Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường nông trường trà

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường nông trường trà. Sản phẩm của cơ sở là trà tươi sau khi thu hoạch với công suất trung bình hiện tại khoảng 420 tấn/năm.

Ngày đăng: 05-12-2024

48 lượt xem

MỤC LỤC........................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................... 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ................................................... 4

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................... 5

1.   Tên chủ cơ sở: CÔNG TY TNHH ................................................. 5

2.   Tên cơ sở: NÔNG TRƯỜNG TRÀ T......................... 5

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.................................... 5

3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở..................................................................... 5

3.2.   Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................. 5

3.3.   Sản phẩm của cơ sở....................................................................................... 8

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu),

điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở........ 8

4.1.   Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu tại cơ sở.............................................. 8

4.2.   Nhu cầu sử dụng điện, nước tại cơ sở................................................................. 8

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở............................................................... 9

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 13

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 13

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có).............. 14

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 15

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):...... 15

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa..................................................................................... 15

1.2.   Thu gom, thoát nước thải...................................................................................... 16

1.3.   Xử lý nước thải....................................................................................................... 16

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................................... 17

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường......................... 18

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..................................... 19

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung........................................ 20

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.............................................. 20

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác................................................... 22

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường....... 22

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)... 22

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.......... 22

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 23

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................... 24

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.................................. 24

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải............................. 24

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):........ 24

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 29

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................... 29

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật     29

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................................... 29

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải..................................................... 29

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.... 29

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........................................ 29

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....... 30

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..................................... 31

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở: CÔNG TY TNHH ..........

Địa chỉ văn phòng: Kim Đồng, phường 2, Tp.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Người đại diện: ........Chức vụ: Tổng Giám Đốc

Điện  thoại: ......;  Fax:.......;  E-mail:.......

Giấy chứng nhận đầu tư số ...... được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 26/5/2010

2.Tên cơ sở: NÔNG TRƯỜNG TRÀ 

Địa điểm cơ sở: ......., xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

Quy mô của cơ sở: Tổng diện tích hoạt động của dự án là 65ha. Căn cứ theo Thứ tự 5 Phụ lục IV- danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì dự án thuộc Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50ha đến dưới 100ha.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Cơ sở được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001. Đến nay, qua nhiều lần mở rộng diện tích và quy mô hoạt động, tổng diện tích vườn trà là 64 ha, công suất thu hoạch trà tươi hiện tại khoảng 420 tấn/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Công ty đã sử dụng nông trường 64 ha chuyên trồng các giống trà Oolong cao cấp như: kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Qúy, Thúy Ngọc,…để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đối tác. Quy trình canh tác cây trà được trình bày cụ thể như sau:

Nông trường trà của Công ty được chăm sóc theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Công ty tiến hành chăm sóc và thu hoạch trên cơ sở phân loại đồng trà gồm 2 dạng: trà XDCB và trà kinh doanh. Tuy nhiên, hai loại trà trên có quy trình trồng và chăm sóc tương tự nhau nên quy trình canh tác chung của Công ty được trình bày như sau:

Hình 1.1. Quy trình trồng cây trà của cơ sở

Chuẩn bị đất: Công nhân tiến hành chuẩn bị đất, thiết kế hàng trà trước khi trồng mới. Sau đó bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho cây phát triển. Tuy nhiên, công đoạn này được tiến hành khi trồng mới, hiện tại nông trường đã ổn định về diện tích nên công đoạn này tiến hành ít hơn.

Quá trình phát sinh bụi, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường (bao bì, túi nilon).

Trồng mới: Sau công tác chuẩn bị về đất trồng và cây giống, công nhân tiến hành trồng mới theo đúng kĩ thuật trồng và khoảng cách về luống, hàng nhằm thuận tiện cho công tác chăm sóc cây trà sau này.

Công đoạn này phát sinh chất thải rắn thông thường (túi nilon).

Chăm sóc: Quá trình chăm sóc cây trà, công nhân thực hiện các công việc như sau:

Làm cỏ, xới đất: Đây là quy trình không thể thiếu, có tác dụng làm cho vườn trà sạch cỏ, đất tơi xốp, giảm thiểu nơi trú ẩn của các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại trà, giúp vườn trà phát triển tốt.

Tưới nước: Công ty sử dụng hệ thống Béc tưới tự động cánh đập phi 21 và 34 bố trí dọc theo các hàng trà. Hệ thống tưới cung cấp lượng nước vừa đủ đã hạn chế được hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, đồng thời cũng đảm bảo độ ẩm của đất để cây trà phát triển và cho năng suất cao. Tần suất tưới nước của nông trường căn cứ theo thời tiết của khu vực, thời gian tưới từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời gian tưới trung bình là 3 giờ/lần tưới và tần suất tưới từ 6 -7 lần/tháng.

Tạo tán: Vì đặc thù của cây trà nên công tác tạo tán rất quan trọng. Tùy theo từng vườn trà, mật độ, thời gian, công nhân có cách tạo tán phù hợp. Quy trình sẽ loại bỏ những cành già, quá cỗi để cây trà tập trung dinh dưỡng tạo mặt tán mới và làm cho cây trà khoẻ hơn.

Đối với trà XDCB không thực hiện riêng kĩ thuật tạo tán cho cây trà do công nhân đã lồng ghép kĩ thuật tạo tán cho cây trong quá trình hái.

Trồng dặm: Cây trà sau khi trồng và thu hái thời gian 10 – 15 năm sẽ có một số cây còi cọc, già cỗi. Vì vậy, công nhân sẽ tiến hành nhổ và trồng loại trà mới để nâng cao năng suất và chất lượng trà tốt hơn.

Xử lý sâu, bệnh: Để có được cây trà xanh sạch, không bị nhiễm hoá chất và dư lượng lượng thuốc trừ sâu trong quá trình chăm sóc thì đây là công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất trà búp tươi. Tùy thuộc vào loại trà thì công nhân sẽ phun thuốc với hình thức và tần suất như sau:

+ Trà XDCB: Công nhân sử dụng bình mang trên vai phun thuốc cho cây với tần suất 15 ngày/lần.

+ Trà kinh doanh: Sử dụng máy cao áp để phun thuốc với tần suất 3 lần/lứa thu hoạch (sau thu hoạch: 2 lần/22 ngày và trước thu hoạch 1 lần/15ngày).

Bón phân: Để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây, cân bằng các yếu tố dinh dưỡng (N-P-K) trong cây, làm tăng năng suất và chất lượng trà nguyên liệu. Công ty hiện sử dụng các loại phân vô cơ như NPK, URE, DAP …và phân vi sinh tổng hợp. Ngoài ra, để tăng năng suất và chất lượng cho cây trà, công ty tiến hành phun phân bón lá cho trà kinh doanh.

Căn cứ theo loại trà và loại phân sẽ có hình thức bón và tần suất cho phù hợp. Công đoạn chăm sóc cây trà phát sinh chất thải rắn (sinh khối thải bỏ: cỏ, cây trà…), chất thải nguy hại (vỏ bao bì, chai đựng thuốc BVTV), tiếng ồn, bụi, khí thải.

Thu hái, vận chuyển: Sau 46 ngày chăm sóc, công nhân chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thu hái trà nguyên liệu và quá trình thu hái phải đảm bảo các kĩ thuật đạt tiêu chuẩn cung cấp cho nhà máy đối tác.

Công đoạn này phát sinh tiếng ồn, bụi…

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là trà tươi sau khi thu hoạch với công suất trung bình hiện tại khoảng 420 tấn/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu tại cơ sở

Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của nông trường được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Nguyên, nhiên liệu sử dụng tại cơ sở

STT

Tên nguyên, nhiên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

Mục đích sử dụng

I

Phân bón

1

Ure

tấn/năm

114

 

 

Cung cấp dinh dưỡng cho cây trà

2

Kali

tấn/năm

114

3

Lân

tấn/năm

416

4

NPK

tấn/năm

90

5

Hữu cơ

tấn/năm

1.120

II

Thuốc bảo vệ thực vật

1

Dinotefuran

Lít/năm

192

 

 

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây trà

2

Oxymatrine

Lít/năm

70

3

Abamectin

Lít/năm

56

4

Emamectin

Lít/năm

112

5

Propyned

Lít/năm

392

III

Nhiên liệu

 

1

Dầu DO

lít/năm

5.000

Chạy mắt cắt, máy bơm nước

4.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước tại cơ sở

a.Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động canh tác tại nông trường

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và tưới tiêu tại nông trường được lấy từ 02 hồ nước tự nhiên và nguồn nước dưới đất tại cơ sở. Hai hồ nằm ở vị trí trung tâm của nông trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu cho cây trà.

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước của Nông trường

TT

Hoạt động

Định mức

(lít/người.ngày)

Số lượng

(người/ngày)

Nhu cầu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Công      nhân     sinh

 

 

 

50(2)

05

0,25

(m3/ngày)

hoạt thường xuyên

tại      nông      trường

 

 

 

 

 

 

(50% định mức)

 

1

Sinh của nhân

hoạt công

 

 

 

10(3)

 

 

13

 

 

0,13

Công nhân không sinh hoạt thường xuyên   tại   nông

trường  (10%  định

 

 

 

 

 

 

mức)

 

 

 

 

100(1)

02

0,20

Công nhâ lưu trú

 

 

 

(m3/ngày)

 

 

 

2

 

 

 

Tưới tiêu

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

18.000(4)

m3/tháng

Thời gian tưới trung bình là 4 tháng với tần suất 3 – 4 ngày

tưới 1 lần (3 giờ/lần tưới). Trung bình tưới từ 6 - 7 lần/tháng.

3

Pha hóa chất

-

-

26(4)

m3/tháng

-

Ghi chú:

(1) Định mức cấp nước của 1 người là 100 lít/người.ngày.đêm (theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây dựng.

(2): Định mức cấp nước cho công nhân không lưu trú chiếm khoảng 50% so với công nhân lưu trú.

(3): Định mức cấp nước cho công nhân không sinh hoạt thường xuyên tại nông trường khoảng 10% so với công nhân lưu trú.

(4): Nhân viên kĩ thuật tại nông trường ước tính.

b.Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện sử dụng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại nông trường và nhà máy được cung cấp bởi Công ty điện lực tỉnh Lâm Đồng – chi nhánh Điện lực Bảo Lâm. Lượng điện năng tiêu thụ trung bình tháng khoảng 3.000kWh/tháng.

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

a.Vị trí địa lý của cơ sở

Nông trường trà nằm trên địa bàn, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Tứ cận tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc: Giáp đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương;
  • Phía Nam: Giáp đường liên thôn và đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương;
  • Phía Đông: Giáp đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương;
  • Phía Tây : Giáp đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.

Hình 1.2. Vị trí của cơ sở trên bản đồ vệ tinh (Google Earth, 2022)

Qua khảo sát hiện trạng thực tế cho thấy cơ sở nằm trong khu vực có mật độ dân số thấp, chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp (trà, cà phê…). Vị trí của cơ sở trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau:

Hệ thống sông, suối, ao hồ xung quanh khuôn viên cơ sở

Trong bán kính 1km xung quanh cơ sở không có các sông, suối lớn, chủ yếu là các ao, hồ nhằm phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.

Hệ thống giao thông

Cơ sở tiếp giáp với đường đất liên thôn rộng rãi, được đầm nén bằng phằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu cho quá trình hoạt động của Cơ sở.

Khu dân cư

Xung quanh khu vực cơ sở có mật độ dân số thấp và hoạt động phát triển kinh tế chính của người dân địa phương là canh tác nông nghiệp như trồng cây cà phê, cây trà, cây ăn quả,...

Hệ thống nông nghiệp

Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và đất đỏ bazan đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp tại khu vực như: trồng trà, cà phê. Ngoài ra, người dân địa phương còn canh tác cây ăn quả các loại (mít, xoài…).

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Xung quanh cơ sở còn có một số nhà máy sản xuất, chế biến trà như: Nhà máy trà Hằng Sơn Điền, Nhà máy trà Uyển Du, Nhà máy trà Phú Sơn…

b.Danh mục máy móc, thiết bị

Danh sách máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động tại Nông trường được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 1.3. Danh sách máy móc, thiết bị sử dụng tại cơ sở

STT

Danh mục máy móc, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng sử dụng (%)

1

Máy cắt trà

Cái

4

Việt Nam

80

2

Máy xới

Cái

2

Việt Nam

100

3

Máy phun thuốc

Cái

3

Việt Nam

70

4

Máy bơm nước

Cái

7

Việt Nam

50

5

Xe tải 1,4 tấn

Cái

1

Nhật Bản

60

6

Xe tải 3,5 tấn

Cái

1

Nhật Bản

50

7

Hệ    thống    tưới    tự động

Hệ thống

6

Việt Nam

70

8

Thùng rác 120lít

Cái

6

Việt Nam

80

9

Bóng     đèn     huỳnh quang

Cái

10

Việt Nam

80

(Nguồn: Công ty TNHH ...., tháng 9/2022)

c.Nhu cầu sử lao động

Tổng số lượng công nhân viên làm việc tại cơ sở là 20 người và có cơ cấu được thể hiện cụ thể trong bảng sau.

Bảng 1.4. Cơ cấu nhân lực của cơ sở

STT

Cơ cấu/ nhiệm vụ

Số lượng (người)

1

Hành chính, kế toán, Quản lý

05

2

Công nhân

13

3

Bảo vệ

02

Tổng cộng

20

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com