Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trạm trộn bê tông nhựa nóng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án trạm trộn bê tông nhựa nóng với tổng công suất thiết kế tối đa là 160 tấn/giờ. Công nghệ sản xuất của dự án được Chủ đầu tư dự án tham khảo và ứng dụng từ các cơ sở đã và đang đi vào hoạt động sản xuất, cùng với việc áp dụng các máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn toàn mới (sử dụng máy móc, thiết bị chế tạo mới 100%) đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Ngày đăng: 10-04-2025

34 lượt xem

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................... 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................... 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................ 7

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................. 8

1.    Tên chủ dự án đầu tư................................................................................................ 8

2.    Tên dự án đầu tư...................................................................................................... 8

2.1.     Địa điểm thực hiên dự án đầu tư........................................................................ 8

2.2.     Quy mô của dự án đầu tư........................................................................... 9

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư............................................... 10

3.1.     Công suất của dự án..................................................................................... 10

3.2.     Công nghệ hoạt động của dự án................................................................. 10

3.3.     Sản phẩm của dự án...................................................................................... 12

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..... 12

4.1.     Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án............. 12

4.1.1.     Giai đoạn thi công xây dựng..................................................................... 12

4.1.2.     Giai đoạn vận hành dự án........................................................................ 13

4.2.     Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án................................. 14

4.2.1.      Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện............................................ 14

4.2.2.      Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước.......................................... 14

Chương II................................................................................................................... 15

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 15

1.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 15

2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 15

Chương III............................................................................................................... 16

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................... 16

1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật................................... 16

2.    Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án........................................... 16

Chương IV................................................................................................................. 17

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 17

1.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án....17

1.1.     Về công trình, biện pháp xử lý nước thải.......................................................... 17

1.1.1.     Nước thải sinh hoạt................................................................................... 17

1.1.2.     Nước thải xây dựng................................................................................... 18

1.1.3.     Nước mưa chảy tràn.................................................................................. 18

1.2.     Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại..... 19

1.2.1.     Rác thải sinh hoạt........................................................................................ 19

1.2.2.     Chất thải xây dựng....................................................................................... 19

1.2.3.     Chất thải nguy hại...................................................................................... 20

1.3.     Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 20

1.3.1.      Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu và máy móc thiết bị thi công.... 20

1.3.2.     Giảm thiểu khó hàn do hàn, cắt kim loại............................................... 21

1.4.     Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 21

1.5.     Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác.............................. 22

1.5.1.     Giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn................................................. 22

1.5.2.     Giảm ô nhiễm nước thải xây dựng.......................................................... 22

1.5.3.     Giảm tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội............... 23

1.5.4.     Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án.............. 23

2.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.... 26

2.1.     Về công trình, biện pháp xử lý nước thải....................................................... 26

2.1.1.     Đánh giá tác động của nước thải............................................................. 26

2.1.2.     Các công trình, biện pháp xử lý nước thải............................................. 28

2.2.     Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................. 30

2.2.1.     Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ bãi nguyên liệu chứa cát, đá............................. 30

2.2.2.     Bụi từ quá trình bốc dỡ và rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu.................... 30

2.2.3.     Bụi, khí thải từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm.................... 32

2.2.4.     Bụi, khí thải tại khu vực sản xuất bê tông.................................................... 33

2.2.5.     Mùi hôi từ khu vực tập trung rác thải sinh hoạt và từ khu vệ sinh.......... 34

2.3.     Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn........................................ 34

2.3.1.    Chất thải sinh hoạt...................................................................................... 34

2.3.2.    Chất thải rắn sản xuất.................................................................................. 35

2.3.3.    Chất thải nguy hại........................................................................................ 35

2.4.     Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.......... 36

2.5.       Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành....... 36

2.5.1.     Phòng cháy chữa cháy...................................................................... 37

2.5.2.     Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động....37

2.5.3.     Đảm bảo an ninh trật tự..................................................................... 38

2.5.4.     Sự cố sạt lở bờ sông............................................................................. 38

3.    Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường....................... 38

3.1.    Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............... 38

3.1.1.    Giai đoạn thi công xây dựng.............................................................. 38

3.1.2.    Giai đoạn vận hành...................................................................... 39

3.2.    Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải , bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.... 39

3.2.1.    Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường................ 39

3.2.2.    Lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục..................... 39

3.3.     Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác................... 39

3.4.     Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.... 39

4.    Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.............. 40

Chương V.............................................................................................................. 42

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................................. 42

1.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải..................................................... 42

2.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải.................................................. 42

2.1.     Nguồn phát sinh bụi, khí thải..................................................................... 42

2.2.     Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng bụi, khí thải...42

2.3.     Vị trí, nguồn tiếp nhận bụi, khí thải.............................................................. 42

3.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn và độ rung.................................... 42

3.1.     Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.............................................................. 42

3.2.     Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung..................................................................... 43

3.3.     Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................................ 43

Chương VI.................................................................................................................... 44

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........ 44

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư............. 44

2.    Chương trình quan trắc chất thải................................................................. 44

2.1.    Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..................................................... 44

2.1.1.     Quan trắc trong giai đoạn xây dựng......................................................... 44

2.1.2.     Quan trắc trong giai đoạn hoạt động.......................................................... 44

2.2.    Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................... 44

3.    Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm......................................... 45

Chương V CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............... 46

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỒNG THÁP

Địa chỉ văn phòng: Nguyễn Huệ, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Người đại diện theo pháp luật ủy quyền của chủ dự án đầu tư: (Ông) ..., theo Giấy ủy quyền số 04/UQ-HĐQT ngày 01/08/2023 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp.

Điện thoại: ....

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số: ........, đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 09 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 10, ngày 28 tháng 02 năm 2023.

2.Tên dự án đầu tư

TRẠM TRỘN TÔNG NHỰA NÓNG

2.1.Địa điểm thực hiên dự án đầu tư

Dự án “Trạm trộn bê tông nhựa nóng” của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông được thực hiện tại ấp An Định, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc thửa đất số 283, tờ bản đồ số 13.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

  •  
  • Phía Bắc: giáp bãi cát đá của Cửa hàng VLXD Thanh Trúc;
  • Phía Nam: giáp Trạm trộn bê tông Minh Khoa;
  • Phía Tây: giáp đường giao thông nội bộ;
  • Phía Đông: giáp sông Cần Lố.

Tọa độ các góc khu vực dự án như sau:

Bảng 1. 1. Thống kê tọa độ các góc của dự án

STT

Tên điểm

Tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu

X

Y

1

A

1155352

574172

2

B

1155308

574207

3

C

1155272

574165

4

D

1155323

574122

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông, 2024)

Vị trí của dự án cụ thể như sau:

Hình 1. 1. Sơ đồ giới hạn vị trí các mốc điểm của dự án

2.2.Quy mô của dự án đầu tư

Cơ sở pháp lý thực hiện Giấy phép môi trường của Dự án:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp: ..... Đăng ký lần đầu: ngày 23 tháng 09 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 10, ngày 28 tháng 02 năm 2023;
  • Hợp đồng thuê mặt bằng số 864/NLĐT-HĐ.2024.DV ngày 23 tháng 10 năm 2024 giữa Công ty Cổ phần Nhiên liệu Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: ...., thửa đất số 283, tờ bản đồ số 13, ngày 13 tháng 10 năm 2017 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp.

Tổng mức đầu tư là 8.658.000.000 VNĐ (Tám tỷ sáu trăm năm mươi tám triệu đồng). Căn cứ Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công 2019, dự án thuộc nhóm C phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có tổng mức vốn dưới 60 tỷ).

Dự án thuộc nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, thuộc số thứ tự 2 Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08:2022/NĐ-CP.

Tổng diện tích xây dựng là 3.363,5 m2 với các hạng mục như:

Bảng 1. 2. Thống kê các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Trạm trộn bê tông nhựa nóng

1.042,5

31,0

2

Bãi đậu xe

420

12,5

3

Bãi vật liệu

1.086

32,3

4

Sân đường nội bộ

815

24,2

 

Tổng cộng

3.363,5

100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp, 2024)

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án

Dự án “Trạm bê tông nhựa nóng” của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế tối đa là 160 tấn/giờ.

3.2.Công nghệ hoạt động của dự án

Cơ sở hoạt động 01 dây chuyền trộn bê tông nhựa nóng có công suất 160 tấn/giờ.

* Quy trình công nghệ sản xuất cụ thể như sau:

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng

* Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tại dự án:

Cát, đá được đưa vào buồng sấy, sau khi sấy nóng được băng tải đưa lên sàn và được pha trộn thêm một lượng nhỏ bột đá; sau khi trộn đều lượng bột đá, đá cát này được chuyển xuống thùng trộn, tại đây nhựa nóng từ bồn chứa được bơm vào thùng trộn cùng với cát đá. Sau khi đã trộn đều, hỗn hợp này được xả xuống xe chuyên dùng chở ra công trường sử dụng.

Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của dự án

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nguồn gốc

Tình trạng (%)

1

Máy cẩu

Cái

2

Nhật

100

2

Dây chuyền trạm trộn bê tông nhựa công suất 160 tấn/giờ

Hệ

1

Việt Nam

100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp, 2024)

Công nghệ sản xuất của dự án được Chủ đầu tư dự án tham khảo và ứng dụng từ các cơ sở đã và đang đi vào hoạt động sản xuất, cùng với việc áp dụng các máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn toàn mới (sử dụng máy móc, thiết bị chế tạo mới 100%) đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất phát thải ô nhiễm và phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.

3.3.Sản phẩm của dự án

Dự án hoạt động sản xuất bê tông nhựa nóng với công suất 160 tấn/giờ.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.1.1.Giai đoạn thi công xây dựng

Dự án đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng không quá lớn cho việc thi công xây dựng nhà trạm trộn bê tông nhựa nóng và các công trình phụ trợ. Nguồn vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi,... được lấy từ các nguồn gần khu vực dự án với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Các nguyên, vật liệu khác được mua từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hoặc các tỉnh lân cận.

Bảng 1. 4. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn xây dựng

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Sắt, thép

tấn

50

2

Gạch

m3

50

3

Đá

m3

100

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

4

Cát xây

m3

100

5

Cát nền

m3

50

6

Xi măng

tấn

50

7

Xà gồ, khung kèo thép

tấn

100

8

Tháp tròn các loại

tấn

10

9

Tole dày 4,5 dzem

m2

1.500

10

Phụ kiện khác

tấn

1,0

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp ước tính, 2024)

Máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng dự án

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Số lượng

1

Máy đào

0,7 m3

01

2

Máy ủi

110CV

01

3

Máy trộn bê tông

500L

01

4

Máy khoan bê tông

700W

01

5

Xe lu bánh thép

10 tấn

01

6

Xe cẩu

5 tấn

01

7

Máy uốn sắt

< d40

01

8

Máy cắt sắt

< d40

01

9

Xe rùa

170kg

10

10

Máy hàn điện

23KW

01

11

Máy bơm nước

110CV

01

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp ước tính, 2024)

Ghi chú: Các thiết bị, máy móc được liệt những thiết bị khả năng gây tác động đến môi trường. Cột số lượng thể hiện số phương tiện tối đa mặt cùng một thời điểm trên công trường.

Hóa chất: hoạt động thi công xây dựng dự án không sử dụng hóa chất.

4.1.2.Giai đoạn vận hành dự án

Hoạt động của dự án chủ yếu là sản xuất, chế biến nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nguyên liệu tối đa sử dụng trong 01 ngày sản xuất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 6. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn vận hành

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Đá

m3/năm

950

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Khối lượng

2

Nhựa

tấn/năm

85

3

Cát

m3/năm

270

4

Dầu FO, DO

lít/năm

36.000

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp ước tính, 2024)

4.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án

4.2.1.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho dự án được đấu nối từ lưới điện quốc gia dọc theo tuyến đường xung quanh khu vực dự án, là nguồn điện 3 pha 380V – 560 KVA. Nhu cầu điện năng sử dụng phục vụ giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 30 KW/ngày và giai đoạn vận hành ước tính khoảng 9.280 kWh/tháng.

4.2.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước

Giai đoạn thi công, xây dựng dự án

Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn này dự kiến khoảng 20 người. Thời gian làm việc trung bình là 1 ca/ngày, mỗi ca kéo dài 8 tiếng, không có công nhân lưu trú tại khu vực dự án. Khi đó, theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính theo đầu người trong một ca làm việc là 25 lít/người.ca và hệ số dùng nước không điều hòa ngày lớn nhất là Kngày = 1,2. Khi đó, lượng nước cấp sinh hoạt lớn nhất là: Qngàymax = (25 L/người.ca × 20 người) × 1,2 = 600 lít/ngày ≈ 0,6 m3/ngày.

Giai đoạn vận hành

Nhu cầu sử dụng được tính toán như sau:

  • Nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên làm việc tại dự án (18 người): 1,44 m3/ngày.
  • Nước cấp tưới ẩm mặt đường, vật liệu: 0,67 m3/ngày.

Tổng nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất tại dự án được trình bày tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 7. Thống kê nhu cầu sử dụng nước của dự án

STT

Nhu cầu sử dụng

Định mức

Tổng nhu cầu (m3/ngày)

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

1

Sinh hoạt của nhân viên

80 lít/người

1,44

1,44

2

Nước cấp tưới ẩm mặt đường, vật liệu

0,2 lít/m2

0,67

0

Tổng

2,11

1,44

(Nguồn: Đơn vị vấn tính toán, 2024)

Như vậy, theo tính toán, lượng nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của dự án làm phát sinh nước thải với tổng khối lượng là 1,44m3/ngày.đêm.

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1.Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp theo Nghị quyết số 372/2020/NĐ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 – 2025). Theo đó, dự án phù hợp với nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế là đẩy mạnh phá t triển ngành công nghiệp để thu hút, phát triển ngành công nghiệp mới; xem công nghiệp là động lực góp phần tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nông sản; Hình thành các trung tâm chế biến nông sản, thủy sản và thực phẩm.

Dự án phù hợp theo Quyết định số 29/QĐ-UBND-NĐ ngày 15 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Cao Lãnh.

Dự án phù hợp theo Quyết định số 114/QĐ-UBND-NĐ ngày 20 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cao Lãnh.

2.Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

Đối với khả năng tiếp nhận nước thải: dự án thuộc ngành nghề phát sinh lưu lượng nước thải tương đối ít với lưu lượng nước thải theo số liệu theo dõi thực tế tại dự án ước tính khoảng 1,44 m3/ngày. Lượng nước thải này sẽ được Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp xử lý bằng bể tự hoại BASTAF 04 ngăn cải tiến sau đó dẫn sang bể lọc tự thấm và không xả thải ra môi trường.

Đối với khả năng chịu tải bụi, mùi, khí thải: Quá trình hoạt động của dự án có phát sinh bụi, khí thải nhưng chủ yếu là từ các nguồn như: giao thông vận chuyển, bụi từ nguyên vật liệu. Hầu hết các nguồn thải này phát sinh nồng độ các chất ô nhiễm thấp, cục bộ. Khi phát tán vào môi trường xung quanh, nhờ môi trường thông thoáng nên khí thải, bụi, mùi nhanh chóng pha loãng vào môi trường không khí xung quanh.

Chương III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

Vị trí thực hiện dự án nằm tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Khu vực thực hiện dự án cách xa các khu bảo tồn, khu vực sinh thái nhạy cảm nên tác động khi triển khai dự án ảnh hưởng không đáng kể đến tính đa dạng sinh học của khu vực. Mặt khác, quá trình triển khai thực hiện dự án chỉ gây ảnh hưởng chủ yếu lên các loài động - thực vật không nằm trong danh mục nguy cấp, quý hiếm như: Lúa, cỏ dại, cây bụi, cá, cua, ếch, nhái,…

Theo khảo sát thực tế tại khu vực dự án thì không có động vật quý hiếm, chủ yếu là chăn nuôi các loài heo, gà… với quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, thực vật dọc bên bờ kênh thủy lợi trước dự án chủ yếu là lục bình, cây bụi bèo, loại thân dây,… Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực thực hiện dự án là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Khu vực thực hiện dự án không nằm gần các khu vực như: khu vực sinh thái nhạy cảm, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu di tích được công nhận,…

2.Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Nước thải tại dự án chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhân viên làm việc tại dự án với lưu lượng tương đối thấp. Lượng nước thải này được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại BASTAF 04 ngăn cải tiến sau đó dẫn sang bể lọc tự thấm không xả thải ra môi trường nước mặt. Do đó, báo cáo không tiến hành đánh giá nội dung này.

Chương IV

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

1.1.Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

1.1.1.Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án có lưu lượng không lớn 0,6 m3/ngày. Chủ dự án có các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng do nước thải của công nhân, cụ thể như sau:

  • Sử dụng nhà vệ sinh lưu động, loại nhà vệ sinh này không được xả nước thải ra ngoài, sau một thời gian đầy các thùng chứa sẽ thuê xe hút hầm cầu hút mang đi xử lý.
  • Chủ dự án sẽ bố trí 01 nhà vệ sinh di động: tuần suất hút nước thải xử lý khoảng 2 – 3 ngày (chủ dự án sẽ tham khảo liên hệ đơn vị thường xuyên hút chất thải tại khu vực để xử lý với tần suất tuần/lần).

Biện pháp sử dụng nhà vệ sinh di động là thuận tiện và đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.

Hình 4. 1. Minh họa nhà vệ sinh lưu động 02 buồng

1.1.2.Nước thải xây dựng

Chủ dự án bố trí 2 thùng phi 200 lít để chứa nước rửa dụng cụ tại công trường.

Công trình xây dựng vào cuối ca có tiến hành xịt rửa vệ sinh dụng cụ thi công, tuy nhiên lượng nước thaỉ này rất thấp và được tái sử dụng để trộn bê tông , vữa cho ngày tiếp theo.Khi xịt rửa máy móc thi

công chỉ xịt rửa vào các bộ phận không tra dầu nhớt để tránh phát sinh dầu nhớt thải vào nguồn nước.

1.1.3.Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn phát sinh do yếu tố tự nhiên của thời tiết tuy nhiên khi nước mưa rơi xuống khu vực dự án có khả năng kéo theo bụi, cát, đất rơi vãi,… (do quá trình quản lý, thu gom không tốt của dự án) dẫn đến nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ thống cống thoát nước mưa chung của dự án và có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Lưu lượng và nồng độ nước mưa phụ thuộc vào chế độ khí hậu của khu vực: cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, độ bẩn của không khí,... Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án đối với môi trường xung quanh được tính toán bằng phương pháp cường độ giới hạn (TCXDVN 51:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế) theo công thức sau: Q = q × φ × S (m3/ngày)

  • Trong đó:

+ q: lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng lượng mưa nhiều nhất (tháng 9 năm 2020, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020) 371,5 mm/tháng: q = 12,3 mm/ngày.

+ S: diện tích mặt bằng khu vực dự án, S = 3.363,5 m2.

+ φ: khu đất xây dựng dự án đã được tông, chọn hệ số chảy tràn = 0,9.

Như vậy, lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình ngày vào tháng có lượng mưa lớn nhất qua khu vực dự án là: Q = 12,3 × 10-3 × 0,9 × 3.363,5 = 37,23 m3/ngày.

Theo số liệu thống kê của WHO: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường chứa khoảng 0,5 ÷ 1,5 mgN/L, 0,004 ÷ 0,03 mgP/L, 10 ÷ 20 mgCOD/L và 10 ÷ 20 mg TSS/L.

Bảng 4. 1. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa

STT

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/L)

1

Tổng nitơ

0,5 – 1,5

2

Phospho

0,004 – 0,03

3

COD

10 - 20

4

TSS

10 - 20

(Nguồn: Assessment of ource of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993)

Từ kết quả trên có thể đánh giá nước mưa chảy tràn bản chất là nước sạch, chỉ bị nhiễm bẩn khi chảy tràn qua các khu vực có chất ô nhiễm. Do đó, nước mưa được tách riêng biệt thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ. Lượng nước mưa phát sinh vào ngày mưa cao nhất của năm theo tính toán tương đối lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tiêu thoát nước trong những ngày mưa, Chủ dự án sẽ có giải pháp để thu gom và dẫn nước mưa thoát ra nguồn tiếp nhận, đảm bảo khu vực khuôn viên dự án không bị ngập trong những ngày có mưa.

* Biện pháp giảm thiểu:

Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và chống ngập úng trong quá trình xây dựng là rất cần thiết nhằm bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu thoát nước tốt ngay tại khu vực thi công xây dựng và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Các biện pháp phòng chống ngập úng và khống chế ô nhiễm môi trường được áp dụng như sau:

  • Quản lý tốt nguyên VLXD, chất thải phát sinh tại công trường xây dựng, nhằm hạn chế tình trạng rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường.
  • Đào mương thoát nước bao quanh khu vực thi công trước khi tiến hành xây dựng dự án.

Nước mưa được dẫn vào hố lắng (tạm thời) trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận.

  • Bùn lắng được nạo vét thường xuyên và được Ban chỉ huy công trình thuê đơn vị có chức năng thu gom, mang đi xử lý theo quy định.
  • Trường hợp xảy ra ngập úng, chủ dự án sẽ cử cán bộ xuống hiện trường điều hành và khắc phục sự cố kịp thời bằng cách huy động máy móc và nhân lực hiện có tại hiện trường tạo dòng chảy và mở rộng dòng chảy thích hợp.

1.2.Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

1.2.1.Rác thải sinh hoạt

Bố trí thùng rác có nắp đậy kín, có dung tích 60 lít phân bố ở các khu vực nghỉ ngơi, tụ họp ăn uống của công nhân trên công trường – khu vực lán trại nghỉ ngơi của công nhân;

Lập nội quy công trường yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi.

Chất thải sinh hoạt sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý. (tùy theo thời điểm sẽ tiến hành ký kết với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý).

Cây cối phát quang trong quá trình phát quang sẽ được thu gom và bán cho người có nhu cầu làm củi đốt. Các thành phần còn lại được thu gom và vận chuyển đi xử lý cùng với rác thải sinh hoạt.

1.2.2.Chất thải xây dựng

Thép, gỗ: Thu gom về 1 vị trí và sắp xếp gọn gàng để sử dụng lại cho mục đích thi công công trình của nhà thầu;

Bê tông thừa vón cục, đất, đá, cát, gạch vụn: Thu gom tái sử dụng để san nền cho sân, đường của dự án cùng với xà bần;

Sắt, thép thừa, đinh tán từ quá trình phá dỡ công trình và trong quá trình thi công thu gom để dọc theo vách kho chứa vật tư để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Riêng đinh tán thu gom vào các thùng chứa để tránh dẫm phải gây nguy hiểm và bán cho cơ sở thu mua phế liệu;

Bao bì xi măng: thu gom gọn vào một góc trong kho chứa vật tư xi măng, bán cho đơn vị thu mua bán phế liệu.

Che chắn nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển vật liệu thiết bị.

1.2.3.Chất thải nguy hại

CTNH trong giai đoạn này có khối lượng không đáng kể nhưng chủ dự án vẫn phải bố trí khu vực lưu chứa, kho chứa tạm chất thải nguy hại trên công trường. Kho có nền đổ bê tông, vách tole che kín và có mái che không bị nước tạt vào bên trong, đồng thời tránh rò rỉ chất thải ra môi trường bên ngoài;

Bố trí thùng chứa riêng biệt bên trong kho để lưu giữ các thành phần riêng như: Giẻ lau dính dầu nhớt, dầu – nhớt thải, đầu que hàn,...

Kiểm tra, nhắc nhở công nhân thu gom chất thải nguy hại đúng nơi quy định;

Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. (tùy theo thời điểm sẽ tiến hành ký kết với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý).

1.3.Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

1.3.1.Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu và máy móc thiết bị thi công

Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang, mắt kính khi cần thiết và nón bảo hộ nhằm bảo vệ công nhân khỏi các tác động tiêu cực của bụi đến da, mắt và đường hô hấp, vật dụng rơi trúng đầu;

Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;

Nhà thầu quản lý dự án bố trí thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng thích hợp, tránh hoạt động vào giờ cao điểm (hoạt động trong khoảng từ 6 giờ đến 18 giờ);

Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công;

Vận chuyển vật tư đặc biệt là cát với lượng đủ dùng trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục vận chuyển thêm, không vận chuyển một lần nhiều vật tư vừa chiếm nhiều diện tích chứa, vừa làm gia tăng độ cao đụn vật tư và vừa làm gia tăng tần suất vận chuyển trong ngày kéo theo đó là gia tăng việc phát sinh bụi từ quá trình vận chuyển đến dân cư dọc đường;

Tưới ẩm bề mặt đụn cát vào những ngày nắng gắt, nhiều gió để hạn chế phát tán bụi vào môi trường xung quanh với tần suất phun 2 giờ/lần;

Tuân thủ vận tốc trên các tuyến đường vận chuyển để giảm lượng bụi bốc lên do ma sát với mặt đường;

Hạn chế nâng đổ vật tư khi trời đang gió mạnh và chọn góc để bốc dỡ sao cho khi nâng thùng xe, thùng xe có thể ngăn cản hướng thổi của gió nhằm hạn chế phát tán bụi do gió, đồng thời để tránh cộng hưởng bụi với nồng độ cao do bốc dỡ và do phát sinh từ bề mặt đụn vật tư;

Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các phương tiện không chở quá 90% thể tích của phương tiện và phải được phủ kín bằng bạt, tránh tình trạng phát sinh bụi ảnh hưởng đến hộ dân sinh sống hai bên đường giao thông và người tham gia giao thông;

Sử dụng máy chà nhám tường có hỗ trợ hút bụi trong quá trình hoàn thiện công trình;

Sử dụng lưới che chắn để hạn chế bụi phát sinh và các vật tư thi công rơi rớt gây mất an toàn và ảnh hưởng đến công nhân thi công làm việc phía dưới thấp;

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân tại công trường (khẩu trang, nón,…);

Khuyến khích lựa chọn các phương tiện,thiết bị ít tiêu hao nhiên liệu để đảm bảo vấn đề môi trường như: khí thải, tiếng ồn;

Hạn chế việc các máy móc cùng làm việc đồng thời (trừ những trường hợp thật sự cần thiết);

Chương trình kiểm tra và giám sát về sức khỏe định kỳ;

Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y Tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động;

Tiến hành thi công xây dựng theo đúng tiến độ, đảm bảo các hoạt động thi công diễn ra theo kế hoạch đề ra (trừ trường hợp bất khả kháng), không kéo dài thời gian thi công quá dài gây ô nhiễm lâu dài đến các đối tượng và môi trường xung quanh.

1.3.2.Giảm thiểu khó hàn do hàn, cắt kim loại

Đối với hoạt động cơ khí, khuyến khích thực hiện ngoài trời đối với những chi tiết hàn, cắt không cố định vị trí thiết bị để đảm bảo không gian thoáng;

Đối với môi trường hàn cắt bên trong trang trại, phải đảm bảo các lối ra vào được thông thoáng, không để thiết bị, máy móc che chắn hoặc đóng kín cửa;

Yêu cầu công nhân trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: mắt kính, mặt nạ bảo hộ, khẩu trang, giày bảo hộ,…khi thực hiện hàn, cắt;

Cho phép công nhân nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau mỗi mối hàn hoàn thành.

1.4.Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Để đảm bảo sức khỏe của công nhân thi công và giảm thiểu đến mức thấp nhất tiếng ồn cho các đối tượng xung quanh, chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu xây dựng thực hiện các giải pháp:

  • Bố trí lịch làm việc của các phương tiện so-le nhau về thời gian hoặc không gian làm việc nhằm hạn chế tác động cộng hưởng của tiếng ồn;
  • Không vận hành liên tục máy móc trong thời gian kéo dài trên 4 giờ, do các thiết bị sử dụng thi công có cường độ ồn cao;
  • Tránh hoạt động máy móc vào các khoảng thời gian như nghỉ trưa, ban đêm để tránh gây phiền nhiễu đến các đối tượng xung quanh;
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc để hạn chế phát sinh độ ồn, rung do long ốc hoặc khô bạc đạn,…;
  • Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân vận hành máy móc, thiết bị có cường độ ồn lớn;
  • Các thiết bị, máy móc sử dụng thi công được đăng kiểm định ký và bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động tốt, độ ồn, rung thấp.

1.5.Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác

1.5.1.Giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn

Tăng cường vệ sinh công trường, che phủ bãi vật liệu tránh không cho rò rỉ theo nước mưa xuống các tầng nước dưới. Hạn chế thi công những ngày mưa.

Tổ chức thi công theo hình thức cuốn chiếu từng vị trí công trình và trả lại mặt bằng ngay khi thi công hoàn thành nhằm hạn chế nước mặt chảy tràn cuốn theo đất cát, chất thải trên bề mặt xây dựng làm ô nhiễm đất.

Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông, không để phế thải hay cát xây dựng xâm nhập vào cống thoát nước gây tắt nghẽn.

Không để rơi vãi nhiên liệu, dầu nhớt, phụ gia xây dựng,... ra môi trường xung quanh để tránh làm ô nhiễm nước mưa chảy tràn.

Dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng mặt bằng thi công đảm bảo thoát nước mặt, tránh gây ứ đọng nước.

1.5.2.Giảm ô nhiễm nước thải xây dựng

Nước thải từ quá trình đào móng cũng chiếm một lượng đáng kể phát sinh do nước ngầm vào hố móng, hoặc từ nước mưa chảy tràn vào hố móng. Để đảm bảo cho việc thi công móng, nước từ quá trình đào móng sẽ được bơm ra và thu gom xử lý như các loại nước thải từ quá trình thi công.

Nước thải do quá trình thi công, xây dựng bao gồm nước rửa xe, nước tràn do trộn bê tông, đổ sàn, nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công… Nước thải này chủ yếu bị lẫn cát, đá mịn. Nước thải được thu gom vào các hố lắng tạm. Bụi, cát, đá… có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy hố. Phần nước trong sẽ được tái sử dụng cho việc trộn bê tông, rửa xe… hoặc sẽ thải bỏ theo các rãnh nước xả vào hệ thống thoát nước.

1.5.3.Giảm tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội

Vấn đề mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội là một vấn đề khó, do thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ dự án cũng như nhà thầu vì nó diễn ra ngoài giờ làm việc hoặc ngoài khuôn viên của dự án. Vì thế, đòi hỏi trước hết từ sự ý thức của chính người lao động. Trong khả năng có thể, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

  • Hỗ trợ đơn vị thi công trong việc đăng ký tạm trú cho một số công nhân ngoài địa phương trong thời gian thi công dự án ở tại lán trại;
  • Yêu cầu nhà thầu thi công quán triệt đến công nhân về việc vui chơi giải trí lành mạnh trong khuôn khổ cho phép của pháp luật;
  • Đề ra nội quy trên công trường không cho phép công nhân có mùi bia rượu vào làm việc gây mất an toàn;
  • Tăng cường sử dụng nhân lực tại địa phương để giảm bớt việc xây dựng nhiều lán trại và tập trung lao động ngoài địa phương đông gây bất đồng về văn hóa, lối sống dẫn đến mất an ninh trật tự, xã hội;
  • Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh cho công nhân xây dựng như ưu tiên xây dựng nhà vệ sinh công cộng cũng như thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt để công nhân sử dụng và thu gom theo quy định;
  • Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân;
  • Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để dễ dàng kiểm soát tình hình an ninh trật tự - xã hội khu vực trong suốt quá trình thi công xây dựng.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com