Cổ phần tinh bột sắn Đắk Lắk đã phối hợp với Công ty TNHH Môi trường Lâm Phát thực hiện Lập hồ sơ xin cấp phép Giấy phép môi trường cho nhà máy.

5.2. c n bản pháp lý khác liên quan đến s

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số: 6001667904 đăng ký lần đầu ngày 11/09/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 25/11/2019;

- Hợp đồng thuê đất số 212/HĐTĐ ngày 01/12/2009 giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và Công ty CP lương thực vật tư nông nghiệp Đắk Lắk.

- Phụ lục Hợp đồng thuê đất số 70/PL-HĐTĐ ngày 10/03/2014 giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và Công ty CP lương thực vật tư nông nghiệp Đắk Lắk.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 150644 do UBND tỉnh cấp ngày 09/12/2009.

- Hợp đồng chuyển nhượng gắn liền với tài sản số 02/2019/HĐKT ngày 12/12/2019 về việc chuyển nhượng Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông từ Cty CP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Đăk Lăk sang cho Cty CP tinh bột sắn Đăk Lăk;

- Công văn số 1329/STNMT-BVMT ngày 07/07/2017 về đề nghị điều chỉnh quy trình xử lý nước thải của hai nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Ea Kar và Krông Bông của Công ty Cổ phần Lương thực, Vật tư nông nghiệp Đắk Lắk;

- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy số A1449/TD-PCCC (PC66) ngày 21/03/2014;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng – hạng mục bể XLNT.

- Hợp đồng kinh tế Số 106.05-ASTN/HĐKT-CTNH/2021 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại và chứng từ chất thải nguy hại năm 2022.

- Hợp đồng giao khoán số 02/02/2023-HĐGK ngày 01/02/2023 và số 02/03/2023-HĐGK ngày 01/03/2023 về việc dọn vệ sinh cùi sắn, vỏ sắn;

5.3. V t ranh giới

Nhà máy tinh bột sắn Krông Bông, công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm có tổng diện tích là 10,409 ha thuộc thửa đất số 454, tờ bản đồ số 34, theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CQ 609157 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 25/11/2009. Nhà máy có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp Tỉnh lộ 9;

+ Các phía còn lại giáp đất nông nghiệp (đất trồng lúa, cây hằng năm);

Hình 1.2. Vị trí nhà máy

vCác đối tượng tự nhiên xung quanh nhà máy

+ Hệ thống giao thông đối ngoại

- Nhà máy giáp Tỉnh lộ 9 kết nối thị trấn Phước An (huyện Krông Pắc) với trung tâm huyện Krông Bông

- Xung quanh nhà máy với đường rẫy (đường đất, rộng khoảng 3-4m).

+ Hệ thống giao thông nội bộ

Nhà máy hiện tại đã xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội bộ khu vực nhà máy:

- Đường giao thông nội bộ khu vực sản xuất: đường bê tông, thuận lợi vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào nhà máy.

- Đường giao thông nội bộ ra vào khu vực hệ thống xử lý nước thải (diện tích, đường đất rộng 2-3m, thuận lợi công tác ra vào, kiểm tra hoạt động HTXLNT của nhà máy.

+ Hiện trạng thủy văn

* Nước mặt

- Cách nhà máy 100m về phía Tây Nam là suối Dang Kang, đây là nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy. Suối Dang Kang là một chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp. Theo quá trình điều tra khảo sát thực tế tại khu vực suối Dang Kang cho thấy: Suối Dang Kang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa trong vùng. Đặc điểm dòng chảy của suối là dòng chảy theo mùa, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm thấp, nhất là vào tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) lưu lượng dòng chảy khoảng 0,2-0,3m3/s, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa khoảng 1,2 – 1,5m3/s.

* Nước ngầm

Dựa vào kết quả điều tra của sở Công nghiệp Đắk Lắk và kết quả lập bản đồ Địa chất thủy văn của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Trung, cho thấy: Nước ngầm trên địa bàn Huyện thuộc Phức hệ chứa nước lỗ hổng các thành tạo bở rời đệ tứ (albQ): diện phân bố của phức hệ chứa nước này không lớn và chủ yếu dọc theo các thung lũng sông suối như sông Krông Bông, Krông Ana, Krông Pách. Phức hệ này có khả năng cung cấp nước khá phong phú. Nước thường tồn tại trong các lỗ hổng của đất đá, trong thành tạo phun trào basalt, độ sâu phân bố 15 đến 20m, mức độ chứa nước tăng dần từ trên xuống dưới, đặc biệt là trong các lớp cát thô dưới cùng, khả năng lộ nước của phức hệ rất hạn chế, mật độ xuất lộ nhỏ, lưu lượng không lớn, loại nước chủ yếu là Bicarbonate - clorua natri, thuộc loại nước nhạt, môi trường trung tính. Nước ngầm xung quanh khu vực dự án trữ lượng thấp nằm ở mức từ 15-20m. Hiện tại, khu vực nhà máy đã có 03 giếng khoan đáp ứng nhu cầu nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất của nhà máy.

5.4. Quy mô nhà máy

5.4.1. Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của nhà máy như sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của nhà máy

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp Giấp phép môi trường cơ sở chi nhánh cấp nước

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com