Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” để đánh giá các tác động môi trường
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 9
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 11
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 12
2.1.1. Luật, Nghị định, thông tư 12
2.1.2. Các quy chuẩn Việt Nam 16
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 17
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 20
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 20
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường 20
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 22
4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 22
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 24
1.3. Vị trí địa lý của dự án 24
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 30
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 30
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 32
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 39
1.4.4. Quy trình hoạt động của Dự án 48
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 54
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu 62
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 82
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 85
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 88
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 88
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 88
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 93
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 97
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 102
2.1.6. Hiện trạng xói lở khu vực dự án và vùng lân cận 102
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 103
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 103
2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội tại xã An Phước – nơi thực hiện dự án 108
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 114
3.1. Đánh giá, dự báo tác động 114
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 114
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 124
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 145
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 169
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 178
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 181
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 181
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 181
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 187
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 221
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 221
4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 222
4.3. Phương pháp tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 229
4.3.1. Dự toán kinh phí cho các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 229
4.3.2. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải 229
4.3.2. Quy trình quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường 230
4.4. Nhận xét về tính khả thi của các giải pháp đề xuất 231
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 233
5.1. Chương trình quản lý môi trường 233
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 233
5.1.2. Giáo dục đào tạo môi trường 240
5.2. Chương trình giám sát môi trường 241
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn tiền thi công 241
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 242
5.2.3. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 243
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 249
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 249
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 249
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 251
PHỤ LỤC I: MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 257
PHỤ LỤC II: CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 257
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 257
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT : Bộ Y tế
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
CP : Cổ phần
DO : Oxy hòa tan
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT : Đơn vị tính
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GSMT : Giám sát môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
NXB : Nhà xuất bản
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
SS : Chất rắn lơ lửng
STT : Số thứ tự
TT : Thông tư
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp. : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM của Dự án 20
Bảng 1.1: Toạ độ mốc ranh khu đất dự án Dự án Đồng Nai 24
Bảng 1.3: Chỉ tiêu sử dụng đất 32
Bảng 1.4.: Diện tích các hạng mục công trình 34
Bảng 1.6: Kích thước cầu thang và đường dốc 48
Bảng 1.7: Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án 55
Bảng 1.8: Trang thiết bị hiện có của Dự án Đa khoa Trung tâm Đồng Nai 56
Bảng 1.10: Khối lượng nguyên vật liệu thi công của Dự án 62
Bảng 1.11: Lượng nhiên liệu sử dụng cho các máy móc, thiết bị thi công 63
Bảng 1.12. Bảng thống kê nhu cầu nguyên vật liệu sẽ sử dụng tại Dự án 64
Bảng 1.13: Nhu cầu hóa chất và chất phóng xạ 69
Bảng 1.14: Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phụ trợ khác 72
Bảng 1.15: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 75
Bảng 1. 16: Tiến độ thực hiện dự án 82
Bảng 1.17: Chi phí xây dựng 83
Bảng 1.18: Bảng tóm tắt thông tin chính của Dự án 87
Bảng 2.1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 94
Bảng 2. 2: Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình qua các năm 94
Bảng 2. 4: Diễn biến lượng mưa trung bình tháng qua các năm 96
Bảng 2. 5: Diễn biến số giờ nắng qua các năm 96
Bảng 2.6: Vị trí lấy mẫu vi khí hậu và không khí 97
Bảng 2.7: Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án 98
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án 98
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 99
Bảng 2. 10: Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất 100
Bảng 2. 11: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án 101
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng đền bù giải tỏa của Dự án 114
Bảng 3.2: Tóm lược các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 116
Bảng 3.3: Sinh khối thực vật thải ra do bóc bỏ tầng phủ 117
Bảng 3.5: Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí do vận chuyển xà bần ra khỏi khu vực dự án 120
Bảng 3.6: Nồng độ ô nhiễm khí thải do xe vận chuyển trong quá trình san lấp 120
Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm trung bình của 1 người và tính cho 50 người 121
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 122
Bảng 3.9: Nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 125
Bảng 3.10: Nguồn gây tác động đến môi trường kinh tế xã hội 125
Bảng 3.11: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông (kg/1000km) 128
Bảng 3. 12: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải 128
Bảng 3.13: Nồng độ ô nhiễm khí thải do các thiết bị thi công thải ra 128
Bảng 3. 14: Hệ số khuếch tán cho vùng thành thị 129
Bảng 3.15: Bảng phân loại khí quyển theo phương pháp Pasquill 129
Bảng 3.16: Hệ số ô nhiễm trong khói hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn 130
Bảng 3.17: Nồng độ ô nhiễm khí thải do máy hàn phát ra 131
Bảng 3.18: Mức cường độ ồn từ các hoạt động thi công các hạng mục 132
Bảng 3.19: Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách 133
Bảng 3.20: Mức rung phát sinh do một số máy móc thi công điển hình 134
Bảng 3.21: Tải lượng chất ô nhiễm trung bình của 1 người và tính cho 200 người 136
Bảng 3.22: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 136
Bảng 3.23: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa 138
Bảng 3.24: Các chất ô nhiễm trong nước thải từ các thiết bị thi công 138
Bảng 3.25: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 145
Bảng 3.26: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội 146
Bảng 3.27: Hệ số ô nhiễm của một số loại xe 149
Bảng 3.28: Tải lượng ô nhiễm trong khói thải từ phương tiện giao thông 149
Bảng 3.29: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu DO 150
Bảng 3. 31: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 151
Bảng 3.32: Bảng tổng hợp các tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 152
BBảng 3.33: Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 153
Bảng 3.35: Các nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động 154
Bảng 3.36: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa 156
Bảng 3.37: Thành phần và tính chất của nước thải Dự án chưa xử lý 157
Bảng 3.38: Tổng hợp các loại nước thải phát sinh từ hoạt động của Dự án 159
Bảng 3.39: Tỉ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn 163
Bảng 3.40: Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế 164
Bảng 3.41: Thứ tự ưu tiên xử lý các nguồn có khả năng lây nhiễm trong Dự án 166
Bảng 3.44: Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá 179
Bảng 4.1: Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu đối với các phòng ban 189
Bảng 4.2: Biểu tượng của chất thải y tế 205
Bảng 4.3: Dự toán kinh phí công trình thoát nước mưa và nước thải 229
Bảng 4.4: Số lượng thùng rác thu gom chất thải rắn 230
Bảng 4.5: Nhận xét về tính khả thi của các giải pháp đề xuất 231
Bảng 5.1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 234
Bảng 5.2: Kinh phí giám sát môi trường không khí 242
Bảng 5.3: Kinh phí giám sát nước thải 243
Bảng 5.4: Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 243
Bảng 5.5: Kinh phí giám sát môi trường không khí xung quanh 246
Bảng 5.6: Kinh phí giám sát không khí khu vực khám chữa bệnh 246
Bảng 5.7: Kinh phí giám sát nước thải 247
Bảng 5.8: Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường định kỳ 248
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
rang
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới dự án tại xã An Phước 25
Hình 1.2: Mặt bằng hiện trạng khu đất dự án 26
Hình 1.4: Mặt bằng tổng thể của dự án 33
Hình 1.5: Quy trình hoạt động tại tầng 1 49
Hình 1.6: Quy trình hoạt động của phòng lấy mẫu 51
Hình 1.7: Quy trình hoạt động của khoa phẫu thuật 51
Hình 1.8: Mặt bằng phân tích giao thông đồ dơ bẩn 53
Hình 1.9: Mặt bằng phân tích giao thông đồ dơ bẩn 54
Hình 1.10: Sơ đồ tổ chức, quản lý Dự án 86
Hình 4.1: Phân tích nắng và gió ảnh hưởng tới khối đế và khối nội trú 189
Hình 4.2: Mô hình bố trí hệ thống hệ thống quạt Jetfan cho khu xạ trị 190
Hình 4.3: Sơ đồ thoát nước mưa 198
Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và xử lý sơ bộ nước thải y tế 199
Hình 4.6: Quy trình xử lý nước thải Dự án, công suất 1.500 m3/ngày.đêm 202
Hình 4.7: Sơ đồ tổng quát quy trình quản lý, thu gom phân loại rác 212
Hình 4.8: Sơ đồ nguyên lý phòng cách âm chống ồn 214
Hình 4.9: Sơ đồ quản lý môi trường cho Dự án 231
MỞ ĐẦU báo cáo đánh giá tác động môi trường cho khu dân cư
1. Xuất xứ của dự án đầu tư khu dân cư
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án khu dân cư long thành
Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là một trong những huyện đang phát triển theo hướng mở tập trung với nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật. Các dự án trên giúp cho ngành kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã thực sự tạo ra bước đột phá, vì vậy chính quyền khu vực đã khuyến khích, mở cửa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn huyện nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung.
Vị trí khu đất nghiên cứu dự án tại phường xã An Phước, nằm giáp trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành - Dầu Giây. Và đặc biệt, khu đất nằm trong địa bàn huyện Long Thành, nơi dự án Cảng Hàng Không quốc tế mới Long Thành đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, quy mô phân khu chức năng năm 2006 với diện tích 5000ha. Đây là vị trí hết sức thuận lợi về mặt kết nối giao thông, giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các khu vực nội thành và các khu lân cận, là nơi tập trung rất đông nguời có nhiều điều kiện thuận lợi cả về vị trí địa lý, sự tác động qua lại để dự án thực hiện có hiệu quả về mặt kinh tế và mặt xã hội.
Xuất phát từ thực trạng và chiến lược phát triển đó, số lượng các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn tỉnh sẽ tăng lên, dân số tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng sẽ được cải thiện. Nhu cầu về nhà ở, văn phòng, các dịch vụ thương mại… là cần thiết. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh Công ty CP Bất Động Sản Minh Thành Đồng Nai triển khai dự án Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đây là một dự án xây dựng khu dân cư và dịch vụ thương mại phức hợp với tổng diện tích quy hoạch lên tới 56,7276 ha. Khu dân cư và dịch vụ được dự đoán là khu dân cư có ảnh hưởng tới môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, mỹ quan cho khu vực huyện Long Thành.
Với những lý do và nhìn nhận từ việc đánh giá sự cần thiết và tầm quan trọng của dự án như trên, thấy rằng việc đầu tư xây dựng Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết và cấp bách, nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho huyện Long Thành, tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai. Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh tiến hành lập bản Báo cáo ĐTM cho dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” để đánh giá các tác động môi trường từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án cũng như đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
Cơ quan phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi của dự án Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Trong những năm gần đây có rất nhiều dự án khu dân cư, công trình công cộng – dịch vụ và kỹ thuật được triển khai xây dựng trên địa bàn huyện Long Thành, đặc biệt trên địa bàn các xã xung quanh trong huyện, kể từ sau khi công bố Quy hoạch vị trí dự án Cảng Hàng Không Quốc tế Long Thành ngày 19/12/2006 thì xã An Phước, một trong các xã tại huyện Long thành được lựa chọn địa điểm để xây dựng Khu dân cư – dịch vụ phục vụ cho quy hoạch sân bay quốc tế trong tương lai. Ngoài ra, khu dân cư và dịch vụ xã An Phước hình thành sẽ mang lại một không gian ở và sinh hoạt hiện đại cho người dân, tạo nét mỹ quan cho khu vực tạo thuận lợi cho công tác quản lý xây dựng, kêu gọi thu hút đầu tư vào các dự án lân cận, phù hợp chủ trương chung của huyện Long Thành.
Dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” thuộc mục số 4 (dự án có sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên) Phụ lục III - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ)
UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tai Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …..về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư của địa phương cụ thể như sau:
Văn bản số …./NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án khu dân cư
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
2.1.1. Luật, Nghị định, thông tư
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 18/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực từ ngày 04/01/2001 và luật PCCC 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 27/2010/QH10.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.
- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tư số 59/2005-QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 25/06/2015.
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016.
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của chính phủ sửa đổi một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư số ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 quy định về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
2.1.2. Các quy chuẩn Việt Nam
- Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470:2012 - Dự án đa khoa - yêu cầu thiết kế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sang – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc.
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 2/03/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 54/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành bộ đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 2325/2016/QĐ-UBND ngày 25/07/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 -2020.
- Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai;
- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường tại xã An Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng của dự án.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình tại khu đất thực hiện dự án.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây Dưng Minh Phương
Thông tin về Chủ đầu tư
· Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại: 0251 3822 501 Fax:
· Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai
- Địa chỉ liên hệ: ấp Thanh Bình, Xã Lộc An, Huyện Long Thành,, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: Fax:
Thông tin về đơn vị tư vấn
· Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây Dưng Minh Phương
- Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
- Đại diện đơn vị tư vấn: …….. ; Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 028 39118552 - 0918755356.
- Email: …..
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM tại bảng 0.1.
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM của Dự án
TT |
Họ và tên |
Chức danh/ Tổ chức |
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo |
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM |
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM |
A |
Thành viên của Chủ dự án |
||||
1 |
Phạm Hoàng Minh |
CT HĐQT |
Kỹ sư |
Phụ trách chung |
|
2 |
Ông Trần Thanh Khuyên |
P.Giám đốc |
Kỹ sư |
Phụ trách chung |
|
B |
Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM |
||||
1 |
|
Giám đốc |
Quản lý dự án |
Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM |
|
2 |
Lê Thị Thùy Duyên |
TP. QLMT |
Th.S Kỹ Thuật môi trường |
Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM. |
|
4 |
Phạm Thị Thanh Nga |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chương 2, 5 |
|
5 |
Võ Bích Ty |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chương 2, 5 |
|
6 |
Võ Tấn Nhật |
Chuyên viên |
Kỹ sư XD DD và CN |
Chương 1, 3, 4, 6 |
|
7 |
Trương Nhật Tân |
Chuyên viên |
ThS. Kỹ sư môi trường |
Chương 1, 3, 4, 6 |
|
8 |
Lê Đình Trọng |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Quan trắc, xử lý số liệu |
|
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
- UBND tỉnh Đồng Nai
- Sở Y tế tỉnh Đồng Nai
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
- UBND Huyện Long Thành
- UBND xã An Phước.
Quá trình lập ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư.
- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.
- Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND xã An Phước, tham vấn cộng đồng dân cư xã An Phước;
- Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án.
- Bước 10: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;
- Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM.
- Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.
- Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp liệt kê
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Phương pháp này được áp dụng ở chương 2, chương 3 của Báo cáo.
4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở của hệ số WHO
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập. Phương pháp này được áp dụng ở Chương 3 của Báo cáo.
4.1.3. Phương pháp chuyên gia
Tận dụng các đóng góp các ý kiến quý giá của Các thành viên của Hội đồng thẩm định, bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan QLNN các ngành, cơ quan QLNN địa phương (huyện, xã) cho báo cáo ĐTM, giúp chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp BVMT nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất. Phương pháp này được áp dụng ở Chương 4 của Báo cáo.
4.2. Các phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió,…) được sử dụng chung của tỉnh Đồng Nai.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Các phiếu điều tra, thăm dò ý kiến cộng đồng đã gửi cho Uỷ ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
4.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước, đất tại khu vực dự án. Công ty CP TVĐT Thảo Nguyên Xanh cùng chủ đầu tư tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường để đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường xung quanh, làm cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.
4.2.4. Phương pháp so sánh
Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
1.2. Chủ dự án
· Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Địa chỉ: 2 Nguyễn Văn Trị, Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại: Fax:
· Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai
- Người đại diện: Ông Phạm Hoàng Minh Chức vụ: CT HĐ QT
- Địa chỉ liên hệ: ấp Thanh Bình, Xã Lộc An, Huyện Long Thành,, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0989100989 ; Fax:
- Email liên hệ:
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Khu đất thuộc xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai được giới hạn bởi:
+ Phía Bắc giáp: Đường cao tốc TP.HCM đi Long Thành - Dầu Giây.
+ Phía Nam giáp: Sông Tắt Gò Đa và xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch.
+ Phía Đông giáp: khu đất nông nghiệp.
+ Phía Tây giáp: Sông nước trong và sông Tắt Gò Đa.
Toạ độ mốc ranh như sau:
Bảng 1.1: Toạ độ mốc ranh khu đất dự án
Tổng diện tích khu đất 56,7276 ha được giới hạn bởi đường nối các điểm 1,2,3, ...,11,1 (Xem bản vẽ quy hoạch).
Tọa độ các điểm 1, 2, 3…11,1 theo hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30 như sau:
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm ranh giới quy hoạch
Điểm |
X |
Y |
Điểm |
X |
Y |
1 |
2063421,77 |
570865,28 |
7 |
2063546,12 |
571429,51 |
2 |
2063421,53 |
570976,67 |
8 |
2063491,35 |
571316,18 |
3 |
2063481,81 |
571115,70 |
9 |
2062629,13 |
571316,18 |
4 |
2063203,72 |
571080,97 |
10 |
2062770,17 |
570779,31 |
5 |
2063127,50 |
571248,47 |
11 |
2063236,23 |
570863,78 |
6 |
2063103,89 |
571288,97 |
Vị trí khu đất thực hiện dự án của xã An Phước được thể hiện như hình sau:
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới dự án tại xã An Phước
Vị trí nghiên cứu xây dựng có nhiều thuận lợi khi hình thành mạng lưới giao thông khu vực. Phía Bắc giáp đường cao tốc, …..
Hình 1.2: Mặt bằng hiện trạng khu đất dự án
1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất, các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội
Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính ấp Thanh Bình. Hiện tại khu đất chưa được giải phóng mặt bằng, san nền, hiện trạng sử dụng đất toàn khu được tổng hợp như sau:
Bảng 1.2. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT |
Loại đất |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Đất nông nghiệp |
49,48 |
87,63 |
2 |
Đất mặt nước |
4,71 |
8,3 |
3 |
Đất đường mòn |
2,3 |
4,05 |
5 |
Đất miếu thờ hiện hữu |
0,24 |
0,02 |
|
Tổng |
56,73 |
100,0 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành, năm 2018
1.3.3. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Khu dân cư: Trong phạm vi quy hoạch có 02 hộ dân sinh sống và một số nhà ở công nhân ( 02 nhà cấp 04, 02 chòi tạm). Không có nhà xây dựng kiên cố.
* Giao thông: Giáp đường sắt Sài Gòn – Nha trang và giáp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây về phía Bắc. Khu vực dự án có hệ thống giao thông nội đồng.
* Hệ thống sông, ao hồ:
Trong khu vực có nhiều ao hồ, mương thoát nước nội đồng và phía Nam dự án giáp Sông Tắt Gò Đa, phía Tây giáp sông Nước Trong và song Tắt Gò Đa..
* Các công trình xung quanh: Cách 10 km về phía Tây Bắc là KCN Nhơn Trạch, và Tây Bắc là dự án Sân Bay Quốc tế Long Thành.
* Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án có miếu thờ hiện hữu rộng 2.400m2, chủ dự án sẽ giữ nguyên hạng mục này trong khu vực quy hoạch.
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
+ Hiện trạng nền xây dựng
Nền khu vực nghiên cứu có các dạng địa hình sau:
- Khu vực cao 1,34 đến 2,08m. Tập trung chủ yếu khu vực phía Tây Nam khu đất.
- Khu vực thấp vừa trồng hoa mầu, 0,9 đến 1,16m phía Đông Nam,
- Khu vực ao hồ có cao độ từ – 0,94 đến – 0,57m.
- Hướng dốc Đông Bắc sang Tây Nam.
+ Hiện trạng các công trình thuỷ lợi
Khu vực nghiên cứu có một số kênh mương lớn nhỏ nằm trong khu vực quy hoạch dùng tưới tiêu cho hoa mầu và tiêu nước tự nhiên.
+ Hiện trạng thoát nước
- Về thoát nước mặt: Đây là khu đất có độ dốc tự nhiên chênh lệch không cao, đồng thời còn rất ít diện tích ruộng thấp trũng và ao hồ lớn nhỏ nên không ảnh hưởng lớn trong quá trình quy hoạch tổng thể. Hướng thoát nước mặt sẽ được hình thành theo độ dốc từ Đông Bắc sang Tây Nam và sẽ được cụ thể theo phương án quy hoạch. Chú trọng đến phương án cải tạo, nạo vét kênh mương, để không làm ảnh hưởng đến thoát nước tự nhiên của khu vực.
- Thoát nước thải sinh hoạt: Hiện tại khu vực đã có quy hoạch chung thoát nước, phương án thiết kế sẽ đấu nối vào mạng chung thoát nước của dự án, trong quá trình lập quy hoạch, lập dự án các công trình được quy hoạch xây dựng sẽ tuân thủ Luật môi trường, các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường, toàn bộ các khu Dự án phải xử lý nước thải; khu làm việc và sinh hoạt đều bố trí bể tự hoại để xử lý chất thải sinh hoạt rồi mới đưa vào hệ thống thoát nước tập trung của khu vực.
- Về môi trường: Hiện tại khu vực phần lớn là đất trồng hoa mầu và ao hồ, kênh mương, không có nguồn gây ô nhiễm không khí môi trường và đất.
- Trong quá trình quy hoạch và thiết kế xây dựng nói chung phải đảm bảo các quy trình thoát nước, thoát khí, chất thải rắn tiếng ồn để không phá vỡ điều kiện không khí tự nhiên đồng thời có giải pháp khôi phục bằng cách trồng cây xanh, thảm cỏ để tạo được điều kiện sinh thái tốt nhất cho khu vực.
+ Hiện trạng giao thông
* Giao thông đối ngoại: Phía Bắc là tuyến đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, với bề rộng mặt đường 11,0m, nền đường 12,0m;, nên rất thuận lợi cho phương án quy hoạch giao thông.
* Giao thông bên trong khu vực nghiên cứu thiết kế:
Các tuyến đường trong khu vực là đường đất, đường dân sinh, có mặt cắt từ 3 - 6m.
* Nhận xét:
Trong khu vực chưa có hệ thống giao thông. Các tuyến đường dự kiến quy hoạch đi qua các khu vực đều bằng phẳng độ dốc không lớn, nên việc quy hoạch và đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi.
Nhìn chung quy hoạch trong tương lai về hệ thống giao thông đảm bảo thuận lợi cho quá trình xây dựng, quy hoạch phát triển cũng như rất phù hợp trong quá trình sử dụng lâu dài.
+ Hiện trạng cấp nước
Về cấp nước: Hiện tại khu vực đã có hệ thống cấp nước sạch của huyện Long Thành, phương án cấp nước cho toàn khu quy hoạch sẽ sử dụng nguồn nước của Nhà máy của nhà máy cấp nước sạch thành phố Biên Hòa.
* Khu vực nghiên cứu nằm gần tuyến đường ống cấp nước sạch, cho nên có cơ sở và thuận lợi đấu nối họng nước.
+ Hiện trạng cấp điện
Về cấp điện: Hiện tại có 01 đường dây cao thế 22KV cấp điện từ tuyến 472 Cầu Xéo thuộc trạm 110/22kV -2x40MVA Long Thành cách khu đất quy hoạch khoảng 150m.
- Lưới điện chiếu sáng đèn đường:
Lưới điện chiếu sáng hiện nay chưa có.
* Nhận xét
Nguồn điện: phải có phương án cụ thể, phụ tải khu quy hoạch để đưa ra phương án đấu nối trực tiếp hay từ trạm trung gian gần nhất.
Lưới điện chiếu sáng: sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch chi tiết
+ Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT.
- Hiện nay trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống cống, mương thoát nước hoàn chỉnh.
- Nước thải được xử lý qua bể tự hoại rồi xả thẳng vào các ao, mương hoặc cho thấm tự nhiên vào đất.
- Rác thải của dân cư hiện nay được đốt hoặc tự đào hố và chôn lấp.
- Môi trường tự nhiên của khu vực quy hoạch hiện tại không bị ô nhiễm, thuận lợi cho xây dựng đô thị. Chi tiết sẽ được trình bày trong phần đánh giá tác động môi trường.
- Nước thải của dự án khu dân cư sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN28:2010/BTNMT, cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là kênh thoát nước ra sông Tắt Gò Đa nằm hướng Nam khu vực dự án (Theo bản đồ quy hoạch thoát nước đính kèm phụ lục)
- Nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom riêng với nước thải và cũng được xả ra sông thoát nước theo quy hoạch.
Nhận xét chung:
Nhìn chung, đây là khu vực rất thuận lợi để quy hoạch phát triển một khu dân cư tổng hợp, kề cận với tuyến giao thông quốc gia, liên hệ thuận lợi với các khu vực chức năng trong toàn khu, đảm bảo giao thông thuận lợi. Khu vực nghiên cứu thiết kế có cao độ thay đổi không lớn, chủ yếu là đất trồng hoa mầu, đất cây lâu năm và một phần đất công, nhà ở của dân cư chưa nhiều. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều có thể gắn kết, đấu nối trực tiếp, gián tiếp với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong khu vực nghiên cứu toàn bộ hệ thống thoát nước chưa có, cao độ nền nhìn chung thấp hơn so với cao độ nền khu vực. Quy hoạch chung thành huyện Long Thành hiện đang trong quá trình điều chỉnh nên phương án quy hoạch đưa ra phải dựa vào quy hoạch chung và tình hình thực tế khu vực có tính khả thi cao, có tầm nhìn chiến lược và phải đảm bảo phương án phát triển khi cần thiết.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Mục tiêu chung
- Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đang phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nhằm vào phân khúc thị trường xây dựng khu chung cư cho người dân có thu nhập trung bình trở lên, đáp ứng chủ trương phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của huyện Long Thành, thực hiện chính sách của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong công tác chuẩn bị đầu tư, Công ty CP Bất động sản Minh Thành đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng Khu dân cư nhằm đón nhu cầu thị trường sẽ tăng trưởng trở lại trong vài năm tới. Khi dự án đi vào khai thác sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho một bộ phận người dân tại tỉnh Đồng Nai và vùng lân cận. Song song đó, dự án còn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty và cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Với mục tiêu xây dựng một khu dân cư đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trường ở phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cung cấp kịp thời quỹ nhà kinh doanh cho thị trường địa ốc đang có nhiều biến động trong thời điểm hiện nay. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị bất động sản tại khu vực đầu tư. Xây dựng thương hiệu công ty tại địa bàn Đồng Nai và khu vực phía Nam, đồng thời qua đó mở ra cơ hội để hợp tác với nhiều đối tác khác.
- Quy hoạch phục vụ cho nhu cầu đầu tư, đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của toàn khu dân cư xã An Phước, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả bền vững trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.
- Hình thành khu dân cư cao cấp, văn minh, đồng bộ nhằm giải quyết nhu cầu về đất ở, tận dụng, khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để tạo dựng không gian quy hoạch khu dân cư phong phú đóng góp vào cảnh quan chung của toàn huyện.
- Mở rộng kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho công ty..
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mới Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đạt chất lượng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các khu vực lân cận.
- Dự án sẽ là một trong những công trình trọng điểm của Tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Thành nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung, phù hợp với nhu cầu thiết thực và điều kiện phát triển chung của Tỉnh.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành, dự án được xây dựng trên phần đất có tổng diện tích 56,7276 ha.
Quy hoạch sử dụng đất:
Bảng 1.3. Quy hoạch sử dụng đất
Stt |
Loại đất |
Diện tích |
Chỉ tiêu |
Tỷ lệ |
|
|
m2 |
m2/người |
% |
1 |
Đất công trình dịch vụ đô thị |
33.083 |
8 |
5,83 |
|
Đất dịch vụ kinh doanh |
12.839 |
|
|
- Đất khu thương mại - dịch vụ |
12.839 |
|||
Đất phục vụ công cộng |
20.244 |
|||
- Đất trường mẫu giáo, nhà trẻ |
7.910 |
|||
- Đất trường tiểu học |
8.956 |
|||
- Đất y tế |
3.378 |
|||
2 |
Đất ở |
234.744 |
54 |
41,38 |
|
Đất ở kinh doanh |
187.205 |
|
|
- Đất nhà ở biệt thự |
60.348 |
|||
- Đất nhà liên kế vườn |
99.308 |
|||
- Đất nhà ở liên kế |
12.549 |
|||
- Đất chung cư |
15.000 |
|||
Đất ở xã hội |
47.539 |
|||
- Đất nhà liên kế vườn |
16.132 |
|||
- Đất nhà ở liên kế |
31.407 |
|||
3 |
Đất cây xanh, mặt nước + TDTT |
113.400 |
24 |
19,99 |
|
Cây xanh dọc sông |
28.370 |
|
|
Cây xanh trong khu ở |
41.130 |
|||
Mặt nước trong khu ở |
21.800 |
|||
Khu vui chơi TDTT |
22.100 |
|||
4 |
Đất giao thông |
181.249 |
42 |
31,95 |
|
Đất đường giao thông |
175.849 |
|
|
Đất sân bãi |
5.400 |
|||
5 |
Đất khác |
4.800 |
|
0,85 |
|
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật |
2.400 |
|
|
+ Trạm bơm cấp nước |
1.100 |
|||
+ Trạm xử lý nước thải |
1.000 |
|||
+ Trạm BTS |
300 |
|||
Đất miếu thờ hiện hữu giữ nguyên |
2.400 |
|||
|
TỔNG CỘNG |
567.276 |
128 |
100,00 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư dịch vụ xã An Phước, huyện Long thành năm 2018
Hình 1.3: Mặt bằng tổng thể của dự án
1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính
Khối lượng công trình
a) San nền:
- Cao độ khu vực như sau:
+ Khu vực có cao độ từ +0,35 đến + 0,47m. Cao độ hiện trạng trung bình: (0,35 + 0,47)/2 = 0,41m.
- Cao độ san nền được quy hoạch là: +3,0m đến +3,35m; Trung bình +3,125m.
- Bóc đất hữu cơ dày 0,3m.
- Các khu vực không phải bóc đất hữu cơ, không phải san nền: Khu cây xanh (43.715,53m2), khu mặt nước (40.411,35m2).
- Khối lượng đất hữu cơ bóc là: (404.715,21m2 - 43.715,53m2 - 40.411,35m2) x 0,3m = 96.176,5m3.
- Khu vực cây xanh không cần san nền: sử dụng đất bóc hữu cơ để đắp lại các khu vực trồng cây xanh. Khối lượng đất bóc hữu cơ cần sử dụng là: 43.715,53m2 x (3,125m – 0,41m) = 118.687,88m3. Như vậy, khối lượng bóc đất hữu cơ được sử dụng hết. Khối lượng còn thiếu cho khu vực này là: 118.687,88m3 - 96.176,5m3 = 22.510,75m3;
- Khối lượng san nền các khu vực còn lại là: (404.715,21m2 - 43.715,53m2 - 40.411,35m2) x (3,125m – 0,41m + 0,3m) = 966.574,12m3.
Khối lượng đất san lấp còn thiếu là: 966.574,12m3 + 22.510,75m3 = 989.084,87m3.
b) Đất Công trình dịch vụ đô thị:
Được bố trí bám tuyến đường cao tốc kéo dài (rộng 48,0m). Tổng diện tích đất 21.648,65m2, được bố trí thành 02 khu:
- Khu 1: Bố trí phía Bắc khu đất, góc giao đường Lê Mao kéo dài với đường quy hoạch 15,25m và sông Cửa Tiền. Diện tích đất xây dựng 5.364,19m2; mật độ xây dựng khoảng 50%; tầng cao 4 tầng.
Công năng các tầng:
+ Tầng 1, 2: Siêu thị, trung tâm thương mại…
+ Tầng 3, 4: Nhà hàng, khu vui chơi giải trí.
- Khu 2: Bố trí phía Nam khu đất, góc giao đường Lê Mao kéo dài với đường quy hoạch 21,0m. Diện tích đất xây dựng 16.284,46m2; mật độ xây dựng khoảng 50%; tầng cao 5 tầng.
Công năng các tầng:
+ Tầng 1, 2, 3: Siêu thị trưng bày tất cả sản phẩm tiêu dùng.
+ Tầng 4: Nhà hàng, khu vui chơi giải trí trẻ em, phòng trà.
+ Tầng 5: Rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí.
c) Đất ở:
Được bố trí bám tuyến đường cao tốc kéo dài (rộng 48,0m). Tổng diện tích đất 16.131,33m2, được bố trí thành 03 khu:
- Khu 1 (ký hiệu CT-C): Bố trí phía Nam khu trung tâm thương mại dịch vụ (Khu 1). Diện tích đất xây dựng 3.429,30m2; mật độ xây dựng từ 50% - 60%; tầng cao 20 tầng, 1 tầng bán hầm.
Công năng các tầng:
+ Tầng bán hầm: Bố trí gara và kỹ thuật điện nước.
+ Tầng 1 – 4: Siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng, dịch vụ.
+ Tầng 5-20: Bố trí các căn hộ chung cư. Mỗi căn hộ có diện tích từ 75m2 đến 100 m2. Bố trí 10 căn hộ/tầng, mỗi căn hộ có 02 đến 03 phòng ngủ, 01 phòng bếp + phòng ăn, 01 phòng khách, 02 phòng vệ sinh.
- Khu 2 (ký hiệu CT-B): Bố trí khoảng giữa đường Lê Mao kéo dài. Diện tích đất xây dựng 1.246,79m2; mật độ xây dựng từ 70% - 80%; tầng cao 5 tầng.
Công năng các tầng:
+ Tầng 1: Làm văn phòng, cửa hàng, gara xe và các dịch vụ phục vụ sinh hoạt và hoạt động của chung cư.
+ Tầng 2 - 5: Bố trí các căn hộ chung cư. Mỗi căn hộ có diện tích từ 75m2 đến 100m2. Bố trí 8 căn hộ/tầng, mỗi căn hộ có 02 đến 03 phòng ngủ, 01 phòng bếp + phòng ăn, 01 phòng khách, 02 phòng vệ sinh.
- Khu 3 (ký hiệu CT-A): Bố trí phía Bắc khu trung tâm thương mại dịch vụ (Khu 2) và sông Rào Màng. Diện tích đất xây dựng 11.455,24m2; mật độ xây dựng từ 50% - 60%; tầng cao 18 tầng, 1 tầng bán hầm.
Công năng các tầng:
+ Tầng bán hầm: Bố trí gara và kỹ thuật điện nước.
+ Tầng 1 – 4: Siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng, dịch vụ.
+ Tầng 5-18: Bố trí các căn hộ chung cư. Mỗi căn hộ cao cấp có diện tích từ 100m2 đến 130 m2. Bố trí 15 căn hộ/tầng, mỗi căn hộ có 03 phòng ngủ, 01 phòng bếp, 01 phòng ăn, 01 phòng khách, 04 phòng vệ sinh.
d) Đất cây xanh, mặt nước:
Được bố trí bám các tuyến đường quy hoạch chính và đường quy hoạch nội khu. Nhà ở gồm 03 loại: Nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư, cụ thể:
- Nhà ở thương mại (biệt thự, liền kề): Tổng diện tích đất 116.844,50m2, trong đó:
- Nhà ở Biệt thự (ký hiệu BT-A, BT-B,…,BT-S), tổng diện tích đất 73.914,22m2, mật độ xây dựng 40% - 60%, tầng cao 3 tầng, tổng số 218 lô.
- Nhà ở liền kề (ký hiệu LK-A, LK-B,…, LK-P), tổng diện tích đất 42.930,28m2, mật độ xây dựng 70% - 80%, tầng cao 3-5 tầng, tổng số 264 lô.
- Nhà ở xã hội (ký hiệu NOXH): Bố trí phía Tây Bắc khu đất, diện tích đất 26.661,53m2, mật độ xây dựng 40%, tầng cao 7 tầng.
Công năng các tầng:
+ Tầng 1: Bố trí gara đỗ xe và kỹ thuật điện, nước.
+ Tầng 2-7: Bố trí các căn hộ. Mỗi căn hộ có diện tích từ 50m2 đến 60 m2. Bố trí 30 căn hộ/tầng, mỗi căn hộ có 02 phòng ngủ, 01 phòng bếp + phòng ăn, 01 phòng khách, 03 phòng vệ sinh.
- Nhà ở tái định cư (TDC): Bố trí phía Bắc khu nhà ở xã hội, diện tích đất 7.957,55m2, mật độ xây dựng 65%, tầng cao 3 tầng, tổng số lô 52 lô.
e)Đất giao thông: Tổng diện tích đất 13.384,57m2, bao gồm:
- Trường phổ thông cơ sở (ký hiệu CC-GD1): Được bố trí phía Tây Nam khu đất sát với khu cây xanh và sông Rào Màng. Diện tích đất 6.255,79m2; mật độ xây dựng 30%; tầng cao 03 tầng.
- Nhà trẻ (ký hiệu CC-GD2): Được bố trí phía Nam khu nhà ở xã hội. Diện tích đất 4.937,33m2; mật độ xây dựng 30%; tầng cao 03 tầng.
- Trung tâm y tế (ký hiệu CC-YT): Được bố trí phía Bắc Trường phổ thông cơ sở và sông Rào Màng. Diện tích đất 2.191,45m2; mật độ xây dựng 30%; tầng cao 04 tầng.
f) Đất khác:
Tổng diện tích 43.715,53m2, bao gồm:
- Cây xanh thể thao - văn hóa (ký hiệu CX-VH): Được bố trí thành 02 khu tập trung nhằm đảm bảo bán kính phục vụ cho dân cư. Một khu ở vị trí trung tâm của dự án, một khu bố trí phía Nam của dự án sông Rào Màng. Trong các khu đều bố trí sân chơi thể thao, nhà văn hóa. Tổng diện tích đất 7.387,63m2, mật độ xây dựng 7% - 10%; tầng cao 1,0 tầng.
- Cây xanh cảnh quan (ký hiệu CX): Được bố trí xen kẽ trong các khu ở, dọc hai bờ sông Rào Màng và dọc hai bên sông nhân tạo nối từ sông Rào Màng đến sông Cửa Tiền nhằm tạo môi trường cảnh quan. Diện tích 36.327,90m2.
h) Tổng hợp quy mô các hạng mục công trình:
* Khu trung tâm thương mại dịch vụ (ký hiệu TMDV):
- Khu 1: Diện tích sàn thương mại dịch vụ: 5.364,19m2 x 60% x 4 tầng = 10.728,38m2 sàn.
- Khu 2: Diện tích sàn thương mại dịch vụ: 16.284,46m2 x 50% x 5 tầng = 40.711,15m2 sàn.
* Khu trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở cao tầng:
- Khu 1 (ký hiệu CT-C):
+ Diện tích sàn thương mại dịch vụ 3.429,30m2 x 60% x 4 tầng = 8.230,32m2 sàn.
+ Căn hộ: 10 căn hộ/tầng x 16 tầng = 160 căn hộ.
- Khu 2 (ký hiệu CT-B):
+ Diện tích sàn thương mại dịch vụ 1.246,79m2 x 80% x 1 tầng = 997,43m2 sàn.
+ Căn hộ: 8 căn hộ/tầng x 4 tầng = 32 căn hộ.
- Khu 3 (ký hiệu CT-A):
+ Diện tích sàn thương mại dịch vụ 11.455,24m2 x 60% x 4 tầng = 27.492,57m2 sàn.
+ Căn hộ: 15 căn hộ/tầng x 14 tầng = 210 căn hộ.
* Khu nhà ở:
- Nhà ở biệt thự (ký hiệu BT-A, BT-B,…,BT-S): 218 lô.
- Nhà ở liền kề (ký hiệu LK-A, LK-B,…, LK-P): 264 lô.
- Nhà ở xã hội (ký hiệu NOXH): 30 căn hộ/tầng x 6 tầng = 180 căn.
- Nhà ở tái định cư (TDC): 52 lô.
* Khu cây xanh: Tổng diện tích 43.715,53m2,
* Đất mặt nước: 40.411,35m2.
* Đất giao thông: 117.960,20m2.
* Tổng m2 sàn trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng: 88.459,85m2.
* Tổng căn hộ và nhà ở: 1.116 (căn hộ, nhà ở các loại).
1.4.2.2. Khối lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
Mặt cắt các tuyến đường như sau:
Bảng 1.4. Mặt cắt các tuyến đường
TT |
Mặt cắt |
Lộ giới (m) |
Chiều rộng mặt đường (m) |
Vỉa hè (m) |
Chiều rộng Bulva (m) |
1 |
A-A |
48,00 |
2x9,00 |
2 x 9,00 |
12.00 |
2 |
B-B |
36,00 |
22,00 |
2 x 7,00 |
|
3 |
C-C |
30,00 |
16,00 |
2 x 7,00 |
|
4 |
D-D |
30,00 |
16,00 |
2 x 7,00 |
|
5 |
E-E |
24,00 |
12,00 |
2 x 6,00 |
|
6 |
F-F |
22,50 |
14,50 |
2 x 4,00 |
|
7 |
G-G |
21,00 |
9,00 |
2 x 6,00 |
|
8 |
H-H |
18,00 |
9,00 |
2 x 4,50 |
|
9 |
I-I |
14,00 |
7,00 |
2 x 3,50 |
|
10 |
K-K |
12,50 |
6,00 |
3,00 + 3,50 |
|
11 |
L-L |
12,00 |
6,00 |
2 x 3,00 |
|
12 |
L*-L* |
12,00 |
9,00 |
2 x 1.50 |
|
13 |
M-M |
10,50 |
6,00 |
1,50 + 3,00 |
|
14 |
M*-M* |
14,00 |
12,00 |
2x1,00 |
|
15 |
N-N |
15,25 |
4,50 |
6,00 + 4,75 |
|
16 |
O-O |
9,00 |
6,00 |
2 x 1,50 |
|
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ xã An Phước, huyện Long Thành, năm 2018)
* Về chỉ giới xây dựng (khoảng lùi):
- Đối với nhà ở thấp tầng: Chỉ giới xây dựng lùi tối thiểu 3,0m so với chỉ giới đường đỏ tất cả các tuyến đường. Riêng các lô đất nhà ở liền kề có cạnh chiều dài trùng với chỉ giới đường đỏ thì được xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.
- Đối với các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, chung cư cao tầng và nhà ở xã hội: Chỉ giới xây dựng lùi tối thiểu 6,0m so với chỉ giới đường đỏ tất cả các tuyến đường.
* Các yếu tố trắc ngang tuyến:
- Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: imặt=2%;
- Độ dốc ngang hè đường: imặt=15 về phía đường;
- Độ dốc mái nền đắp đường: 1:1,5;
- Độ dốc mái nền đường đào: 1:1;
* Thiết kế nền đường:
- Xử lý nền đất tự nhiên trước khi đắp: Khi nền đường tự nhiên có độ dốc ngang dưới 20% phải đào bỏ lớp đất hữu cơ, bùn trước khi đắp; khi nền đường tự nhiên dốc ngang từ 20-50% phải đánh cấp trước khi đắp. Phải thiết kế các biện pháp thoát nước ở đáy nền đắp ngăn chặn dòng chảy vào nền.
- Nền đường phải có độ đầm chặt theo quy định: Phải đảm bảo lớp đất tiếp xúc với đáy áo đường dày 30cm đạt độ đầm chặt K98. Tiếp đó nền dưới phải đạt độ đầm chặt K95. Đất đắp nền đường bằng đất cấp III.
* Thiết kế kết cấu áo đường:
Mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc≥95MPa. Kết cấu áo đường, tính từ dưới lên như sau:
- Nền đường đất đầm chặt k≥0,98,dày 30cm đạt E0=42MPa;
- Lớp móng dưới đá dăm tiêu chuẩn 4x6 dày 15cm;
- Lớp móng trên đá dăm tiêu chuẩn dày 15m;
- Lớp láng nhựa 2 lớp dày 2cm, tiêu chuẩn nhựa 2,7kg/m2;
- Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1,0kg/m2;
- Lớp bê tông nhựa hạt trung dày 5cm;
* Thiết kế bó vỉa, đan rãnh:
Bó vỉa kết hợp đan rãnh bằng BT cấp M200 liền khối, sử dụng công nghệ BT thành mỏng BUSDACO, viên bó vỉa cao từ 30cm, chiều rộng bó vỉa 35cm, rãnh đan 25cm dày 13 đến 17cm.
* Thiết kế kết cấu vỉa hè:
Vỉa hè lát gạch block tự chèn, trên lớp vữa xi măng M50 dày 3cm, lớp đá dăm 4x6 dày 10cm, tiếp giáp nền đất đầm chặt k95.
* Hệ thống an toàn giao thông:
Các công trình ATGT thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT. Các biển báo bằng sắt, sơn phản quang.
Để tạo thuận lợi cho việc thi công dự án. Trong đó đường Lê Mao được thực hiện đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) mời các Nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm đầu tư và công nghệ, đầu tư dự án này theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Theo đó, Chủ dự án sử dụng tiền thuê đất ở các khu đô thị trên địa bàn để xây dựng đường Lê Mao, thành phố Vinh (giai đoạn 3: đường Lê Mao kéo dài). Thời gian, hình thức thanh toán cho Nhà thầu sẽ được cụ thể trong hợp đồng dự án.
b) Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng:
- Nguồn điện cấp cho trạm biến áp của dự án được lấy từ đường dây trung thế 22KV cấp cho dự án. Đường điện 22KV đi qua dự án sẽ được di dời chạy dọc theo vỉa hè (theo bản vẽ quy hoạch cấp điện) nhằm đảm bảo phục vụ dự án và đảm bảo phù hợp với mạng lưới cấp điện chung của huyện.
- Lưới điện trung thế, hạ thế và chiếu sáng được hạ ngầm.
Bảng 1.5. Thống kê khối lượng cấp điện và chiếu sáng công cộng
TT |
Tên thiết bị và vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Vị trí |
1 |
Đường dây trung thế 22KV |
m |
2.140 |
- |
2 |
Đường dây trung thế 22KV di dời |
m |
1.025 |
- |
3 |
Đường dây trung thế 22KV QH |
m |
1.119 |
- |
4 |
Trạm biến áp quy hoạch |
KVA |
3.510 |
- |
5 |
Trạm biến áp quy hoạch QH1 |
KVA |
800 |
Trung tâm TMDV |
6 |
Trạm biến áp quy hoạch QH2 |
KVA |
630 |
Cây xanh phía Tây Nam |
7 |
Trạm biến áp quy hoạch QH3 |
KVA |
800 |
Thương mại cao tầng |
8 |
Trạm biến áp quy hoạch QH4 |
KVA |
400 |
Cây xanh giữa khu QH |
9 |
Trạm biến áp quy hoạch QH5 |
KVA |
250 |
Cây xanh phía Tây Bắc |
10 |
Trạm biến áp quy hoạch QH6 |
KVA |
630 |
TMCT phía Đông Bắc |
11 |
Đường dây hạ thế |
m |
6.032 |
- |
12 |
Đường dây chiếu sáng |
m |
8.610 |
- |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ xã An Phước, huyện Long Thành, năm 2018)
c) Cấp nước
- Nguồn nước cấp cho quá trình thi công xây dựng: được lấy từ nguồn nước dưới đất trong khu vực xây dựng. Do đó, Chủ dự án sẽ làm hồ sơ để được cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ cho hoạt động trong giai đoạn này.
- Nguồn nước cấp giai đoạn hoạt động: được lấy từ mạng lưới đường ống cấp nước của huyện.
- Nguồn cung cấp nước cho tưới cây: Sông nhân tạo.
- Mạng lưới đường ống được bố trí mạng lưới cụt, các tuyến ống được bám dọc theo các trục đường giao thông. Đường ống cấp nước chôn sâu tính từ đỉnh ống đến cao độ vỉa hè hặc mặt đất từ 0,5m đến 0,7m. Đối với ống có đường kính D<110 ống được đặt trong mương đất; đối với ống có đường kính D110 ống được đặt trong mương đệm cát. Tại những đoạn qua đường ống được luồn trong ống thép mã kẽm.
- Tại các vị trí chuyển hướng bố trí các thiết bị cút, côn và tê.
- Dọc theo tuyến đường gần các vị trí yêu cầu chống cháy bố trí các họng cứu hỏa kiểu nổi theo TCVN 6379-1998 cách nhau <120m/trụ. Nguồn nước cấp cho cứu hỏa được sử dụng chung với mạng cấp nước sinh hoạt. Họng cứu hỏa bố trí tại các ngã 3, ngã 4 các tuyến đường.
- Tại đầu các tuyến nhánh bố trí van chặn để tiện sửa chữa, hố van sử dụng ống uPVC D110;
Hố van loại 1 (HV1): Móng lót BT đá 1x2 M150 dày 15cm; tường xây gạch đặc VXM M75 dày 220mm, trát trong bằng VXM M75; mủ hố van bằng BTCT M200, nắp đan bằng BTCT M200.
Bảng 1.6. Thống kê khối lượng cấp nước
TT |
Tên thiết bị và vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Ống cấp nước DN200 |
m |
1.388 |
2 |
Ống cấp nước DN100 |
m |
3.150 |
3 |
Ống cấp nước DN63 |
m |
3.185 |
4 |
Ống cấp nước DN50 |
m |
1.650 |
5 |
Trụ cứu hoả kiểu nổi |
Điểm |
28 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ xã An Phước, huyện Long Thành, năm 2018)
d) Thoát nước mưa:
- Thoát nước mưa: Nước mưa được thu gom theo hệ thống mương dọc các tuyến đường trong khu quy hoạch rồi đổ vào sông nhân tạo và thoát ra song Tắt Gò Đa.
- Cống qua các tuyến đường được thiết kế chịu lực đảm bảo cho xe chạy, sử dụng cống hộp BTCT.
Giải pháp kết cấu:
- Cống thoát nước dọc:
+ Khẩu độ cống: Gồm các loại khẩu độ B=0,6m; B=0,8m; B=1,0m; B=1,2m.
+ Kết cấu cống: Cống BTCT M200 chữ U đúc sẵn. Tấm đan BTCT M200 đúc sẵn. Móng cống đệm đá dăm dày 10cm trên láng VXM dày 2cm.
- Cống thoát nước qua đường:
+ Tại các vị trí dưới đường sử dụng các cống hộp BTCT định hình 80-90X;
+ Kết cấu cống: Cống BTCT M300 đổ tại chỗ, đế móng cống BT M200 dày 20cm trên lớp đá dăm dày 10cm trên láng vữa xi măng dày 2cm.
- Hệ thống giếng thu thăm:
+ Bố trí các giếng thu nước dọc các trục đường để thu nước từ mặt đường đổ vào các cống dọc, khoảng cách các giếng thu từ 35-50m. Giếng thăm bố trí tại các vị trí thay đổi các yếu tố kỹ thuật như thay đổi hướng chảy hoặc khẩu độ và loại cống.
+ Kết cấu giếng thăm: Móng bằng BT M200 trên lớp đá dăm dày 10cm trên láng vữa XM dày 2cm, thành xây gạch chỉ vữa XM M75; bản đậy bằng BTCT M200 dày 8cm. Cửa thu nước mặt đường kiểu cửa thu F2 theo công nghệ ngăm mùi BUSACO.
- Cầu: Tổng thể dự án có 5 cầu và 1 cầu mỹ thuật với quy mô chiều rộng 15m chiều dài 50m.
Bảng 1.7. Thống kê khối lượng thoát nước mưa
TT |
Tên thiết bị và vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Kết cấu |
1 |
Cống dọc B = 0,6m |
m |
2.109 |
BTCT |
2 |
Cống dọc B = 0,8m |
m |
1.221 |
BTCT |
3 |
Cống dọc B = 1,0m |
m |
896 |
BTCT |
4 |
Cống dọc B = 1,2m |
m |
456 |
BTCT |
5 |
Điểm xả ra sông Rào Máng |
Điểm |
18 |
|
6 |
Điểm xả ra sông nhân tạo |
Điểm |
17 |
|
e) Thoát nước thải
- Đối với khu dân cư:
+ Nước thải từ các thiết các chậu rửa, nước thoát sàn, nước từ các chậu bếp được thu gom riêng rồi đấu nối với hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án.
+ Nước thải từ các bệ xí bệ tiểu được thu gom vào bể tự hoại rồi đấu nối với hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án.
- Đối với trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư:
+ Nước thải từ các thiết các chậu rửa, nước thoát sàn, nước từ nhà bếp được thu gom xử lý riêng sơ bộ bằng bể lắng tách dầu mỡ rồi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án.
- Nước thải từ các bệ xí, bệ tiểu được thu gom vào bể tự hoại rồi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án.
Nước thải sau khi xử lý tập trung đạt cột B – QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và thải ra môi trường.
Bảng 1.8. Thống kê khối lượng thoát nước thải
TT |
Tên thiết bị và vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Ống thoát nước thải tự chảy DN250 |
m |
2.865 |
2 |
Ống thoát nước thải tự chảy DN315 |
m |
3.090 |
3 |
Ống thoát nước thải tự chảy DN400 |
m |
1.700 |
4 |
Ống thoát nước thải tự chảy DN500 |
m |
1.150 |
5 |
Ống thoát nước thải có áp DN315 |
m |
137 |
6 |
Ống thoát nước thải có áp DN500 |
m |
1.500 |
7 |
Trạm bơm nước thải |
Trạm |
03 |
8 |
Trạm xử lý nước thải tập trung |
Trạm |
01 |
f) Giải pháp thông tin, liên lạc
Tại các khu chức năng được bố trí các giắc chờ điện thoại, dây điện thoại, đường cáp internet, cáp truyền hình. Hệ thống các dây dẫn thông tin điện thoại, internet…được sử dụng là dây đồng trục đi ngầm trong tường.
Bảng 1.9. Thống kê khối lượng thông tin liên lạc
TT |
Tên thiết bị và vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Trạm BTS |
Trạm |
01 |
2 |
Đường dây thông tin liên lạc |
m |
5.090 |
1.4.2.3. Các hạng mục công trình phụ trợ
v Nhà chứa rác thải:
- Diện tích đất: …..m2
- Kết cấu công trình: Móng, khung, cột bằng thép tiền chế, vách tường, mái tôn, nền bê tông.
v Khu vực xử lý nước thải
- Diện tích đất: ….. m2
- Kết cấu công trình: Móng, khung, cột bằng thép tiền chế, vách tường, mái tôn, nền bê tông.
v Sân, đường nội bộ:
- Diện tích: …..m2.
- Kết cấu công trình: Được xây dựng bằng bê tông cốt thép và nhựa.
v Cây xanh: ……m2
Trong khuôn viên, dự án trồng cây ăn trái, hoa, kiểng,… để đảm bảo mỹ quan, điều hòa vi khí hậu. Tổng diện tích cây xanh của dự án chiếm khoảng 38,83% diện tích khu đất. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa vi khí hậu ở khu vực dự án và hấp thụ bụi cùng các khí độc hại trong môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm không khí từ hoạt động của dự án..
Sử dụng đa dạng các loại cây với độ cao khác nhau, thạo thành nhiều lớp: lớp chống ồn, lớp tạo cảnh quan hấp dẫn, lớp không gian đệm điều hòa không khí, lớp không gian dạo; trong đó, bố trí các nhóm cây thường màu xanh (nhóm cây lá xanh quanh năm), cây thay lá theo mùa, cây bụi xén tỉa, cây leo cho hàng rào, thảm cỏ.
Cây trồng phải lựa chọn loại phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực, ưu tiên các loại cây địa phương.
Hạn chế việc sử dụng các loại cây có khả năng thu hút côn trùng mạnh đặc biệt là một số loại cây ăn quả cho trái ngọt.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án
1.4.3.1. Biện pháp tổ chức thi công
a. Quản lý chung
Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tư và đơn vị thi công. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Đơn vị thi công sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công, cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế.
b. Công tác chuẩn bị và tiếp nhận mặt bằng thi công
- Tổ chức và phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong bộ máy quản lý thực hiện.
- Tiếp nhận mặt bằng từ chủ đầu tư để xây dựng văn phòng làm việc, kho, lán trại...
- Đệ trình tiến độ trình duyệt bản vẽ thi công, khảo sát thực tế mặt bằng xây dựng để triển khai làm bản vẽ lắp đặt.
- Đệ trình tiến độ và trình duyệt vật tư.
- Đệ trình và thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư.
Công tác làm kho bãi lán trại
- Kho chứa vật tư thi công: Kho chứa vật tư tại công trường sẽ được xây dựng bên trong diện tích khui đất công trình, kho được xây dựng đảm bảo chắc chắn, nền cao để tránh hư hỏng vật tư do nước mưa hoặc các yếu tố khác. Nếu mặt bằng thi công quá chật hẹp không đủ diện tích, nhà thầu sẽ có phương án thuê mặt bằng gần công trình để làm kho chứa vật tư, thuận tiện cho công tác cấp phát vật tư.
- Kho chứa thiết bị: Các thiết bị nhập khẩu hoặc các thiết bị chính sẽ được chứa tại kho của Nhà thầu xây lắp, chỉ vận chuyển đến công trình khi đã chuẩn bị mặt bằng và hội đủ các điều kiện về phương tiện vận chuyển, phương án lắp đặt được duyệt để đảm bảo thời gian lắp đặt trên công trình ngắn nhất.
Công tác vận chuyển vật tư, thiết bị
- Vật tư thiết bị sẽ được vận chuyển từ kho của Nhà thầu xây lắp đến công trình bằng các phương tiện chuyên dụng như xe nâng, cẩu, tải... Các vật tư phục vụ công tác thi công sẽ được chuyển đến công trường theo kế hoạch dự trù trước, phù hợp với tiến độ thi công, tránh việc chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ hoặc lưu trữ quá lâu tại kho công trường. Đảm bảo vật tư, thiết bị sẽ đến chân công trường trước khi tiến hành lắp đặt ít nhất 05 ngày.
- Các thiết bị nhập khẩu sẽ được kiểm tra nhập kho của Nhà thầu xây lắp (hoặc kho chủ đầu tư) để đảm bảo không hư hỏng và sẽ được vận chuyển đến công trường theo tiến độ tránh việc quá lâu tại công trường gây ra hư hỏng cho thiết bị. Các thiết bị khi lắp đặt cẩu và thiết bị chuyên dùng khác, tải trọng được tính toán và đệ trình cùng với giấy đăng kiểm tra trước khi thực hiện công tác, tránh xảy ra tai nạn làm hư hỏng thiết bị dẫn đến chậm tiến độ công trình.
Công tác chuẩn bị đồ nghề
- Danh mục các dụng cụ đồ nghề, thiết bị chuyên dùng cho công tác thi công sẽ được lập và đệ trình chủ đầu tư xem xét trước khi đem đến hiện trường thi công.
- Các thiết bị đo, Testing & Commissioning sẽ được hiệu chỉnh và dán tem kiểm định bởi các cơ quan đo lường chất lượng nhà nước trước khi sử dụng.
- Tất cả các dụng cụ sử dụng điện đảm bảo an toàn và đủ thiết bị bảo vệ khi xảy ra sự cố chậm chạp.
- Hệ thống điện tạm phục vụ thi công bao gồm các tủ điện đặt trên sàn (có giá đỡ sẵn), có Aptomat bảo vệ chống giật và ngắn mạch, các ổ cắm và cầu dao lấy nguồn dùng cho thi công.
Xe, máy thi công
- Các phương tiện chuyên chở và lắp đặt như xe cẩu, xe tải, xe phục vụ công trình...có thể đáp ứng kịp thời cho công trình trong suốt thời gian thi công. Chúng tôi cam kết sẽ lựa chọn các phương tiện tốt và chủ động cho công trình này, để thời gian thi công ngắn nhất.
- Máy thi công: Máy móc thi công bao gồm các thiết bị chuyên dụng dùng để phục vụ các công trình công nghiệp, dân dụng như: Máy cắt liên hiệp, máy khoan, máy hàn, TIG, hàn điện, máy mài, thiết bị làm ống, máy kéo cáp...
- Thiết bị đo, thử nghiệm hệ thống: Các thiết bị đo, với độ tin cậy và chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của tiêu chuẩn thử nghiệm do Hồ sơ Thầu qui định.
Công tác chuẩn bị cung ứng vật tư và thiết bị
Nhằm đảm bảo chất lượng, Nhà thầu sẽ chuẩn bị các bước sau:
- Lập kế hoạch trình duyệt toàn bộ các vật tư, thiết bị sẽ sử dụng cho công trình và đệ trình cho đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư duyệt.
- Lập kế hoạch và trình duyệt mẫu một số vật tư lắp đặt (Nếu chủ đầu tư yêu cầu).
- Lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị đệ trình chủ đầu tư và tư vấn xem xét.
- Nhà thầu sẽ triển khai cung ứng vật tư lắp đặt đến công trình theo tiến độ đã lập và triển khai thương thảo. Ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị. Đảm bảo thời gian cung ứng vật tư, thiết bị đến công trình với thời gian ngắn nhất.
- Kế hoạch cung ứng vật tư, Thiết bị có thể được thay đổi phù hợp và đáp ứng tốt nhất tiến độ thi công hoặc bất kỳ thay đổi nào diễn ra trên thực tế thi công, cũng như đáp ứng tốt công tác phối hợp với các đơn vị nhà thầu khác.
Đăng ký kế hoạch thi công cho toàn bộ công trình
- Cam kết hoàn thành công trình theo đúng tiến độ kể từ ngày có lệnh khởi công từ chủ đầu tư.
- Tiến độ thi công chi tiết và kế hoạch nhân lực được lập trên chương trình Win Project, tiện lợi cho việc theo dõi, cập nhật và điều chỉnh trong từng giai đoạn thi công (hàng tuần, tháng).
- Kế hoạch thi công sẽ ưu tiên cho các công tác ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà thầu xây dựng. Đảm bảo bàn giao mặt bằng nhanh nhất cho công tác hoàn thiện.
c. Bố trí tổng mặt bằng thi công
Bố trí tổng mặt bằng thi công: dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh. Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công copha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên.
Vị trí đặt máy móc thiết bị: vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ dàng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.
Về nguyên liệu:
- Xi măng: Nguồn cung cấp là các công ty của xi măng nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhà thầu có thể mua thẳng từ các nhà máy và vận chuyển đường bộ đến công trình.
- Bê tông nhựa mua từ trạm trộn bê tông nhựa trên địa bàn, vận chuyển bằng đường bộ, khoảng cách vận chuyển 15km.
- Bê tông thương phẩm trộn sẵn mua từ các trạm trộn trên địa bàn, vận chuyển bằng đường bộ, khoảng cách vận chuyển 15km.
- Sắt, thép xây dựng: Nguồn cung cấp là các đại lý của các công ty thép trong nước tại Đồng Nai, vận chuyển bằng đường bộ khoảng cách vận chuyển khoảng 5km.
- Cát vàng, cát đen: Nguồn cung cấp từ các công ty được phép khai thác trên địa bàn huyện Long Thành, vận chuyển bằng đường bộ khoảng cách vận chuyển khoảng 5km và đường sông khoảng cách vận chuyển khoảng 20-30km.
- Đá: Nguồn cung cấp: huyện Long Thành (Đồng Nai), vận chuyển bằng đường bộ khoảng cách vận chuyển khoảng 10km.
- Gạch tuynel: Nguồn cung cấp tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh như: Nhà máy gạch tuynel huyện Long Thành…vận chuyển bằng đường bộ khoảng cách vận chuyển khoảng 20km.
- Vật liệu hoàn thiện, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh. Thiết bị và vật tư ngành điện, nước…Nguồn cung cấp từ các nhà máy trong nước hoặc các liên doanh thông qua các đại lý tại tỉnh với yêu cầu đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế, vận chuyển bằng đường bộ khoảng cách vận chuyển khoảng 10km.
Bãi để cát đá, sỏi, gạch, trộn bêtông: vị trí các bãi cát, đá, sỏi, trộn bê tông là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.
Bãi gia công copha, cốt thép: copha được dùng là copha thép kết hợp copha gỗ. Các bãi này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sạch sẽ, thoát nước. Tại các bãi này copha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Copha thép được kiểm tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép được làm lán che mưa hoặc có bạt che khi trời mưa.
Kho tàng dùng để chứa xi măng, vật tư quý, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Nhà ban chỉ huy công trường được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép tiền chế, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên được bố trí xung quanh công trường ở các khu đất trống, các nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển. Trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân, nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu đất khác.
Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện).
Nước phục vụ thi công: Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư để xin cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước nguồn nước cấp của thành phố, đầu họng nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng.
Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về ga và thoát vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường.
d. Tổ chức thi công trên công trường
Ban chỉ huy công trường: gồm có cán bộ của đơn vị thầu xây dựng và các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.
Bộ phận vật tư: bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ là đặt và nhận hàng, căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: gồm kỹ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách khi công trình lên cao sẽ có 1 người phụ trách ở trên và 1 người chịu trách nhiệm tổng thể đều có thâm niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc.
Đội ngũ công nhân: gồm đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ copha, thợ xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước...
Tổng số cán bộ kỹ thuật, công nhân làm việc tối đa tại công trường là 200 người, bao gồm các đơn vị thầu phụ thi công từng hạng mục công trình, ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại địa phương, ước tính khoảng 70% lao động ở lại công trường để trực tại kho chứa nguyên vật liệu, điểm tập kết máy móc thiết bị.
1.4.3.2. Thi công san nền
Các xà lan vận chuyển cát neo đậu ở Sông Tắt Gò Đa (cách khoảng 2m) và tiến hành bơm hỗn hợp cát nước (50% cát và 50% nước) bằng đường ống HDPE vào các vị trí san nền. Hỗn hợp cát nước bơm lên nền, cát đọng lại vị trí đó, nước được thu về các hố lắng, sau khi lắng trong, nước thải được bơm thải trở lại sông Tắt Gò Đa. Cát đọng lại đạt tới cao độ thiết kế sẽ ngưng bơm và chuyển sang bơm vị trí mới. Cát nền chảy hết nước sẽ khô, có độ chặt cao.
1.4.3.3. Biện pháp thi công tầng hầm
Tầng hầm của dự án được thiết kế 1 tầng hầm, cao độ
-3,3m và -6,55m, với tổng diện tích sàn xây dựng là 1.595 m2, sâu 3,5m, chiều rộng ≥ 4m, chiều cao ≥ 3m, có hệ thống ánh sáng và thông gió tốt. Tường không gồ ghề, có phủ một lớp không thấm nước. Tường gạch dày 20mm. Sàn của phòng cần phủ lớp nhẵn không thấm nước, có lối thoát nước ra rãnh thoát nước.
Khi thi công tầng hầm cho các công trình nhà cao tầng, vấn đề phức tạp là giải pháp thi công hố đào sâu trong khu đất chật hẹp liên quan đến các yếu tố kỹ thuật và môi trường. Thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất nền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất bị dịch chuyển và có thể lún gây hư hỏng công trình lân cận nếu không có giải pháp thích hợp.
Các giải pháp chống đỡ thành hố đào được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
1.4.3.4. Biện pháp thi công nhà cao tầng
a. Công tác đào đất hố móng
Các hạng mục công trình của dự án hầu hết là nhà cao tầng, thiết kế móng phần lớn là móng cọc khoan nhồi, khối lượng đào đất khá lớn (Theo thuyết minh giải pháp thi công của nhà thầu xây dựng thì khối lượng đất đá san gạt, đào đắp khoảng 100.000 m3 đất đá). Ước tính tải trọng trung bình của đất là 1,75 tấn/m³, hệ số bở rời của đất kr =1,3 thì tổng khối lượng đất đá được san gạt, đào đắp của dự án khoảng 227.500 tấn). Do đó chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công. Đất đào một phần để lại xung quanh hố móng, một phần được vận chuyển ra khu vực chưa khởi công (nằm trong khuôn viên khu đất xây dựng dự án) để sau này lấp đất hố móng, tôn nền, quảng đường vận chuyển phần đất đào tính từ hố móng đến khu vực chứa đất đào trung bình là 2 km.
b. Công tác lấp đất hố móng
Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công. Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20 - 25cm, đầm chặt bằng máy đầm cọc đến độ chặt, kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh. Nguồn đất dùng để lấp đất hố móng được tận dụng từ lượng đất đào móng kết hợp với chất phụ gia là dung dịch Bentonite để gia cố móng cho nhà cao tầng.
c. Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông cốt thép
Là công nghệ đúc cọc bê tông tại chỗ vào trong nền đất. Cọc bê tông đổ tại chỗ, được hình thành bằng cách dùng các loại máy khoan tạo lỗ trong đất, đá, có đường kính và độ sâu theo thiết kế, sau đó tiến hành hạ lồng thép và đổ bê tông. Kích thước của cọc khoan nhồi thay đổi trong khoảng khá rộng: Đường kính từ 400mm đến 2.500mm, có thể lên đến 3.000mm, chiều sâu khoan có thể tới 120m. Cọc khoan nhồi thường được dùng cho móng công trình có tải trọng lớn (hiện dùng phổ biến cho các chung cư, toà nhà làm việc cao tầng) với khả năng chịu lực của cọc từ 75 tấn đến hơn 4.000 tấn. Phương pháp thi công: Dùng thiết bị khoan chuyên dụng khoan vào đất, đá tới chiều sâu thiết kế, dùng dung dịch bentonite giữ cho thành hố đào không bị sập, lở. Hạ lồng thép và đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
1.4.3.5. Biện pháp thi công các công trình chính
Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính của dự án:Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho khu dân cư tập trung
Thi công các hạng mục công trình khối nhà chung cư
Bước 1: Trắc địa công trình bằng máy định vị và đóng cọc mốc chính
Căn cứ vào các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới và cao độ chuẩn phục vụ cho công tác định vị các hạng mục và xây dựng công trình. Từ các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới riêng cho từng hạng mục theo các trục của hạng mục đó.
Thiết kế san nền dựa vào 2 nguyên tắc chính là đảm bảo độ dốc 0,4% về thoát nước bề mặt và cao độ khống chế tối thiểu của khu đất theo quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030 là 2,30. Chọn phương án thiết kế dạng mái nhà, dốc ở trung tâm khu đất ra 4 phía xung quanh để đảm bảo khối lượng san lấp là nhỏ nhất. (Bản vẽ đính kèm phụ lục)
Bước 2: Đào móng cốc
Trên cơ sở định vị các vị trí cần đào móng, tiến hành đào móng đơn bằng máy đào, máy xúc đến độ sâu theo thiết kế.
Bước 3: Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha
- Tiến hành lắp dựng cốp pha theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Sử dụng các tấm cốp pha, các chi tiết đã gia công cho đúng cần dùng.
- Cốp pha được lắp dựng vững chắc, neo chặt vào các điểm cố định, không để xảy ra tình trạng cốp pha bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông. Sau khi lắp dựng cốp pha xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ.
- Trước khi đổ bê tông, cốp pha sẽ được xử lý kỹ thuật bằng cách tưới ẩm để tránh gỗ hút nước xi măng của bê tông, bôi trơn bề mặt tiếp xúc với bê tông để tránh bám dính…
Bước 4: Gia công cốt thép
- Tiến hành lắp dựng cốt thép theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Cốt thép sau khi lắp dựng xong bảo đảm đúng kích thước về đường kính, vị trí, khoảng cách, các điểm nối và chiều dài các mối nối.
- Trước khi lắp dựng, các đoạn thép cần được vệ sinh, đánh sạch rỉ, sét, bụi đất. Không nên vệ sinh khi đã lắp xong thép vì thao tác rất khó khăn và dễ gây xô lệch.
- Cốp pha sẽ được lắp dựng vững chắc, không để xảy ra tình trạng cốt thép bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.
Bước 5: Đổ bê tông
Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông cho các khối lớn và bằng tời cho các khối nhỏ. Trong quá trình trộn, vận chuyển bê tông được bảo đảm không bị phân tầng và không chờ quá thời gian cho phép.
Bước 6: Xây dựng công trình
Xây tường, gia công mái,… bằng thủ công theo bản vẽ thiết kế.
Bước 7: Thi công hoàn thiện công trình bằng thủ công
Lát nền, trang trí, sơn bằng thủ công theo thiết kế.
Thi công đường giao thông
Thi công đào, đắp đất
- Dọn dẹp mặt bằng, đào bỏ lớp đất bề mặt.
- Dùng máy san gạt rải thành từng lớp, lu lèn với độ chặt K95, lớp đất dưới đáy áo đường dày 50 cm đắp với độ chặt K98.
Thi công móng cấp phối đá dăm
- Cấp phối đá dăm được đổ bằng với chiều cao theo thiết kế.
- Tiến hành tưới nước bổ sung để đạt được độ ẩm trong và sau khi rải hoặc san.
- Lu lèn, đầm nén lớp đá dăm theo độ chặt quy định.
Thi công mặt đường bê tông xi măng
- Chế tạo hỗn hợp bê tông xi măng sản xuất tại hiện trường.
- Đặt ván khuôn: Ván khuôn phải làm bằng thép và được đặt từng dải.
- Đổ bê tông: Hỗn hợp bê tông được đổ bằng một thiết bị thích hợp để nhận bê tông từ xe vận chuyển và rải chúng thành lớp không bị phân tầng và có dung trọng đồng đều trên toàn bộ diện tích của tấm khi chưa lu lèn. Rải bê tông đến đâu phải đầm ngay đến đó.
- Tháo ván khuôn: Chỉ được tháo ván khuôn sau khi bê tông đạt trên 25% cường độ thiết kế. Khi tháo ván khuôn phải cẩn thận, không làm sứt mẻ góc mép tấm bê tông và phải giữ ván khuôn tốt để quay vòng sử dụng.
Biện pháp thu gom và xử lý nước thải trong quá trình xây dựng
Nước thải xây dựng: Khu trộn bê tông, vệ sinh máy móc thiết bị: Bố trí tại khu đất trống về phía Nam khu đất, gần mương nước để thuận tiện cho việc đào mương định hướng dòng chảy nước thải xây dựng ra khe. Đào hố lắng để nước thải lắng cặn trước khi đổ ra khe suối. Bùn lắng sẽ được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc và được nhà thầu xây dựng dự án thu gom, mang đi xử lý theo quy định.
Nước thải sinh hoạt: Dự án lắp đặt nhà vệ sinh di động và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý nước vệ sinh, tắm rửa của công nhân.
1.4.3.6. Biện pháp thi công các công trình phụ trợ
Biện pháp thi công kè bờ sông nhân tạo:
* Thi công kè lát mái:
+ Đào bạt mái theo đúng đồ án thiết kề, hệ số mái m=2;
+ Trải vải lọc phẳng và ghim chặt lại;
+ Đệm đá dăm (1x2) dày 10cm, xếp đá hộc lát khan chèn chặt chân kè;
+ Đổ vữa xi măng đá mạt M50 dày 5cm tại ví trí các khung dầm, 20m/khung.
+ Đổ BTCT M250 khung mái kè, kích thước như bản vẽ thiết kế.
+ Khe lún giữa hai khung BTCT M250 làm bằng giấy dầu tẩm nhựa đường, 20m/khe.
+ Rải đệm đá dăm (1x2) dày 10cm tạo phẳng trong khung mái kè.
+ Lắp dựng cấu kiện vào các ô kè theo hàng, từ dưới lên trên. Lắp dựng cấu kiện tại những vị trí tiếp giáp với dầm dọc và dầm ngang không đủ
viên cấu kiện tiến hành đổ bù bê tông M250 tại chỗ dày 15cm, khe hở cho phép giữa hai cấu kiện là <0,5cm.
* Thi công đường cơ đỉnh kè:
+ Dọn nền đường: tạo khuôn san phẳng lu lèn chặt.
+ Rải vữa xi măng đá mạt M50 dày 5cm.
+ Đổ bê tông M200 đá (2x4) rộng B=1m, dày 15cm.
+ Khe lún giữa các tấm bê tông làm bằng giấy dầu tẩm nhựa đường, theo phương dọc tuyến 5m/khe.
* Thi công bậc lên xuống mái kè:
+ Rải đệm đá dăm (1x2) dày 10cm.
+ Đá xây vữa xi măng M100.
Các biện pháp thi công, công nghệ thi công tuân thủ các quuy trình quy phạm về kỹ thuật xây dựng.
d. Giải pháp bố trí, phân luồng giao thông đối ngoại
Cần đảm bảo mối liên hệ của giao thông tiếp cận giữa công trı̀nh và bên ngoài công trı̀nh thuận tiện, dễ ̃dàng. Tı́nh đến các yếu tố tiếp cận công trı̀nh như: phòng cháy chữa cháy, biến cố thiên tai, thảm họa...
1.4.4. Quy trình hoạt động của dự án khu dân cư
Khu dân cư và dịch vụ xã An Phước là công trình hỗn hợp gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở cao tầng, khu nhà ở (nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà ở xã hội), khu công trình công cộng (trường tiểu học, trung tâm y tế, nhà trẻ). Hoạt động tại công trình gồm:
+ Hoạt động khu trung tâm thương mại, văn phòng: giao dịch, mua bán hàng hóa, trưng bày sản phẩm, cho thuê văn phòng.
+ Hoạt động sinh sống của các hộ dân tại các căn hộ chung cư, nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà ở xã hội;
+ Hoạt động của khu nhà công cộng gồm nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở.
+ Hoạt động của khám chữa trị bệnh của trung tâm y tế;
Các hoạt động công trình chủ yếu làm phát sinh chất thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại. Quá trình này sẽ được đánh giá tại chương 3 của báo cáo.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
Trong giai đoạn xây dựng
Các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình thi công xây dựng dự án được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 1.7: Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án
TT |
Tên thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Công suất |
Năm SX |
Xuất xứ |
I |
Đào đất, San nền |
|
||||
1.1 |
Máy đầm rung |
Cái |
5 |
25 tấn |
2015 |
Nhật Bản |
1.3 |
Máy xúc lật |
Cái |
4 |
130CV |
2015 |
Nhật Bản |
1.4 |
Máy lu rung |
Cái |
4 |
10 tấn |
2015 |
Đài Loan |
1.5 |
Lu trống thép |
Cái |
5 |
4-8 tấn |
2015 |
Đài Loan |
1.6 |
Máy san tự hành |
Cái |
6 |
180 CV |
2015 |
Nhật Bản |
1.7 |
Cần trục bánh lốp |
Cái |
3 |
8 tấn |
2015 |
Nhật Bản |
1.8 |
Máy nâng phục vụ thi công hầm |
Cái |
2 |
135CV |
2015 |
Đài Loan |
1.9 |
Máy ủi |
Cái |
6 |
10 tấn |
2015 |
Đài Loan |
1.10 |
Máy đào gầu ngoạm |
Cái |
5 |
0,65 m3 |
2015 |
Nhật Bản |
1.11 |
Xà lan vận chuyển cát |
Cái |
4 |
500 tấn |
2015 |
Việt Nam |
II |
Công tác bê tông |
|||||
2.1 |
Máy bơm vữa |
Cái |
5 |
3-6m3/h |
2015 |
Đài Loan |
2.2 |
Máy trộn bê tông |
Cái |
5 |
300-500 lít |
2015 |
Nhật Bản |
2.3 |
Máy trộn bê tông |
Cái |
5 |
5-6m3 |
2015 |
Nhật Bản |
2.4 |
Máy bơm bê tông |
Cái |
5 |
60-80m3 |
2015 |
Nhật Bản |
2.5 |
Xe bơm bê tông |
Cái |
5 |
90-110 m3/h |
2015 |
Đài Loan |
2.6 |
Máy bơm nước |
Cái |
3 |
50-300 m3/h |
2015 |
Đài Loan |
III |
Đổ bê tông |
|||||
3.1 |
Máy đầm |
Cái |
7 |
70 kg |
2015 |
Nhật Bản |
IV |
Rải nhựa |
|
||||
4.1 |
Máy rải bê tông nhựa đường |
Cái |
2 |
130-140CV |
2015 |
Đài Loan |
4.2 |
Máy phun nhựa đường |
Cái |
2 |
190CV |
2015 |
Nhật Bản |
4.3 |
Xe lu cỡ nhỏ |
Cái |
6 |
4-6T |
2015 |
Nhật Bản |
4.4 |
Máy rải cấp phối đá dăm |
Cái |
2 |
60 m3/h |
2015 |
Đài Loan |
V |
Đóng cọc |
|||||
5.1 |
Máy khoan cọc nhồi |
Cái |
3 |
|
2015 |
Nhật Bản |
5.2 |
Máy ép cọc |
cái |
3 |
|
2015 |
Nhật Bản |
5.2 |
Máy nén khí |
Cái |
2 |
120 m3/h |
2015 |
Nhật Bản |
(Nguồn: Thuyết minh Dự án)
Trong giai đoạn vận hành
Thiết bị cho khu trung tâm thương mại, kết hợp nhà ở cao tầng, khu công trình công cộng (nhà trẻ, trường tiểu học)
TT |
Tên thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Hiện trạng |
1 |
Hệ thống thang máy |
Hệ thống |
30 |
Mitsubitshi |
Mới 100% |
2 |
Thiết bị báo cháy và chữa cháy |
Hệ thống |
10 |
Buswits-Đức |
Mới 100% |
3 |
Hệ thống điện thoại |
Hệ thống |
10 |
Sie-men |
Mới 100% |
4 |
Mạng máy tính |
Hệ thống |
10 |
Compaq |
Mới 100% |
5 |
Camera |
Hệ thống |
10 |
Hàn Quốc |
Mới 100% |
6 |
Thiết bị truyền hình |
Hệ thống |
10 |
Hàn Quốc |
Mới 100% |
7 |
Bơm nước sinh hoạt |
Chiếc |
10 |
Hàn Quốc |
Mới 100% |
8 |
Máy lạnh trung tâm |
Chiếc |
10 |
Thái Lan |
Mới 100% |
9 |
Hệ thống điều hoà không khí, thông gió |
Hệ thống |
10 |
Thái Lan |
Mới 100% |
10 |
Máy phát điện dự phòng |
Chiếc |
10 |
Việt Nam |
Mới 100% |
11 |
Thiết bị + phần mềm quản lý toà nhà |
Hệ thống |
10 |
Việt Nam |
Mới 100% |
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ An Phước, năm 2018)
* Thiết bị dùng cho trung tâm y tế
Bảng 1.12. Thiết bị y tế dự kiến
TT |
Thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Tình trạng |
1 |
Bơm tiêm điện |
cái |
01 |
Mới 100% |
2 |
Máy truyền dịch |
cái |
01 |
Mới 100% |
4 |
Máy hút dịch (áp lực thấp) |
cái |
01 |
Mới 100% |
5 |
Máy gây mê kèm thở |
cái |
01 |
Mới 100% |
6 |
Hệ thống siêu âm 4 chiều |
Bộ |
01 |
Mới 100% |
7 |
Kính hiển vi 2 mắt |
cái |
01 |
Mới 100% |
8 |
Máy phun thuốc phòng dịch |
cái |
02 |
Mới 100% |
9 |
Giường cấp cứu M621 |
cái |
01 |
Mới 100% |
10 |
Giường cấp cứu 520 Tr -C |
cái |
01 |
Mới 100% |
11 |
Giường cấp cứu E320 |
cái |
01 |
Mới 100% |
12 |
Giường đa năng |
Cái |
15 |
Mới 100% |
13 |
Tủ đầu giường |
Cái |
15 |
Mới 100% |
14 |
Máy phát điện |
bộ |
01 |
Mới 100% |
15 |
Máy hút nhớt trẻ sơ sinh |
cái |
01 |
Mới 100% |
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ An Phước, năm 2018)
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu
1.4.6.1. Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ dự án
Trong giai đoạn xây dựng
Căn cứ vào quy mô các hạng mục công trình và giải pháp thiết kế các hạng mục của Dự án. Căn cứ theo thuyết minh, có bảng dự toán khối lượng nguyên vật liệu chính sử dụng trong thi công.
Bảng 1.10: Khối lượng nguyên vật liệu thi công của Dự án
TT |
Tên vật tư |
Đơn vị |
Khối lượng |
Khối lượng (tấn) |
1 |
Đá 1x2 |
m3 |
117.361,91 |
176.042,86 |
2 |
Đá 2x4 |
m3 |
539,77 |
809,65 |
3 |
Đá 4x6 |
m3 |
9.024,75 |
13.537,12 |
4 |
Cát đen |
m3 |
156.813,00 |
235.219,50 |
5 |
Cát vàng |
m3 |
89.406,78 |
134.110,18 |
6 |
Gạch chỉ 6,5x10,5x22 |
viên |
110.353.804 |
253.813,75 |
7 |
Thép tròn D<=10mm |
kg |
7.225.220,39 |
7.225,22 |
8 |
Thép tròn D<=18mm |
kg |
23.401.789,77 |
23.401,79 |
9 |
Bột bả ma tít Ventonít |
kg |
6.726.886,50 |
6.726,89 |
10 |
Sơn lót chống kiềm |
kg |
360.091,68 |
360,09 |
11 |
Sơn |
kg |
403.443,49 |
403,44 |
12 |
Xi măng PC30 |
kg |
143.582.134,56 |
143.582,13 |
13 |
Cát san nền |
m3 |
699.627 |
1.049.440,5 |
Tổng |
2.044.673,1 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ An Phước, huyện Long Thành, năm 2018)
Nhiên liệu: xăng, dầu diezel, dầu mazut … được mua trên địa bàn tỉnh, tìm địa điểm cung ứng gần khu vực thực hiện Dự án nhất.
Căn cứ theo thông tư 06/2005/TT-BXD, mức độ sử dụng nhiên liệu trung bình cho máy móc thi công trong 1ca (8h) làm việc như sau:
Cấp nước
Bảng dự báo nhu cầu sử dụng nước
TT |
Đối tượng dùng nước |
Đơn vị |
Số lượng |
Tiêu chuẩn cấp nước |
Công suất (m3/ng.đ) |
Ghi chú |
Hoạt động thi công |
||||||
1 |
Công nhân thi công sinh hoạt tại công trường |
Người |
100 |
100l/ng/ng.đ |
10 |
Q1 |
2 |
Công nhân địa phương |
Người |
200 |
25l/ng/ng.đ |
5 |
|
3 |
Rửa các thiết bị máy móc thi công |
Cái |
300 |
30 l/cái |
9 |
Q3 |
|
Tổng |
24 |
Q |
Bảng 1.11: Lượng nhiên liệu sử dụng cho các máy móc, thiết bị thi công
Máy móc thiết bị dùng dầu DO |
Số lượng (Chiếc) |
Định mức nhiên liệu (lít/xe/ca) |
Nhu cầu sử dụng |
||
lít/ca |
lít/h |
kg/h |
|||
Máy đào |
05 |
113,22 |
566,1 |
70,7625 |
59,1 |
Máy xúc |
05 |
75,24 |
376,2 |
47,025 |
39,3 |
Xe ủi |
04 |
22,95 |
91,8 |
11,475 |
9,6 |
Máy lu rung |
02 |
40,32 |
80,64 |
10,08 |
8,4 |
Máy đầm bàn |
02 |
26,4 |
132 |
16,5 |
13,8 |
Xe tưới nước |
03 |
22,5 |
67,5 |
8,43 |
7,045 |
Tổng cộng |
|
|
1.314,24 |
164,28 |
137,17 |
(Nguồn: Thuyết minh Dự án đầu tư)
Ghi chú: báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho khu dân cư tập trung
- Tính mỗi ca làm 8h, tỷ trọng dầu 0,835 kg/lít.
- Định mức tiêu hao nhiên liệu lấy theo Dữ liệu cơ sở xác định giá ca máy và thiết bị thi công, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/5/2010 về việc Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Các vật liệu xây dựng được mua tại đơn vị cung cấp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trữ lượng và chất lượng đảm bảo.
Phương án tập kết nguyên vật liệu
Các nguyên, nhiên vật liệu của Dự án được bố trí trong các kho chứa tạm tại phía Nam khu vực Dự án, có mái che tránh mưa gió xâm nhập, tránh hư hỏng, biến chất trong quá trình bảo quản.
Một số nguyên liệu đặc trưng như đá dăm, cát, đất đắp,… được che phủ bằng bạt để đảm bảo chất lượng, tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
Riêng đối với nhiên liệu như xăng, dầu mazut, dầu diezel, hầu hết mua đến đâu sử dụng đến đấy, hạn chế tồn trữ tại công trình.
Nguồn nguyên, nhiên vật liệu và một số thiết bị, máy móc trong quá trình thi công được tập kết trong phạm vi giới hạn của Dự án, không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, giai đoạn đầu khu vực tập kết được bố trí ngay cổng ra vào công trường. Khi Dự án đã triển khai hoàn thành một số hạng mục, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, vị trí tập kết được thay đổi nhưng vẫn nằm trong diện tích của Dự án.
Trong giai đoạn vận hành
1.4.6.2. Cấp điện.
- Nguồn điện cấp cho trạm biến áp của dự án được lấy từ đường dây trung thế 22KV phía Nam dự án.
- Lưới điện trung thế, hạ thế, và chiếu sáng được hạ ngầm.
Chỉ tiêu cấp điện tham khảo QCXDVN 01:2008/BXD như sau:
Bảng 1.16. Chỉ tiêu cấp điện
TT |
Đặc điểm dân cư |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
Khu nhà liền kề hoặc chung cư 4-5 tầng |
KW/hộ |
3 |
2 |
Nhà biệt thự |
KW/hộ |
5 |
3 |
Chung cư cao tầng >9 tầng |
KW/hộ |
4 |
4 |
Cấp cho nhà trẻ, mẫu giáo |
kW/cháu |
0,2 |
5 |
Cấp cho trường tiểu học |
kW/học sinh |
0,15 |
6 |
Khu thương mại dịch vụ |
W/m2 sàn |
30 |
7 |
Cây xanh, TDTT, cây xanh cách ly |
W/m2 |
30 |
8 |
Chiếu sáng giao thông |
W/m2 |
2 |
- Tổng số trạm biến áp: Xây dựng 06 trạm biến áp.
- Đường điện 22KV đi qua dự án sẽ được di dời chạy dọc theo vỉa hè nhằm đảm bảo phục vụ dự án và đảm bảo phù hợp với mạng lưới cấp điện chung của thành phố.
1.4.6.3. Cấp nước:
Căn cứ QCXDVN 01: 2008/BXD (tiêu chuẩn cấp nước cho khu dân cư: 120 lít/người/ng.đ, khu công cộng, dịch vụ thương mại: 5 lít/m2 sàn; nước tưới vườn hoa, công viên: 3 lít/m2 ng.đ; nước rửa đường: 0,5 lít/m2/ng.đ), căn cứ mục đích sử dụng, diện tích của các khu chức năng cũng như số lượng người trong từng khu, dự báo nhu cầu sử dụng nước như bảng sau:
Bảng 1.15. Bảng dự báo nhu cầu dùng nước.
TT |
Đối tượng dùng nước |
Đơn vị |
Số lượng |
Định mức cấp nước |
Công suất (m3/ng.đ) |
Ghi chú |
1 |
Dân cư |
Người |
1.116 x 4 người/căn (nhà) |
120l/ng/ng.đ |
535,7 |
Q1 |
2 |
TTTM, dịch vụ, VP |
m2 |
88.459,85 |
5 lít/m2 sàn |
442,3 |
Q2 |
3 |
Nước tưới cây |
m2 |
43.715,53 |
3 lít/m2 |
131,1 |
Q3 |
4 |
Nước tưới đường |
m2 |
40.411,35 |
0,5 lít/m2 |
20,2 |
Q4 |
5 |
Nước dự phòng |
20%(1+2) |
195,6 |
Qdp |
||
|
Tổng |
1.324,9 |
Q |
- Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bao gồm các trụ chữa cháy được nối vào hệ thống ống cấp nước chính của toàn khu vực, họng cứu hoả được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường nằm trên vỉa hè. Theo TCXD Việt Nam tập IV về khoảng cách giữa các họng cứu hoả không được quá 150m, áp lực đầu họng khoảng 20m, cột áp đặt cách mép đường 1m.
+ Nước chữa cháy : 15 l/s/1 đám cháy.
+ Số đám cháy đồng thời : 2 đám.
+ Thời gian chữa cháy : 3 giờ.
Lưu lượng nước chữa cháy: (15 x 2 x 3 x 3.600)/1000 = 324 m3.
Nước phục vụ tưới cây
Diện tích đất quy hoạch cho cây xanh trong khuôn viên dự án theo thiết kế là: 39.502 m2.
Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của dự án cho một lần tưới là 0,5 lít/m2/ngày (Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006).
Qt = 0,5 lít/m2/ngày × 39.502 m2 = 19.751 lít/ngày.đêm » 20 m3/ngày.đêm
Nước PCCC
Theo QCXDVN 01:2008/BXD, số đám cháy xảy ra đồng thới cùng một lúc là 2 đám cháy. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống như sau:
- Số họng chữa cháy đồng thời : 2 họng
- Lưu lượng mỗi họng : 5 l/s
- Áp lực tại mỗi họng : 247 kpa
- Lưu lượng cấp nước chữa cháy vách tường là 5 l/s
Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ của hệ thống chữa cháy vách tường:
Q = 5 x 3 x 3,6 = 54 (m3)
Như vậy tối đa lượng nước Dự án cần cung cấp là 108 m3/ngày.đêm
Như vậy, tổng lượng nước mà Dự án sử dụng trong quá trình hoạt động (Tính cho ngày dùng nước lớn nhất, kể cả lượng nước PCCC):
Q = Qbv + Qt + Qcc = 1.449,2 + 20 + 108= 1.577,2 (m3/ngày.đêm)
Bảng 1.15: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án
STT |
Mục đích sử dụng nước |
Đơn vị tính |
Lượng sử dụng |
1 |
Nước khám chữa bệnh và sinh hoạt tính theo giường bệnh nội trú |
m3/ngày.đêm |
1.000 |
2 |
Nước cấp cho sinh hoạt của bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú |
m3/ngày.đêm |
151,2 |
3 |
Nước cấp cho người thăm nuôi bệnh nhân |
m3/ngày.đêm |
72 |
4 |
Nước cấp cho nhân viên Dự án |
m3/ngày.đêm |
101 |
5 |
Nước cấp cho căn tin |
m3/ngày.đêm |
125 |
6 |
Nước tưới cây |
m3/ngày.đêm |
20 |
7 |
Nước phòng cháy chữa cháy |
m3/lần |
- |
Tổng cộng (Tính cho ngày lớn nhất, không kể nước PCCC) |
m3/ngày.đêm |
1.469,2 |
a. Tính toán Bể chứa nước sạch, trạm bơm và đường ống cấp nước
Bể chứa nước sạch
Tổng dung tích tối thiểu của bể chứa nước gồm tổng lượng nước cần dung cho dự án và lượng nước dự trữ chữa cháy trong 3 giờ liên tục (2 đám cháy đồng thời với qcc = 2,5 l/s cho 1 đám cháy):
W = 1.469,2 m3+ 108 m3 = 1.577,2 m3
Bể chứa nước sạch xây ngầm, kết cấu bằng BTCT, thành và đáy bể bên trong phải xử lý chống thấm tốt, cần thiết ốp gạch ceramic để đảm bảo vệ sinh.
Máy bơm - Trạm bơm và Hệ thống đường ống cấp nước
- Máy bơm đặt tại vị trí của bể nước ngầm, cột áp tính trong phần thiết kế kỹ thuật.
- Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt bằng nhựa uPVC (nếu đi âm), và bằng ống sắt tráng kẽm nếu đi ngoài trời.
- Nguồn nước cấp cho Dự án lấy từ nguồn cấp nước của nhà máy cấp nước thành phố.
- Vật liệu ống:
Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt nên dùng ống uPVC loại dày hoặc ống chuyên ngành nước tiêu chuẩn: AS-1477, ASTM-2241 và ISO-4422. Các phụ tùng van khóa dùng van thau hoặc gang.
Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dưới lòng đường độ sâu bảo vệ ống tối thiểu là 0,5m.
1.4.6.4. Hệ thống thoát nước thải từ hoạt động của dự án
Hệ thống thoát nước mưa
Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải. Nước mưa toàn khu vực được thu gom và đấu nối vào hệ thống cống thoát nước mưa trên Quốc lộ 1.
Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt được tập trung về hệ thống xử lý nước thải của dự án công suất 1.500 m3/ngày.đêm. Nước sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A dẫn ra điểm tiếp nhận cuối cùng là sông Tắt Gò Đa.
Trạm xử lý nước thải được xây dựng mới với công suất 1.500 m3/ngày.đêm đêm, vị trí trạm xử lý nước thải tại khu vực cuối Dự án - hướng Đông Bắc.
(Xem phần bản vẽ mặt bằng tổng thể họa đồ vị trí).
1.4.6.5. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh tại dự án bao gồm chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm bao bì thực phẩm, giấy,… là chất thải thông thường được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
Các chất thải độc hại và các chất thải thông thường được tách riêng đựng vào các túi đựng rác có màu khác nhau. Các thùng chứa rác chuyên dụng sẽ được bố trí dọc theo các tuyến đường trong khuôn viên dự án, để người dân bỏ rác đúng nơi quy định, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi.
1.4.6.6. Hệ thống cấp nước chữa cháy
- Căn cứ vào diện tích và quy mô xây dựng, theo tính toán chọn 2 đám cháy đồng thời và tiêu chuẩn là 2,5 l/s tức Qh = 36 m3/giờ. Lưu lượng chữa cháy tại hộp chữa cháy bất lợi nhất (cao và xa nhất) là 2,5l/s, áp lực H >10m và áp lực tại đầu lăng phun Hv > 8m.
- Tổng lượng nước dùng để chữa cháy trong 3 giờ liên tục là:
Wcc = 36 m3/h x 3h = 108m3.
Do vậy lượng nước chữa cháy dự trữ tối thiểu trong bể chứa nước ngầm là:
Wcc = 108m3.
- Bơm nước chữa cháy bố trí 1 bơm công tác có: sử dụng loại bơm ly tâm động cơ điện với lưu lượng Q = 40m3/giờ, cột áp H =60m. Bơm dự phòng chữa cháy sử dụng bơm ly tâm trục ngang động cơ Diezen có công suất tương tự và 1 bơm bù áp có công suất 7,2 m3/giờ, cột áp H = 70m. Máy bơm hoạt động theo chế độ tự động nhờ các relay áp suất gắn trên đường ống.
- Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy bằng sắt tráng kẽm.
- Hộp cứu hỏa bằng sắt sơn tĩnh điện kích thước (650x400x225) bên trong gồm có: 01 cuộn dây vải gai chữa cháy D60 dài 20m, 01 đầu lăng phun D60x13ly.
- Ngoài ra còn yêu cầu bố trí chữa cháy bằng các bình bột hóa chất loại MF8 (8kg) và các bình xịt CO2 loại MT5 (5kg), tại các vị trí thuận tiện như hành lang, cầu thang. Đặt các bản tiêu lệnh PCCC tạii các nơi để bình hóa chất chữa cháy.
- Tất cả đường ống lắp đặt nổi và các thiết bị chữa cháy đều sơn màu đỏ.
- Vật liệu ống :
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy sử dụng ống sắt tráng kẽm đường kính từ D100-D60.
+ Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dưới lòng đường chôn sâu tính đến đỉnh ống tối thiểu là 0,5m.
1.4.6.7. Hệ thống cấp điện và phụ tải
- Nguồn điện cung cấp cho hạng mục công trình được sử dụng hệ thống điện 03 pha 05 dây, 50 HZ, 400/230V được cấp từ tủ điện MDB.
- Công trình sau khi hoàn thành xây dựng sẽ bố trí 02 máy phát điện dự phòng (công suất 500 KVA).
- Hệ thống điện của Dự án bao gồm:
+ Bảng điện hạ thế chính, bảng phân phối, bảng điện thiết bị như MSSB, FSSB. v.v...
+ Các panel đồng hồ điện như yêu cầu của công ty điện lực Hồ Chí Minh.
+ Các đường ống tiêu thụ, các đường ống chính đến tất cả các bảng điện.
+ Thiết bị chiếu sáng khẩn cấp.
+ Hệ thống báo động cứu hỏa bao gồm hệ thống báo khói, bộ dò tìm nhiệt, chuông báo động, tín hiệu báo động và thiết bị điều khiển khóa liên động, panel báo động cứu hỏa.
+ Thiết bị chiếu sáng, cáp, ống dẫn và các thiết bị phụ.
+ Hệ thống điều khiển chiếu sáng của thiết bị bên ngoài.
+ Hệ thống đầu ra và/hoặc các thiết bị nối kết đến các thiết bị, hệ thống cáp, các ống dẫn và các thiết bị liên quan như đã nêu chi tiết trên bản vẽ kỹ thuật.
+ Hệ thống chống sét, hệ thống tiếp đất an toàn.
+ Hệ thống thông báo khẩn cấp (PA).
+ Điện thoại và hệ thống truyền cáp dữ liệu bao gồm MDF.
+ Nối dây và nối với thiết bị theo quy định bao gồm các phòng vận hành và chờ xử lý.
1.4.6.8. Hệ thống chiếu sáng
- Sử dụng phương pháp độ rọi trung bình (lux) trên bề mặt chiếu sáng; hay còn gọi là bề mặt hữu ích. Cao độ của bề mặt chiếu sáng so với mặt sàn được chọn là 0,8m.
- Độ rọi trung bình cho từng khu vực được chọn dựa theo tiêu chuẩn TCXD-16-86 cho nhà ở và nơi công cộng.
1.4.6.9. Hệ thống chống sét và nối đất
a. Hệ thống chống sét
Kim thu sét chủ động sẽ chặn đứng luồng sét phóng ra tại một thời điểm thích hợp sớm hơn kỹ thuật chống sét thông thường. Trong trường hợp dông sét sắp xảy ra kim thu sét trở nên bị động và làm cho hiệu ứng corona được cực tiểu hóa. Trong khoảng thời gian một phần ngàn giây tia tiên đạo sét đi xuống, nó sẽ chủ động ghép điện dung với bề mặt kim thu sét, thu hút năng lượng và giúp cho tiên đạo được phóng lên nhanh chóng đón bắt và dẫn tia sét đi xuống. Dòng sét sau đó sẽ được dẫn xuống đất bằng cáp thoát sét có khả năng chuyển năng lượng an toàn đi vào lòng đất. Hệ thống chống sét bao gồm:
- Kim thu sét: Lắp đặt một hệ thống chống sét mới cho một vùng chưa được bảo vệ sử dụng kim thu sét chủ động ESE hoặc được chứng nhận là tương đương.
- Trụ đỡ kim được chế tạo và lắp đặt vững chắc đảm bảo cho kim thu sét hoạt động hiệu quả an toàn.
- Cáp đồng thoát sét chống nhiễu 50mm² và cáp đồng trần 70mm² đảm bảo dẫn sét tốt khi kim thu sét hoạt động.
- Hộp đo điện trở: dùng để kiểm tra điện trở tiếp đất hằng năm.
- Bãi tiếp đất là cọc mạ đồng Ф16, dài 2.4m được liên kết bằng hàn hóa nhiệt với cáp đồng trần thả xưống giếng khoan sâu (dự kiến) 10m. Điện trở đất của hệ thống khi thi công lắp đặt xong phải dưới 10 Ohm, nếu điện trở lớn hơn 10 Ohm thì phải đóng thêm giếng hoặc dùng hóa chất giảm điện trở.
- Hệ thống nối đất phải có giá trị điện trở nhỏ hơn 10 Ohm tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu không đạt phải đóng thêm giếng hoặc dùng hóa chất để xử lý cho tới khi đạt được trị số trên.
b. Hệ thống nối đất
- Hệ thống nối đất được chia ra những phần sau:
+ Nối đất trung tính máy biến áp ở cuộn thứ cấp.
+ Nối đất trung tính máy phát điện.
+ Tủ phân phối điện áp thấp.
+ Các thiết bị điện lắp đặt vào hệ thống.
+ Đối với hệ thống trung tính nối đất toàn bộ các phần kim loại của hệ thống điện đều phải được nối đất.
- Nối đất hệ thống phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong “Quy phạm trang bị điện - phần 1: Quy định chung (11 TCN -18-84)”.
- Các thanh tiếp đất là loại thanh đồng có đường kính nhỏ nhất là 16mm. Chiều dài của mỗi thanh không được nhỏ hơn 2.4m.
- Dây dẫn tiếp đất và thanh cái tiếp đất là loại dây dẫn đồng. Đoạn cuối của dây nối đất nối vào cọc tiếp đất bằng kẹp cáp. Các điểm nối giữa dây tiếp địa và cọc nối đất đều được thực hiện trong hộp thiếc. Các điểm nối đất, hộp kiểm tra đều được tư vấn kiểm tra và đồng ý trước khi lắp đặt .
- Điện trở nối đất của hệ thống khi đo từ thanh cái tiếp đất của tủ phải nhỏ hơn hoặc bằng 4Ω và đơn vị thi công phải tăng thêm cọc tiếp đất nếu như điện trở nối đất không đảm bảo yêu cầu trên. Chi phí thêm này không được tính thêm vào hợp đồng.
1.4.6.10. Hệ thống báo cháy tự động
- Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
- Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
1.4.6.11. Hệ thống điện thoại, mạng máy tính, camera quan sát
- Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai được xây mới, vì vậy nhu cầu thông tin liên lạc là rất cần thiết. Hệ thống điện thoại, hệ thống mạng internet, camera quan sát, được thiết kế nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó.
1.4.6.12. Nhu cầu lao động phục vụ dự án
Tổng số CBVC của dự án là 60 người, trong đó:
1.4.7. .Tiến độ thực hiện dự án
Dự kiến tiến độ thực hiện dự án: 04 năm, từ năm 2017 đến năm 2020.
- Lập và trình phê duyệt chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập thẩm định và phê duyệt nguồn vốn, khả năng cân đối và huy động các nguồn vốn: năm 2017.
- Tiến hành thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, bồi thường giải tỏa: năm 2018.
- Thực hiện đầu tư toàn dự án trong 04 năm. Từ năm 2019 – năm 2022.
Bảng 1.16: Tiến độ thực hiện dự án (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng khu dân cư tâp trung)
1.4.8. Vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư:
- Tổng mức đầu tư của Dự án là: 3.463.246.000 đồng, gồm:
- Nguồn vốn đầu tư:
TT |
Nội dung chi phí |
Thành tiền (Đồng) |
1 |
Chi phí xây dựng + xây lắp |
2.856.118.000.000 |
2 |
Chi phí thiết bị |
100.000.000.000 |
3 |
Chi phí quản lý dự án |
22.880.000.000 |
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư & XD: |
60.960.000.000 |
5 |
Chi phí khác |
102.565.000.000 |
6 |
Chi phí bảo vệ môi trường |
5.883.000.000 |
7 |
Chi phí dự phòng |
314.840.000.000 |
Làm tròn |
3.463.246.000.000 |
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ An Phước, năm 2018)
Phương án huy động vốn
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” do chủ dự án làm chủ đầu tư được thực hiện tại xã An Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tổng nhân viên làm việc tại Dự án khi hoạt động ổn định là 60 người. Tất cả về tổ chức quản lý, điều hành đều thuộc chủ đầu tư dự án. Hoạt động của Dự án theo luật kinh tế hiện hành và đề nghị được hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư. Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là đơn vị kinh tế độc lập, chủ động hoàn toàn về mặt tài chính, thực hiện ký kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng, có tư cách pháp nhân theo đúng quy định của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
* Ban quản lý dự án:
- 01 Trưởng ban QLDD;
- 02 Phó Trưởng ban QLDA;
- 01 Kế toán trưởng;
- 01 Trưởng phòng kỹ thuật;
- 02 Kế toán viên;
- 02 Hành chính – thủ quỹ;
- 03 Cán bộ kỹ thuật;
- 02 Bảo vệ;
- 02 Tạp vụ;
* Công nhân thi công xây dựng:
- Công nhân GĐ thi công: 300 người (khi cao điểm);
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn thi công
b) Trong giai đoạn hoạt động
Bố trí từng khu vực có một quản lý riêng cho mỗi khu dự án đi vào hoạt động tổng thể:
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn hoạt động
Đơn vị tiếp nhận và trách nhiệm quản lý vận hành của Dự án khi đi vào hoạt động được Liên danh nhà đầu tư lựa chọn khi dự án chính thức hoàn thành.
Bởi dự án khi hoàn thành, đa phần sẽ được sử dụng với mục đích kinh doanh.
Tổng số cán bộ công nhân viên: 30 người:
- Ban lãnh đạo: 05 người.
- Các phòng ban, chức năng: 06 người.
- Tổ vệ sinh: 10 người.
- Kỹ thuật: 09 người (02 kỹ sư chuyên ngành môi trường);
Bảng 1.18: Bảng tóm tắt thông tin chính của Dự án
Giai đoạn của Dự án |
Các hoạt động |
Tiến độ thực hiện |
Cách thực hiện |
Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh |
Chuẩn bị mặt bằng |
Chuẩn bị mặt bằng |
Năm 2018 (Quý III) |
- Dọn dẹp và chuẩn bị mặt bằng - Lắp đặt lán trại,... |
- |
Thi công xây dựng |
Chuẩn bị và vận chuyển nguyên vật liệu |
Quý I/2019 đến Quý II/2020
|
- Mua và vận chuyển nguyên vật liệu từ các đại lý cung cấp trên địa bàn - Tập kết nguyên vật liệu trong khu đất và che phủ kín |
- Ô nhiễm môi trường không khí - Ảnh hưởng đến dân cư dọc tuyến đường vận chuyển |
Thi công móng |
Quí I/2019- Quý II năm 2020 |
- Thi công móng các hạng mục công trình - Tiến hành đổ móng - Tiến hành đào móng các hạng mục công trình xây dựng chính, các hạng mục công trình phụ trợ |
- Ô nhiễm môi trường không khí - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường đất - Ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực |
|
Thi công xây dựng các hạng mục công trình phụ, công trình chính và phụ trợ |
Cuối Quí II/2018 đến Quý III/2022 |
- Thi công xây dựng các hạng mục chính - Thi công xây dựng các hạng mục phụ trợ - Thi công xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật |
||
Hoàn thiện công trình chính và các công trình phụ trợ |
Quí IV/2019 – Quí IV năm 2022 |
- Hoàn thiện các công trình - Tiến hành trát, sơn các hạng mục công trình - Lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết |
||
Hoạt động |
Nghiệm thu công trình |
Quý IV năm 2022 |
Kiểm tra toàn bộ các công trình, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu nhà trước khi bàn giao đưa vào sử dụng |
- Ô nhiễm môi trường không khí - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường đất |
Dự án đi vào hoạt động |
|
|
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Khu vực lập quy hoạch nhìn chung có địa hình thay đổi không lớn, tương đối bằng phẳng bình độ địa hình cao dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Tuy nhiên, một số khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Trong khu vực nghiên cứu phần lớn trồng cây ăn quả, đất trồng hoa mầu, đất canh tác hỗn hợp, khu vực dân cư, ao hồ và các loại đất khác, cao độ dốc dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.
Khu đất quy hoạch nằm trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây kéo dài xung quanh tập trung nhiều các khu đô thị mới. Vì vậy, đây là tiền đề và rất thuận lợi cho xây dựng, kinh doanh dịch vụ và chung cư ở các tầng cao, khu công trình công cộng, khu cây xanh. Khu quy hoạch hiện trạng là đất đồng ruộng, nhà cửa tập trung chủ yếu ở phía Đông khu đất, thưa thớt về phía Tây. Vì vậy, sau khi xây dựng sẽ có sự thay đổi về điều kiện địa lý bởi sự xây dựng phân bố đồng đều của các nhà cao trung bình 3-5 tầng, tòa cao nhất 20 tầng.
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình thì điều kiện địa hình và địa chất tại khu vực dự án như sau:
2.1.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất thủy văn
- Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực có cao độ từ +0,35 đến + 0,47m.
- Địa chất thủy văn: Nước dưới đất: Chúng ta chỉ đánh giá nước ngầm tầng nông ảnh hưởng trực tiếp đến móng công trình, nước ngầm trong khu vực khảo sát chủ yếu nằm trong tầng trầm tích Holoxen và Pleistocen muộn. Các trầm tích này chủ yếu là hạt mịn nên mức độ chứa nước nghèo. Nguồn bổ sung chủ yếu là từ nước mưa và nước mặt ngấm xuống.
Kết quả phân tích mẫu nước tại hố khoan HK4 cho thấy nước dưới đất tại hố khoan vào thời điểm khảo sát không có tính ăn mòn bê tông. Mực nước ngầm ổn định xuất hiện ở độ sâu 0,8m (HK2) và 0,7m (HK4).
2.1.1.2. Điều kiện địa chất công trình:
Địa chất nền tính từ trên mặt đất xuống đáy của hố khoan thuộc khu vực khảo sát phân bố cụ thể như sau:
a) Lớp 1: Ðất sạn sỏi lẫn sét (GC), mật độ chặt vừa
Lớp này bắt gặp trong 03 hố khoan (HK7, HK8 và HK10), phân bố dưới lớp (SL) (HK7 và HK8) và phân bố dưới phụ lớp (1a) (HK10). Độ sâu đáy lớp từ 2,5m – 7,8m, độ dày từ 1,3m – 6,3m. Thành phần chủ yếu của lớp là sạn sỏi, màu nâu đỏ, mật độ chặt vừa.
b) Lớp 2: Ðất sét ít dẻo (CL), trạng thái nửa cứng đến cứng
Lớp này bắt gặp trong 09 hố khoan (Không bắt gặp trong hố khoan HK10), phân bố dưới lớp (SL) (HK1, HK2, HK3, HK4, HK5, HK8 và HK9) và phân bố dưới lớp (1) (HK6 và HK7). Độ sâu đáy lớp từ 7m – 11,7m, độ dày từ 4,2m – 11,3m. Thành phần chủ yếu của lớp là bụi, sét, màu nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng đến cứng.
c) Phụ lớp 3a: Ðất bụi rất dẻo (MH), trạng thái cứng
Phụ lớp này chỉ bắt gặp trong hố khoan HK10, phân bố dưới lớp (1). Ðộ sâu phân bố của phụ lớp bắt gặp trong hố khoan từ 5,0m – 7,0m, bề dày là 2,0m. Thành phần chủ yếu của phụ lớp là sét, màu nâu dỏ, trạng thái cứng.
d) Lớp 3: Ðất sạn sỏi lẫn sét (GC), mật độ chặt đến rất chặt
Lớp này bắt gặp trong 05 hố khoan (HK2, HK4, HK5, HK8 và HK10), phân bố dưới lớp (2) (HK2, HK4, HK5 và HK8) và phân bố dưới phụ lớp (3a) (HK10). Độ sâu đáy lớp từ 11m – 17m, độ dày từ 2,7m – 6m. Thành phần chủ yếu của lớp là sạn sỏi, màu nâu vàng, nâu đỏ, mật độ chặt đến rất chặt.
e) Phụ lớp 3b: Ðất sét ít dẻo (CL), trạng thái cứng
Phụ lớp này chỉ bắt gặp trong hố khoan HK4, phân bố xen kẹp trong lớp (3) dạng thấu kính. Ðộ sâu phân bố của phụ lớp bắt gặp trong hố khoan từ 13m – 15m, bề dày là 2m. Thành phần chủ yếu của phụ lớp là bụi, sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng.
f) Lớp 4: Ðất bụi ít dẻo đến rất dẻo (ML-MH), trạng thái nửa cứng đến cứng
Lớp này bắt gặp trong 09 hố khoan (Không bắt gặp trong hố khoan HK4), phân bố dưới lớp (2) (HK1, HK3, HK7, HK11 và HK12) và phân bố dưới lớp (3) (HK2, HK5, HK8 và HK10). Độ sâu đáy lớp từ 19,3m – 29m, độ dày từ 5,7m – 20m. Thành phần chủ yếu của lớp là bụi, sét, màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng.
g) Phụ lớp 4a: Ðất cát sét (SC), trạng thái nửa cứng
Phụ lớp này bắt gặp trong 02 hố khoan HK1 và HK9, phân bố xen kẹp trong lớp (4) dạng thấu kính. Ðộ sâu phân bố của phụ lớp bắt gặp trong các hố khoan từ 12,2m – 17,0m, bề dày từ 2,0m - 2,2m. Thành phần chủ yếu của phụ lớp là cát, màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
h) Lớp 5: Ðất sét ít dẻo (CL), trạng thái cứng
Lớp này bắt gặp trong 02 hố khoan HK3 và HK4, phân bố dưới lớp (3) (HK4) và phân bố dưới lớp (4) (HK3). Ðộ sâu phân bố của lớp bắt gặp trong các hố khoan từ 17,0m - 26,5m, bề dày từ 3,5m - 8,3m. Thành phần chủ yếu của lớp là bụi, sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng.
i) Phụ lớp 6a: Ðất cát sét (SC), trạng thái cứng
Phụ lớp này chỉ bắt gặp trong hố khoan HK9, phân bố dưới lớp (4). Ðộ sâu phân bố của phụ lớp từ 21,5m - 22,3m, bề dày là 0,8m. Thành phần chủ yếu của phụ lớp là cát, bụi, màu xám vàng, trạng thái cứng.
j) Lớp 6: Ðất sạn sỏi lẫn sét và bụi (GC-GM), mật độ rất chặt
Lớp này bắt gặp trong 03 hố khoan HK1, HK8 và HK9, phân bố dưới lớp (4) (HK1 và HK10) và phân bố dưới phụ lớp (6a) (HK9). Ðộ sâu phân bố của lớp từ 19,3m - 26,5m, bề dày từ 3,2m - 4,2m. Thành phần chủ yếu của phụ lớp là sạn sỏi, màu xám vàng, mật độ rất chặt. Ðây là sản phẩm phong hóa của đá sét bột kết phong hóa chưa hoàn toàn.
k) Lớp 7: Ðá sét bột kết, phong hóa mạnh, cường độ nửa cứng đến ít bền
Lớp này bắt gặp trong 09 hố khoan (Không bắt gặp trong hố khoan HK1), phân bố dưới lớp (4) (HK2, HK5, HK6, HK7 và HK9), phân bố dưới lớp (5) (HK3 và HK4) và phân bố dưới lớp (6) (HK8 và HK10). Ðộ sâu phân bố của lớp từ 26m - 35,3m, bề dày từ 1,4m – 6,3m. Thành phần chủ yếu của lớp là đá sét bột kết, màu nâu, phong hóa mạnh, đá có cường độ nửa cứng đến ít bền.
l) Lớp 8: Ðá sét bột kết, phong hóa trung bình đến yếu, cường độ bền vừa đến bền
Lớp này bắt gặp trong 08 hố khoan (Không bắt gặp trong các hố khoan HK5 và HK6), phân bố dưới lớp (6) (HK1) và phân bố dưới lớp (7) (HK2, HK3, HK4, HK7, HK8, HK9 và HK10). Ðộ sâu đáy lớp và bề dày lớp chưa được xác định do độ sâu khoan đã kết thúc tại 35,8m (Ðộ sâu khoan lớn nhất). Thành phần chủ yếu của lớp là đá sét bột kết, màu xám nâu, xám xanh, phong hóa trung bình đến yếu, đá có cường độ bền vừa đến bền.
. Với kết quả khảo sát địa chất tại vị trí trên tùy theo tải trọng công trình, kết cấu móng, đơn vị tư vấn thiết kế chọn lớp đất chịu lực cho phù hợp và đảm báo tính hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Trạm Thủy văn Biên Hòa – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Đồng Nai và Niên giám thông kê tỉnh Đồng Nai 2012)
Khu vực thực hiện Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với các đặc trưng chung của vùng khí hậu Đông Nam Bộ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công, nông nghiệp của khu vực. Đặc điểm khí hậu chung là nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa, tạo sự khác biệt theo mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
2.1.2.1. Khí hậu
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động.
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Đơn vị tính: oC)
Tháng/năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tháng 1 |
25,0 |
23,4 |
25,3 |
26,3 |
26,3 |
Tháng 2 |
25,0 |
25,7 |
26,6 |
26,9 |
26,6 |
Tháng 3 |
26,2 |
26,9 |
27,6 |
28,3 |
27,2 |
Tháng 4 |
28,0 |
27,2 |
28,7 |
28,7 |
29,4 |
Tháng 5 |
26,2 |
26,6 |
29,3 |
28,8 |
28,1 |
Tháng 6 |
26,4 |
26,5 |
29,2 |
28,0 |
26,8 |
Tháng 7 |
26,4 |
25,9 |
26,2 |
27,3 |
25,9 |
Tháng 8 |
26,4 |
26,6 |
26,0 |
27,2 |
25,9 |
Tháng 9 |
25,7 |
25,7 |
26,2 |
28,5 |
26,2 |
Tháng 10 |
25,7 |
25,7 |
25,6 |
27,2 |
25,6 |
Tháng 11 |
26 |
25,6 |
25,3 |
26,9 |
25,0 |
Tháng 12 |
25,2 |
26,7 |
25,3 |
26,2 |
25,2 |
TB Cả năm |
25,9 |
25,9 |
26,6 |
27,2 |
28,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2012)
2.1.2.3. Độ ẩm
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân.
Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm tại khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm (Đơn vị tính: %)
Tháng/năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tháng 1 |
76 |
75 |
75 |
78 |
71 |
Tháng 2 |
71 |
75 |
72 |
71 |
68 |
Tháng 3 |
71 |
77 |
71 |
72 |
74 |
Tháng 4 |
75 |
81 |
72 |
75 |
72 |
Tháng 5 |
86 |
85 |
77 |
81 |
84 |
Tháng 6 |
86 |
87 |
86 |
85 |
86 |
Tháng 7 |
85 |
87 |
88 |
87 |
88 |
Tháng 8 |
87 |
86 |
89 |
88 |
87 |
Tháng 9 |
88 |
89 |
88 |
86 |
88 |
Tháng 10 |
87 |
88 |
89 |
87 |
88 |
Tháng 11 |
85 |
81 |
88 |
80 |
83 |
Tháng 12 |
81 |
78 |
82 |
79 |
78 |
TB Cả năm |
82 |
82 |
81 |
81 |
81 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2012)
1.1.1.1. Lượng mưa
Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí, có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Khi mưa rơi xuống sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên bề mặt đất, nơi mà nước mưa chảy qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực.
Lượng mưa trung bình của các tháng trong năm tại khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình của các tháng trong năm (Đơn vị tính: 1/10 mm)
Tháng/năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tháng 1 |
8,1 |
0,6 |
27,2 |
26,3 |
2,9 |
Tháng 2 |
8,4 |
91,2 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
Tháng 3 |
12,5 |
102,4 |
72,0 |
71,3 |
76,8 |
Tháng 4 |
72,9 |
173,7 |
29,8 |
30,0 |
76,8 |
Tháng 5 |
382,3 |
240,8 |
60,1 |
58,9 |
17,0 |
Tháng 6 |
162,1 |
238,9 |
237,5 |
240,4 |
278,8 |
Tháng 7 |
339,6 |
265,3 |
307,0 |
315,6 |
246,5 |
Tháng 8 |
266,7 |
367,1 |
262,0 |
270,1 |
366,1 |
Tháng 9 |
433,8 |
489,2 |
474,2 |
468,1 |
344,4 |
Tháng 10 |
211,0 |
269,1 |
612,0 |
620,2 |
258,7 |
Tháng 11 |
160,0 |
43,3 |
420,4 |
412,5 |
205,3 |
Tháng 12 |
25,4 |
19,8 |
5,6 |
7,2 |
1,7 |
TB Cả năm |
173,3 |
191,8 |
208,9 |
210,1 |
187,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2012)
1.1.1.2. Gió và hướng gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Vì vậy khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm sao cho nồng độ cực đại tuyệt đối mặt đất thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Hướng gió chủ yếu là Đông – Đông Bắc và Tây – Tây Nam. Gió Bắc – Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3. Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa với vận tốc trung bình 3,5 m/s.
1.1.1.3. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Số giờ nắng trung bình của các tháng trong năm (Đơn vị tính: giờ)
Tháng/năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tháng 1 |
189 |
226 |
216 |
220 |
250 |
Tháng 2 |
180 |
208 |
256 |
228 |
252 |
Tháng 3 |
215 |
251 |
266 |
250 |
242 |
Tháng 4 |
217 |
204 |
258 |
238 |
227 |
Tháng 5 |
196 |
199 |
236 |
216 |
199 |
Tháng 6 |
199 |
202 |
200 |
190 |
228 |
Tháng 7 |
233 |
176 |
166 |
143 |
172 |
Tháng 8 |
191 |
221 |
158 |
149 |
145 |
Tháng 9 |
160 |
137 |
196 |
150 |
129 |
Tháng 10 |
170 |
174 |
136 |
190 |
149 |
Tháng 11 |
155 |
15 |
154 |
220 |
165 |
Tháng 12 |
183 |
261 |
177 |
215 |
180 |
TB Cả năm |
190,5 |
204,5 |
201,5 |
200,8 |
194,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2012)
1.1.1. Điều kiện thủy văn
1.1.1.1. Nước mặt
Trong vùng dự án, có sông Tắt Gò Đa là nguồn nước mặt tiếp nhận nước mưa, nước thải từ hoạt động của dự án.
.
1.1.1.2. Nước ngầm
Nguồn tài nguyên nước ngầm khu vực huyện Long Thành được đánh giá là có mạch nước ngầm tốt, đảm bảo cho nhu cầu đời sống, sinh hoạt hợp vệ sinh.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực, Chủ đầu tư và công ty CP Tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh kết hợp cùng Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng đã tiến hành khảo sát, thu mẫu hiện trạng môi trường tại khu đất thực hiện Dự án vào ngày …/06/2018. Hiện trạng môi trường khu đất tại thời điểm lấy mẫu phân tích: thời tiết nắng, gió nhẹ, ít mây.
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí
Bảng 2.6: Vị trí lấy mẫu vi khí hậu và không khí
STT |
Ký hiệu |
Vị trí |
Ngày lấy mẫu |
Tọa độ |
1 |
KK1 |
Khu vực gần cột mốc A |
04/04/2017 |
|
2 |
KK2 |
Khu vực gần cột mốc B |
04/04/2017 |
|
3 |
KK3 |
Khu vực gần cột mốc C |
04/04/2017 |
|
4 |
KK4 |
Khu vực gần cột mốc D |
04/04/2017 |
|
5 |
KK5 |
Khu vực gần trung tâm khu đất dự án |
04/04/2017 |
|
Kết quả đo đạc, phân tích vi khí hậu và chất lượng không khí, được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2.7: Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án
STT |
Vị trí đo |
Độ ồn (dBA) |
Nhiệt độ (OC) |
Độ ẩm (%) |
Tốc độ gió (m/s) |
1 |
Khu vực gần cột mốc A |
53,8 – 64,5 |
31,6 |
67,3 |
0,3 |
2 |
Khu vực gần cột mốc B |
57,1 – 60,2 |
32,0 |
67,8 |
0,2 |
3 |
Khu vực gần cột mốc C |
56,8 – 62,0 |
32,8 |
67,8 |
0,1 |
4 |
Khu vực gần cột mốc D |
52,8 – 56,7 |
32,1 |
58,0 |
|
5 |
Khu vực gần trung tâm khu đất dự án |
53,1 – 59,6 |
32,3 |
54,6 |
0,3 |
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26 : 2010/BTNMT |
Khu vực thông thường Từ 6 giờ - 21 giờ: 70 21 giờ đến 6 giờ: 55 |
- |
- |
- |
(Nguồn: Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng)
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án
STT |
Vị trí đo |
Bụi (mg/Nm3) |
NOx (mg/Nm3) |
SO2 (mg/Nm3) |
CO (mg/Nm3) |
NH3 (mg/Nm3) |
H2S (mg/Nm3) |
1 |
Khu vực gần cột mốc A |
129 |
44 |
116 |
<5000 |
18 |
<5 |
2 |
Khu vực gần cột mốc B |
112 |
40 |
110 |
<5000 |
22 |
<5 |
3 |
Khu vực gần cột mốc C |
112 |
39 |
120 |
<5000 |
<10 |
<5 |
4 |
Khu vực gần cột mốc D |
119 |
39 |
120 |
<5000 |
<10 |
<5 |
5 |
Khu vực gần trung tâm khu đất dự án |
145 |
46 |
129 |
<5000 |
<10 |
<5 |
QCVN 05:2013/BTNMT |
300 |
200 |
350 |
30.000 |
|
|
|
QCVN 06:2009/BTNMT |
- |
- |
- |
- |
200 |
42 |
(Nguồn: Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng)
Nhận xét: Kết quả đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng không khí xung quanh cho thấy chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án khá tốt, các thông số chất lượng đều nằm trong giới hạn cho phép. Số liệu này sẽ là dữ liệu nền để so sánh và đánh giá sự biến đổi chất lượng môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động.
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích môi trường đính kèm Phụ lục)
2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước
a. Nước mặt
Để có cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận đầu tiên là kênh thoát nước hiện hữu, là vị trí xả thải khi dự án Dự án Đồng Nai khi đi vào hoạt động. Thời gian lấy mẫu: 04/04/2017 tại tọa độ (X = 1149775.232; Y = 561903.480).
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐƠN VỊ |
KẾT QUẢ MP-NM1/1 |
QCVN 08-MT:2015/ BTNMT,CỘT B1 |
1 |
pH (a)(b) |
- |
7,3 |
5,5 – 9 |
2 |
TSS (a)(b) |
mg/L |
25 |
50 |
3 |
Oxy hòa tan (DO) (a)(b) |
mgO2/L |
6,78 |
≥4 |
4 |
COD (a)(b) |
mgO2/L |
17,5 |
30 |
5 |
BOD5 (a)(b) |
mgO2/L |
6,75 |
15 |
6 |
Nitrat (N_NO3-)(b) |
mg/L |
5,36 |
10 |
7 |
Photphat (P_PO43-)(a)(b) |
mg/L |
0,114 |
0,3 |
8 |
Chì (Pb) (b) |
mg/L |
0,006 |
0,05 |
9 |
Sắt (Fe) (b) |
mg/L |
0,862 |
1,5 |
10 |
Dầu mỡ (b) |
mg/L |
0,54 |
1 |
11 |
Coliform(b) |
MPN/100mL |
6400 |
7.500 |
(Nguồn: Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng)
Ghi chú: (a) Chỉ tiêu được Vilas công nhận
(b) Chỉ tiêu được Bộ TNMT công nhận
Nhận xét: Kết quả phân tích nước mặt tại kênh cho thấy tất cả hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08 – MT:2015/BTNMT, cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.
b. Nước ngầm
Để đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực thực hiện dự án, chúng tôi đã lấy mẫu nước ngầm hộ dân Chị Tiền hiện đang sinh sống tại khu vực dự án. Giếng thuộc loại giếng khoan, độ sâu khoảng 50m. Thời gian lấy mẫu: ngày 04/04/2017; Toạ độ vị trí lấy mẫu (X = 1149758.210; Y = 561357.232). Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2. 10: Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất
TT |
CHỈ TIÊU |
ĐƠN VỊ |
KẾT QUẢ |
QCVN 09-MT:2015/ BTNMT |
|
MP- NN1/2 |
MP- NN2/2 |
||||
1 |
pH (a)(b) |
- |
8,3 |
7,4 |
5,5 – 8,5 |
2 |
Độ cứng (CaCO3) (a)(b) |
mg/L |
351 |
276 |
500 |
3 |
Tổng chất rắn hòa tan(b) |
mg/L |
343 |
795 |
1500 |
4 |
Chỉ số pecmanganat(a)(b) |
mgO2/L |
1,25 |
1,05 |
4 |
5 |
Amoni (N_NH4+)(b) |
mg/L |
0,102 |
0,068 |
1 |
6 |
Clorua (Cl-) (a)(b) |
mg/L |
21,7 |
34,0 |
250 |
7 |
Nitrit (N_NO2-)(a)(b) |
mg/L |
0,029 |
0,028 |
1,0 |
8 |
Nitrat (N_NO3-)(b) |
mg/L |
1,24 |
3,62 |
15 |
9 |
Sunfat (SO42-) (a)(b) |
mg/L |
52 |
65 |
400 |
10 |
Chì (Pb) (b) |
mg/L |
0,0009 |
0,001 |
0,01 |
11 |
Sắt (Fe) (b) |
mg/L |
1,63 |
1,28 |
5 |
12 |
Coliform (b) |
MPN/ 100mL |
<3 |
<3 |
3 |
(Nguồn: Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng)
Ghi chú: (a) Chỉ tiêu được Vilas công nhận
(b) Chỉ tiêu được Bộ TNMT công nhận
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất ở bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt chất lượng nước ngầm QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
2.1.4.3. Hiện trạng môi trường đất
Vị trí lấy mẫu: Mẫu đất được lấy tại 2 vị trí trong khu đất thực hiện dự án, Vị trí gần cột mốc B (X = 1149689.410; Y = 561543.296) và Vị trí trung tâm (X = 1149973.296; Y = 561624.890)
- Thời gian lấy mẫu: 9h50 ngày 04/04/2017.
- Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng đất của dự án được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2. 11: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án
TT |
CHỈ TIÊU |
ĐƠN VỊ |
KẾT QUẢ |
QCVN 03-MT:2015/BTNMT Đất công nghiệp |
|
MP-Đ1/2 |
MP-Đ2/2 |
||||
1 |
Asen (As) (b) |
mg/kg |
<0,4 |
<0,4 |
25 |
2 |
Cadimi (Cd) (b) |
mg/kg |
<0,4 |
<0,4 |
10 |
3 |
Chì (Pb) (b) |
mg/kg |
3,26 |
1,94 |
300 |
4 |
Đồng (Cu)(b) |
mg/kg |
12,4 |
16,7 |
300 |
5 |
Kẽm (Zn) (b) |
mg/kg |
5,37 |
6,22 |
300 |
(Nguồn: Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng)
Ghi chú: (a) Chỉ tiêu được Vilas công nhận
(b) Chỉ tiêu được Bộ TNMT công nhận
Nhận xét: Qua kết quả phân tích ta thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy định về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (áp dụng cho đất công nghiệp).
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích môi trường đính kèm Phụ lục)
2.1.4.4. Đánh giá sức chịu tải môi trường nền khu vực Dự án
Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, rung tại khu vực dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Trong trường hợp không có dự án, chất lượng môi trường không khí, ồn, rung tại khu vực dự án sẽ bị suy giảm dần do hoạt động của dòng xe tại Đường Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, hoạt động dòng xe này ngày càng tăng. Khi có dự án, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do bụi, khí từ các hoạt động thi công và của dòng xe trong giai đoạn xây dựng và tích luỹ giữa các nguồn thải của dự án và không của dự án trong khu vực.
Nước kênh, mương trong khu vực dự án được sử dụng cho tưới cây và trữ nước vào mùa mưa. Tuy nhiên, nước tại mương đang chịu sức ép rất lớn từ chất thải của các hoạt động dân sinh trong khu vực. Khi có dự án, môi trường nước và trầm tích tại các mương có thể bị ảnh hưởng do gia tăng chất rắn lơ lửng, dầu và chất hữu cơ phát sinh từ các hoạt động thi công.
Đất nông nghiệp trong khu vực dự án phần lớn là đất trồng cây ăn quả và cây hoa màu. Môi trường đất tại khu vực dự án có thể bị suy thoái do ô nhiễm từ các hoạt động thi công.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
+ Hiện trạng các chủng loại động thực vật trong khu vực dự án
Qua khảo sát hiện trạng khu đất dự án cho thấy thảm thực vật chủ yếu là cây trồng hoa màu như lúa, ngô, cây ăn quả, rau, cỏ dại và cây bụi.
Động vật hầu như không có, chỉ có một vài côn trùng như kiến, mối.
+ Tài nguyên động thực vật dưới nước
Trong khu đất dự án hiện tại có một số kênh. Động vật đáy có số lượng loài ít, tại khu vực có 2 loài giun nhiều tơ, 2 loài thân mềm, 1 loài giáp xác.
2.1.6. Hiện trạng xói lở khu vực dự án và vùng lân cận
Một cách tổng thể, tỉnh Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc kém hơn 1% và độ cao từ 0 đến 1,6 m trên mực nước biển (mnb); nhưng có những khu vực trũng thấp và những gò đất cao và giồng cát hình cánh cung. Theo Địa Chí Đồng Nai, địa hình của vùng đất này có thể phân biệt thành khu vực:
- Khu vực đất cao ven sông Tắt Gò Đa (đê sông tự nhiên) nằm dọc sông, từ xã ….. đến xã …... Độ cao trên mnb biến thiên từ 0,9 - 1,3 m. Dãy đất cao nằm ven sông cạnh quốc lộ 1, từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè có độ cao trên mnb từ 1,6 – 1,8 m và hầu hết đã được lên vườn.
Trong tỉnh Đồng Nai còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung song song với bờ biển, có độ cao trên mnb thường từ 0,9 - 1,1 m nổi lên trên các đồng bằng chung quanh; nhưng nhiều giồng cát đã bị đất phù sa che phủ.
Khu vực xây dựng dự án thuộc khu vực giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo như đã trình bày ở trên. Vì thế khu vực này không gặp tình trạng ngập lụt hay xói lở.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; Tình hình kinh tế - xã hội của xã An Phước, nơi xây dựng dự án như sau:
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 ước đạt 52.431 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 8,5% so với năm 2015, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,9% và khu vực dịch vụ tăng 7,9% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,6% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 16,2% so cùng kỳ. Trong 8,5% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,3%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,9% và thuế là 0,8%; mức đóng góp của các khu vực cùng kỳ năm 2015 lần lược là 1,9%, 3,9%, 1,6% và 0,8%.
GRDP nếu tính theo giá thực tế đạt 68.097 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2016 đạt 39,1 triệu đồng/người/năm, tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2015 (năm 2015 đạt 35,6 triệu đồng). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.750 USD/người/năm, tăng 125 USD so năm 2015 (năm 2015 đạt 1.625 USD/người/năm).
2.2.1.2. Đầu tư và xây dựng:
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016 ước thực hiện 26.919 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ; khu vực nhà nước 3.134 tỷ đồng, tăng 4,1%; khu vực ngoài nhà nước 17.255 tỷ đồng, tăng 7,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6.530 tỷ đồng, tăng 23,8%.
Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 2.085 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 14,2 so cùng kỳ; trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.580 tỷ đồng, tăng 18,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 335 tỷ đồng, giảm 5,3%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 170 tỷ đồng, tăng 25,6%.
2.2.1.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
a. Nông nghiệp
- Cây lương thực có hạt: năm 2016 toàn tỉnh gieo trồng 219.544 ha, đạt 103,1% kế hoạch và giảm 4,2% so cùng kỳ, tương ứng giảm 9.590 ha do chuyển đổi cây trồng. Sản lượng thu hoạch 1.283.072 tấn, đạt 103,2% kế hoạch và giảm 5,7% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm.
- Cây chất bột có củ: năm 2016 trồng được 1.224 ha, đạt 132,5% kế hoạch, giảm 17,2% so cùng kỳ; trong đó diện tích khoai mỡ là 588 ha trồng nhiều ở huyện Tân Phước, so cùng kỳ giảm 26,4%, tương ứng giảm 211 ha do diện tích đất trồng khoai mỡ trước đây đã được đê bao nên người dân chuyển sang trồng dứa, thanh long… có hiệu quả kinh tế và ổn định hơn.
- Cây công nghiệp hàng năm: năm 2016 diện tích gieo trồng 684 ha, giảm 58 ha so cùng kỳ do giảm diện tích cây mía trồng ở thị xã Gò Công giá bán không cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp nên người dân chuyển sang trồng các loại.
- Cây rau, đậu, gia vị các loại: năm 2016 tổng diện tích gieo trồng 53.934 ha, đạt 105,6% kế hoạch, tăng 7,2% so cùng kỳ tương ứng tăng 3.615,2 ha, sản lượng 1.056.852 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó chủ yếu là rau các loại với diện tích 53.733 ha, tăng 3.617 ha so cùng kỳ do ảnh hưởng hạn, mặn, mùa mưa đến trễ nên một số địa phương cuối nguồn không kịp mùa vụ đã chuyển đổi trồng lúa, ngô sang trồng màu và chuyển đổi cây hàng năm từ cây dài ngày sang ngắn ngày để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Cây lâu năm, cây ăn quả: năm 2016 toàn tỉnh hiện có 89.637 ha, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 1,9% so cùng kỳ tương ứng 1.698 ha. Sản lượng ước thu hoạch đạt 1,46 triệu tấn, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ.
b. Lâm nghiệp
Năm 2016 trồng mới 56 Ha rừng phòng hộ ven biển tại huyện Tân Phú Đông với kinh phí 511 triệu đồng. Toàn tỉnh hiện có 1.048 ha rừng được giao khoán bảo vệ, tăng 12% so cùng kỳ. Cây lâm nghiệp trồng phân tán được 2.695 ngàn cây, giảm 1,4% so với cùng kỳ do hiện nay mật độ trồng đã gần như phủ kín, các loại cây trồng chủ yếu là ở đường giao thông nông thôn, các trục đường đô thị để tạo vẽ mỹ quan. Sản lượng khai thác gỗ ước tính đạt 50.194 m3, so với cùng kỳ giảm 13,5%. Công tác phòng và bảo vệ rừng được đảm bảo, trong năm trên địa bàn tỉnh không xảy ra hỏa hoạn cháy rừng.
c. Thủy hải sản
Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.782 ha, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ, tương ứng tăng 89 ha; trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt 6.295 ha, giảm 0,4% so cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ngòi, kênh rạch thấp, tình hình xâm nhập mặm sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc thả nuôi, nhất là các huyện phía Đông; diện tích nuôi thủy sản mặn, lợ 9.487 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở lĩnh vực nuôi tôm sú thâm canh do hiện nay tình hình xuất khẩu tăng.
Sản lượng thủy sản đạt 249.686 tấn, đạt 103,1% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ do lĩnh vực nuôi nghêu, nuôi lồng bè và nuôi nuôi cá thâm canh với qui mô lớn vẫn ổn định nên sản lượng thu hoạch đạt khá; trong đó, sản lượng nuôi trồng 150.623 tấn, tăng 3,9%; sản lượng khai thác 99.063 tấn, tăng 1,3%.
Tình hình dịch bệnh trên tôm: có 140,9 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh ở 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị thiệt hại, chiếm 5,1% diện tích thả nuôi (2.786,9 ha).
2.2.1.4. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 14,8% so cùng kỳ, trong đó: ngành khai khoáng giảm 75,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 14,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 7,3%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 32,5% so cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất ống và ống dẫn bằng đồng giảm 75,6%, thức ăn cho gia súc giảm 70,8%, màn bằng vải khác giảm 60,4%, sản xuất thức ăn cho thủy sản giảm 48,4%, sản phẩm bia đóng chai giảm 45,3%, sản phẩm bia đóng lon giảm 38,9%... Bên cạnh đó cũng có một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: sản phẩm gạo xay xát tăng 7,4%, sản phẩm sản xuất dược phẩm khác tăng 3,2%, thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh dạng bột, cốm tăng 2,1%...
2.2.1.5. Hoạt động thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2016 thực hiện 52.611,3 tỷ đồng, đạt 94,8% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ; kinh tế nhà nước thực hiện 4.461,1 tỷ đồng, tăng 3,9%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 47.843,4 tỷ đồng, tăng 13,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 306,8 tỷ đồng, tăng 45,4%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 42.777,4 tỷ đồng, tăng 14,5%; lưu trú 81,9 tỷ đồng, tăng 9%; ăn uống 4.617,3 tỷ đồng, tăng 12,1%; du lịch lữ hành đạt 63,7 tỷ đồng, tăng 3,7%; dịch vụ 5.071 tỷ đồng, tăng 2,5% so cùng kỳ.
b. Hoạt động xuất, nhập khẩu
Xuất khẩu
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2.106,4 triệu USD, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 11,1 triệu USD, giảm 71,8%; kinh tế ngoài nhà nước 590,4 triệu USD, giảm 12,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.504,9 triệu USD, tăng 16,6%. Kim ngạch tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 2.050,7 triệu USD, chiếm 97,4% kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,2% so cùng kỳ.
Nhập khẩu
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1.140,3 triệu USD, đạt 95% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ. Trị giá nhập khẩu tập trung chủ yếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79,1%.
Nhập khẩu tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 1.132,6 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ; trong đó nhập khẩu cho sản xuất chế biến thực phẩm 190,3 triệu USD, giảm 50,7%; may mặc 343,5 triệu USD, tăng 35,6%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan 285 triệu USD, tăng 23,1%. Nhập khẩu hàng hóa đạt 7,7 triệu USD, giảm 51,7% so cùng kỳ.
c. Vận tải
Năm 2016, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.964,7 tỷ đồng chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng 5,7% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu cơ sở kinh tế cá thể 1.065 tỷ đồng, tăng 4,5%. Vận tải đường bộ thực hiện 1.125,1 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ; vận tải đường sông thực hiện 746,4 tỷ đồng, tăng 13,9%, vận tải đường biển thực hiện 93,2 tỷ đồng, tăng 4,6%.
d. Du lịch
Năm 2016, số khách tham quan du lịch đạt 1.591,3 ngàn lượt, đạt 104,7% kế hoạch, tăng 7,8% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 527,6 ngàn lượt, đạt 106,6% kế hoạch, tăng 12,6% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 4.762,9 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước tăng 15,6%, kinh tế cá thể tăng 11,8% và kinh tế tư nhân tăng 18,4% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu hoạt động ăn uống chiếm tỉ trọng cao nhất ước đạt 4.617,3 tỷ đồng, tăng 12,1%; hoạt động lưu trú đạt 81,9 tỷ đồng, tăng 9% và hoạt động lữ hành đạt 63,6 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ.
2.2.2. Văn hóa xã hội
2.2.2.1. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình của tỉnh năm 2016 ước tính 1.740.138 người, tăng 0,7% so với năm 2015, bao gồm: dân số nam 853.535 người, chiếm 49% tổng dân số, tăng 0,7%; dân số nữ 886.603 người, chiếm 51%, tăng 0,7%. Dân số khu vực thành thị là 269.747 người, chiếm 15,5% tổng dân số, tăng 1,2% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 1.470.391 người, chiếm 84,5%, tăng 0,6%.
2.2.2.2. Giáo dục, đào tạo
Tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 an toàn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh đạt 92,9%.
Số liệu thống kê học sinh đầu năm học 2016 - 2017 như sau: Mầm non có 231 trường, 4.503 trẻ nhà trẻ và 55.130 học sinh mẫu giáo; tiểu học có 224 trường, 134.113 học sinh; trung học cơ sở có 127 trường, 101.925 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 là 26.417 học sinh; trung học phổ thông có 37 trường, 41.157 học sinh, tuyển sinh lớp 10 có 15.108 học sinh.
Kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 của trường Đại học Đồng Nai như sau: đại học có 631 sinh viên nhập học, đạt 58,4% chỉ tiêu; cao đẳng có 705 sinh viên, đạt 82% chỉ tiêu. Quy mô đào tạo của trường là 10.255 học sinh, sinh viên, trong đó trường đào tạo cấp bằng 8.590 học sinh, sinh viên; trường liên kết cấp bằng 1.665 học sinh, sinh viên.
2.2.2.3. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được thường xuyên quan tâm và theo dõi chặt chẽ. So với năm 2015, năm 2016 có 7 bệnh tăng trong đó bệnh viêm gan vi rút tăng 60,7%, tiêu chảy tăng 20,9%, quai bị tăng 4,7%, thủy đậu tăng 3,9%...; có 9 bệnh giảm trong đó bệnh cúm giảm 83,3%, bệnh sởi giảm 83,3%, bệnh do liên cầu lợn ở người giảm 77,8%, bệnh tay chân miệng giảm 21,2%, bệnh thương hàn giảm 18,2%...; các bệnh khác tương đương hoặc không xảy ra. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị đạt 99%; trong đó: các Dự án đa khoa tuyến tỉnh đạt 112%, Dự án chuyên khoa đạt 87,5%, Dự án tuyến huyện đạt 68,2%... đã khám chữa bệnh 5.257.593 lượt người giảm 4,2% so cùng kỳ, trong đó điều trị nội trú là 236.832 lượt người tăng 7,6%... Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ngành y tế quan tâm, ngành phối hợp kiểm tra 11.692 lượt cơ sở sản xuất, có 95,3% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngộ độc thức ăn và thực phẩm xảy ra 6 vụ tăng 2 vụ so với cùng kỳ, với 236 người mắc.
2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội tại xã An Phước – nơi thực hiện dự án
Theo Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; tình hình kinh tế - xã hội tại xã An Phước có một số đặc điểm như sau:
2.1.3.1. Lĩnh vực kinh tế
a. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp đạt 19,006 tỷ đồng.
b. Sản xuất nông nghiệp:
- Diện tích trồng cây lâu năm và cây hàng năm (lúa, rau màu) 810,74 ha. Giá trị sản xuất đạt 22,660 tỷ đồng.
- Thủy sản: Giá trị sản xuất đạt 1,491 tỷ (tính theo giá cố định năm 1994).
- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất đạt 19,006 tỷ đồng.
- Điện nông thôn: Trong quý không xảy ra các tai nạn về điện.
c. Ngân sách:
Thu ngân sách Nhà nước từ kinh tế địa phương:
Tổng thu ngân sách Nhà nước: 2.313.064.498đồng/5.713.970.000 đồng, đạt 40,48%.
Tổng thu ngân sách xã hưởng: 1.930.946.908đồng/5.78.970.000đồng, đạt 38.02%.
Trong đó:
- Thuế môn bài: Thu 94.500.000đồng/102 triệu đồng, đạt 92,65% so dự toán.
- Thuế GTGT: Thu 504.755.300 đồng/1,4 tỷ đồng, đạt 36,05% so dự toán.
- Thuế đất phi nông nghiệp: 303.863đồng/430 triệu đồng, đạt 0,07% so dự toán.
- Thu phí, lệ phí: Thu 15.300.000 đồng/30 triệu đồng, đạt 51% so dự toán.
- Thuế thu nhập cá nhân: 333.620.797/600 triệu đồng, đạt 55,6% so dự toán.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 1.011.655.000đồng/2.436.970.000đồng, đạt 41,51% so dự toán.
2.1.3.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội
a. Ngành Y tế
- Bệnh sốt xuất huyết tính đến ngày 26/5/2017 trên địa bàn xã xảy ra 09 ca; Bệnh tay chân miệng không xảy ra.
- Tổ chức giám sát về phòng chống dịch bệnh các bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết, cúm A(H1N1), HIV/AIDS, bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng …trên địa bàn toàn xã.
- Trong 6 tháng đầu năm đã khám và chữa bệnh cho 3.706/3.824 lượt bệnh nhân, đạt 96,91%.
- Công tác tiêm chủng mở rộng: Đã tổ chức tiêm chủng được 78/157, đạt 49,68%.
- Kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm 17 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm, 07 cơ sở thức ăn đường phố. Kết quả không phát hiện sai phạm.
- Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Tổ chức tuyên truyền sàng lọc trước và sơ sinh, mất cân bằng giới tính,… cho 410 lượt người.
b. Giáo dục:
- Lập hồ sơ đề nghị thành phố kiện toàn Trung tâm học tập cộng đồng xã An Phước cho phù hợp tình hình nhân sự.
- Các trường đã triển khai thực hiện kế họach cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
- Thực hiện tốt công tác dạy và học năm học 2016-2017.
- Tất cả các trường đã tổ chức lễ tổng kết năm học theo đúng quy định của ngành cấp trên.
c. Văn hóa Thông tin - Thể dục thể thao - Truyền thanh:
Văn hóa thông tin
- Trong 6 tháng đầu năm 2017, phối hợp với các ngành tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, tuyên truyền tốt các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà Nước trên các lĩnh vực văn hóa đời sống xã hội.
- Phối họp dài truyền thanh truyên truyền hỏi và đáp về xây dựng nông thôn mới được 6 cuộc.
- Phối hợp ngành Công an, kiểm tra nhắc nhở cho cam kết 03 hộ kinh doanh KaraÔkê gây tiếng ốn vượt quá qui định.
- Tham mưu tổ chức thành công khai mạc và bế mạc Đại hội TD-TT xã lần thứ VIII năm 2017 có 07 đội tham gia trên 250 đại biểu và vận động viên tham dự với 05 môn thi đấu.
- Treo các khẩu hiệu hội nghị, sơ, tổng kết các ngành đoàn thể…
Đài truyền thanh
Đã thực hiện 24 chương trình thời sự, đưa 60 bản tin, 10 bài viết. Tiếp âm đầy đủ các trương trình thời sự theo quy định. Phát các bản tin của các ngành theo trình duyệt của lãnh đạo xã.
d. Lao động - Thương binh và Xã hội
Công tác chính sách:
- Cấp 404 phần quà đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017
- Kết họp với các ngành thành phố thăm và tặng quà cho 13 đối tượng chính sách khó khăn nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 2017.
- Cấp phát 578 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, thân nhân người có công.
- Lập 09 hồ sơ thờ cúng liệt sĩ.
- Lập bổ sung 06 hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Lập 07 hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí đối tượng chính sách từ trần.
- Lập 06 hồ sơ điều chỉnh thông tin trong hồ sơ gốc của liệt sĩ.
- Tặng 02 sổ tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng cho 02 đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn năm 2017.
- Khởi công xây dựng 01căn nhà tình nghĩa trị giá 40 triệu đồng năm 2017 cho đối tượng chính sách gặp khó khăn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân xã thực hiện chỉ tiêu vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 40 triệu đồng/52 triệu đồng, đạt 76,92%, quỹ bảo trợ trẻ em là 4,4 triệu đồng/10 triệu đồng, đạt tỷ lệ 40%.
2.1.3.3. QUỐC PHÒNG – AN NINH
a. Quốc phòng
- Lực lượng dân quân: Tham mưu Ủy ban nhân dân xã tổ chức lễ kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ; đã kết nạp 21 dân quân mới, giải ngạch 21 dân quân hết thời hạn phục vụ. Toàn xã đã xây dựng lực lượng Dân quân đạt 0,77% so với dân số, lực lượng dân quân 5 ấp được củng cố, hoạt động có hiệu quả, đảng viên trong dân quân đạt 17,30%.
- Tuyển quân:
+ Thực hiện kế hoạch, hướng dẫn của Ban Chỉ huy quân sự thành phố về công tác tuyển quân năm 2017. Ban Chỉ huy quân sự xã đã làm tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017. Kết quả: giao quân 10/10 thanh niên đạt 100% chỉ tiêu giao; tổ chức đăng ký nắm nguồn Thanh niên tuổi 17 (2000) được 95/95 thanh niên.
+ Song song với công tác tuyển quân xã đã tổ chức đón quân nhân xuất ngũ về địa phương được 03 quân nhân và đưa vào đăng ký ngạch dự bị đúng quy định.
- Công tác tổng điều tra quân dự bị, nữ chuyên môn và phương tiện kỹ thuật năm 2017:
+ Thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân nhân thành phố, Ban Chỉ huy quân sự xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tổng điều tra theo kế hoạch. Kết quả điều tra Sĩ quan dự bị: có 13 người, quân dự bị hạng 1: 245 người, quân dự bị hạng 2: 2014 người, quân nhân chuyên nghiệp: 2 người, phương tiện kỹ thuật: 19 người.
+ Phúc tra Quân dự bị biên chế vào các đơn vị dự bị động viên 59 người.
- Công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh:
Tổ chức đưa dân quân tham gia huấn luyện tại Ban Chỉ huy quân sự thành phố: Dân quân năm thứ nhất: 19/19 đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Dân quân cơ động: 28/28đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Cán bộ CHT: 01/01 đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Cán bộ Phó CHT: 01/01 đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Cán bộ CTV phó: 01/01 đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Binh chủng súng máy 12,7mm: 12/12 đ/c đạt 100% chỉ tiêu; Dân quân trinh sát, công binh, thông tin: 9/9 đ/c đạt 100% chỉ tiêu.
- Công tác chính sách:
Thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg về một số chế độ, chính sách đối dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Ban chỉ huy Quân sự phối hợp với ban ngành đoàn thể tổ chức xét duyệt nộp về trên được 43 hồ sơ.
- Công tác Hậu cần - Kỹ thuật: Duy trì thường xuyên chế độ bảo quản vũ khí trang bị hàng tuần theo quy định, bảo đảm an toàn vũ khí trang bị.
2. An ninh:
- Tình hình an ninh chính trị:
+ Hoạt động của các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong: Người Việt Nam định cư ở Nước ngoài về thăm thân nhân có 17 lượt, thời gian tạm trú từ 01 đến 03 tháng. Trong đó, Hoa kỳ: 12, Canada: 01, Ba lan: 01 người, Australia: 01, Chinese: 02. Qua nắm tình hình người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm thân nhân trên địa bàn xã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách và các quy định của địa phương. Trong thời gian tạm trú, lưu trú có trình báo theo đúng qui định.
+ Tình hình an ninh tôn giáo: Trên địa bàn xã có 04 Chùa, 01 Đình. Qua công tác nắm tình hình các tôn giáo hoạt động bình thường. Số đối tượng cực đoan trong tôn giáo, hoạt động liên tôn, liên kết để chống chính quyền không xảy ra..
+ Tình hình An ninh nông thôn: Các vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai, mâu thuẩn trong nhân dân được giải quyết thỏa đáng, đúng qui định.
+ Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
Việc lựa chọn vị trí xây dựng Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai sẽ đáp ứng được các mục tiêu như sau:
- Dự án được hình thành nhằm mục đích là xây dựng khu dan cư tập trung cho nhân dân tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
Vì vậy, việc thực hiện dự án “Khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” là phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
+ Đánh giá sự phù hợp môi trường của quy hoạch mặt bằng phân khu chức năng của dự án
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư Bệnh viện quốc tế Ishii
160,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Danh mục các dự án đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
160,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi
560,000,000 vnđ
550,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trai chăn nuôi heo
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời
165,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Phủ Diễn
125,000,000 vnđ
120,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cụm công nghiệp
185,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia
175,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi bò và nhà máy chế biến sữa
Báo cáo đề xuất Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất sắt thép
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bao bì chất dẻo PP và PE
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy may quần áo
Thông báo việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà văn hóa xã
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường xưởng mạ kẽm nhúng nóng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy vật liệu Polymer công nghệ cao
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn