Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp

Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp. Chi phí lập giấy phép môi trường cho trang trại heo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, phạm vi và địa điểm của trang trại, yêu cầu pháp lý địa phương, và các yếu tố đặc thù của dự án.

Ngày đăng: 30-05-2023

1,467 lượt xem

Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp 

Chi phí lập giấy phép môi trường cho trang trại heo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, phạm vi và địa điểm của trang trại, yêu cầu pháp lý địa phương, và các yếu tố đặc thù của dự án.

1. Tuy nhiên, trong quá trình lập giấy phép môi trường cho trang trại heo, có một số yếu tố chung có thể ảnh hưởng đến chi phí:

2. Đánh giá tác động môi trường cho trang trại heo hoặc lập giấy phép môi trường trang trại heo có thể đòi hỏi chi phí khá cao. Đánh giá này bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá và dự đoán tác động của hoạt động trang trại heo lên môi trường, cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động.

3. Yêu cầu pháp lý: Chi phí cũng có thể bao gồm các phí xin cấp giấy phép môi trường và các dịch vụ tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường liên quan đến quy trình xin cấp giấy phép môi trường cho trang trại heo.

Dưới đây là mẫu báo cáo cấp giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi heo công nghiệp quy mô 2.400 con heo nái và 24.000 con heo thịt. 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................ 3

DANH MỤC BẢNG......................................................... 4

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................. 6

  1. Chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI HẢI QUANG............................................... 6

  2. Tên dự án đầu tư: XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP, QUY MÔ: 2.400 CON HEO NÁI VÀ 24.000 CON HEO THỊT............................ 6

  3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư................................. 6

    1. Công suất của dự án đầu tư........................................................................... 6

    2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư........................................ 6

    3. Sản phẩm của dự án đầu tư 10

  4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước......................................... 10

    1. Nhu cầu nguyên liệu 10

    2. Nhu cầu sử dụng nước 12

4.4. Nhu cầu sử dụng điện................................................... 15

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................ 22

  1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:......................................... 22

  2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 22

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................................................. 23

  1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 23

    1. 1. Thu gom, thoát nước mưa 23

    2. 2. Thu gom, thoát nước thải 23

  2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 29

  3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 33

  4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn nguy hại 38

  5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39

  6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 40

  7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: 42

  8. Các biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi:.......................... 42

  1. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học:................................................... 42

  2. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.................................... 42

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 45

  1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 45

  2. Nội dung đề nghị cấp phép đổi với khí thải: 47

  3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 47

  4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 48

  5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:................................................................................ 48

CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........................................................................ 49

  1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 49

    1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 49

    2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý49

  2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 51

  3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 52

CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................ 53

Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp. Chi phí lập giấy phép môi trường cho trang trại heo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, phạm vi và địa điểm của trang trại, yêu cầu pháp lý địa phương, và các yếu tố đặc thù của dự án.

CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Chủ dự án đầu tư:

2.Tên dự án đầu tư: XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP, QUY MÔ: 2.400 CON HEO NÁI VÀ 24.000 CON HEO THỊT

  • Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bình Phước.

  • Quyết định số 3194/QĐ-UBND cấp ngày 21/12/2020 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, quy mô 2.400 con heo nái và 24.000 con heo thịt tại tỉnh Bình Phước do Công ty TNHH làm chủ đầu tư.

  • Quy mô của dự án: Theo Khoản 3, Điều 9, Luật Đầu tư số 39/2019/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/06/2019 thì Dự án thuộc nhóm B (do tổng vốn đầu tư 120.000.000.000 VNĐ, thuộc ngành sản xuất nông nghiệp) và do dự án đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số do UBND tỉnh Bình Phước cấp nên dự án thuộc đối tượng lập giấy phép đề xuất cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

  1. Công suất của dự án đầu tư

Dự án “Xây dựng Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, quy mô 2.400 con heo nái và 24.000 con heo thịt” được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 306.231,1 m2 tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

  1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

   Quy trình nuôi heo thịt

Sơ đồ quy trình nuôi heo thịt

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình nuôi heo thịt

Mô tả quy trình công nghệ:

- Số heo giống dùng cho Dự án ban đầu được cung cấp từ Công ty C.P, đảm bảo chất lượng cao, sạch bệnh; heo con nhập về khoảng 5-7 kg/con. Heo sau khi được vận chuyển về trang trại nuôi thành heo thịt thương phẩm với chế độ chăm sóc đầy đủ, thích hợp. Heo thịt được nuôi từ 5 – 6 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 90 – 100 kg đủ trọng lượng sẽ được kiểm tra trước khi xuất bán. Trung bình mỗi năm trang trại sẽ nuôi 2 lứa heo, tức trong một năm Trại xuất chuồng khoảng 48.000 con heo thịt ra thị trường. Trong quá trình nuôi heo sẽ phát sinh các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế tối đa tác động của các chất thải đến môi trường xung quanh và con người.

Giấy phép môi trường trong chăn nuôi

   Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản

- Quy trình chăn nuôi heo nái được mô tả theo hình sau:

Sơ đồ quy trình nuôi heo nái sinh sản

Hình 1. 2: Sơ đồ quy trình nuôi heo nái sinh sản

  Mô tả quy trình công nghệ:

Heo giống mua về cách ly tối thiểu 7 ngày để theo dõi chọn lọc đặc biệt, kiểm tra nghiêm ngặt, được chủng ngừa,… Qua một hoặc hai chu kỳ sinh sản lại được tiến hành thanh lọc, loại ra thay thế con giống không đạt. Khi heo đúng 3 tháng tuổi thì cho phối nhân tạo sau đó mang thai (thời gian heo mang thai khoảng 114 kể từ lúc bắt đầu phối). Sau thời gian mang thai, mỗi con heo nái sinh sản khoảng 10 – 12 con heo con.

Thời kỳ này heo con sống nhờ bú sữa mẹ nên lớn rất nhanh. Khoảng 2 tuần tách heo con ra khỏi heo mẹ đưa qua nhà heo cai sữa, tại nhà heo cai sữa tuần bắt đầu tập cho heo con (heo cai sữa) ăn thức ăn thô với lượng thức ăn trung bình khoảng 0,5kg/con.ngày, khi trọng lượng heo con (heo cai sữa) có thể lên đến 12 kg/con, lúc này có thể đem xuất bán cho Công ty C.P (Charoen Pokphand) theo hợp đồng nuôi gia công heo giống.

Theo dự tính, mỗi năm sẽ có khoảng 40.000 – 50.000 heo con được xuất chuồng. Số lượng heo trung bình có trong trang trại là 2.400 con heo nái sinh sản; 25 heo đực và 3.000 con heo con.

Qua một hoặc hai chu kỳ sinh sản heo nái lại được tiến hành kiểm tra, chọn lọc, những con giống không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại. Những heo nái loại sau bảy, tám chu kỳ sinh sản sẽ bán các đơn vị có nhu cầu thu mua.

Trong quá trình chăn nuôi, số lượng heo nái trong trại là 2.400 con. Số lượng heo nọc là 25 con với tỷ lệ 1 heo nọc: 100 heo nái. Với 2.400 nái, chu kỳ sinh sản 8 tháng, trung bình năm sinh sản dự kiến 50.000 con/năm, 1 lứa heo 20 ngày xuất chuồng; 50.000x20/365=2.740, chọn 3.000 con. Như vậy lượng heo con trong chuồng là 3.000 con.

Dựa trên số liệu của Công ty C.P cung cấp trên cơ sở thực tế của các trại chăn nuôi heo nái của các doanh nghiệp cho Công ty C.P thuê lại thì tỷ lệ thay đàn 30% đối với nái đẻ. Như vậy, trại nuôi 2.400 nái thì trong 1 năm cần thay 720 con. Lượng heo nái thải loại sẽ được bán cho các cơ sở giết mổ gia súc do Công ty C.P quyết định.

Trong quá trình chăn nuôi có sự chu chuyền đàn heo, tuy nhiên số lượng heo trong trại ước tính thời điểm lớn nhất sẽ là 2.400 con heo nái sinh sản, 25 con heo đưc và 3.000 con heo con. Báo cáo tính toán các nguồn thải dựa vào số lượng heo nuôi lớn nhất để đưa ra biện pháp phù hợp đảm bảo cho các giai đoạn chăn nuôi của trại.

Giấy phép môi trường trại heo , Cấp giấy phép xây dựng trang trại chăn nuôi , Chi phí đầu tư trang trại nuôi heo

Heo trong toàn trại được nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi trại lạnh, công nghệ nuôi tiên tiến, cụ thể như sau:

-Sử dụng chuồng trại tuân theo các quy định Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn; thao tác cho ăn, uống nước được tự động hóa toàn bộ. Heo được cho ăn bằng thức ăn qua hệ thống silo tự động và cấp nước uống đến từng vị trí bằng núm uống tự động, bên dưới có máng thu gom khi bị rơi vãi.

  • Mô hình chăn nuôi trại lạnh được xây dựng khá quy mô, thiết kế hệ thống làm lạnh cùng với những chiếc quạt thông gió, giúp điều hòa nhiệt độ luôn ổn định.

  • Trại được thiết kế cửa đối lưu đảm bảo thông thoáng cho chuồng trại và giữ nhiệt độ ban ngày chuồng trại thịt luôn đảm bảo nhiệt độ 18oC -24oC, độ ẩm 65 – 70%; Chuồng nuôi của heo nái nuôi con nhiệt độ phải ổn định từ 25oC -28oC. Khi nhiệt độ được duy trì mát mẻ ở mức 18 -280C, sẽ giúp đàn heo tăng trưởng nhanh hơn do tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tốt, heo khỏe mạnh, có sức đề kháng nên ít dịch bệnh.

  • Sàn chuồng cao hơn đường bộ 0,8 – 1,5m san làm bằng bê tông cốt thép, chịu lực được chế tạo sẵn có rãnh thoát nước. Nền dưới sàn làm bằng bê tông cốt thép dày 50cm, được tạo độ dốc thoát nước phía sau trại. Nền hành lang láng xi-măng mác 75 dày 30, dưới là 1*2mac 200 dày 100.

  • Đây là mô hình nuôi khép kín được áp dụng theo công nghệ hiện đại của các nước Châu Âu, Châu Mỹ đó là chương trình “ Cùng vào cùng ra” (All iin, All out) là mô hình rất tốt cho việc phòng dịch. Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi heo của dự án: cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh được dịch bệnh, cách ly được với môi trường xung quanh để tránh lây lan.

  • Trại phải đủ ánh sáng bảo vệ và đủ ánh sáng cho heo ăn, đèn sử dụng là loại đèn huỳnh quang 1,2 m.

  • Sử dụng kỹ thuật dẫn lạnh trực tiếp bằng khí và hơi nước lạnh được áp dụng, thông gió cưỡng bức bằng quạt để làm máy chuồng trại.

  • Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng

  • Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về chống dịch.

  • Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới đến.

  • Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

  • Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.

    1. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Khu trại 24.000 con heo thịt: Khi đi vào hoạt động trung bình mỗi năm trang trại sẽ tạo ra 48.000 con heo thịt/năm (tương đương 2 lứa/năm). Khối lượng heo xuất chuồng khoảng 90kg/con => Mỗi đợt xuất chuồng sẽ xuất 24.000 con x 90 kg/con = 2.160.000 kg/đợt =2.160 tấn/đợt. Bình quân cấp cho công ty khoảng 4.320.000 kg thịt heo sạch/năm (tương đương 2 lứa/năm).

- Khu trại heo nái sinh sản ở cấp giống trại bố mẹ. Sản phẩm của dự án là heo con cai sữa, với quy mô 2.400 nái sinh sản, trung bình mỗi tháng xuất chuồng 3.000 heo con cai sữa cung cấp cho các trang trại chăn nuôi heo hậu bị của Công ty CP.

Xin giấy phép chăn nuôi , Quy mô trang trại chăn nuôi lợn , mẫu đơn xin giấy phép chăn nuôi , trang trại nuôi lợn quy mô nhỏ

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước

  1. Nhu cầu nguyên liệu

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi chủ yếu thức ăn và thuốc phòng bệnh. Thức ăn là dạng thức ăn đã được đóng gói sẵn, chỉ việc đổ cho heo ăn, không cần pha chế phối trộn. Thức ăn được lưu chứa trong các silo cám, đảm bảo cho heo dùng trong vài ngày, khi hết, thức ăn sẽ được vận chuyển từ kho chứa cám đến đổ vào silo, vận chuyển bằng xe rùa đẩy tay.

Bảng 1. 1: Nhu cầu thức ăn của dự án

STT

Nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng/ngày

I

KHU TRẠI 2.400 HEO NÁI

1

Thức ăn cho heo mẹ (2.400 con)

Kg

4.800 (2kg/con/ngày)

2

Thức ăn cho heo đực (25 con)

Kg

62,5 (2,5kg/con/ngày)

3

Thức ăn cho heo con dưới < 12kg (3.000 con)

Kg

1.500 (0,5kg/con/ngày)

II

KHU TRẠI 24.000 CON HEO THỊT

4

Heo từ 7kg – 30kg

Kg

19.200

(0,8kg/con/ngày)

5

Heo từ 31kg – 60kg

Kg

40.800

(1,7 kg/con/ngày)

6

Heo từ 61kg – 100kg

Kg

52.800

(2,2kg/con/ngày)

TỔNG LƯỢNG CÁM LỚN NHẤT

Kg

243.675

(Nguồn: Công ty TNHH )

 

Thủ tục xin giấy phép môi trường làm trang trại heo công nghiệp. Chi phí lập giấy phép môi trường cho trang trại heo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, phạm vi và địa điểm của trang trại, yêu cầu pháp lý địa phương, và các yếu tố đặc thù của dự án.

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE