Chế biến các mặt hàng thủy sản từ các nguyên liệu hàng đông, công suất 100 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, Nhà máy trang bị kho lạnh dùng cho mục đích lưu trữ đông nguyên liệu cũng như sản phẩm của dự án với quy mô công suất kho lạnh: 100 tấn.
Ngày đăng: 08-06-2024
179 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT. 3
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án. 4
3.3. Quy trình sản xuất của Dự án. 7
3.4. Sản phẩm của Dự án đầu tư. 10
4.1.Trong đoạn triển khai xây dựng. 11
4.1.1. Nguyên vật liệu phục vụ Dự án: 11
4.1.2. Nhu cầu cung cấp điện. 11
4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng. 11
4.1.4.Nhiên liệu phục vụ Dự án. 12
4.2. Trong giai đoạn hoạt động. 12
5. Các thông tin khác liên quan đến Dự án đầu tư: 15
5.1. Máy móc thiết bị của dự án. 15
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 16
2. Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 17
2.1. Đối với nước thải phát sinh từ dự án. 17
2.2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại từ dự án. 18
2.3. Đối với tiếng ồn và độ rung từ dự án. 19
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN…………... 19
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 19
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của Dự án: 21
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện của Dự án. 22
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN…………. 23
1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng. 23
1.1. Biện pháp giảm thiểu đối với nước thải: 23
1.2. Công trình, biện pháp lưu trữ chất thải 23
1.3. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 25
1.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 26
1.5. Biện pháp giảm thiểu khác. 27
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động. 28
2.1. Biện pháp giảm thiểu môi trường nước thải 28
2.2. Biện pháp giảm thiểu môi trường không khí 35
2.3. Biện pháp giảm thiểu thải rắn. 36
2.3.1. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 36
2.3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 37
2.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 39
2.5.1. Sự cố do hệ thống xử lý nước thải 40
2.5.2. Biện pháp phòng ngừa kho chứa CTNH.. 44
2.5.3. Biện pháp phòng ngừa khi sử dụng hóa chất 44
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 45
3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án. 45
3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. 45
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường. 45
3.4. Dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 46
3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 46
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo. 46
CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 49
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 49
1.1. Nguồn phát sinh nước thải 49
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa. 49
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 49
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải 50
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): 50
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 50
3.1. Nguồn phát sinh khí thải 50
3.2. Vị trí, phát sinh tiếng ồn, độ rung: 51
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung. 51
CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN…………... 52
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án đầu tư: 52
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 52
2. Chương trình quan trắc chất thải 53
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 53
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 54
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác
theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ Dự án. 54
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. 54
CHƯƠNG VII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.. 55
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Chủ Dự án:
- Chủ Dự án: Công ty TNHH Thực phẩm Tự nhiên
- Địa chỉ trụ sở:, phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Người đại diện:
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ‘
- Giấy đăng ký kinh doanh số: do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 21/11/2017 và thay đổi lần thứ 01 ngày 27/07/2021
- Tên Dự án: “Nhà máy chế biến hải sản Tự nhiên”
- Địa điểm thực hiện của Dự án: , phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô của Dự án: 45 tỷ đồng. Căn cứ phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công thì Dự án thuộc nhóm C theo tiêu chí của Luật Đầu tư công
“Nhà máy chế biến hải sản Tự nhiên” (trước đây là nhà máy chế biến hải sản Hải Phong Việt) được UBND thành phố Phan Thiết cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản số 232/UBND-KT ngày 15/10/2012. Theo đó, phê duyệt với quy mô công suất 90 tấn thành phẩm/năm, loại hình hoạt động là chế biến hải sản (chủ yếu mực ống nguyên con làm sạch, mực nang Fillet IQF, mực ống cắt khoanh trụng IQF, mực nang cắt Slid (Sushi).
Tuy nhiên, nay Công ty TNHH Công ty TNHH Thực phẩm Tự nhiên Cộng có Chi nhánh tại Bình Thuận - Công ty TNHH Thực phẩm Tự nhiên Cộng (sau đây gọi tắt là Công ty) tiếp nhận lại nhà máy nêu trên thông qua hình thức trúng đấu giá giữa Công ty với Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Thiết tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá số: 83/2023/HĐMB ngày 15/6/2023.
Theo đó, tổng diện tích đất của nhà máy là 1.537 m2, hiện trạng các công trình mà Công ty tiếp nhận lại bao gồm:
Các công trình xây dựng:
+ Nhà làm việc: xây dựng năm 2007, diện tích 152m2. Đặc điểm: Nền lát gạch, tường xây gạch sơn nước, ốp gạch chân tường, mái lợp tôn, cửa bằng nhôm và kính, có phòng vệ sinh, có hệ thống điện, cấp nước.
+ Nhà xưởng 1 : xây dựng năm 2007, diện tích 242,4 m2. Đặc điểm: Nền lát xi măng, tường xây gạch sơn nước, khung bê tông cốt thép, mái lợp tôn kẽm, có phòng vệ sinh, có hệ thống điện, cấp nước.
+ Nhà xưởng 2: xây dựng năm 2007, diện tích 431,3 m2. Đặc điểm: Nền lát xi măng, tường xây gạch sơn nước, khung bê tông cốt thép, mái lợp tôn kẽm, có phòng vệ sinh, có hệ thống điện, cấp nước.
+ Kho lạnh: xây dựng năm 2007, diện tích 236,5 m2. Đặc điểm: Nền lát xi măng, tường xây gạch sơn nước, khung bê tông cốt thép, mái lợp tôn kẽm, có phòng vệ sinh, có hệ thống điện, cấp nước.
- Máy móc thiết bị:
+ Tủ đông gió: xuất xứ Việt Nam, công suất 2.000 kg. Đặc điểm: vỏ tủ bằng tấm panel PS, cửa inox, nền bê tông cốt thép.
+ Kho lạnh 1: Xuất xứ Việt Nam, sức chứa 25 tấn. Đặc điểm: vỏ tủ bằng tấm panel PS, cửa inox, nền bê tông cốt thép.
+ Kho lạnh 2: Xuất xứ Việt Nam, sức chứa 25 tấn. Đặc điểm: vỏ tủ bằng tấm panel PS, cửa inox, nền bê tông cốt thép.
+ Hạ thế điện: Xuất xứ Việt Nam. Trạm biến áp công suất 320 KVA, 03 pha, hiệu THIBIDI. Bao gồm tủ điện và trang thiết bị, vật tư khác cấu thành hệ thống.
Tuy nhiên các công trình xây dựng trước kia hiện nay đang xuống cấp. Do đó, thời gian tới Công ty sẽ tháo dỡ các công trình xây dựng cũ và cải tạo toàn bộ dự án. Đồng thời, thay đổi quy trình chế biến hải sản từ nguyên liệu là mực sang nguyên liệu là cá ngừ cấp đông.
a. Quy mô diện tích của Dự án
Tổng diện tích đất của Dự án là 1.537m2 (nguồn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 324381 do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 21/6/2013, cấp cho Công ty Cổ phần Hải Phong Việt. Ngày 30/6/2023, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Thuận cấp điều chỉnh giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất qua Công ty TNHH Công ty TNHH Thực phẩm Tự nhiên Cộng). Được đầu tư với các hạng mục như sau:
Bảng 1. Các hạng mục công trình của dự án
STT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Diện tích xây dựng |
Ghi chú |
|
---|---|---|---|---|---|
I |
Các hạng mục công trình chính |
||||
1 |
Khu sản xuất |
m² |
97,1 |
|
|
2 |
Phòng cưa hải sản |
m² |
54,5 |
|
|
3 |
Kho lạnh 01 |
m² |
80 |
|
|
4 |
Kho lạnh 02 |
m² |
119,1 |
|
|
5 |
Phòng máy |
m² |
66,06 |
|
|
6 |
Khu rửa hải sản |
m² |
41 |
|
|
7 |
Phòng CO |
m² |
56,8 |
|
|
8 |
Phòng tiền đông |
m² |
71,7 |
|
|
9 |
Khu vực giao nhận hàng |
m² |
105 |
|
|
10 |
Phòng đóng gói |
m² |
27,6 |
|
|
11 |
Kho vật tư |
m² |
11 |
|
|
12 |
Hầm cấp đông |
m² |
91,2 |
|
|
13 |
Khu tiếp liệu |
m² |
17,6 |
|
|
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
||||
1 |
Kho chất thải nguy hại |
m² |
5,0 |
|
|
2 |
Khu xử lý nước thải |
m² |
45,9 |
Đặc âm dưới đất vị trí tại khu tiếp liệu và kho vật tư |
|
3 |
Máy phát điện dự phòng |
m² |
10 |
|
|
(Nguồn: Công ty TNHH Thực phẩm Tự nhiên Cộng)
b. Quy mô công suất
Chế biến các mặt hàng thủy sản từ các nguyên liệu hàng đông, công suất 100 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, Nhà máy trang bị kho lạnh dùng cho mục đích lưu trữ đông nguyên liệu cũng như sản phẩm của dự án với quy mô công suất kho lạnh: 100 tấn.
Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hải sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản phẩm và giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thời gian tới, nhà máy chế biến hải sản từ nguyên liệu cá ngừ đã cấp đông (được thu mua từ các nơi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước). Sau đây là quy trình sản xuất chế biến thủy sản từ nguyên liệu cá ngừ đã cấp đông:
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Sản phẩm của Dự án là cá ngừ đã qua chế biến, công suất 100 tấn sản phẩm/năm
Trong giai đoạn xây dựng (khối công trình văn phòng cho Công ty và kết hợp khách sạn lưu trú), nguyên vật liệu chính là: cát, gạch, ximăng, đá chẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, sắt, và các nguyên liệu khác… với khối lượng nguyên liệu từng loại như sau:
Nguồn cung cấp: Các nguyên vật liệu nêu trên này được mua từ các nhà cung cấp trong địa bàn thành phố Phan Thiết, với khối lượng theo các hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng với đơn vị thi công. Khoảng cách dự tính vận chuyển vật liệu từ nơi cung cấp đến công trình trung bình khoảng 3,0km.
Điện sử dụng cho dự án trong giai đoạn xây dựng chủ yếu phục vụ cho công trình thấp sáng, và máy móc thi công của Dự án.
Nguồn cấp điện: Điện sử dụng được lấy từ nguồn điện lưới Quốc gia của tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng hiện nay, Chủ dự án đã đấu nối điện lưới Quốc gia đi ngang qua dự án, quy mô công suất trạm biến áp là 320KVA.
Phương án cấp điện: dây dẫn động lực từ trạm biến thế đến tủ điện chính của các hạng mục công trình được luồng vào ống PVC được dán kín bằng keo dán ống PVC tránh thẩm thấu nước ngầm và tác nhân ăn mòn, được chôn ngầm dưới đất theo hệ thống mương cáp.
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của công nhân: Giai đoạn xây dựng, dự kiến vào ngày cao điểm có khoảng 20 công nhân làm việc tại Dự án và hầu hết sử dụng công nhân tại địa phương. Áp dụng theo tiêu chuẩn TCXD 33: 2006 thì định mức sử dụng nước cho đối tượng này là 60 lít/ngày.người. Do đó, nhu cầu nước sử dụng trong sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng tại Dự án là: 60 lít/ngày.nguời x 20 người = 1,2m3/ngày.
- Nước dùng để xây dựng: Hiện nay, chưa có định mức cụ thể đối với nước dùng cho mục đích xây dựng. Tuy nhiên, có thể tham khảo số liệu thực tế đối với các Dự án có tính chất, quy mô tương tự trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thực tế, Dự án sử dụng nước dùng cho mục đích xây dựng như trộn vữa xi măng, tưới làm mát bê tông,…dao động từ 2 m3- 3 m3/ngày đêm.
- Nước để tưới giảm bụi thi công: Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì định mức nước sử dụng để tưới bụi là 1,5 lít/m2. Tùy theo điều kiện quy mô xây dựng cũng như thời tiết mà đơn vị thi công dựa theo định mức nêu trên để tưới nước giảm thiểu bụi thi công cho Dự án theo điều kiện thực tế.
Vậy tổng lượng nước sử dụng trong quá trình xây dựng thời điểm cao nhất là: 4,2 m3/ngày.đêm (không tính nước dùng để giảm thiểu bụi thi công).
Nước sử dụng cho Dự án trong giai đoạn xây dựng được lấy từ nguồn nước thủy cục hiện hữu do Chi nhánh Công ty Cổ phần cấp nước thành phố Phan Thiết cấp
Lượng nhiên liệu chính sử dụng cho các loại phương tiện xây dựng Dự án là dầu DO. Lượng dầu được ước tính trên Dự án lấy định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện. Chủ Dự án hợp đồng trọn gói về xây dựng với các đơn vị thi công từng hạng mục công trình từ lúc bắt đầu tới khi bàn giao công trình. Do đó, đơn vị thi công có trách nhiệm tính toán cụ thể và tự tìm nguồn cung cấp lượng nhiên liệu cần cho hoạt động của các máy móc của mình trong quá trình xây dựng, không thuộc phạm vi quản lý của Chủ Dự án.
a. Nhu cầu cấp điện
Chủ Dự án tiếp tục sử dụng nguồn điện lưới quốc gia với quy mô công suất 320KVA nêu trên để phục vụ trong giai đoạn hoạt động. Ngoài ra, chủ dự án sẽ đầu tư 01 máy phát điện dự phòng công suất 300KVA để sử dụng trong giai đoạn này nhằm phòng ngừa sự cố điện lưới quốc gia cúp.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn