Báo cáo ĐTM dự án khu biệt thư nhà vườn, trồng rừng kết hợp du tịch sinh thái

Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án khu biệt thư nhà vườn, trồng rừng kết hợp du tịch sinh thái cao cấp hoàn chỉnh, đồng bộ, văn minh hiện đại, ổn định và phát triển lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội

Ngày đăng: 02-01-2025

16 lượt xem

1. Thông tin về dự án

1.1 Thông tin về chủ đầu tư

Tên dự án: KHU BIỆT THỰ NHÀ VƯỜN, TRỒNG RỪNG KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.

Địa điểm thực hiện: xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Chủ dự án:

+ Công ty TNHH Đầu tư ......... và.............

+ Địa chỉ: ....... xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

1.2 Vị trí địa lý của dự án

Dự án “Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp khu du lịch sinh thái” được thực hiện tại xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dự án có tổng diện tích là 28,74ha. Ranh giới khu đất được giới hạn như sau:

Ranh giới của dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư xóm Nước Hang và Quốc lộ 6.

+ Phía Nam: Giáp đồi trồng keo xóm Lũng Hang cũ (nay là xóm Nước Hang), xã Mông Hóa.

+ Phía Đông: Giáp đồi trồng keo xóm Hang Nước cũ (nay là xóm Nước Hang), xã Mông Hóa.

+ Phía Tây: Giáp đồi trồng keo xóm Lũng Hang cũ (nay là xóm Nước Hang), xã Mông Hóa.

- Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng hoa màu.

Hình 1: Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh

1.3 Quy mô dự án

Phạm vi, quy mô: Diện tích sử dụng đất là 287.492,51 m2 (28,74 ha).

Tổng vốn đầu tư dự án 791.800.000.000 đồng (Bằng chữ: Bảy trăm chín mươi mốt tỷ, tám trăm triệu đồng chẵn).

Công suất thiết kế:

+ Quy mô dân số: 1.396 người;

Tiến độ thực hiện dự án:

+ Năm 2023 – 2026.

1.4 Mục tiêu, hoạt động của dự án

Mục tiêu của dự án:

+ Xây dựng khu biệt thự nhà vườn, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp hoàn chỉnh, đồng bộ, văn minh hiện đại, ổn định và phát triển lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội; xác lập bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của dự án; kinh doanh bất động sản, nâng cấp hiệu quả sử dụng đất; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; tạo quỹ nhà ở cho thành phố Hòa Bình; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước các cấp.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt

Hiện trạng sử dụng đất: Khu vực thực hiện dự án hiện có một số hộ dân sinh sống giáp với tuyến đường Ql 6, chủ yếu là rừng sản xuất và hồ nước. Hiện trạng sử dụng đất bao gồm các thành phần sau: đất rừng sản xuất, đất mặt nước, đất trồng cây ăn quả, đất trồng lúa,…Chi tiết diện tích và tỷ lệ từng loại đất được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Stt

Loại đất

Ký hiệu

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất trồng cây ăn quả

CAQ

1367,47

0,48

2

Đất rừng sản xuất

RSX

120858,80

42,04

3

Đất mặt nước

MN

110.947,7

38,59

4

Đất công nghiệp

CN

1777,89

0,62

5

Đất xây dựng công trình

 

6956,58

2,42

6

Đất trồng lúa

L

6135,53

2,13

7

Kẻ chắn

HTKT

17168,84

5,97

8

Đất giao thông

 

22279,62

7,75

Tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch

 

287.492,51

100

- Hiện trạng sử dụng nước:

+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt là nước trong các hồ lớn nhỏ trong khu vực dự án.

+ Hiện tại khu vực chưa có hệ thống cung cấp nước sạch.

+ Theo kết quả phân tích, đánh giá thì chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án tương đối tốt.

Các hạng mục công trình

Quy hoạch sử dụng đất của dự án như sau:

Bảng 2: Bảng tổng hợp sử dụng đất

 

STT

 

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH (M2)

TỈ LỆ (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO QUY

HOẠCH

287.492,51

100,00

1

ĐẤT Ở

81.522,93

28,36

1.1

ĐẤT NHÀ Ở XÃ HỘI

16.265,39

5,66

1.2

ĐẤT Ở BIỆT THỰ

65.257,54

22,70

2

ĐẤT CÔNG CỘNG

1.514,50

0,53

3

ĐẤT HỖN HỢP

5.716,63

1,99

4

ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

7.877,02

2,74

5

ĐẤT CÂY XANH, TDTT

20.930,08

7,28

6

ĐẤT MẶT NƯỚC

114.852,97

39,95

7

ĐẤT RỪNG

8.206,74

2,85

8

ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.399,74

1,18

9

ĐẤT ĐƯỜNG GIAO THÔNG

43.471,90

15,12

Với quy mô dân số: 1396 người.

Nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên vật liệu chính của dự án

Trong giai đoạn thi công

- Nhu cầu sử dụng điện:

+ Lượng tiêu thụ điện ước tính khoảng 1000 kWh/tháng.

+ Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cấp cho Dự án được lấy từ nguồn điện 35kV hiện trạng đi nổi gần qua dự án.

- Nhu cầu sử dụng nước:

+ Lượng nước cấp cho sinh hoạt cung cấp cho 100 công nhân viên thi công dự án là 4,5 m3/ngày.đêm. Nguồn cung cấp nước là nước ngầm.

+ Nước cấp cho xây dựng ước tính lượng nước cấp cho xây dựng ước tính là: 4.5÷4.8m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Nguồn cấp nước cho công nhân sẽ được mua từ giếng khoan của các hộ dân bên trong dự án.

Giai đoạn vận hành dự án

Nhu cầu sử dụng điện:

+ Lượng tiêu thụ điện ước tính khoảng : 2895.6 KVA;

+ Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cấp cho Dự án được lấy từ nguồn điện 35kV hiện trạng đi nổi gần qua dự án.

Nhu cầu sử dụng nước:

+ Lượng nước cấp cho giai đoạn vận hành dự án ước tính 707,40 m3/ngày đêm;

+ Nguồn cung cấp nước: Được đấu nối từ đường ống cấp nước sạch theo quy hoạch chạy dọc trên tuyến đường quốc lộ 6.

2. Tác động môi trường của dự án đầu tư

Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường được liệt kê trong bảng dưới đây

Bảng 4: Các thông hạng mục công trình và hoạt động kèm theo tác động xấu đến môi trường

Giai đoạn

Tên công trình

Các hoạt động chính

Các tác động xấu

đến môi trường

 

 

 

 

 

 

San lấp mặt bằng và xây dựng

 

 

Các hạng mục công trình thuộc:

  • Khu công cộng;
  • Khu biệt thự;
  • Khu thương mại, dịch vụ;
  • Khu nhà ở xã hội;
  • Đền bù, giải phóng mặt bằng;
  • Phát quang thực vật;
  • Đào lớp đất hữu cơ;
  • San nền;
  • Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị;
  • Xây lắp các hạng mục hạ tầng kỹ thuật;
  • Hoạt động sinh hoạt công nhân.

Tác động tới kinh tế

  • xã hội.
  • Phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng
  • Chất thải rắn và CTNH
  • Đất màu hữu cơ
  • Các sự cố: cháy nổ, tai nạn lao động

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

-Vận hành bể xử lý nước thải;

  • Hoạt động cư dân;
  • Hoạt động các phương tiện giao thông.
  • Khói bụi từ các bếp ăn của cư dân;
  • Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông.
  • Nước thải sinh hoạt cư dân;
  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cư dân;
  • Cháy nổ, chập điện
  • Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

3. Tác động môi trư​ờng của dự án trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng

1. Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: lưu lượng nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của 100 công nhân thi công và nhân viên dự án phát sinh ước tính khoảng: 45l/người/ngày.đêm; tổng lượng nước sử dụng 4,5 m3/ngày.đêm; tổng lượng nước thải (100% lượng nước tiêu thụ) là 4,5 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt có các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Coliform.

- Nước thải từ quá trình thi công: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa thiết bị, dụng cụ xây dựng, rửa xe ra vào dự án ước tính phát sinh khoảng 4,5-4,8 m3/ngày với thành phần ô nhiễm chủ yếu là TSS.

2. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải sinh hoạt từ các hoạt động vệ sinh của công nhân, viên trong giai đoạn thi công, xây dựng ước tính: 0.5kg/người/ngày.đêm, tổng 50 kg/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại.

Chất thải phát sinh từ việc thu hồi cây trồng lâu năm, cây hàng năm và phát quang.

Chất thải xây dựng cũng phát sinh trong quá trình này. Thành phần chủ yếu là vật liệu xây dựng như gạch, tôn,...và vỏ bao bì vật liệu xây dựng.

Chất thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng chứa thành phần nguy hại thải .... ước tính khoảng 650 kg/tháng. Chất thải rắn nguy hại nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Tải lượng bụi thải từ hoạt động san lấp mặt bằng ước tính: 10,07 kg/ngày. Thành phần của bụi chủ yếu là các hạt đất, cát nhỏ,…Tuy nhiên khối lượng của các hạt bụi lớn nên khó phát tán xa.

Tổng lượng bụi thải từ hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng ước tính 19,265 kg. Thành phần bụi thải chủ yếu là các mảnh, hạt vật liệu kích thước lớn nên khó phát tán xa.

Khí thải từ hoạt động vận chuyển đất đào đắp, vận chuyển nguyên vật liệu và máy thi công .. .Thành phần bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, VOC.

4. Tiếng ồn, độ rung

Phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng.

5. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Các hoạt động thi công, xây dựng làm mất hệ sinh thái nông nghiệp.

6. Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân xây dựng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội tại khu vực. Ngoài ra, việc lưu thông của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng cho dự án cũng có thể gây ảnh hưởng cục bộ tới tình hình giao thông gần dự án.

7. Rủi ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập cháy điện, cháy rừng, mất ATLĐ,....

3.2 Giai đoạn vận hành

Nước thải sinh hoạt

  • Nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án (tính theo thiết kế cơ sở của dự án): Tổng lượng nước thải là 445,54 m3/ngày.đêm.
  • Nước thải sinh hoạt có các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Coliform.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Quy mô dân số của dự án là 1.396 người

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dân cư là 1396 kg/ngày (1,4 tấn/ngày).Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại.

Chất thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng dầu,... ước tính khoảng 185 kg/ tháng.

Bụi thải có thành phần bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, VOC chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển du khách và nhân viên. Một lượng nhỏ khí thải cũng phát sinh từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu để nấu nướng phục vụ du khách.

4. Tiếng ồn, độ rung

Việc tập trung nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng kèm theo các hoạt động dã ngoại, thể thao,...có thể gây là tiếng ồn lớn và ảnh hưởng tới cư dân xung quanh dự án đầu tư.

5. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Các hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái nông nghiệp.

6. Trật tự, an ninh xã hội

Hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực tới trật tự, an ninh xã hội như: tranh chấp, xung đột lợi ích,...Ngoài ra, hoạt động của dự án cũng làm gia tăng áp lực lên mạng lưới giao thông, vận tải của địa phương.

7. Rủi ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập cháy điện, tràn bể XLNT, an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông,...

Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi công

1. Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt: Để hạn chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân, chủ dự án tận dụng nguồn nhân lực địa phương sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, chủ dự án bố trí 05 nhà vệ sinh di động tại dự án cho công nhân sử dụng và định kỳ 01 lần/tuần thuê đơn vị tới hút đem đi xử lý.

Nước thải thi công: Ưu tiên xây dựng hệ thống thoát nước mưa và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa trước. Bố trí 02 hố lắng để lắng nước thải thi công. Nước thải này sau khi lắng sẽ được tái sử dụng để rửa bánh xe hoặc phun tưới đường. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây ngập úng trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước thải của các khu vực bên ngoài dự án.

2. Đối với bụi, khí thải

Tưới nước ẩm đường ra vào dự án với tần suất 2 lần/ngày vào những ngày hanh, khô; trong thời gian bốc dỡ vật liệu, xe không được nổ máy.

Che phủ bạt tại các bãi chứa nguyên vật liệu xây dựng nhằm giảm thiểu sự phát tán bụi đi xa.

Các phương tiện vận chuyển đều phải được đăng kiểm, kiểm tra định kỳ và có bạt che chắn kín.

Ưu tiên lựa chọn các phương án thi công có ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động thi công.

Tăng cường trồng cây xanh tại các khu vực đất trống quanh công trường thi công.

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bụi, khí thải lên sức khỏe người lao động.

3. Đối với chất thải rắn, chất thải xây dựng

Thu gom rác thải sinh hoạt: Toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày từ công trường thi công được thu gom bằng các thùng chứa rác thải loại 120l. Số lượng thùng chứa dự kiến 5 thùng bố trí tại các khu vực khu vực lán trại và công trường,... Ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh được vận chuyển xử lý hàng ngày.

CTR xây dựng: Các loại chất thải không thể tận dụng như như đất, đá, gạch vỡ được chủ dự án dự kiến sẽ đặt 05 thùng ben loại 5m3 chứa CTR xây dựng và được tập kết tạm thời tại kho chứa góc phía Tây công trường sau đó thuê Công ty môi trường tại địa phương tới vận chuyển theo quy định của pháp luật. Khu vực lưu giữ CTR xây dựng phải đảm bảo không gây cản trở giao thông đi lại trên công trường.

4. Đối với chất thải nguy hại

Bố trí kho lưu chứa chất thải nguy hại đảm bảo đúng tiêu chuẩn tại góc phía Tây của công trường thi công xây dựng. Kho lưu trữ sử dụng là thùng Container có diện tích 20 m2, có tôn gờ chống tràn, có cửa đóng kín, và có biển cảnh báo kho chưa CTNH. Tại nhà kho trang bị 05 thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng bằng kim loại, có nắp đậy, có dán nhãn mã CTNH, dung tích 60 lít để chứa dầu thải, giẻ lau dính dầu, đầu mẩu que hàn. Bố trí bình chữa cháy bằng CO2 loại 5 kg, cát và các vật dụng chữa cháy khác, lắp đặt các biển cảnh báo theo đúng quy định. Toàn bộ CTNH sẽ được chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý.

Sau khi hoàn thành kho chứa CTNH với diện tích 20 m2, CTNH sẽ được lưu giữ trong kho này trước khi chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý.

5. Đối với tiếng ồn, độ rung

Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo quy định.

Lựa chọn công nghệ thi công hiện đại để đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh thi công vào giờ giới nghiêm gây phát sinh tiếng ồn, độ rung làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Dự án.

Hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, quy định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ.

Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tai khu vực có độ ồn cao.

Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m, tận dụng dải cây xanh xung quanh dự án.

Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,…

6. Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân tham gia xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Để giảm thiểu những tác động này, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương. Thành lập và tuân thủ đúng theo nội quy lao động tại công trường.

4. Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động

1. Đối với nước thải

Nước thải từ các chậu xí được thu về ống đứng thoát nước sau đó thu về ngăn chứa rồi xử lý bằng bể tự hoại 5 ngăn đạt QCVN 40 :2008/BTNMT, cột B.

2. Đối với bụi, khí thải từ giai đoạn hoạt động

Thường xuyên vệ sinh, thu dọn rác thải, vật liệu rơi vãi, phun nước rửa đường nội bộ nhằm hạn chế bụi, bảo đảm môi trường sạch sẽ cho dự án.

Nhà vệ sinh được đặt trong khu cách ly bởi cây xanh, cuối hướng gió.

Lắp đặt các hệ thống hút thải cưỡng bức với các quạt và các miệng hút bố trí trên trần các khu nhà vệ sinh, trang bị hệ thống vệ sinh cao cấp.

Đảm bảo tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế: Khoảng cách của trạm xử lý nước thải được bố trí đảm bảo theo đúng quy định tại QCVN 01:2021/BXD: ≥20m. Vị trí của các trạm xử lý nước thải được đặt gần những khu vực được quy hoạch là đất công cộng không tập trung cư dân đông đúc. Ngoài ra, xung quanh các trạm xử lý được bao quanh bởi dải phân cách cây xanh với chiều rộng ≥ 10m.

Đối với mùi hôi phát sinh từ thệ thống xử lý nước thải tập trung

+ Bố trí thiết bị khuấy trộn tại các bể điều hòa, bể hiếu khí để tránh hiện tượng phân hủy yếm khí, gây phát sinh mùi.

+ Bổ sung các chế phẩm sinh học, men vi sinh vào nước thải trước xử lý để khử mùi của nước thải;

+ Loại bỏ bùn già, cặn lắng tại các bể xử lý định kỳ.

3. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng: Tại các đường đi bố trí thùng dung tích 120 lít chia 3 ngăn tách riêng chứa các loại chất thải: Chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng như giấy bỏ, chai lọ …..; Chất thải thực phẩm thừa và Chất thải sinh hoạt khác.

Tại khu thương mại, khu công cộng: Với các nơi công cộng như khu vực công viên cây xanh, đường trục chính... đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín dung tích từ 100lít đến 1m3, chia 3 ngăn khoảng cách 100m/thùng.

Các loại rác thải cần vận chuyển, xử lý sẽ được tập kết tại các bãi tập kết và chuyển giao cho đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý.

4. Đối với chất thải nguy hại

Phổ biến các quy định, cách thức thu gom, phân loại chất thải nguy hại và quản lý theo đúng quy định pháp luật về Quản lý chất thải nguy hại. CTNH sẽ được phân loại và chuyển giao đơn vị có chức năng xử lý.

Thực hiện ký hợp đồng với đơn vị đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

5. Đối với tiếng ồn và độ rung

  • Để giảm thiểu tác động tối đa do tiếng ồn, độ rung phát sinh từ dự án chủ đầu tư đưa ra các biện pháp giảm thiểu như sau:
  • Cấm bấm còi vào các giờ cao điểm trong khuôn viên khu vực.
  • Cấm không cho các phương tiện vận tải có trọng tải lớn ra vào Khu dân cư.
  • Các phương tiện của khách ra vào khu vực phải theo hướng dẫn của ban quản lý dự án.
  • Tiếng ồn tại khu vực giải trí được giảm thiểu bằng cách lắp cách âm, chống ồn cho toàn bộ phòng giải trí. Do đó tạp âm sẽ không lọt ra bên ngoài ảnh hưởng đến các sinh hoạt và nghỉ dưỡng khác.
  • Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên dự án để giảm tiếng ồn phát ra khu vực xung quanh.

6. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan chất thải

Việc triển khai xây dựng dự án và hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu những nguy cơ này bao gồm:

+ Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương trong cả giai đoạn thi công và vận hành;

Khi dự án đi vào hoạt động, phương tiện giao thông ra vào dự án tăng cao. Vì vậy, có thể gia tăng tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

7. Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân tham gia xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Để giảm thiểu những tác động này, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương.

Thành lập nội quy tham quan, du lịch và hướng dẫn du khách thực hiện đúng quy định.

Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường

Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn thi công

Biện pháp phòng chống cháy, nổ:

Các kho chứa nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ phục vụ thi công cần được xây dựng tại khu vực thông thoáng, nằm cách xa các khu vực phát sinh nguồn nhiệt, tia lửa như khu vực gia công thép, hàn xì,… Các khu vực tập kết nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ cần được đặt biển cấm lửa.

Bố trí các thiết bị PCCC tại những khu vực có nguy cơ cháy nổ: bình CO2, hố cát, vải,.. Đào tạo, nâng cao ý thức của công nhân về PCCC. Giáo dục ý thức đề phòng và cẩn thận theo quy tắc với các thiết bị điện;

Xây dựng nội quy ATLĐ, PCCC trong quá trình thi công;

Phân công cán bộ chuyên trách thực hiện giám sát về ATLĐ và PCCC trong quá trình thi công;

Tham gia diễn tập PCCC theo yêu cầu của cơ quan chức năng;

Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công cần được kiểm tra định kỳ, giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra sự cố chập điện và cháy nổ;

Công nhân thi công gia nhiệt cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như kính che chắn, bao tay, quần áo bảo hộ.

Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành

- Biện pháp giảm thiểu sự cố do cháy nổ, chập điện:

+ Trang bị đầy đủ các phương tiên, thiết bị PCCC, PCCR:

+ Xây dựng đường giao thông và khoảng cách giữa các công trình theo đúng quy định về PCCC;

+ Xây dựng các bể chứa nước, hồ điều hòa, hồ cảnh quan phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy ở các công trình;

+ Xây dựng phương án và nội quy PCCC, PCR.

+ Cử cán bộ chuyên trách về an toàn và PCCC, PCR. Tổ chức diễn tập (nếu cần) hoặc tham gia diễn tập PCCC, PCR của cơ quan chuyên trác tổ chức;

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng về PCCC, PCR thực hiện các quy định về PCCC, PCR; khi xảy ra sự cố cháy nổ, cháy rừng ngoài tầm kiểm soát phải báo ngay cho đơn vị chức năng để kịp thời xử lý.

- Đối với sự cố vỡ đường ống cấp nước, thoát nước:

+ Đường ống dẫn nước sẽ có đường cách ly an toàn.

+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

+ Giải pháp ứng cứu khi có sự cố vỡ ống dẫn nước là xây dựng một hệ thống cống thoát nước xung quanh những vị trí có khả năng gây đổ vỡ đường ống.

Sự cố tắc cống thoát nước:

+ Đối với cống thoát nước mưa chảy tràn: Cống thoát nước mưa chảy tràn được xây dựng có nắp đậy nhằm hạn chế rác thải, lá cây rơi xuống đồng thời đội vệ sinh khu dân cư thường xuyên quét dọn nạo vét mương thu gom nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát.

+ Đối với cống thoát nước thải: Cống được xây dựng có nắp đậy định kỳ được nạo vét nhằm tăng khả năng thu gom nước thải. Tại hệ thống xử lý bố trí song chắn rác để thu gom rác trước khi vào hệ thống xử lý chung nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý.

Sự cố hệ thống xử lý nước thải:

+ Với sự cố mất điện: Sử dụng nguồn điện từ máy phát điện dự phòng của dự án.

+ Bố trí 01 nhân viên có chuyên môn vận hành hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời yêu cầu đơn vị thi công chuyển giao công nghệ vận hành để vận hành hệ thống xử lý theo đúng quy trình đề ra.

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị trong trạm. Khi phát hiện thiết bị bị hỏng sẽ thay thế hoặc sử dụng thiết bị dự phòng sẵn có.

+ Quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý để sớm phát hiện và khắc phục sự cố.

+ Khi xảy ra sự cố sẽ liên hệ lại với đơn vị thiết kế, thi công để đề nghị giúp đỡ tìm ra nguyên nhân khắc phục.

Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

Giai đoạn thi công xây dựng

Chương trình giám sát chất thải giai đoạn thi công xây dựng dự án được thể hiện dưới bảng sau:

Giám sát chất lượng không khí:

Vị trí lấy mẫu và thông số giám sát:

+ 01 mẫu tại vị trí hàng rào công trường phía Bắc dự án (K1), thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, SO2, CO, NO2, tổng bụi lơ lửng (TSP).

+ 01 vị trí tại hàng rào phía Nam của dự án (K2), thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, SO2, CO, NO2, tổng bụi lơ lửng (TSP).

Tần suất giảm sát: 01 lần/ 3 tháng

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí; QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Giám sát lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh: Chủ dự án có trách nhiệm thống kê và giám sát lượng đất đá thải phát sinh từ quá trình thực hiện dự án.

Giám sát lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Chủ dự án có trách nhiệm thống kê các nguồn chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án và thực hiện giám sát tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tạm thời.

Chất thải nguy hại: Giám sát chất thải nguy hại tại vị trí lưu giữ CTNH tạm thời và thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

5.2 Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án gồm:

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường nước thải

- Tần suất lấy mẫu: 01 ngày/lần trong vòng 03 ngày liên tiếp trong giai đoạn vận hành ổn định (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và 03 mẫu nước thải đầu ra trong 03 ngày liên tiếp).

- Vị trí lấy mẫu gồm 02 vị trí của 05 trạm xử lý nước thải:

+ 01 mẫu nước thải tại vị trí đầu vào của mỗi Trạm xử lý nước thải tập trung tại bể điều hoà;

+ 01 mẫu nước thải tại vị trí đầu ra của mỗi Trạm xử lý nước thải tập trung tại tại điểm xả.

Thông số quan trắc, phân tích: Lưu lượng, pH, BOD5, TSS, Tổng rắn hòa tan, Sunfua, Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N), Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Photphas, Tổng Coliform.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, K=1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Giám sát công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Tổng lượng chất thải tại vị trí lưu giữ tạm thời.

Tần suất: hàng ngày.

5.3. Giai đoạn vận hành

Dự án không thuộc đối tượng phải giám sát nước thải trong giai đoạn vận hành thương mại.

Giám sát khác:

  • Giám sát lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Đơn vị vận hành dự án có trách nhiệm thống kê các nguồn chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án và thực hiện giám sát tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tạm thời theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
  • Chất thải nguy hại: Giám sát chất thải nguy hại tại khu vực lưu chứa chất thải nguy hại và thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
  • Giám sát các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành dự án

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường đtm khu dân cư

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com