Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của Cơ sở Nhà ở kết hợp thương mại

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của Cơ sở Nhà ở kết hợp thương mại. Cung cấp dịch món ăn cho du khách khi đến tham quan.Tạo động lực phát triển kinh tế của địa phương

Ngày đăng: 10-06-2024

140 lượt xem

MỤ​C LỤC

MỤC LỤC   1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 3

1. Tên Chủ Cơ sở đầu tư: 5

2. Tên Cơ sở. 5

3. Công suất, mục tiêu, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở đầu tư: 5

3.1. Công suất và mục tiêu của Cơ sở đầu tư. 5

3.1.1. Mục tiêu và quy mô của Cơ sở: 5

3.2. Quy trình thi công, đánh giá việc lựa chọn quy trình thi công của Cơ sở. 6

3.2.1. Quy trình thi công Cơ sở. 6

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn quy trình thi công của Cơ sở: 10

3.3. Sản phẩm của Cơ sở đầu tư. 10

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở đầu tư. 10

4.1.Trong đoạn triển khai xây dựng. 10

4.1.1. Nguyên vật liệu phục vụ Cơ sở: 10

4.1.2. Nhu cầu cung cấp điện. 10

4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng. 10

4.2. Trong giai đoạn hoạt động. 11

5. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở. 12

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 13

1. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường

quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 13

2. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 13

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN CƠ SỞ…. 15

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 15

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của Cơ sở: 16

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện của Cơ sở. 18

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ   20

1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng. 20

1.1. Biện pháp giảm thiểu đối với nước thải: 20

1.2. Công trình, biện pháp lưu trữ chất thải 20

1.3. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 22

1.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 23

1.5. Biện pháp giảm thiểu khác. 24

2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động. 25

2.1. Biện pháp giảm thiểu môi trường nước thải 25

2.2. Biện pháp giảm thiểu môi trường không khí 30

2.3. Biện pháp giảm thiểu thải rắn. 30

2.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn. 31

2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình

vận hành thử nghiệm và khi Cơ sở đi vào vận hành: 31

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 35

3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Cơ sở. 35

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. 36

3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường. 36

3.4. Dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 36

3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 41

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo. 41

CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 44

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 44

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): 45

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): 45

CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ……………... 46

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Cơ sở đầu tư: 46

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 46

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 46

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật. 47

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 47

2.1.1. Quan trắc trong giai đoạn xây dựng. 47

2.1.2. Quan trắc trong giai đoạn hoạt động. 47

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. 47

CHƯƠNG VII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 49

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

I. Sự cần thiết đầu tư Cơ sở

Trong những năm qua, khu vực đô thị ngày càng thể hiện vai trò động lực, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn tới, để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, là nước phát triển, thu nhập cao, đòi hỏi phải phát triển các đô thị nhanh và hiệu quả hơn nữa để là động lực, hỗ trợ tích cực cho phát triển vùng và các địa phương, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thành phố Phan Thiết được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 890/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2009. Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố Phan Thiết được định hướng là Đô thị loại I trong giai đoạn đến năm 2025, đóng vai trò là trung tâm du lịch và dịch vụ cấp quốc gia và quốc tế; là một trong các đô thị trung tâm của tỉnh Bình Thuận về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Nói tiếp đà phát triển của thành phố Phan Thiết và căn cứ sự phù hợp với quy hoạch  kế hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn năm 2022, Hộ kinh doanh Chào Hotel đang thực hiện thủ tục đầu tư cơ sở nhà ở kết hợp thương mại (Nhà hàng) tại số thửa 18, 19, tờ bàn đồ số 9, đường Hùng Vương, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Theo đó, có quy mô diện tích đất 943m2;  sau khi trừ lộ giới các tuyến đường Hùng Vương, Đào Tấn thì tổng diện tích sàn 1.252m2 , (trong đó diện tích xây dựng tầng triệt 712m2, diện tích sàn lầu 01 là 270 m2, diện tích sàn lầu 2 là 270 m2); quy mô nhà hàng có sức chứa 150 ghế ngồi; tổng mức đầu tư 10 tỷ (thuộc nhóm C theo quy định Luật đầu tư công)

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

Với quy mô như trên, Cơ sở nằm ở mục số thứ tự 2, danh mục các Cơ sở đầu tư nhóm III, phụ lục V của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022của Chính phủ. Căn cứ khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Cơ sở thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường. Ngoài ra, Cơ sở không thuộc quy định tại khoản 3, điều 41, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nên Cơ sở thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết.

  1. Thời điểm cấp giấy phép môi trường

Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 42 của Luật BVMT năm 2020 có nêu thời điểm cấp giấy phép môi đối với các “ Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng”

1. Tên Chủ Cơ sở đầu tư:

- Chủ Cơ sở: Hộ Kinh doanh ..........

- Địa chỉ trụ sở: ........., phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Người đại diện: ............

- Chức vụ:  Chủ hộ kinh doanh

- Điện thoại:...........   Fax: ...............

2. Tên Cơ sở

“Nhà ở kết hợp thương mại (Nhà hàng)”

- Địa điểm thực hiện Cơ sở đầu tư: ............., đường Hùng Vương, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Cơ sở đầu tư (nếu có):

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Phòng Quản lý Đô thị - UBND thành phố Phan Thiết.

+ Cơ quan cấp giấy phép môi trường Cơ sở: UBND thành phố Phan Thiết

- Quy mô của Cơ sở đầu tư: 10 tỷ đồng. Theo phân loại tiêu chí quy định của pháp luật về Đầu tư Công thì Cơ sở thuộc nhóm C.

- Tiến độ thực hiện Cơ sở:

+ Giai đoạn từ quý III/2022- đến đầu quý IV/2022: hoàn tất các thủ tục pháp lý như: môi trường,  xây dựng, PCCC...

+ Giai đoạn từ đầu quý IV/2022 đến cuối quý IV/2022: tiến hành thi công xây dựng các công trình của Cơ sở

+ Từ đầu quý I/2023 trở đi: đưa Cơ sở đi vào hoạt động

Hình ảnh minh họa cho dự án

3. Công suất, mục tiêu, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở đầu tư:

3.1. Công suất và mục tiêu của Cơ sở đầu tư

3.1.1. Mục tiêu và quy mô của Cơ sở:

a. Mục tiêu Cơ sở

- Xây dựng nhà ở cho chủ Cơ sở kết hợp thương mại dịch vụ (Nhà hàng)

- Cung cấp dịch món ăn cho du khách khi đến tham quan

- Tạo động lực phát triển kinh tế của địa phương

- Tạo nguồn thu thuế cho nhà nước thông qua hóa đơn bán hàng

- Phát huy giá trị sử dụng đất hiện nay tại khu vực kinh doanh

b. Quy mô Cơ sở

- Công trình chức năng chính là nhà ở kết hợp thương mại (Nhà hàng) với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng.

- Diện tích đất 943m2;  sau khi trừ lộ giới các tuyến đường Hùng Vương, Đào Tấn thì tổng diện tích sản 1.252m2 , (trong đó diện tích xây dựng tầng triệt 712m2, diện tích sàn lầu 01 là 270 m2, diện tích sàn lầu 2 là 270 m2)

c. Quy mô dân số:

Trích dẫn nguồn báo cáo nghiên cứu khả thi của Cơ sở thì quy mô nhà hàng có sức chứa 150 ghế ngồi (tương đương khoảng 150 người (N1)

Ngoài du khách ăn uống, Cơ sở có sử dụng nhân viên nhà bếp, nhân viên phục vụ du khách N2 = 20 người.

Do đó, tổng số người vào thời điểm cao nhất tại Cơ sở là N = N1+N2 = (150+ 20) người =170 người.

3.2. Quy trình thi công, đánh giá việc lựa chọn quy trình thi công của Cơ sở

3.2.1. Quy trình thi công Cơ sở

  1. Công tác trắc địa công trình

- Công tác trắc địa đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình.

- Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc địa. Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.

- Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của Chủ Cơ sở. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.

            * Biện pháp thi công nền:

Bước 1: Tiến hành san nền các khu vực xây dựng đường giao thông và cấp thoát nước trước để tạo mặt bằng cho quá trình thi công hạ tầng.

 Bước 2: Quá trình san nền tại khu vực xây dựng các công trình tiến hành song song với quá trình xây dựng hạ tầng.

Trước khi thi công tiến hành san nền từng khu vực phải dọn sạch những vật chướng ngại làm ảnh hưởng đến công tác san lấp mặt bằng

Sử dụng máy ủi 110 CV và máy đào 0,8m3 để đào đắp và san gạt lớp cát từ nơi cao đến nơi thấp theo đúng cao độ thiết kế

  • Thi công hệ thống thoát nước

- Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng biệt với nước mưa. Quy định tính toán thoát nước bẩn sao cho:

+ Đảm bảo thoát đủ lưu lượng yêu cầu.

+ Độ dốc đặt ống phải lớn hơn hay bằng độ dốc tối thiểu imin, nhằm mục đích hạn chế sự lắng đọng của bùn cát trong cống gây tắc nghẽn cống.

+ Nguyên tắc vạch tuyến và bố trí cống trên đường: Khi phân lưu vực và vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần chú ý tới điều kiện địa hình của Cơ sở, tận dụng tới mức tối đa điều kiện địa hình để xây dựng các tuyến cống tự chảy.

  • Thi công hạ tầng cấp nước:

+ Thi công đường ống: Đào đất đến độ sâu đặt ống từ 0,5m tính từ đỉnh ống, những đoạn ống chạy qua đường thì độ sâu đặt ống là 1,0m tính từ đỉnh ống.

+ Thi công hố van cấp nước và hố van chờ: Đào đất hố van đúng vị trí và kích thước theo thiết kế, đổ bản đáy bê tông đá 1x2 M200; lắp đặt ống thép tráng kẽm đúng tim tuyến; lắp đặt van thép đúng vị trí, xây khung bao gạch thẻ để giữ cố định ống và bảo vệ hộp van, khóa nắp van và lấp đất hố van bằng mặt đất tự nhiên.

+ Sau khi thi công hoàn thiện việc lắp đặt, nối đường ống thì tiến hành đắp đất trên ống. Đất được đắp thành từng lớp dày 15cm trên ống, đầm chặt bằng đầm cóc đến độ chặt K=0,9. Độ chặt 30cm lớp đất trên cùng phải đạt độ chặt K=0,95. Phần móng đường trên mặt ống được thi công cùng với lớp móng mặt đường.

  •  Thi công hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngôi nhà, đặc biệt là nhà cao tầng nó bảo vệ cho công trình, thiết bị, con người trong ngôi nhà tránh được tác động của thiên nhiên.

Hệ thống kim thu sét phải đúng tiêu chuẩn của kim thu sét khoảng cách các kim trên mái đặt theo đúng thiết kế. Kim được cố định chắc chắn vào mái nhà.

Các dây nối tiếp đất là các dây thép phi 12 phải được hàn nối đúng kĩ thuật và được kiểm tra kĩ lưỡng, liên kết các bật thép vào tường theo thiết kế.

Hệ thống tiếp đất quyết định đến tính chất của hệ thống chống sét. Nên các cọc thép tiếp đất phải và dây thép chôn dưới mương phải đúng độ sâu thiết kế. Khi thi công phải kiểm tra bằng đồng hồ đo điện trở của đất và đạt được điện trở theo thiết kế yêu cầu.

  • Biện pháp thi công khối nhà
  • Công tác đào đất hố móng

- Do thiết kế toàn bộ móng của các hạng mục công trình là móng cọc ép, khối lượng đào đất lớn, nên nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công. Máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng (các đầu cọc) khoảng 50 cm thì dừng lại và cho thủ công sửa đến cao độ thiết kế.

Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở.

- Trong quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.

  • Công tác lấp đất hố móng

Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt thiết kế.

Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20 - 25cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt, kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.

  • Công tác bê tông

Đổ bê tông

Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông.

Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tùy tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn 15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

Đầm bê tông

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép.

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s.

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

Bảo dưỡng bê tông

  • Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước  đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng - quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiện tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
  • Công tác cốt thép.

Các yêu cầu của kỹ thuật:

  • Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 5575: 2012.
  • Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
  •  Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
  •  Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
  •  Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
  •  Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.

Gia công cốt thép:

  • Sử dụng bàn nắn, van nắn để nắn thẳng cốt thép (với D =< 16), với D >= 16 thì dùng máy nắn cốt thép;
  • Với các thép D <= 20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép D > 20 thì dùng máy để cắt;
  • Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế.

Bảo quản cốt thép sau khi gia công:

  •  Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng.
  • Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ.

Biện pháp thi công xây

- Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây;

- Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây;

- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây: hộc gỗ hoặc hộc tôn;

- Chuẩn bị hộc 0,1m3 để đong vật liệu (kích thước 50 × 50 × 40 cm);

- Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra;

- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.

  • Công tác trát, ốp

- Nhiệm vụ của lớp trát là bảo vệ tường tránh khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra còn làm tăng tiện nghi và vẻ đẹp của công trình. Yêu cầu của lớp trát là vữa phải bám chắc lấy tường, cột. Lớp trát phải phẳng, thẳng, và bề mặt phải nhẵn. Trước khi trát phải vệ sinh bề mặt tường sau đó tưới nước vừa đủ độ ẩm.

- Khi thi công các công tác trát ốp trên các khu nhà cao tầng phải sử dụng bao lưới xây dựng, làm đến đâu bao lưới đến đó để hạn chế bụi phát tán khi thi công các khu nhà ra khu vực xung quanh.

  • Quá trình hoàn thiện công trình:

Quá trình này bao gồm sơn tường, lắp ráp, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thông cấp điện, lắp đặt thiết bị nội thất và quá trình thu gom các chất thải, quét dọn mặt bằng. Sau khi đã hoàn tất công trình thì đơn vị thi công sẽ tiến hành nghiệm thi bàn giao cho Chủ Cơ sở đưa công trình đi vào hoạt động chính thức.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn quy trình thi công của Cơ sở:

            Quy trình thi công nêu trên được áp dụng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, vừa đảm bảo tiến độ thi công, vừa kiểm soát được mức độ ô nhiễm môi trường diễn ra trong giai đoạn xây dựng của Cơ sở. Do đó, việc áp dụng quy trình thi công nêu trên tại Cơ sở  này là hợp lý.

3.3. Sản phẩm của Cơ sở đầu tư

Sản phẩm của Cơ sở là nhà ở kết hợp nhà hàng có quy mô chỗ ngồi 150 ghế nhằm phục vụ du khách đến tham quan ăn uống

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở đầu tư

4.1.Trong đoạn triển khai xây dựng

4.1.1. Nguyên vật liệu phục vụ Cơ sở:

Trong giai đoạn xây dựng, nguyên vật liệu chính là: cát, gạch, ximăng, đá chẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, sắt, và các nguyên liệu khác… với khối lượng nguyên liệu từng loại như sau:

Bảng 1. Khối lượng nguyên liệu phục vụ Cơ sở

Stt

Tên hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Ximăng

tấn

500

2

Thép các loại

tấn

1500

3

Đá 4*6

m3

300

4

Đá 1*2

m3

50

5

Tole lợp mái

m2

1450

6

Gạch

tấn

100

7

Sắt

tấn

650

8

Cát xây

m3

100

Nguồn“nhà ở kết hợp thương mại (quán ăn uống)”

Nguồn cung cấp: Các nguyên vật liệu nêu trên này được mua từ các nhà cung cấp trong địa bàn thành phố Phan Thiết, với khối lượng theo các hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng với đơn vị thi công.

4.1.2. Nhu cầu cung cấp điện

Hiện trạng trên tuyến đường Hùng Vương đã có nguồn dây điện hạ thế của thành phố đi qua. Chủ Cơ sở sẽ liên hệ với Công ty Điện Lực để được đấu nối và đưa nguồn điện nêu trên vào Cơ sở để phục vụ cho nhu cầu xây dựng cũng như hoạt động sau này.

4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của công nhân: Giai đoạn xây dựng, dự kiến vào ngày cao điểm có khoảng 20 công nhân làm việc tại Cơ sở và hầu hết sử dụng công nhân tại địa phương, áp dụng theo tiêu chuẩn TCXD 33: 2006 thì định mức sử dụng nước cho đối tượng này là 60 lít/ngày.người. Do đó nhu cầu nước sử dụng trong sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng tại Cơ sở là: 60 lít/ngày.nguời x 20 người = 1,2m3/ngày.

- Nước dùng để xây dựng: Hiện nay, chưa có định mức cụ thể đối với nước dùng cho mục đích xây dựng. Tuy nhiên, có thể tham khảo số liệu thực tế đối với các Cơ sở có tính chất, quy mô tương tự trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thực tế, Cơ sở sử dụng nước dùng cho mục đích xây dựng như trộn vữa xi măng, tưới làm mát bê tông,…dao động từ 2 m3- 3 m3/ngày đêm.

          - Nước để tưới giảm bụi thi công: Quá trình xây dựng Cơ sở diễn ra trong thời gian dài (khoảng 06 tháng), từng khu vực nhỏ nằm rãi rác toàn khu và từng giai đoạn khác nhau do phụ thuộc vào từng hạng mục xây dựng. Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, áp dụng nhu cầu sử dụng nước cho tưới bồn hoa và thảm cỏ là 1,5lít/m2. Tùy theo điều kiện quy mô xây dựng cũng như thời tiết mà đơn vị thi công dựa theo định mức nêu trên để tưới nước giảm thiểu bụi thi công cho Cơ sở theo điều kiện thực tế.

Vậy tổng lượng nước sử dụng trong quá trình xây dựng thời điểm cao nhất là  là: 4,2 m3/ngày.đêm (không kể đến nước dùng để giảm thiểu bụi thi công).

  • Nguồn cung cấp nước

Nước sử dụng cho Cơ sở trong giai đoạn xây dựng được lấy từ nguồn nước cấp thủy cục nằm cạnh đường Hùng Vương do Chi nhánh Công ty Cấp thoát nước Phan Thiết làm Chủ Cơ sở

4.2. Trong giai đoạn hoạt động

a. Nhu cầu cấp điện

Chủ Cơ sở tiếp tục sử dụng nguồn điện lưới quốc gia nằm trên tuyến đường Hùng Vương đã đấu nối trong giai đoạn xây dựng để tiếp tục hoạt động

b. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Nguyên vật liệu của Cơ sở chủ yếu là các thực phẩm tươi sống dùng để chế biến thức ăn phục vụ du khách và công nhân viên. Thành phần chủ yếu là gạo, bún, mỳ, thịt các loại, hải sản tươi sống, rau quả các loại. Tùy theo quy mô, số lượng khách mà nhu cầu sử dụng khác nhau, vì vậy khối lượng nguyên liệu hàng ngày cũng khác nhau. Nguồn cung cấp nguyên liệu được lấy từ các siêu thị hoặc chợ trên địa bàn Phan Thiết.

c. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Nhiên liệu phục vụ Cơ sở chủ yếu là gas dùng để phục vụ cho nhà hàng. Với quy mô dân số tối đa khoảng 170 người, nhu cầu sử dụng gas trung bình ước tính là 1,5 kg/người/tháng thì tổng lượng gas tiêu thụ tại Cơ sở vào thời điểm cao nhất là 225kg/tháng.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cụm công nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com