Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển hướng đến cung cấp các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương khu vực huyện Đức Cơ như: mía, dứa, chuối,…
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN........................................... 7
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN 18
II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2023.................................................. 18
II.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế 19
II.4. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao................ 21
II.5. Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao........ 22
II.5.1. Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao............................................... 22
kém hiệu quả sang trồng nông sản ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai 28
II.8. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển
II.12. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện CHUYỂN ĐỔI CƠ CẦU CÂY TRỒNG DỰ ÁN........... 40
II.12.4. Sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến quá trình trồng trọt nông sản..... 45
II.13. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Đức Cơ.......... 46
II.13.3. Thực trạng các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng..................... 47
II.14. Báo cáo khảo sát đánh giá đất và đề xuất giải pháp chuyển đổi đất trồng cao su kém phát triển
sang trồng cây nông nghiệp của Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu.......................... 52
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ............................ 56
III.2.3. Khu trồng các loại nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.......... 61
bị chết và kém phát triển của Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu (TNHH).................... 62
III.4. Nhiệm vụ và giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong canh tác 75
III.4.1. Lợi thế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật....................................... 76
III.4.2. Kết quả nổi bật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật..................... 76
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG............................................... 77
IV.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...................... 79
IV.5.1. Kế hoạch xúc tiến bán hàng........................................... 84
IV.7. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ cây ăn trái trồng dưới công nghệ cao............ 86
IV.8. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trái cây 87
IV.8.1. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất của
Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu.... (TNHH)............ 87
CHƯƠNG V: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN........................................ 89
V.1. Mô tả địa điểm đầu tư phát triển dự án nông nghiệp........... 89
V.2. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................... 91
V.3. Phân tích địa điểm xây dựng dự án.................................................... 98
V.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án..................................................... 98
V.5. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.......................................... 98
V.6. Nhận xét chung về hiện trạng.............................................................. 99
V.6.1. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 99
CHƯƠNG VI: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN......... 100
VI.3.1. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ........................................... 100
VI.4. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ........ 102
VI.4.1. Quy trình trồng và chăm sóc chuối trong cơ cấu chuyển đổi của dự án . 102
VI.4.2. Quy trình trồng và chăm sóc dứa trong cơ cấu chuyển đổi của dự án..... 113
VI.4.3. Các giống mía dự án đã áp dụng trồng thử nghiệm và phân bố trồng..... 125
VI.4.4. Công nghệ sản xuất USDA lựa chọn để áp dụng với một số loại cây trong dự án 128
VI.4.5. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch........................... 130
VI.4.6. Máy nông nghiệp dự kiến đầu tư thêm áp dụng trong dự án...................... 132
VI.5. Phân tích các công nghệ cao ứng dụng lĩnh vực nông nghiệp trồng cây ăn quả
trong dự án và hiệu quả đem lại so với phương pháp ứng dụng công nghệ cũ..... 133
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG............ 136
VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức.................................. 136
VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành......................... 136
VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động................................ 137
VII.4. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành......................... 138
VII.5. Phương án thi công xây dựng.......................................................... 138
VII.7. Giải pháp về chính sách của dự án................................................. 139
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ...... 141
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường....................................................... 141
VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường......................................... 141
VIII.2. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng............................................... 145
VIII.4. Tác động của dự án tới môi trường............................................ 145
VIII.5. Giải pháp phòng chống cháy nổ...................................................... 153
VIII.5.1. Phương châm và yêu cầu phòng cháy chữa cháy tại khu vực thực hiện dự án 153
VIII.5.2. Những biện pháp chủ yếu phòng cháy chữa cháy..................................... 153
VIII.5.3. Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy chữa cháy..................................... 155
VIII.5.4. Hệ thống hồ đập, đê bao, kênh mương giữ ẩm và phục vụ chữa cháy... 156
VIII.5.7. Biện pháp phòng cháy chữa cháy chủ đầu tư đề ra trong quá trình thực hiện dự án 158
IX.3. Chi phí xây dựng và trồng cây.......................................................... 159
IX.4. Chi phí thiết bị phục vụ trồng và chăm sóc cây.................... 160
IX.6. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng......................................................... 160
CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN........................................................... 165
X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án................................................................ 165
X.4. Phương án trả nợ ngân hàng............................................................... 166
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN....................... 167
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...................................... 167
XI.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án.................................. 167
XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội...................................... 167
XI.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................... 168
XI.5. Hiệu quả xã hội......................................................................... 168
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................ 170
XII.2. Kiến nghị................................................................................ 170
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU ........
- Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ...... do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp đăng ký lần đầu ngày 23/11/2000 - Đăng ký thay đổi lần thứ 27 ngày 19/04/2024.
- Địa chỉ trụ sở: .............., phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Mã số thuế: ................
- Vốn điều lệ công ty: 1.200.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm tỷ đồng).
- Điện thoại: ..................
Ngành nghề kinh doanh: Trồng các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch. Sản phẩm nhân và chăm sóc giống cây hàng năm. Sản phẩm cây hàng năm khác chưa được phân vào đâu. Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.
Thông tin về người đại diện theo pháp luật, gồm:
Họ tên: ............ ; Chức danh: Tổng Giám đốc
Giới tính: Nam
Ngày sinh: .............
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Thẻ căn cước công dân số: ...... ; Ngày cấp: 13/04/2021
Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH.
Địa chỉ thường trú: ..........., phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Chỗ ở hiện tại: ..........., phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Căn cứ vào Văn bản số 1653/SNNPTNT-CCKL ngày 6/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cao su bị chết, kém phát triển; Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Thông báo số 34/TB-VP ngày 29/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai thông báo ý kiến kết luận và chỉ đạo của đồng chí Dương Mah Tiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau khi đi khảo sát thực địa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng các dự án trồng cao su trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển; Văn bản số 2120/SNNPTNT-CCKL ngày 11/6/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông về việc triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển; Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;. Đồng thời trước thực trạng trong những năm gần đây diện mạo ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đã có nhiều sự thay đổi. Bởi thế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao được coi là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp, là lời giải cho bài toán về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản ở Việt Nam hiện nay.
Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp CNC là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Đức Cơ là một trong ba huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, đây là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là mặt hàng nông sản.
Với dòng đất đỏ BaJan, cộng với khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực trồng trọt. Tuy nhiên có một thực tế là diện tích khu vực trồng trọt phát triển chưa đồng đều, bên cạnh đó là vấn đề một số diện tích trồng các loại cây có năng suất và độ bền vững chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, chưa khai thác được tối đa quỹ đất nhà đầu tư thuê trên một diện tích rộng lớn, xuất phát từ tình hình đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả (cao su chết) sang trồng các loại cây nông sản đang là xu hướng được nhiều khu vực trong địa bàn tỉnh Gia Lai nhân rộng, vì những yếu tố trên Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ......... tiến hành triển khai thực hiện Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại ........., xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai với giai đoạn hiện nay là vô cùng thích hợp với thực tế chung tại địa phương, mang lại tiềm năng giá trị lớn cho nhà đầu tư, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cây trồng đồng thời để nâng cao giá trị và đưa sản phẩm vươn xa đến các thị trường khó tính là một lĩnh vực tiềm năng để phát triển lâu dài và bền vững sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và cải thiện kinh tế cho nhà đầu tư, sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất hiện có.
Tên dự án: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại ........... xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tiểu khu............. xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Chúng tôi hướng đến cung cấp các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương khu vực huyện Đức Cơ như: mía, dứa, chuối,…và mục tiêu đề ra cho từng loại nông sản trong dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng của chúng tôi đó là:
+ Cung cấp đến người tiêu dùng các loại trái cây đạt tiêu chuẩn sạch, được trồng dưới công nghệ cao và hiện đại đảm bảo an toàn thực phẩm, trên quy tắc sản xuất được sản lượng tối ưu, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vừa bảo vệ được môi trường. Canh tác trong môi trường tự nhiên với quy trình kĩ thuật trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, vì mục đích làm giàu, bảo vệ cho môi trường. Tạo ra những sản phẩm chất lượng góp phần nhân rộng hệ thống nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, dựa trên kĩ thuật trồng cơ giới hóa hiện đại đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, thời gian thu hoạch nhanh, năng suất hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị sản phẩm, định vị đúng giá trị thương hiệu trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
+ Cung ứng sản phẩm đủ điều kiện vào các siêu thị hệ thống bán lẻ trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường truyền thống.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây kém hiệu quả (cao su chết) sang tập trung vào trồng các loại cây nông sản như: mía, dứa, chuối,…đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thu hồi vốn đầu tư cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước và tăng thu nhập cho công nhân lao động gia tăng khả năng cạnh tranh nông sản đồng thời góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh nhà, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng.
+ Góp phần nâng tầm nông sản địa phương, hình thành vùng chuyên canh trồng nông sản dưới công nghệ cao mang lại hiệu quả và bền vững.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 790 ha.
Bảng 2. Quy mô xây dựng dự án
Bảng 3. Tiến độ thực hiện dự án
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu....... (TNHH) trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động dự án được sự tư vấn của các chuyên gia về giống cây trồng và các kĩ sư nông nghiệp trong nước.
Nguồn vốn đầu tư :
Tổng vốn đầu tư: 160.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm sáu mươi tỷ đồng), tương đương 6,341,908 USD (Bằng chữ: Sáu triệu, ba trăm bốn mươi mốt nghìn, chín trăm lẻ tám đô la Mỹ). Tỷ giá ngoại tệ USD bán ra là 25.229 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 29/08/2024, trong đó:
+ Vốn cố định: 158.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm năm mươi tám tỷ đồng), tương đương 6,262,634 USD (Bằng chữ: Sáu triệu, hai trăm sáu mươi hai nghìn, sáu trăm ba mươi bốn đô la Mỹ).
+ Vốn lưu động: 2.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng), tương đương 79,274 USD (Bằng chữ: Bảy mươi chín nghìn, hai trăm bảy mươi bốn đô la Mỹ).
+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 48.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tám tỷ đồng), tương đương 1,902,572 USD (Bằng chữ: Một triệu, chín trăm lẻ hai nghìn, năm trăm bảy mươi hai đô la Mỹ).
+ Vốn vay (70%): 112.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười hai tỷ đồng), tương đương 4,439,336 USD (Bằng chữ: Bốn triệu, bốn trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm ba mươi sáu đô la Mỹ).
Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
I.6. Thời hạn đầu tư
Thời hạn đầu tư của dự án là: 50 năm và có khả năng xin gia hạn thêm khi được các Cơ quan ban ngành cho phép đúng theo quy định.
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng tích cực, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Cụ thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý cùng với thời tiết thuận lợi nên sản xuất trồng trọt được mùa ở hầu hết các địa phương, sản phẩm lúa gạo và rau quả xuất khẩu được giá; sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát. Thủy sản phát triển khá, tập trung chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới. Hoạt động lâm nghiệp không thuận lợi, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm so với năm trước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích lúa cả năm 2023 ước đạt 7,12 triệu ha, tăng 10,1 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790 nghìn tấn so với năm 2022, trong đó sản lượng ngô đạt 4,4 triệu tấn, giảm 4,7 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng một số cây hoa màu như ngô, khoai lang, lạc, đậu tương giảm so với năm trước do hiệu quả kinh tế không cao, nông dân thu hẹp sản xuất để tập trung vào trồng rau hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Năm 2023, diện tích trồng cây lâu năm đạt 3.760,3 nghìn ha, tăng 1,1% so với năm 2022, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.161,4 nghìn ha, giảm 0,9%; nhóm cây ăn quả đạt 1.267,3 nghìn ha, tăng 4,1%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung trong quý IV/2023 cả nước ước đạt 103,5 nghìn ha, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng mới; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 46,5 triệu cây, tăng 7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 6.365,1 nghìn m3, tăng 2,6%.
Tính chung năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 116,3 triệu cây, tăng 5,2%, sản lượng gỗ khai thác đạt 20,8 triệu m3, tăng 2,8%.
Diện tích rừng bị thiệt hại quý IV/2023 là 130.5 ha, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá 117,8 ha, giảm 42,8%, diện tích rừng bị cháy là 12,7 ha, giảm 17,1%.
Tính chung năm 2023, cả nước có 1.722,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 53,5% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 1.047,8 ha, giảm 3%, diện tích rừng bị cháy là 674,5 ha, gấp 16,3 lần chủ yếu tập trung vào những tháng hè do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Về những điểm sáng, thành tích nổi bật năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.
I.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế
Với mục tiêu nâng cao năng suất, cải thiện kinh tế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu là một việc làm tất yếu và cần thiết. Gia Lai là tỉnh thuần nông, sản xuất trồng trọt được xem là ngành kinh tế mũi nhọn giúp Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm qua, biến đổi khí hậu không còn là “nguy cơ”, không chỉ là “hiện tượng đơn lẻ” mà đã là “thực tế hiện hữu”, tác động toàn diện, rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh.
Biến đổi khí hậu những năm gần đây tại Gia Lai diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, khó lường, gây tổn thất nặng nề cho nông dân trong tỉnh. Tính riêng vụ Đông Xuân 2015 - 2016, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra trên 30.500ha, với tổng thiệt hại trên 841 tỷ đồng. Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, hạn hán đã gây thiệt hại cho 9.115,7ha, với tổng thiệt hại gần 188 tỷ đồng.
Trong bối cảnh sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là yêu cầu cấp thiết giúp địa phương ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đức Cơ là huyện thành công trong thực hiện chuyển đổi cây trồng trên diện tích thường xuyên bị hạn. Giai đoạn 2016 - 2020, Đức Cơ đã chuyển đổi được hơn 10ha đất trồng lúa nước kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác như: thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng,…Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp địa phương giải quyết được vấn đề nước tưới, hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các hộ gia đình tham gia mô hình chuyển đổi cây trồng được tiếp cận giống mới năng suất, chất lượng cao, được đảm bảo đầu ra ổn định.
Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn, kém hiệu quả, tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên 32.719,8 ha cây trồng.
Cùng với đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích bị hạn cũng gặp một số khó khăn, hiệu quả thấp như: diện tích đất do đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu ít được quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích này bỏ hoang không sử dụng gây bạc màu và hoang hóa đất.
Do đó, để khắc phục hạn chế, tạo sức bật mới từ lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương, tổ chức lại sản suất thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại nguồn lợi cao nhất cho nông dân, tỉnh Gia Lai đã xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
“Dự kiến giai đoạn 2021 - 2030, Gia Lai sẽ phấn đấu thực hiện chuyển đổi khoảng 83.500ha cây trồng kém hiệu quả gồm: 8.000ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và khoảng 75.500ha đất trồng mía, sắn, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả sang phát triển hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Căn cứ vào phương án hỗ trợ của chính quyền địa phương và những lợi ích đem lại điều đó có thể thấy được thực tế của việc chuyển đối cơ cấu cây trồng hiện nay của dự án là điều cấp bách và cần thiết.
I.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phân vùng chuyên môn hóa của huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai
Bảng 4. Thực trạng về cơ cấu cây trồng của huyện Đức Cơ chia theo vùng sản xuất năm 2022 (ĐVT : %)
Loại cây trồng |
Xã Ia Lang |
Xã Ia Din |
Xã Ia Krêl |
Xã Ia Dơk |
Xã Ia Kriêng |
Xã Ia Kla |
Xã Ia Pnôn |
Xã Ia Nan |
Xã Ia Dom |
Thị trấn Chư Ty |
Cây lương thực |
10,5 |
14,61 |
17,85 |
20,71 |
9,01 |
10,36 |
4,06 |
6,17 |
5,81 |
0,89 |
Cây thực phẩm |
3,78 |
20,37 |
4,63 |
6,95 |
1,95 |
11,83 |
10,85 |
26,10 |
3,66 |
9,88 |
Cây lấy củ |
5,55 |
7,86 |
1,68 |
1,39 |
14,58 |
5,44 |
11,46 |
17,30 |
34,39 |
0,36 |
Cây CN ngắn ngày |
15,28 |
46,30 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
4,17 |
7,87 |
23,15 |
3,24 |
0,00 |
Cây CN dài ngày |
8,99 |
9,77 |
10,16 |
11,65 |
12,88 |
9,23 |
12,12 |
12,38 |
10,97 |
1,85 |
(Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê năm 2022 của huyện Đức Cơ)
Nhìn chung, cơ cấu diện tích cây trồng theo vùng của huyện tuy đã có sự thay đổi nhất định, nhưng cơ bản không nhiều. Những thay đổi chủ yếu vẫn theo hướng diện tích của một số xã tăng nhanh trong khi các xã giảm không nhiều.
I.4. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao
Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Năm 2022, thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, năng suất nên hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định.
Thời tiết khá thuận lợi cùng với sự quan tâm của Chính phủ và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành chuyên môn, sự chung sức, vượt khó và sáng tạo của bà con nông dân trên cả nước nên năng suất phần lớn các cây trồng đạt khá so với năm trước, sản lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…
Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.
Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị,…
Ngành nông nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định, đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch,… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.,.. Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.
Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Công nghệ cao – con đường phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Trên thế giới có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Thực tiễn Việt Nam với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung,…Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Định Quán - Đồng Nai
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì
60,000,000 vnđ
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp
75,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gà công nghiệp
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo hậu bị
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Liên hệ
Dự án dầu tư phát triển khu rừng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng phòng hộ và chăm sóc bảo vệ rừng
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Dự án khu dân cư và nhà ở đô thị tập trung
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Thông báo việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà văn hóa xã
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường xưởng mạ kẽm nhúng nóng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy vật liệu Polymer công nghệ cao
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu đô thị du lịch
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường phân xưởng sơ chế và bóc nõn tôm nguyên liệu
Mẫu đơn đề nghị gia hạn điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn