Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Trại chăn nuôi gà tỉnh Tiền Giang

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Trại chăn nuôi gà tỉnh Tiền Giang. Công suất hiện tại của dự án là 30.000 con/ đợt (tương đương 150 đơn vị vật nuôi) với 2 dãy chuồng

Ngày đăng: 04-06-2024

263 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ........................................................iv

Chương I.................................................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................1

1. Tên chủ dự án đầu tư: Dương Minh Lan ...........................................................1

2. Tên dự án đầu tư: Trại chăn nuôi gà thịt Dương Minh Lan (Nâng công suất từ

100 đơn vị vật nuôi lên 300 đơn vị vật nuôi).........................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:...........................................1

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:...................................................................7

Chương II.............................................................................................................14

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...................................................................................14

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:......................................................................14

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.........14

2.1 Đối với môi trường nước.........................................................................14

2.2. Đối với môi trường không khí................................................................14

Chương III............................................................................................................16

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU

TƯ ........................................................................................................................16

3.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ..............................16

3.1.1 Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động

trực tiếp bởi dự án..........................................................................................16

3.1.2 Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án....16

3.2. Mô tả về nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.............................................17

3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi

thực hiện dự án:....................................................................................................17

Chương IV............................................................................................................21

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.21

4. 1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

trong giai đoạn triển khai xây dựng mở rộng dự án.............................................21

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................................21

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.........38

4. 2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

giai đoạn dự án đi vào vận hành ..........................................................................43

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................................43

4.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...58

4.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............71

4.4 Nhận xét mức đô chi tiết, đô tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..71

Chương V.............................................................................................................73

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,....................................73

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..........................................73

Chương VI............................................................................................................74

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...............................74

6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...............................................74

6.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: không.......................................75

6.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn: không......................................75

Chương VII..........................................................................................................76

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...76

7.1     Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:.......76

7.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:..............................................76

7.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công

trình, thiết bị xử lý chất thải...........................................................................76

7.2 Chương trình quan trắc định kỳ theo quy định của pháp luật........................76

7. 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.............................77

CHƯƠNG 7.........................................................................................................78

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................................................78

giấy phép môi trường dự án,giấy phép môi trường trang trại, giấy phép môi trường trang trại nuôi gà, giấy phép môi trường dự án nuôi gà

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư: ....................

- Địa chỉ: .............., xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông ............. – Chủ trại chăn nuôi

- Điện thoại: .................

2. Tên dự án đầu tư: Trại chăn nuôi gà .........

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ............thuộc Ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

- Vị trí địa lý:

Hình 1. 1. Vị trí địa lý của dự án

Tứ cạnh tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp đất dân;

+ Phía Nam: Giáp đất dân;

+ Phía Đông: Giáp kênh công cộng;

+ Phía Tây: Giáp đường tỉnh 867.

- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án nhóm C, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư: 45.000 gà thịt (tương đương 225 đơn vị vật nuôi) trong 1 đợt nuôi. Số lượng dãy chuồng nuôi là 3 dãy chuồng.

Công suất hiện tại của dự án là 30.000 con/ đợt (tương đương 150 đơn vị vật nuôi) với 2 dãy chuồng. Khi mở rộng sẽ xây dựng thêm 1 dãy chuồng.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình chăn nuôi gà thịt tại dự án như sau:

Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình nuôi gà thịt tại dự án

Thuyết minh quy trình nuôi gà thịt:

(1) Chuẩn bị chuồng nuôi và xử lý lớp đệm lót

Diện tích mỗi dãy chuồng có chiều rộng 14 x 120m (hiện tại đã có 2 dãy chuồng, dự kiến mở rộng thêm 1 dãy chuồng). Khi thiết kế khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở phải rộng 10m. Xung quanh chuồng gà có hành lang rộng 1m để vận chuyển thức ăn, đi lại chăm sóc đàn gà. giấy phép môi trường dự án,giấy phép môi trường trang trại, giấy phép môi trường trang trại nuôi gà, giấy phép môi trường dự án nuôi gà

Trước khi tiến hành nuôi gà, chuồng nuôi được rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10 cm và được phun thuốc sát trùng, sau đó mới thả gà vào.

Chọn giống

Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, lông mượt khô và bóng, không khuyết tật như: hở rốn, bụng xanh đen, bụng mềm căng đầy nước, da bụng mỏng, mù mắt vẹo mỏ, chân cong.

Các bước nuôi gà

Nuôi gà thịt, có thể chia giai đoạn phát triển của gà thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn úm và chăm sóc gà (1 - 21 ngày tuổi).

- Giai đoạn vỗ béo gà (từ sau 21 - 42 ngày tuổi).

- Giai đoạn xuất chuồng (từ sau 42 ngày tuổi).

- Giai đoạn gà con (1 – 21 ngày tuổi)

Đây là giai khởi động rất nhạy cảm của gà đòi hỏi người chăn nuôi phải chăm sóc thật chu đáo. Gà được đưa vào nuôi lúc mới 1 ngày tuổi, trọng lượng mỗi con khoảng 50g, do Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp (trong quá trình nuôi, gà được tiêm các loại vaccine phòng bệnh như Cúm gia cầm H5N1, Dịch tả gà, Tụ huyết trùng …).

Gà 1 ngày tuổi nhập về được úm từ 1 đến 10 ngày tuổi, lồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 con gà trong 2 tuần đầu. Sau đó giảm dần theo mật độ.

- Nhiệt độ và mật độ dành cho gà con trong 3 tuần đầu như sau:

+ Tuần 1: nhiệt độ úm 350C – 330C, mật độ 50 con/m2

+ Tuần 2: nhiệt độ úm 350C – 300C, mật độ 35 con/m2

+ Tuần 3: nhiệt độ úm 300C – 280C, mật độ 25 con/m2

Trong quá trình úm, quan sát tình trạng đàn gà trong những ngày đầu, và quan sát để điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng phù hợp cho đàn gà. Trong 1 – 2 ngày đầu thường úm cả ngày lẫn đêm. Tuần thứ 2 và tuần thứ 3 chủ yếu úm vào ban đêm. Hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống được điều khiển tự động hoặc bán tự động.

Nước uống cho gà sẽ được lọc trước khi đưa vào hệ thống máng uống có núm uống cảm ứng để tránh tình trạng nước đổ xuống sàn. Trong trường hợp cần cho gà uống thuốc bổ sung hoặc vaccine thì sẽ pha chung với nước.

Thức ăn bình quân của gà theo tuần tuổi: tuần 1 là từ 8 – 12 g/con/ngày, tuần 2 từ 16 – 20 g/con/ngày, tuần 3 từ 25 – 30 g/con/ngày. Thức ăn trong giai đoạn này sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh.

- Giai đoạn gà vỗ béo (21 – 42 ngày tuổi)

Chuyển qua giai đoạn gà vỗ béo, gà tiếp tục được cho ăn nhiều bữa trong ngày (4 – 5 bữa), lượng ăn bình quân cho gà trong giai đoạn này (từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6) khoảng 40 – 45 g/con/ngày. Thức ăn sử dụng cho gà giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp dạng viên.

Giai đoạn này gà còn non yếu, nhiều biến đổi, khi cho ăn phải bố trí đủ lượng thức ăn, máng ăn để làm giảm sự phân hóa trọng lượng của đàn.

Trong quá trình nuôi gà, nhiệt độ và độ ẩm, không khí trong chuồng là rất quan trọng. Do đó, để duy trì nhiệt độ thích hợp giúp đàn gà phát triển tốt chủ đầu tư đã trang bị trong mỗi chuồng nuôi gà hệ thống làm mát và hệ thống quạt hút. Hệ thống làm mát được cài sẵn chế độ tự động kích hoạt khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cài sẵn, luồng không khí ẩm nóng, nặng mùi sẽ được hút ra ngoài thay vào đó luồng không khí trong lành hơn sẽ được luân chuyển vào, luồng không khí ngoài trời sẽ được hạ nhiệt độ bởi sự hỗ trợ của hệ thống làm mát.

Hệ thống làm mát hoạt động theo cơ chế, mỗi trại bố trí 10 quạt hút gió đặt ngang ở cuối dãy chuồng hướng về phía trên. Nhiệt độ, độ ẩm được điều chỉnh bằng giấy làm lạnh có cấu trúc như hình tổ ong, thiết kế như một tấm vách ở đầu dãy chuồng bên ngoài có hệ thống phun nước liên tục tạo thành hơi sương nhờ tác dụng của dàn quạt hút hơi ẩm lan tỏa khắp chuồng nên nhiệt độ bên trong chuồng có thể điều chỉnh thấp hơn bên ngoài từ 6 – 80C.

- Giai đoạn gà xuất chuồng (sau 42 ngày tuổi đến xuất chuồng)

Giai đoạn này, gà được cho ăn tự do với nhiều bữa ăn trong ngày 4 – 5 bữa/ngày, lượng ăn cần thiết bình quân trong giai đoạn này đến xuất chuồng khoảng 60 – 80 g/con/ngày. Thức ăn sử dụng cho gà giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp dạng viên.

Trong giai đoạn này, nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 270C - 280C, mật độ chuồng 10 - 11 con/m2 để gà phát triển tốt, đủ điều kiện xuất chuồng.

Gà nuôi đến sau 42 ngày để đạt trọng lượng từ 2 kg – 3 kg thì sẽ xuất chuồng, và giao cho Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam.

Tất cả phương tiện cũng như người ra vào khu trại chăn nuôi đều phải qua hệ thống khử trùng bên cạnh đó tất cả các dụng cụ giày, dép, quần áo… sau khi đã sử dụng trong chuồng gà phải giặt sạch ngay và khử trùng kỹ để sử dụng cho lần sau. Chỉ có việc cần thiết như cho ăn, vệ sinh, phòng dịch, lấy xác gà chết… thì công nhân mới được vào chuồng. Trại chăn nuôi hạn chế thấp nhất công việc chăn nuôi và người ngoài tiếp xúc trực tiếp với gà.

- Vệ sinh chuồng sau khi xuất gà

Sau khi xuất gà sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ hệ thống chuồng trại. Chuồng nuôi sẽ được vệ sinh lau chùi sạch trần, vách, còn nền sẽ được cào phân và chất đệm, dùng vòi cao áp phun nước rửa, sau đó để khô tự nhiên và phun khử trùng.

Các dãy chuồng và toàn bộ khu vực chăn nuôi sẽ được lần lượt làm sạch trong 5 ngày sau khi xuất gà, sau đó để trống khoảng 30 ngày để chờ nuôi đợt tiếp theo. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chuồng gà 02 lần, cách xa chuồng trại 10m.

Sau mỗi đợt nuôi, phân gà cùng với trấu sẽ được xử lý các mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học, chủ trại gà sẽ liên hệ đơn vị có nhu cầu thu mua ngay tại chuồng hoặc lưu trữ tạm thời tại nhà chứa phân trước khi vận chuyển đến nơi có nhu cầu.

Trước khi nhập gà mới, chuồng được khử trùng và sẽ được đóng kín trong vòng 24 giờ.

- Quy trình cách ly đối với gà bệnh

Trong quá trình nuôi nếu phát hiện các con gà bị nghi mắc bệnh sẽ báo cho thú y từ Công ty cung cấp giống đến kiểm tra và sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định.

Bố trí khu vực cách ly chuồng với diện tích 10 m × 10 m = 100 m2 cho gà có dấu hiệu bị bệnh. Đồng thời dùng vacxin khống chế bệnh, cũng như dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cho gà.

Đối với gà nghi bệnh hoặc gà bệnh (gà bệnh nhưng không phải là dịch bệnh), dự án thực hiện nuôi cách ly tại khu vực nuôi gà cách ly (khu nuôi cách ly gà bệnh được bố trí cách biệt, ngăn cách với khu chăn nuôi) với chế độ chăm sóc theo dõi đặc biệt. Quá trình này nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị gà nghi mắc bệnh và gà bệnh. Trong quá trình theo dõi, nếu kiểm tra thấy gà không bị bệnh sẽ chuyển về chuồng trại nuôi bình thường. Trường hợp gà bị bệnh không do dịch bệnh, sẽ tiến hành điều trị, tiêm thuốc và theo dõi cho đến khi gà hết bệnh. Nếu trong quá trình điều trị mà gà chết không do dịch bệnh sẽ được đem đi xử lý.

Trong quá trình cách ly, điều trị mà phát hiện gà bệnh, gà chết do dịch bệnh thì chủ dự án sẽ báo ngay cho chính quyền địa phương và trạm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định.

Khi phát hiện gà bệnh, gà chết do dịch bệnh (dịch cúm gia cầm H5N1,...), Chủ dự án thực hiện phương án phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra dịch bệnh như sau:

+ Nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo ngay cho Chính quyền địa phương và trạm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định.

+ Thực hiện đúng hướng dẫn của Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi tại địa phương để có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định; cũng như để xác định nguyên nhân dịch bệnh, đồng thời có biện pháp phòng tránh bệnh dịch lây lan.

+ Tùy theo tinh chất, mức độ bệnh dịch, chính quyền địa phương và trạm y tế gần nhất tại địa phương báo cáo UBND xã để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch đối với khu vực đó, đồng thời báo cáo Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi cấp huyện và cấp tỉnh. giấy phép môi trường dự án,giấy phép môi trường trang trại, giấy phép môi trường trang trại nuôi gà, giấy phép môi trường dự án nuôi gà

Trong quá trình nuôi sẽ làm phát sinh chất thải rắn trong chăn nuôi bao gồm: phân và chất độn, vỏ bao thức ăn, xác vật nuôi chết, vỏ, chai lọ, hộp giấy có lẫn thuốc thú y, kim tiêm,... và mùi hôi, nước thải, tiếng ồn sẽ được trình bày rõ ở phần sau.

Để phục vụ chăn nuôi tại dự án có xây dựng các hạng mục công trình như sau:

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm đầu ra của dự án là gà thịt khoảng 45.000 con/đợt nuôi (không tính tỉ lệ hao hụt trong quá trình nuôi), trọng lượng mỗi con dao động từ 2,5 -3kg, tương đương 112,5 tấn – 135 tấn/đợt. Sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH.........Việt Nam bao tiêu hoàn toàn. Mỗi năm trại nuôi được từ 3 - 4 đợt.

>>> XEM THÊM: Xin giấy phép môi trường trọn gói cho nhà máy sản xuất, xưởng tại Tp. HCM

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com