Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng góp phần cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày đăng: 06-12-2024
37 lượt xem
MỤC LỤC ......................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................5
DANH MỤC BẢNG...................................................6
DANH MỤC HÌNH...................................................................10
MỞ ĐẦU ..................................................................................11
1. Xuất xứ dự án........................................................................11
1.1. Tóm tắt về xuất xứ của Dự án............................................11
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường......15
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi
trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM ............................................15
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM .........................................23
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ...................................36
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án ...............................42
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................44
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án, nguồn cấp điện, cấp nước và
1.5.1. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công
1.5.2. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu phục vụ thi công xây dựng dự án.....................100
1.5.3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng..................................102
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................105
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án...127
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng..................137
3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng...177
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.2.2. Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ........................220
3.3.1. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường....220
3.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường............221
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..........223
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.......228
4.2.3. Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn hoạt động..........................................235
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THAM VẤN......................................................................236
5.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã Măng Cành..............................................237
5.2.2. Ý kiến của đại diện dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án..........................238
5.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ......................................240
1. Kết luận.........................................................................240
2. Kiến nghị....................................................................240
3. Cam kết.............................................................................241
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO..................................244
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ của Dự án
Tỉnh Kon Tum hiện có 853 loài thực vật có khả năng sử dụng làm thuốc, trong đó có các loại cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao như: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (Sâm dây), Đương quy, Ngũ vị tử, Đinh lăng, Nhân sâm, Lan kim tuyến… Chính vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/03/2018 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó đã xác định, phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của khu vực và cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trên địa bàn toàn tỉnh đã có khoảng 2.416,5 ha dược liệu. Tiêu biểu nhất là diện tích sâm Ngọc Linh đã trồng được khoảng hơn 1.000 ha; Đảng Sâm (Sâm dây) 628,9 ha; Đương quy 57,5 ha; Nghệ vàng 168,1 ha; Sa nhân 117,8 ha...
Huyện Kon Plông, là một trong những địa phương có diện tích cây dược liệu lớn của tỉnh Kon Tum, bước đầu việc đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Kon Plông mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã trồng mới được hơn 70 ha cây dược liệu các loại, phổ biến như: Đảng sâm, Đương quy, Nghệ đỏ, Đinh lăng, Ba kích tím, Hà thủ ô, Sa nhân... Trên địa bàn huyện Kon Plông hiện có khoảng 64 tổ chức, cá nhân đang đầu tư, triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các xã Măng Cành, Măng Bút và Đăk Long; trong đó có 18 dự án liên quan đến công tác trồng, phát triển các loại cây dược liệu với tổng số gần 80 ha.
Từ những yếu tố phân tích trên, để phát triển góp phần phát triển mô hình trồng cây dược liệu trong thời kỳ hội nhập, Công ty TNHH một thành viên ... Kon Tum đã tiến hành nghiên cứu, triển khai dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” được UBND tỉnh Kon Tum quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 10/12/2021. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ hình thành vùng trồng cây dược liệu nhằm khai thác hiệu quả kinh tế từ rừng kết hợp quản lý, bảo vệ rừng; chế biến dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn ngân sách cho địa phương, tham gia giải quyết việc làm cho số lao động ở địa phương có thu nhập ổn định và được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” tại Tiểu khu 482 - xã Măng Cành, huyện Kon PLông, tỉnh Kon Tum của Công ty TNHH Một thành viên ....Kon Tum thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (chi tiết Tiểu mục 6, 7 mục III Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Công ty TNHH Một thành viên .... Kon Tum đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” tại Khoảnh 1, 2, 3 Tiểu khu 482 - xã Măng Cành, huyện Kon PLông, tỉnh Kon Tum để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định tại Khoản 1, Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung báo cáo ĐTM của dự án như sau:
- Mô tả cụ thể các thông tin chung về dự án; hiện trạng khu vực thực hiện dự án; nêu rõ các hạng mục công trình đầu tư xây dựng khu chế biến, trồng cây dược liệu của dự án, nguồn cung cấp, nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu, hóa chất; công nghệ sản xuất vận hành của dự án.
- Mô tả vị trí dự án và mối tương quan với các đối tượng tự nhiên trong khu vực; xác định tổng thể các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên -xã hội trong khu vực khi dự án đi vào hoạt động;
- Mô tả các nguồn chất thải, các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải khi thực hiện dự án để đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động của dự án.
- Cam kết thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này còn là tài liệu cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý tốt các vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của dự án, đồng thời cũng giúp cho chủ đầu tư có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe công nhân khi thi công, vận hành công trình và môi trường khu vực.
* Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương
Dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” tại Tiểu khu 482, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin dự án
1.1.1. Tên dự án
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
1.1.2. Chủ dự án
- Chủ dự án: Công ty TNHH Một thành viên .... Kon Tum - Người đại diện: ... - Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại:..........
- Địa chỉ trụ sở chính: Đường Bà Triệu, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Địa chỉ thực hiện dự án: Tiểu khu 482, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
1.1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.1.3.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án
Dự án Trồng cây dược liệu dưới tán rừng được triển khai xây dựng tại Tiểu khu 482, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 144,3 ha trong đó đất trồng dược liệu 141,7 ha và các công trình phục vụ cho chế biến với diện tích 2,6 ha.
Bảng 1. 1. Thống kê tọa độ ranh giới dự án
Hình 1. 1. Ranh giới khu đất thực hiện dự án
1.1.3.2. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy hoạch phát triển liên quan
Sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất
Dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” được thực hiện tại Khoảnh 1, 2, 3, Tiểu khu 582, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực bảo đảm phù hợp cho việc đầu tư xây dựng dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” phục vụ nhu cầu của người dân.
Sự phù hợp của dự án với phát triển kinh tế - xã hội
- Dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” được đầu tư xây dựng sẽ góp phần phát triển ngành nông lâm nghiệp của huyện Kon Plông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
- Dự án “Trồng cây dược liệu liệu dưới tán rừng” được đầu tư xây dựng sẽ phát huy hiệu quả tích cực, không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, phát triển đất nước.
- Dự án đi vào hoạt động sẽ mở ra hướng phát triển cho ngành nông nghiệp tại địa phương, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao, hiện đại, đồng bộ và khép kín nhằm nâng cao năng suất, giá thành sản phẩm, phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng.
- Đóng góp của dự án đối với ngân sách, địa phương, người lao động: hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách nhà nước từ tiền thuê đất, phí môi trường, thuế giá trị gia tăng… Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
- Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này: Các tác động tiêu cực về môi trường không đáng kể nhưng sẽ được đánh giá và đề xuất phương án khắc phục tại phần đánh giá tác động môi trường.
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng sử dụng đất
Dự án Trồng cây dược liệu dưới tán rừng được thực hiện tại Tiểu khu 482, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với diện tích khu đất thực hiện dự án là 144,3 ha. Hiện trạng khu đất thực hiện dự án là Đất có rừng tự nhiên, thường xanh trung bình (141,7 ha) và Đất lâm nghiệp không có rừng (2,6 ha).
Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của dự án như sau:
Bảng 1. 2. Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án
Một số hình ảnh tại khu đất thực hiện dự án:
Hình 1. 2. Một số hình ảnh tại khu đất thực hiện dự án
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực thực hiện dự án
- Về công trình kiến trúc: Khu vực thực hiện dự án hiện tại là đất rừng tự nhiên và đất rừng sản xuất, trong khu vực dự án không có công trình hiện hữu.
- Cao độ nền:
Hiện trạng nền chủ yếu là đồi núi có các cost độ cao dao động từ +7m đến +10m so với mặt đường tỉnh lộ.
- Giao thông:
+ Giao thông đối nội: Khu vực quy hoạch hiện trạng là đất rừng tự nhiên nên giao thông chưa có.
+ Giao thông đối ngoại: giáp đường nhựa Bá Bính,từ dự án đến đường tỉnh lộ 676 khoảng 5km. Khoảng cách từ đường tỉnh lộ đến quốc lộ 14c là 10 km. Đường tỉnh lộ: 32 m (4 làn xe). Đường cấp phối: 22 m (2 làn xe).
- Cấp nước: Hiện tại khu vực quy hoạch là đất rừng, chưa có dân cư sinh sống nên chưa có hệ thống cấp nước sạch. Các hộ dân trên địa bàn sử dụng nước suối để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Cấp điện:Hiện tại, khu vực chưa có hoạt động xây dựng nên chưa được đấu nối với lưới điện khu vực.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại khu vực thực hiện dự án chưa có hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc. Trên địa bàn xã Măng Cành đã có hệ thống phủ sóng di động của mạng Vinaphone, Mobile, Viettel...
- Thoát nước:
+ Thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên ra các kênh mương hiện hữu.
+ Thoát nước thải và chất thải rắn: Hiện nay trong khu vực nghiên cứu không có nguồn chất thải công nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm khác, đồng thời cũng chưa có hệ thống cống tiêu thoả mãn yêu cầu thoát nước và vệ sinh môi trường.
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp không có rừng (người dân canh tác mì, bời lời…). Xung quanh dự án không có bệnh viện, khu công nghiệp, công trình tâm linh, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên.
Dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” do Công ty TNHH MTV .... Kon Tum làm chủ đầu tư có ranh giới cách tua bin F16 Nhà máy điện gió Kon Plông với khoảng cách trên 300m đảm bảo theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.
Dự án Nhà máy Điện gió Kon Plông tại thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum do Công ty TNHH năng lượng gió LRVN làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 21/10/2021.
Khu đất thực hiện dự án là đất rừng tự nhiên và một phần đất lâm nghiệp, không có nhà ở và các công trình trên đất, vì vậy, không phải thực hiện phương án tái định cư khi thực hiện dự án.
Dự án không có yếu tố nhạy cảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của Dự án
* Mục tiêu dự án: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng.
-Mục tiêu chung:
+ Phát triển dự án “Trồng cây dược liệu dưới tán rừng” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
+ Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Kon Tum.
+ Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Kon Tum.
+ Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phát triển mô hình nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại, trồng cây dược liệu dưới tán rừng góp phần cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược chế biến khắp khu vực tỉnh Kon Tum và khu vực lân cận.
+ Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
+ Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Kon Tum nói chung.
* Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới
* Quy mô, công suất:
- Quy mô xây dựng: Trên tổng diện tích khoảng 2,6ha, công ty tiến hành đầu tư các hạng mục cụ thể như sau:
+ Nhà điều hành: 1.000 m2
+ Nhà đóng gói sản phẩm: 2.000 m2
+ Nhà sơ chế lạnh: 1.700 m2
+ Nhà sơ chế sàng tuyển sản phẩm: 800 m2
+ Nhà thu dùng sản phẩm: 2.000 m2
+ Căng tin công ty: 1.000 m2
+ Đường giao thông: 444 m2
+ Các hệ thống hạ tầng khác: Khu A (8.856 m2), Khu B (4.200 m2), Khu C (4.000 m2).
- Quy mô sản phẩm:
Sản lượng từ Đương quy: 107,88 tấn/năm
Sản lượng từ Sâm dây: 107,88 tấn/năm
* Công nghệ sản xuất: Công ty sử dụng phương pháp thủ công.
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.2.1. Các hạng mục công trình của dự án
Trên diện tích khoảng 2,6ha, công ty đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh gồm: Nhà điều hành; Nhà đóng gói sản phẩm, Nhà sơ chế lạnh, Nhà sơ chế sàng tuyển sản phẩm, Nhà thu dùng sản phẩm, Căng tin, Đường giao thông và các hệ thống hạ tầng khác.
Bảng 1. 3. Các hạng mục công trình của dự án
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Gửi bình luận của bạn