Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở Khu sản xuất giống thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở Khu sản xuất giống thủy sản. Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở: 706.120,3 m2

Ngày đăng: 07-06-2024

167 lượt xem

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC..............................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................ v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................vii

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ...................................... 1

1. Tên chủ cơ sở:.................................. 1

2. Tên cơ sở:.................................. 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:....................... 3

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:............................................. 3

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:................................................ 4

3.3. Sản phẩm của cơ sở:............................................... 8

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:................................8

4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng ................................ 8

4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu.................................................10

4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước...............................................10

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở..................................13

6.1. Các hạng mục công trình của dự án......................................13

6.2. Danh mục máy móc thiết bị.......................16

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........................................18

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường............................................18

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:.......................19

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP.......30

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................................................30

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..................30

1.1. Thu gom và thoát nước mưa ...........................................30

1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................31

1.2.1. Công trình thu gom nước thải................................31

1.2.2. Công trình thoát nước thải..........................................34

1.2.2. Điểm xả nước thải sau xử lý ........................................35

1.3. Xử lý nước thải.............................................36

1.3.1. Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt ...........................36

1.3.2. Xử lý nước thải sản xuất ......................................39

b. Nước thải từ các trại sản xuất..........................................39

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ...................................47

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................48

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.....................................51

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ...........................................53

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường............................................54

7. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình

thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi:..............................60

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả

thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.....................................61

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp ......................67

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo,

phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.......................................67

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...............68

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.....................................................68

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................................69

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.........................................69

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH...............70

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.........................70

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................71

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................................71

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải................................74

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......75

1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.......................75

2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..............76

Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...............77

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ...............78

PHỤ LỤC BÁO CÁO................................79

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu.

- Địa chỉ văn phòng: Khóm Nhà Mát (nay là Khóm Bờ Tây), phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Lương Thanh Văn – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm sinh: 05/11/1963; Quốc tịch: Australia; Số hộ chiếu: E4042350 ngày 13/15/201,0 nơi cấp: Úc; Địa chỉ: Số 199, Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Người được ủy quyền: Ông Lương Văn Thanh; Chức vụ: Quyền Giám đốc; Số CMND: 215364804 cấp ngày 11/12/2010, nơi cấp: CA Bình Định. Địa chỉ thường trú: Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Điện thoại: 0291 3838 111.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: 1900345344, đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 10 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 01 tháng 09 năm 2020.

- Giấy chứng nhận đầu tư số 601043000003, chứng nhận lần đầu ngày 26 tháng 10 năm 2007, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 04 tháng 05 năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2014, chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 22 tháng 08 năm 2014, chứng nhận thay đổi lần thứ năm ngày 12 tháng 03 năm 2015.

2. Tên cơ sở:

- Tên cơ sở: Khu sản xuất giống thủy sản (Theo Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 28/05/2015 về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết dự án mở rộng khu sản xuất giống thủy sản).

- Địa điểm cơ sở: khóm Nhà Mát (nay là Khóm Bờ Tây), phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tứ cận xung quanh giáp với đất của dân và giáp Kênh số 3.

- Loại hình sản xuất kinh doanh: sản xuất và kinh doanh giống thủy sản (tôm sú (post), tôm thẻ chân trắng (post).

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí cơ sở

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các loại giấy phép có liên quan đến môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 28/05/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết dự án mở rộng khu sản xuất giống thủy sản.

+ Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 18/06/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết dự án mở rộng khu sản xuất giống thủy sản.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Gia hạn lần 2 và Điều chỉnh lần 1) số 59/GP-UBND ngày 16/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Gia hạn lần 2 và Điều chỉnh lần 1) số 58/GP-UBND ngày 12/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Mã số QLCTNH: 95.000040.T (cấp lại lần thứ nhất) ngày 09 tháng 10 năm 2014.

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 50.000.000.000 đồng.

+ Diện tích đất, đất mặt nước: 706.120,3 m2 (có quy mô trung bình).

Do đó, cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 5 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở có cấu phần xây dựng tương đương nhóm C theo mục IV, phần A Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đối chiếu quy định tại khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Bạc Liêu.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

- Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở: 706.120,3 m2, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB934198 do UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 31/08/2010;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BR633615 do UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 09/07/2014;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CD961264 do UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 21/06/2016).

- Công suất thiết kế như sau:

Bảng 1.1. Công suất sản xuất tôm giống của cơ sở

(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022)

Hiện tại, các hạng mục công trình của cơ sở đã đầu tư đạt 100% theo thiết kế và cơ sở có thể hoạt động tối đa công suất thiết kế.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:

a. Quy trình thuần dưỡng tôm bố mẹ:

Quy trình nuôi dưỡng tôm bố mẹ tại cơ sở như sau:

Hình 1.2. Quy trình thuần dưỡng tôm bố mẹ

​Thuyết minh quy trình:

Tôm giống bố, mẹ được nuôi tại cơ sở hoặc nhập nội bộ trong nước từ các cơ sở khác của hệ thống Công ty Việt Úc đảm bảo các yêu cầu theo quy định mới được đưa vào sản xuất.

Tôm giống bố mẹ trước khi đưa vào sản xuất được nuôi thuần dưỡng trong các trại nuôi tôm giống bố mẹ của công ty khoảng 2 tuần để tôm có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam.

Thức ăn: là những loại thân mềm tươi sống như giun biển, mực. Đây là những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng giúp tôm bố mẹ mau thành thục và sản xuất ra đàn Nauplius chất lượng cao.

Hàng ngày thay khoảng 10% lượng nước trong hồ, để tạo môi trường nước trong hồ trong sạch, giúp tôm phát triển tốt.

Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước hàng ngày nhằm đảm bảo chất lượng nước trong hồ đạt các yêu cầu sau: pH từ 7,5 đến 8,5; độ mặn khoảng 30‰; nhiệt độ khoảng 320C; kiềm từ 80 đến 150mg/l; NH3 nhỏ hơn 0,01mg/l.

Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh ánh sáng trong trại nuôi dưỡng đạt từ 1.000 đến 2.000 lux. Sau khi thuần dưỡng tôm bố mẹ sẽ đưa vào khu nuôi vỗ để sản xuất.

* Chất thải và nước thải phát sinh: Hoạt động thuần dưỡng tôm bố mẹ sẽ phát sinh các loại chất thải như sau: bùn thải từ các hoạt động xử lý cấp nước đầu vào, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, nước thải do thay nước trong quá trình nuôi và các chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại). Các biện pháp xử lý được trình bày chi tiết tại chương 3.

b. Quy trình sản xuất tôm sú:

Hình 1.3. Quy trình sản xuất tôm sú

Thuyết minh quy trình:

Khi sú tôm bố mẹ được đưa vào bể nuôi vỗ cho khỏe mạnh, theo dõi xem tôm mẹ nào chuẩn bị đẻ thì tiến hành chăm sóc cho đẻ. Con nào chưa đẻ thì tiến hành cắt mắt, cho giao vĩ và tiếp tục nuôi dưỡng chờ đẻ. Ở giai đoạn này, bể nuôi tôm bố mẹ được cung cấp thức ăn giàu đạm (ốc, mực, thịt bò) và luôn sục khí để đảm bảo nồng độ oxy hòa tan phù hợp. Sau khi tôm đẻ xong vớt tôm mẹ ra khỏi bể và đưa ấu trùng qua bể ương sục khí, ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ và phù hợp để tôm từ giai đoạn ấu trùng phát triển thành tôm Post.

Bể ương được cung cấp oxy bằng máy thổi để giúp tôm Post có thể hô hấp tốt nhất, đồng thời theo dõi kỹ các chỉ tiêu chất lượng nước (pH = 7,8 - 8,5, độ mặn 20 - 30‰, NH3 < 0,5ppm) cho phù hợp với quá trình sống và phát triển của tôm Post.

Khi post đạt tới post 12 thì xuất bán, đối với khách hàng nuôi tôm vùng nước lợ, ngọt thì tôm post được thuần hóa (giảm độ mặn) cho phù hợp với môi trường nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi ấu trùng thành post 12, bể nuôi ấu trùng sẽ áp dụng chế độ thay nước, sục khí để cho post phát triển tốt nhất.

* Chất thải và nước thải phát sinh: Hoạt động thuần dưỡng tôm bố mẹ sẽ phát sinh các loại chất thải như sau: bùn thải từ các hoạt động xử lý cấp nước đầu vào, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, nước thải do thay nước trong quá trình nuôi và các chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại). Các biện pháp xử lý được trình bày chi tiết tại chương 3.

c. Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng:

Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng như sau:

Hình 1.4. Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng

Thuyết minh quy trình:

Khi tôm thẻ chân trắng bố mẹ được đưa vào bể nuôi vỗ cho khỏe mạnh, theo dõi xem tôm mẹ nào chuẩn bị đẻ thì tiến hành chăm sóc cho đẻ. Con nào chưa đẻ thì tiến hành cắt mắt, cho giao vĩ và tiếp tục nuôi dưỡng chờ đẻ. Ở giai đoạn này, bể nuôi tôm bố mẹ được cung cấp thức ăn giàu đạm (ốc, mực, thịt bò) và luôn sục khí để đảm bảo nồng độ oxy hòa tan phù hợp. Sau khi tôm đẻ xong vớt tôm mẹ ra khỏi bể và đưa ấu trùng qua bể ương sục khí, ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ và phù hợp để tôm từ giai đoạn ấu trùng phát triển thành tôm Post.

Bể ương được cung cấp oxy bằng máy thổi để giúp tôm Post có thể hô hấp tốt nhất, đồng thời theo dõi kỹ các chỉ tiêu chất lượng nước (pH = 7,8 - 8,5, độ mặn 20- 30‰, NH3 < 0,5ppm) cho phù hợp với quá trình sống và phát triển của tôm Post.

Khi post đạt tới post 12 thì xuất bán, đối với khách hàng nuôi tôm vùng nước lợ, ngọt thì tôm post được thuần hóa (giảm độ mặn) cho phù hợp với môi trường nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi ấu trùng thành post 12, bể nuôi ấu trùng sẽ áp dụng chế độ thay nước, sục khí để cho post phát triển tốt nhất.

* Chất thải và nước thải phát sinh: Hoạt động thuần dưỡng tôm bố mẹ sẽ phát sinh các loại chất thải như sau: bùn thải từ các hoạt động xử lý cấp nước đầu vào, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, nước thải do thay nước ao nuôi và các chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại). Các biện pháp xử lý được trình bày chi tiết tại chương 3.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của dự án là giống thủy sản tôm sú (post) và tôm thẻ chân trắng (post).

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng

Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất tại cơ sở như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên vật liệu của cơ sở

(Nguồn: Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu, 2023)

Nguồn gốc, xuất xứ của các loại hóa chất sử dụng: Tôm giống bố, mẹ (hoặc Nauplius) được nhập nội bộ từ các công ty khác của hệ thống Công ty Việt Úc. Các hoá chất trên Cơ sở mua từ các đại lý, cửa hàng phân phối của các nhãn hàng trong khu vực, đảm bảo các loại vật tư hóa chất sử dụng đều thuộc danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam, không thuộc danh mục cấm sử dụng, có xuất xứ, công bố chất lượng hàng hóa rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất tôm giống.

4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhiên liệu sử dụng tại công ty chủ yếu là dầu DO, xăng A95 dùng cho xe tải và máy phát điện dự phòng, nhiên liệu được các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa phương cung cấp đến tận công ty với nhu cầu sử dụng như sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại cơ sở

4.3.1. Nhu cầu sử dụng điện

Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia thông qua tuyến đường dây 22 kV chạy qua phường Nhà Mát và trạm biến áp 630 KVA – 22/0,4 của Công ty.

Nhu cầu sử điện của cơ sở như sau:

- Năm 2021: 2.417.380 kWh/năm.

- Năm 2022: 2.065.754 kWh/năm.

(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022)

4.3.2. Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước phục vụ cho các hoạt động của cơ sở là nước mặt (kênh số 3) và nước dưới đất (10 giếng khoan).

Nước mặt: Trong quá trình sản xuất tôm giống của công ty nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng, nguồn nước mặt của công ty được lấy từ kênh số 3 bơm vào ao lắng và xử lý trước khi đưa vào sản xuất, lượng khai thác tối đa khoảng 1.391 m3/ngày đêm, tương đương 0,016 m3/s.

Với nhu cầu sử dụng nước mặt như trên, cơ sở không thuộc đối tượng phải đăng ký/có giấy phép đối với nước mặt (theo điểm a khoản 1 và a khoản 2 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước).

Nước dưới đất: Để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của công ty, nguồn nước ngầm tại công ty được lấy từ giếng khoan của công ty, số lượng 10 giếng khoan với lượng khai thác tối đa khoảng 150 m3/ngày đêm.

* Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt (nguồn cấp nước là nước dưới đất)

- Nước cấp sinh hoạt: Theo QCVNXD 01:2021/BXD, định mức lượng nước cấp là 120 lít/người/ngày. Cơ sở có khoảng 400 cán bộ công nhân viên. Như vậy ta tính toán được lượng sử dụng như sau: 400 người x 120 lít/người/ngày = 48.000 lít/ngày = 48 m3/ngày.

- Nước cấp nhà ăn: Theo TCVN 4513:1988, định mức lượng nước cấp cho các nhà ăn tập thể là 18lít/người/suất ăn: 800 suất ăn x 18 lít/người.ngày = 14.400 lít/ngày = 14,4 m3/ngày. Tổng lượng nước cấp sinh hoạt khoảng 62,4 m3/ngày.đêm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com