Với công suất của nhà máy sản xuất phẩn bón vi sinh hữu cơ vô cơ, phân bón sinh học phối trộn phân bón vô cơ công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón vô cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón sinh học công suất 750 tấn sản phẩm/năm
Ngày đăng: 07-06-2023
698 lượt xem
Với công suất của dự án phối trộn phân bón vô cơ công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón vô cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón sinh học công suất 750 tấn sản phẩm/năm; phân bón sinh học nhiều thành phần công suất 200 tấn sản phẩm/năm; phân bón vi sinh công suất 250 tấn sản phẩm/năm; phân bón vi sinh nhiều thành phần công suất 250 tấn sản phẩm/năm và đóng gói phân bón các loại công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm.
Mục tiêu: Dự án đâu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ và vô cơ, phân bón sinh học
Quy mô: Khả năng sản xuất hàng năm, diện tích đất sử dụng, công nghệ sản xuất
Dưới đây là báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ và vô cơ, phân bón sinh học. Chúng tôi cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, quản lý nước và tài nguyên, giảm tiếng ồn và khí thải, quản lý rủi ro môi trường và an toàn lao động, giám sát môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Chúng tôi đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan để đảm bảo hoạt động của nhà máy không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chúng tôi mong nhận được sự đồng ý và cấp giấy phép môi trường cho dự án.
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH
1.2. Tên dự án đầu tư: NHÀ MÁY PHỐI TRỘN PHÂN VÔ CƠ, HỮU CƠ, VI SINH VÀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN SINH HỌC
- Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Sóc Trăng.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Tổng vốn đầu tư của dự án là 8.000.000.000 đồng
+ Dự án được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Luật số 49/2014/QH13 Luật Đầu tư công.
+ Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm III theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: có quy mô tương đương với dự án nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Do đó dự án thuộc đối tượng phải lập thủ tục để được cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND thành phố Sóc Trăng.
- Xuất xứ của dự án: Báo cáo giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất phân bón vơ cơ, hữu cơ, vi sinh
Việt Nam với gần 80% dân số ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua Việt Nam đã nhanh chóng khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất hiện có phục vụ cho ngành trồng trọt. Từ đó kéo theo nhu cầu phân bón hàng năm cho các loại cây trồng khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn nhập khẩu một lượng lớn phân bón, trong khi đó nguồn nguyên liệu than bùn và các phụ phẩm nông nghiệp khác có thể sản xuất phân hữu cơ ở nước ta rất lớn.
Công ty TNHH đã lập dự án đầu tư xưởng sản xuất (phối trộn) từ năm 2020 và đã được UBND thành phố Sóc Trăng xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (Giấy xác nhận số 10/KH.BVMT ngày 12/6/2020). Từ khi được xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đến thời điểm hiện nay Công ty vẫn đang thực hiện các thủ tục pháp lý khác theo quy định nên chưa đi vào hoạt động. Đến thời điểm hiện nay do nhu cầu của thị trường phân bón nên Công ty TNHH tiến hành lập lại phương án kinh doanh đối với dự án “Nhà máy phối trộn phân vơ cơ, hữu cơ, vi sinh và sản xuất phân bón sinh học” với công suất của dự án phối trộn phân bón vô cơ công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón vô cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón hữu cơ nhiều thành phần công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm; phân bón sinh học công suất 750 tấn sản phẩm/năm; phân bón sinh học nhiều thành phần công suất 200 tấn sản phẩm/năm; phân bón vi sinh công suất 250 tấn sản phẩm/năm; phân bón vi sinh nhiều thành phần công suất 250 tấn sản phẩm/năm và đóng gói phân bón các loại công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm.
1.3. Công suất, sản phẩm và công nghệ của dự án đầu tư:
1.3.1. Công suất và sản phẩm của dự án đầu tư: Báo cáo giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất phân bón vơ cơ, hữu cơ, vi sinh
Loại hình hoạt động của dự án là phối trộn phân vơ cơ, hữu cơ, vi sinh và sản xuất phân bón sinh học. Sản phẩm đầu ra khi dự án đi vào hoạt động là phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, và sinh học. Cụ thể công suất và sản phẩm của dự án:
Bảng 1.1: Các sản phẩm của dự án
1.3.2. Công nghệ của dự án: Báo cáo giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất phân bón vơ cơ, hữu cơ, vi sinh TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG (khoanngam.net)
vQUY TRÌNH PHỐI TRỘN PHÂN BÓN (VÔ CƠ, HỮU CƠ) DẠNG BỘT, HẠT, VIÊN:
A. Nguyên liệu:
- Phân hỗn hợp: (NPK, NP, NK, PK): Phân bón NPK-trung lượng; Phân bón
NP-trung lượng; Phân bón PK-trung lượng; Phân bón NK-trung lượng; Phân bón NPK-vi lượng; Phân bón NP-vi lượng; Phân bón PK-vi lượng; Phân bón NK- vi lượng; Phân bón NPK-trung-vi lượng; Phân bón NP- trung-vi lượng; Phân bón PK-trung-vi lượng; Phân bón NK-trung-vi lượng; Phân bón trung lượng; Phân bón trung-vi lượng; Phân bón vi lượng;
- Phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoán, than bùn
- Hổn hợp vi sinh: Bacillus ssp, Trichoderma,…
B. Thuyết minh quy trình phối trộn phân bón dạng hạt, viên
Nguyên liệu đầu vào Urea, MAP, DAP, KCl, NH4Cl, trung vi lượng, phân hữu cơ, vi sinh…
- Nguyên liệu được công nhân cân đến khối lượng cần thiết.
- Sau đó nguyên liệu được nghiền mịn bằng máy nghiền và vào máy trộn. Sau khi được trộn đều, hỗn hợp nguyên liệu theo vít tải liệu vào máy tạo hạt.
- Sau khi vào máy tạo hạt, nguyên liệu sẽ được ve viên tạo hạt rồi theo băng tải hạt cho máy sấy tới hệ thống sấy.
- Hạt bán thành phẩm sau khi vào máy sấy sẽ được sấy khô tới độ ẩm yêu cầu rồi đi qua máy sàng rung.
- Tại máy sàng rung hạt bán thành phẩm sẽ được sàng phân loại để loại bỏ vụn nguyên liệu, các hạt không đạt kích thước. Những hạt đạt kích thước sẽ theo vít tải hạt bồn làm nguội qua bồn làm nguội để làm nguội.
- Sau khi các hạt bán thành phẩm được làm nguội tới nhiệt độ yêu cầu thì sẽ theo vít tải thành phẩm ra phễu chờ cân. Tại đây các hạt bán thành phẩm sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng (màu sắc, kích thước, độ tan…) nếu đạt yêu cầu thì sẽ theo băng tải chuyển đến hệ thống cân tự động và may bao để cân đến khối lượng cần thiết và vô bao bì, đóng gói.
- Trước khi đóng gói, KCS sẽ lấy mẫu từng lô sản xuất gửi phòng thử nghiệm để phân tích.
- Các sản phẩm cấu thành phải được KCS kiểm tra các yêu cầu về định lượng chai, gói… Các sản phẩm đạt yêu cầu mới được lưu kho tạm. Sau khi có kết quả thử nghiệm, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì lưu kho hoặc cung cấp cho khách hàng.
- Nếu sản phẩm không đạt chất lượng: sẽ được lưu vào kho nguyên liệu và tái sử dụng làm nguyên liệu trong lô sản xuất tiếp theo. Phòng kỹ thuật dựa trên kết quả kiểm tra phân tích để tạo “đơn pha trộn” phù hợp.
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình phối trộn phân bón dạng hạt, viên
C. Thuyết minh quy trình phối trộn phân bón dạng bột
- Nguyên liệu đầu vào Urea, MAP, DAP, KCl, NH4Cl, trung vi lượng, phân hữu cơ… được cân định lượng theo khối lượng cần thiết, sau đó nguyên liệu được nạp máy nghiền mịn và tải vào máy trộn kết hợp sấy. Tại máy trộn - sấy, nguyên liệu được trộn đều và sấy khô tới độ ẩm yêu cầu.
- Mẻ trộn xong được vít tải vào hệ thống cân tự động và may bao. Tại đây sản phẩm sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng (màu sắc, kích thước, …) nếu đạt yêu cầu thì sẽ được vô bao bì, đóng gói. KCS lấy mẫu từng lô sản xuất gửi phòng thử nghiệm trước khi đóng gói.
- Thành phẩm được KCS kiểm tra các yêu cầu về định lượng bao gói… Các sản phẩm đạt yêu cầu mới được lưu kho, sau khi có kết quả thử nghiệm, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì mới được cung cấp cho khách hàng.
Nếu sản phẩm không đạt chất lượng: sẽ được chuyển kho lưu vào kho nguyên liệu và tái sử dụng làm nguyên liệu trong lô sản xuất tiếp theo. Phòng kỹ thuật dựa trên kết quả kiểm tra phân tích để tạo” đơn pha trộn” phù hợp.
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất – phối trộn phân bón dạng bột
vQUY TRÌNH PHỐI TRỘN PHÂN BÓN (VÔ CƠ, HỮU CƠ) DẠNG LỎNG:
A. Nguyên liệu:
- Phân hỗn hợp: (NPK, NP, NK, PK);
- Phân bón NPK-trung lượng; Phân bón NP-trung lượng; Phân bón PK-trung lượng; Phân bón NK-trung lượng; Phân bón NPK-vi lượng; Phân bón NP-vi lượng; Phân bón PK-vi lượng; Phân bón NK- vi lượng; Phân bón NPK-trung-vi lượng; Phân bón NP- trung-vi lượng; Phân bón PK-trung-vi lượng; Phân bón NK-trung-vi lượng; Phân bón trung lượng; Phân bón trung-vi lượng; Phân bón vi lượng;
- Phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoán, than bùn
- Hổn hợp vi sinh: Bacillus ssp, Trichoderma, …
B. Thuyết minh quy trình phối trộn phân bón dạng lỏng
Nguyên liệu đầu vào Urea, MAP, KCl, trung vi lượng, fulvic, humate kali...
- Nguyên liệu sau khi được công nhân cân chính xác đến khối lượng cần thiết sẽ theo băng tải nguyên liệu lên sàn nhập liệu vào bồn khuấy.
- Sau khi qua sàng nhập liệu vào bồn khuấy, nguyên liệu và nước pha chế được cho vào hệ thống bồn khuấy và khuấy trộn đều cho tới khi nguyên liệu tan hết hoặc đạt trạng thái ổn định (phân tán đều, không tách lớp…) khi đó ta được dung dịch bán thành phẩm.
- Dung dịch bán thành phẩm sẽ theo bơm thành phẩm số 1 vào bồn chứa trung gian, tại đây dung dịch bán thành phẩm sẽ được KCS kiểm tra trạng thái, màu sắc, pH… sau khi xác định dung dịch bán thành phẩm đạt yêu cầu, dung dịch bán thành phẩm sẽ theo bơm thành phẩm số 2 vào máy chiết và được chiết rót ra chai.
Trước khi đóng chai, KCS sẽ lấy mẫu từng lô sản xuất gửi phòng thử nghiệm để phân tích.
Các sản phẩm cấu thành phải được KCS kiểm tra các yêu cầu về định lượng chai, gói… Các sản phẩm đạt yêu cầu mới được lưu kho tạm. Sau khi có kết quả thử nghiệm, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì lưu kho hoặc cung cấp cho khách hàng.
Nếu sản phẩm không đạt chất lượng: sẽ được lưu vào kho nguyên liệu và tái sử dụng làm nguyên liệu trong lô sản xuất tiếp theo. Phòng kỹ thuật dựa trên kết quả kiểm tra phân tích để tạo ”đơn pha trộn” phù hợp.
vQUY TRÌNH PHỐI TRỘN PHÂN BÓN VI SINH DẠNG BỘT, VIÊN, VÀ LỎNG:
A. Phân vi sinh vật dạng lỏng:
- Nguyên liệu: Vi sinh giống gốc, môi trường tăng sinh khối, phụ gia
- Thiết bị bao gồm: Bộ thiết bị khuấy trộn, thiết bị lọc, hệ thống bổ sung thêm phụ gia và hệ thống đóng chai
- Sơ đồ phối trộn phân vi sinh vật dạng lỏng
Hình 1.6: Sơ đồ quy trình phối trộn phân bón vi sinh vật dạng lỏng
- Nguyên liệu: Vi sinh gốc, môi trường tăng sinh và chất mang
B. Phân vi sinh vật dạng bột - dạng viên:
- Thiết bị bao gồm: Bộ thiết bị khuấy trộn, thiết bị lọc, hệ thống trộn và bổ sung chất mang dạng rắn và hệ thống đóng gói
- Sơ đồ phối trộn phân vi sinh vật dạng bột - dạng viên:
Hình 1.7: Sơ đồ quy trình phối trộn phân bón vi sinh dạng bột và viên
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn