Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Cảng cá - Phan Thiết

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Cảng cá - Phan Thiết. Ngành nghề đầu tư trong Cảng cá bao gồm: sản xuất nước đá; chế biến thủy sản; thu mua thủy sản; kinh doanh xăng dầu; sửa chữa thủy động cơ; kinh doanh kho lạnh; các hộ cá thể thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh khác.

Ngày đăng: 14-06-2024

217 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 1

1. Tên chủ cơ sở. 1

2. Tên cơ sở. 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở. 2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: 2

3.2. Công nghệ sản xuất 5

3.3. Sản phẩm của cơ sở. 5

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở  5

4.1. Nguyên liệu. 5

4.2. Nhiên liệu. 6

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện. 6

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước. 8

4.5. Hóa chất sử dụng. 11

4.6. Nhu cầu lao động. 11

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 12

5.1. Hạ tầng giao thông Cảng cá Phan Thiết 12

5.2. Hiện trạng lấp đầy. 12

Diện tích được giao quản lý, sử dụng. 13

Diện tích đã sử dụng. 13

Diện tích còn lại 13

5.3. Hiện trạng thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở thứ cấp. 13

5.4. Hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung. 14

5.5. Vị trí hệ thống xử lý nước thải tập trung Cảng cá Phan Thiết đối với cộng đồng dân cư xung quanh. 15

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,  KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 16

1. Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 16

2. Sự phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường. 17

2.2.1. Yêu cầu về số liệu. 17

Số liệu về nguồn nước tiếp nhận. 17

Số liệu về lưu lượng. 18

Số liệu về chất lượng nước. 18

2.2.2. Trình tự đánh giá. 18

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 24

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 24

1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 24

1.1.1. Khu vực thu gom nước mưa. 24

1.1.2. Sơ đồ thoát nước mưa chung của Cơ sở. 25

1.2. Thu gom, thoát nước thải 32

1.3. Xử lý nước thải 35

1.3.3. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. 56

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 58

2.1. Biện pháp xử lý, giảm thiểu bụi từ các phương tiện vận chuyển. 58

2.2. Biện pháp giảm thiếu, xử lý bụi từ máy phát điện dự phòng. 58

2.3. Biện pháp giảm thiểu khí thải từ quá trình xử lý nước thải 58

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 59

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 59

3.2. Chất thải rắn sản xuất 59

4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại 63

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 64

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 65

6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải 65

6.2. Sự cố quá tải hoặc phải ngừng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải để khắc phục  69

6.3. An toàn khi bảo quản, sử dụng hóa chất 70

6.4. Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn. 70

6.5. Ứng phó sự cố tràn dầu. 72

6.5.1. Quy trình thông báo, báo động. 72

6.5.2. Quy trình ứng phó. 72

7. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp. 76

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 77

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 77

1.1. Nguồn phát sinh nước thải 77

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa. 77

1.3. Dòng nước thải 77

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 78

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải 78

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 79

2.1. Nguồn phát sinh khí thải 79

2.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 79

2.3. Vị trí và phương thức xả khí thải 79

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 80

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung. 80

3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung. 80

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 82

1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải 82

2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải 85

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo. 85

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 86

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 86

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 87

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 87

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 88

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 90

3.1. Chi phí quan trắc nước thải 90

3.2. Chi phí quan trắc nước biển nguồn tiếp nhận. 91

3.3. Chi phí vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. 92

3.4. Tổng kinh phí quan trắc môi trường hàng năm.. 92

CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA  VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 94

CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 97

Quyết định thu hồi đất 99

Diện tích. 99

Ngành nghề theo quyết định. 99

Hiện trạng thực tế. 99

CHƯƠNG 1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

BAN QUẢN LÝ CÁC CẢNG CÁ 

- Địa chỉ: ......., phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật: .........

  Chức vụ: ........

- Điện thoại: .........

- Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận.

Ban quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thận được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Ban Quản lý cảng cá Phan Thiết trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý cảng cá Phan Rí Cửa trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong và Ban Quản lý cảng cá La Gi trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã La Gi.

Chức năng chính của Ban Quản lý các cảng cá là quản lý, khai thác, sử dung, ̣duy tu bảo dưỡng ha ̣tầng kỹ thuât các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện quy định về phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất kinh doanh thuỷ sản trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được giao quản lý theo quy định pháp luật về thủy sản, các quy đinh pháp luật có liên quan và
quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tên cơ sở

CẢNG CÁ

- Địa điểm cơ sở: ........., phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án Nâng cấp Cảng cá Phan Thiết;

- Công văn số 3773/UBND-KT ngày 13 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh, thay đổi chương trình giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án Nâng cấp Cảng cá Phan Thiết;

- Giấy xác nhận số 45/GXN-STNMT ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án Nâng cấp Cảng cá Phan Thiết;

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2177/GP-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Bình Thuận.

- Quy mô của cơ sở: Cảng cá Phan Thiết là cảng cá loại I được đầu tư qua hai giai đoạn (Giai đoạn 1 từ 1995 đến 2001, giai đoạn 2 từ 2010 đến 2014). Tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng (Bằng chữ: Một trăm bày mươi tỷ đồng). Quy mô cơ sở thuộc nhóm B theo Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở                     

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

3.1.1. Quy mô diện tích

Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở “Cảng cá Phan Thiết” khoảng 37,77 ha, trong đó diện tích mặt nước là 27 ha nằm ngay cửa sông Cà Ty. Diện tích đất liền là 107.689,4m2. Toạ độ ranh giới khu đất Cảng cá Phan Thiết được trình bày tại Bảng 1‑1.

3.1.2. Quy mô sản xuất

Ngành nghề đầu tư trong Cảng cá Phan Thiết bao gồm: sản xuất nước đá; chế biến thủy sản; thu mua thủy sản; kinh doanh xăng dầu; sửa chữa thủy động cơ; kinh doanh kho lạnh; các hộ cá thể thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh khác. Hiện có 120 cơ sở hoạt động tại Cảng cá Phan Thiết, bao gồm:

  • Chế biến thủy sản:      06 cơ sở;
  • Thu mua thủy sản:      01 cơ sở;
  • Kho lạnh:                   01 cơ sở;
  • Cơ khí ngư lưới cụ:     02 cơ sở;
  • Sản xuất nước đá:       02 cơ sở;
  • Kinh doanh xăng dầu: 09 cơ sở;
  • Hộ cá thể:                   65 cơ sở.

Bảng 1‑2: Danh mục trang thiết bị của Cảng cá Phan Thiết

3.2. Công nghệ sản xuất

Hoạt động tại Cảng cá Phan Thiết gồm nhiều mảng khác nhau, cùng hỗ trợ nhau từ khi hải sản cập bến đến khi thành sản phẩm tiêu thụ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, BQL các cảng cá phụ trách các hoạt động sau:

- Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản được giao: Đường nội bộ, Bến neo đậu tàu thuyền, Chợ cá, Nhà lồng tập kết hải sản, Khu vực Dịch vụ ăn uống, Trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải.

- Xử lý nước thải phát sinh trong toàn cảng cá bao gồm: nước thải sinh hoạt; nước thải vệ sinh mặt bến, chợ cá, khu nhà lồng tập kết hải sản; nước thải chế biến thuỷ sản của các cơ sở trong cảng đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Căn cứ phạm vi quản lý của BQL các cảng cá tại Cảng cá Phan Thiết, sản phẩm chính bao gồm:

- Lượt tàu cập cảng, sản lượng hàng hoá qua cảng: Lượt tàu đánh bắt thuỷ sản cập bến để bốc dỡ hàng hoá, Lượt tàu cập bến để sử dụng dịch vụ hậu cầu (tiếp nạp nhiên liệu, thực phẩm, nước đá, sửa chữa máy móc….), Hàng hoá qua cảng.

- Nước thải thu gom của toàn Cảng cá Phan Thiết sau xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B; Kq = 1,3; Kf = 1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên liệu

Hoạt động chính của Cảng cá là nơi tiếp nhận cập bến, bốc dỡ hàng hoá từ các tàu khai thác thuỷ sản. Sản lượng nguyên liệu cập bến, lượt tàu cập bến tại Cảng cá Phan Thiết được trình bày tại Bảng Bảng 1‑3.

Bảng 1‑3: Lượt tàu cập cảng và sản lượng hàng hoá qua cảng tại Cảng cá

4.2. Nhiên liệu

Vì Cơ sở thuộc loại hình quản lý, sử dụng hạ tầng kỹ thuật nên chỉ sử dụng nhiên liệu là dầu DO cho máy phát điện dự phòng. Do máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên và chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện từ hệ thống điện lưới quốc nên lượng dầu sử dụng không nhiều, khó ước tính con số cụ thể. Lượng dầu này được mua từ các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu gần khu vực Cơ sở.

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Theo xu hướng công nghiệp hoá, hầu hết các hoạt động đều sử dụng điện. Điện đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cảng. Trong phạm vi quản lý của BQL các cảng cá, nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động như: chiếu sáng công cộng; các thiết bị về an ninh, thu phí tại các cổng ra – vào cảng; các thiết bị làm việc thuộc khối Văn phòng; hệ thống xử lý nước thải tập trung,…

Đối với hoạt động xử lý nước thải, điện được sử dụng để duy trì vận hành có hiệu quả các thiết bị trong toàn hệ thống (đèn chiếu sáng, bơm nước thải, bơm châm hóa chất, máy thổi khí, motor giảm tốc … và các thiết bị thuộc hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục). BQL các cảng cá đã bố trí một đồng đồ đo lượng điện tiêu thụ riêng cho Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cảng cá Phan Thiết. Tổng lượng điện tiêu thụ của Nhà máy xử lý nước thải Cảng cá Phan Thiết được thống kê chi tiết tại Bảng 1‑4.

Bảng 1‑4: Lượng điện tiêu thụ của Nhà máy xử lý nước thải

Lượng nước thải thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cảng cá Phan Thiết phụ thuộc vào thời gian hoạt động của các cơ sở sơ chế, phân loại hải sản trong cảng. Vào mùa vụ đánh bắt thuỷ hải sản, lượng nước thải cùng với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải tăng cao. Thời gian hoạt động các thiết bị thuộc hệ thống xử lý nước thải (bao gồm các bơm hố thu gom) trong mùa vụ đánh bắt hải sản sẽ cao hơn thời điểm không phải mùa vụ. Nhất là thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán, chỉ vận hành để duy trì nuôi vi sinh. Do đó, lượng điện tiêu thụ không đồng đều giữa các khoảng thời gian trong năm.

Nguồn điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ lưới điện quốc gia qua chi nhánh điện thành phố Phan Thiết. Ngoài ra, BQL các cảng cá còn trang bị máy phát điện dự phòng công suất 380KVA để phục vụ nhu cầu sử dụng trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

4.4.1. Nhu cầu cấp nước

Tại thời điểm lập báo cáo, một số cơ sở sản xuất trong cảng đã hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Cấp Thoát nước Bình Thuận để cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân công. Do đó, rất khó có thể thống kê lượng nước sử dụng cho toàn cảng.

Nhu cầu sử dụng nước trong cảng gồm các nguồn chính sau:

  • Nước phục vụ sinh hoạt của nhân viên BQL các cảng cá và người lao động trong các cơ sở trong cảng;
  • Nước phục vụ hoạt động thu mua, phân loại và sản xuất thủy sản;
  • Nước vệ sinh mặt bến, chợ cá, nhà lồng tập kết hải sản;
  • Nước phục vụ hoạt động sản xuất nước đá (không phát sinh nước thải);

4.4.1.1. Nước phục vụ sinh hoạt

Theo quy hoạch, số người lao động làm việc tại Cảng cá dự kiến 5.000 người (bao gồm số nhân viên BQL các cảng cá và nhân viên, người lao động tại các cơ sở trong cảng)

Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên, người lao động trong Cảng cá Phan Thiết được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 25 lít/người ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình” tại bảng 3.4, tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp).

QSH = 5.000 người x 25 lít/người.ngày= 125.000 lít/ngày = 125 m3/ngày

Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt là:

QSH.Max = QSH x KMax = 125 x 1,2 = 150 m3/ngày

4.4.1.2. Nước hoạt động sản xuất thủy sản

Theo quy hoạch, số người lao động làm việc tại Cảng cá dự kiến 5.000 người (bao gồm số nhân viên BQL các cảng cá và nhân viên, người lao động tại các cơ sở trong cảng)

Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên, người lao động trong Cảng cá Phan Thiết được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 25 lít/người ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình” tại bảng 3.4, tiêu chuẩn nước chon hu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp).

QSH = 5.000 người x 25 lít/người.ngày= 125.000 lít/ngày = 125 m3/ngày

Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt là:

QSH.Max = QSH x KMax = 125 x 1,2 = 150 m3/ngày

4.4.1.3. Nước vệ sinh mặt bến, chợ cá, nhà lồng tập kết hải sản

Theo quy hoạch, số người lao động làm việc tại Cảng cá dự kiến 5.000 người (bao gồm số nhân viên BQL các cảng cá và nhân viên, người lao động tại các cơ sở trong cảng)

Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên, người lao động trong Cảng cá Phan Thiết được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 25 lít/người ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình” tại bảng 3.4, tiêu chuẩn nước chon hu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp).

QSH = 5.000 người x 25 lít/người.ngày= 125.000 lít/ngày = 125 m3/ngày

Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt là:

QSH.Max = QSH x KMax = 125 x 1,2 = 150 m3/ngày

4.4.1.4. Nước cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy

Lượng nước cứu hỏa không tính vào công suất trạm xử lý mà được chứa riêng vào bể chứa kết hợp với bơm tăng áp cứu hỏa. Các họng cứu hỏa Ø150 đặt cách khoảng 100-150m có bán kính phục vụ 25m. Tại các họng chữa cháy có ống gai dài 15m và vòi phun có áp lực phun 30-40m, có vòi phun điều áp. Khi có sự cố cháy, các trụ chữa cháy sẽ mở ống gai có vòi phun nước để chữa cháy cho khu vực cơ sở.

   4.4.2. Nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước chính trong cảng cá Phan Thiết từ hệ thống cấp nước Công ty Cổ phần Cấp Thoát nước Bình Thuận.

4.4.3. Lượng nước thải phát sinh

Theo số liệu của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục tại Cảng cá Phan Thiết từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/5/2023, lượng nước thải trung bình tại trạm khoảng 646m3/ngày đêm.

4.5. Hóa chất sử dụng

Trong phạm vi quản lý của đơn vị, các loại hoá chất được sử dụng chính trong vệ sinh chợ cá, mặt bến và xử lý nước thải. Lượng hoá chất sử dụng thực tế tại đơn vị như sau:

Bảng 1‑6: Khối lượng hóa chất sử dụng

4.6. Nhu cầu lao động

Tổng số viên chức và người lao động thuộc Ban Quản lý các cảng cá làm việc tại Cảng cá Phan Thiết là 56 người. Trong đó, phân công 14 người phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại Cảng cá Phan Thiết.

- Công tác quản lý môi trường: 02 chuyên viên thuộc Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật, có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động hệ thống xử lý nước thải và hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, tham mưu, lập báo cáo liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong cảng cá.

- Công tác vệ sinh môi trường khu vực công cộng: 06 nhân viên vệ sinh môi trường thuộc Văn phòng Ban, thực hiện vệ sinh mặt bến, chợ cá, đường nội bộ, thu gom rác thải về các điểm tập kết rác thải hàng ngày trong Cảng cá Phan Thiết.

- Công tác xử lý nước thải tập trung: 05 nhân viên kỹ thuật Đội Vận hành xử lý nước thải trực thuộc Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật, thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải và hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục tại Cảng cá Phan Thiết.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Hạ tầng giao thông Cảng cá Phan Thiết

Hệ thống giao thông nội bộ trong cảng cá Phan Thiết được đầu tư hoàn thiện, tráng nhựa, đảm bảo kết cấu khi đưa vào sử dụng, ít bị tác động sụt lún do hoạt động của các phương tiện có trọng tải lớn.

Ngoài ra, cảng cá còn kết nối với tuyến giao thông trong khu vực bởi 03 cổng: Cổng số 1 kết nối với đường Trưng Trắc, Cổng số 2 kết nối với đường Hà Huy Tập – Trưng Trắc, Cổng số 5 kết nối với khu Nam Cảng cá Phan Thiết. Đảm bảo thông thương hàng hóa từ các khu vực sản xuất, kinh doanh trong cảng.

5.2. Hiện trạng lấp đầy

Để thống kê hiện trạng lấp đầy các khu vực sản xuất, kinh doanh trong Cảng cá Phan Thiết, đơn vị đã thống kê các số liệu hiện trạng sử dụng đất. Không bao gồm các hạng mục công trình công cộng như: Văn phòng làm việc Ban Quản lý các cảng cát tỉnh, Trạm biến áp, Nhà máy xử lý nước thải tập trung, Đường giao thông và vỉa hè,…

Trong phạm vi Cảng cá Phan Thiết, có 26.015m2 được UBND tỉnh thu hồi cho thuê mục đích sản xuất, kinh doanh (đính kèm danh sách chi tiết tại Phụ lục 1). Tổng diện tích các cơ sở, hộ kinh doanh thuê lại mặt bằng của Ban quản lý các cảng cá tại các nhà lồng tập kết hải sản, khu căn tin, khu cơ khí ngư lưới cụ và 24 kiot là 11.109,75m2 (đính kèm danh sách chi tiết tại Phụ lục 2).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công Nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com