Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi bò và nhà máy chế biến sữa

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa được chế biến thành 05 nhóm sản phẩm chính: Sữa tươi thanh trùng; Sữa chua trái cây; Sữa chua uống; Sữa chua lên men đào; Sữa tươi tiệt trùng.

Ngày đăng: 03-12-2024

12 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................................... d

DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................... e

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................. f

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................... 1

1.  Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................................. 1

2.  Tên cơ sở...................................................................................................................... 1

3.  Công suất, công nghệ, sản xuất sản phẩm của dự án đầu tư................................. 2

3.1.   Công suất của dự án đầu tư....................................................................................... 2

3.2.   Công nghệ sản xuất của nhà máy chế biến sữa......................................................... 4

3.3.   Sản phẩm của cơ sở................................................................................................... 8

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của nhà máy chế biến sữa...... 8

4.1.   Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng................................................................ 8

4.2.   Nguồn cung cấp về điện và nhu cầu về dùng điện của dự án................................. 10

4.3.   Nguồn cung cấp về nước và nhu cầu về dùng nước của nhà máy chế biến sữa..... 10

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 13

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........... 13

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 13

2.1.   Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải từ nhà máy sữa................ 13

2.2.   Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải rắn (CTR)......................... 16

2.3.   Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải............................................. 16

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 17

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............ 17

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa.................................................................................. 17

1.2.   Thu gom, thoát nước thải.............................................................................. 19

1.3.     Xử lý nước thải.............................................................................................. 22

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................ 35

2.1.   Nguồn phát sinh.............................................................................................. 35

2.2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải......................................................... 41

3.  Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường.................................. 45

3.1.   Rác thải sinh hoạt......................................................................................... 45

3.2.   Rác thải công nghiệp thông thường................................................................ 46

4.  Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại................................. 47

4.1.   Khối lượng phát sinh....................................................................................... 47

4.2.     Thiết bị lưu chứa.......................................................................................... 48

4.3.     Kho lưu chứa................................................................................................... 48

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................................... 50

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...................................... 51

6.1.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải............ 51

6.2.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải.......... 52

6.3.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác................................. 52

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 57

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải của hạng mục nhà máy chế biến sữa 57

1.1.   Nhà máy sữa MF1......................................................................................... 57

1.2.   Nhà máy sữa MF2........................................................................................... 58

2.   Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải của hạng mục nhà máy chế biến sữa......... 59

2.1.     Nhà máy sữa MF1........................................................................................ 59

2.2.     Nhà máy sữa MF2.................................................................................. 60

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung của hạng mục nhà máy chế biến sữa........ 61

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 62

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................. 62

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải............................ 62

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 63

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải..................... 63

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................. 63

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 64

2.  Chương trình quan trắc chất thải.................................................................. 64

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................... 64

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................... 65

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác

theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của dự án....... 65

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm............................. 65

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ..... 66

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................................. 68

1.   Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường...68

2.   Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

về môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác có liên quan.... 68

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA

Địa chỉ văn phòng: Cô Giang, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:......... Chức vụ: Tổng Giám đốc

Người được ủy quyền: ..... Chức vụ: Giám đốc nhà máy (Theo Giấy Ủy quyền số ..../2023/GUQ-DLM ký ngày 10/08/2023 được đính kèm trong phụ lục của báo cáo này)

Điện thoại: ........; Fax:........; Email:...........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp, đăng ký lần đầu ngày 19/08/2005; đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 01/03/2023.

2.Tên cơ sở

"Trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa"

Địa điểm cơ sở: xã Tu Tra, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số ..... do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận lần đầu ngày 22/4/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ 4 ngày 18/11/2021.

Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và xây dựng nhà máy chế biến sữa tại các xã Tu Tra và Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số ..../GP-UBND ngày 23/9/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số .../GP-UBND ngày 31/12/2020 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp.

Quy mô của cơ sở: Căn cứ theo Luật Đầu tư công 2019: Dự án có tổng vốn đầu tư là 1.018.800.000 đồng (Một ngàn không trăm mười tám tỷ, tám trăm triệu đồng). Theo khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019, xác định dự án thuộc nhóm A.

Dự án “Trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa” đã đi vào vận hành từ năm 2010. Năm 2022, Công ty đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và xây dựng nhà máy chế biến sữa” tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 04/01/2022. Căn cứ điểm 2, Điều 39 và mục điểm c, mục 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự án phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: UBND tỉnh Lâm Đồng.

3.Công suất, công nghệ, sản xuất sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Quy mô dự án “Trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa”

Diện tích sử dụng đất của dự án: 566,3297 ha. (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ...... ngày 29/7/2013 và số ...... ngày 29/7/2014 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp).

Dự án được chia thành 2 cấu phần, hạng mục chính:

+ Trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao (thuộc lĩnh vực chăn nuôi).

+ Nhà máy chế biến sữa tươi thành các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua uống…(thuộc lĩnh vực chế biến).

Bảng 1: Quy mô sử dụng đất của dự án

STT

Công trình xây dựng chính

Diện tích (m2)

I

Nhà máy chế biến sữa

1

Nhà máy chế biến sữa (MF1)

10.000

2

Nhà máy chế biến sữa (MF2)

30.700

II

Trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao

1

Trại 1

18.859

2

Trại 2

128.000

3

Trại 3

336.700

III

Các hạng mục khác

 

1

Garage, trạm cân

1.000

2

Khu nhà ở CBCNV

1.404

3

Văn phòng, căn tin, kho vật tư nông nghiệp, nông trại

550

4

Đất nhà kho vật tư nông nghiệp (Đạ Ròn)

18.539

2

Trung tâm phối trộn thức ăn tổng hợp cho bò sữa(TMR)

11.400

3

Đất trồng cỏ thâm canh

4.561.741

4

Hồ nước, cây xanh cảnh quan

544.404

Tổng

5.663.297

➢Quy mô hạng mục “Nhà máy chế biến sữa”

Các hạng mục công trình của Nhà máy chế biến sữa MF1 và MF2 như sau:

Hạng mục công trình chính

Bảng 2: Các hạng mục công trình chính của Nhà máy chế biến sữa

STT

Công trình xây dựng chính

Diện tích (m2)

Kết cấu

I

Nhà máy chế biến sữa (MF1)

1

Nhà máy chế biến

2.410

Cấp III, hạng 2, tường gạch, mái ngói

II

Nhà máy chế biến sữa (MF2)

1

Nhà máy chế biến

30.000

Cấp III, hạng 2, tường gạch, mái tôn, khung thép

Hạng mục công trình phụ trợ

Bảng 3: Các hạng mục công trình phụ trợ của Nhà máy chế biến sữa

STT

Công trình xây dựng chính

Diện tích (m2)

Tình trạng

I

Nhà máy chế biến sữa (MF1)

 

1

Các công trình phụ trợ (trạm biến áp, nhà dịch vụ, đài quan sát, trạm xử lý nước thải)

 

1.200

 

-

2

Bãi đậu xe, cổng, đường ô tô

4.455

Bê tông đá, đường đất

3

Khu văn phòng

750

Cấp II, hạng 1, tường gạch, mái ngói, 1 trệt 1 lầu

4

Đường nội bộ, sân

1.185

Bê tông đá, đường đất

II

Nhà máy chế biến sữa (MF2)

1

Hệ thống xử lý nước thải

500

-

2

Công trình phụ trợ khác

200

-

3.1.2.Công suất

Công suất của nhà máy chế biến sữa: 49.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó:

+ Nhà máy chế biến sữa (MF1): 14.600 tấn sản phẩm/năm

+ Nhà máy chế biến sữa (MF2): 34.400 tấn sản phẩm/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của nhà máy chế biến sữa

Tại nhà máy, sữa được chế biến thành 05 nhóm sản phẩm chính: Sữa tươi thanh trùng; Sữa chua trái cây; Sữa chua uống; Sữa chua lên men đào; Sữa tươi tiệt trùng.

Quá trình chế biến các sản phẩm từ sữa của Nhà máy được thể hiện như sau:

Hình 1: Tóm tắt quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa

Quy trình công nghệ sản xuất chi tiết của các nhóm sản phẩm như sau:

Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng

Hình 2: Quy trình chế biến sữa tươi thanh trùng

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu sữa tươi từ bồn chứa sữa được dẫn theo đường ống vào hệ thống làm lạnh trong khoảng thời gian và nhiệt độ nhất định, sau đó được lưu trữ trong bồn chứa. Từ hệ thống lưu trữ sẽ tới hệ thống đồng hóa sữa, sau đó qua hệ thống thanh trùng và được chứa vào bồn lưu trữ sản phẩm. Cuối cùng là qua hệ thống đóng gói và bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2-40C.

➢Quy trình công nghệ chế biến sữa chua ăn trái cây

 
Hình 3: Quy trình chế biến sữa chua ăn trái cây
 
Thuyết minh quy trình công nghệ:
 
Sữa tươi được thu mua từ các trạm hoặc được vắt trực tiếp từ bò sữa trong trang trại được vận chuyển vào nhà máy chế biến và được bơm vào bồn chứa sữa. Từ bồn chứa, sữa được dẫn theo đường ống vào hệ thống phối trộn. Tiếp theo, từ hệ thống phối trộn, sữa sẽ qua hệ thống đồng hóa sữa, sau đó chuyển tiếp qua giai đoạn thanh trùng rồi chuyển vào hệ thống ủ lên men. Sau đó, được phối trộn với một số loại mứt trái cây để có những sản phẩm sữa chua trái cây các loại và đóng gói, bảo quản và tiêu thụ.
 
➢Quy trình công nghệ chế biến sữa chua uống
 
 
Hình 4: Quy trình chế biến sữa chua uống
 
Thuyết minh quy trình công nghệ:
 
+ Giai đoạn 1: Nguyên liệu sữa qua hệ thống tiếp nhận sẽ tới hệ thống đồng hóa sữa và qua hệ thống thanh trùng. Sau hệ thống thanh trùng xong sẽ qua quá trình lên men (ở nhiệt độ 42-430C).
 
+ Giai đoạn 2: Nguyên liệu đường tinh luyện, chất ổn định và nước phối trộn với nhau qua hệ thống đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh thu được dung dịch Syrup.
 
+ Phối trộn chung giai đoạn 1 và giai đoạn 2, qua hệ thống đồng hóa rồi tới hệ thống làm mát, rót chiết để trở thành sản phẩm.
 
➢Quy trình sản xuất sữa chua lên men đào
 
 
Hình 4: Quy trình chế biến sữa chua lên men đào
 
Thuyết minh quy trình công nghệ:
 
+ Giai đoạn 1: Nguyên liệu sữa qua hệ thống tiếp nhận sẽ tới hệ thống đồng hóa sữa và qua hệ thống thanh trùng. Sau hệ thống thanh trùng xong sẽ qua quá trình lên men.
 
+ Giai đoạn 2: Nguyên liệu đường tinh luyện, chất ổn định, hỗn hợp vitamin C, hương liệu và nước phối trộn với nhau, làm lạnh thu được dung dịch Syrup.
 
+ Phối trộn chung giai đoạn 1 và giai đoạn 2, qua hệ thống đồng hóa rồi tới hệ thống thanh trùng, làm mát, rót chiết để trở thành sản phẩm.
 
➢ Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng
 
 
Hình 5: Quy trình chế biến sữa tươi tiệt trùng
 
Thuyết minh quy trình công nghệ:
 
Nguyên liệu sữa tươi từ bồn chứa sữa được dẫn theo đường ống vào hệ thống làm lạnh trong khoảng thời gian và nhiệt độ nhất định, sau đó được lưu trữ trong bồn chứa. Từ hệ thống lưu trữ sẽ tới hệ thống đồng hóa sữa, sau đó qua hệ thống thanh trùng và được chứa vào bồn lưu trữ sản phẩm sau khi phối trộn chất ổn định và hương liệu. Từ hệ thống lưu trữ này sẽ tới hệ thống tiệt trùng sữa ở nhiệt độ cao. Cuối cùng là qua hệ thống đóng gói và bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2-40C.
 

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Các sản phẩm chế biến từ sữa của dự án gồm:

+ Sữa tươi thanh trùng: sản phẩm sữa tươi thanh trùng gồm sữa tươi nguyên chất không đường; sữa tươi nguyên chất – giảm béo; sữa tươi có đường; sữa tươi hương dâu và sữa tươi Socola với các kích cỡ bao bì khác nhau như 950ml, 450ml, 180ml;

+ Sữa tươi tiệt trùng: sản phẩm sữa tươi tiệt trùng gồm sữa tươi nguyên chất không đường; sữa tươi nguyên chất ít đường; sữa tươi nguyên chất có đường; sữa tươi hương dâu và sữa tươi Socola. Có 02 hình thức bao bì là túi 220ml, hộp giấy 110ml và 180ml;

+ Sữa chua uống: sản phẩm gồm sữa chua uống có đường; sữa chua uống cam; sữa chua uống dâu; sữa chua uống xoài; sữa chua uống chanh dây với các kích cỡ bao bì 200ml, 500ml;

+ Sữa chua trái cây: sản phẩm gồm sữa chua ăn nguyên chất; sữa chua ăn có đường; sữa chua ăn Nha Đam; sữa chua ăn dâu; sữa chua ăn đào với các kích cỡ hộp 60ml, 100ml;

+ Sữa chua lên men đào: với các kích cỡ hộp 180ml, 450ml. Khối lượng thành phẩm trong 1 giờ sản xuất như sau:

+ Công suất thanh trùng: 80.000 lít/giờ;

+ Công suất tiệt trùng: 50.000 lít/giờ;

+ Đóng gói thanh trùng: 6.000 hộp/giờ;

+ Đóng gói sữa chua uống: 6.000 hộp/giờ;

+ Đóng gói sữa chua ăn: 24.000 hộp/giờ;

+ Đóng gói sữa hộp 110ml, 180ml: 48.000 hộp/giờ;

+ Đóng gói bịch 220ml: 12.000 túi/giờ.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của nhà máy chế biến sữa

4.1.Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng

Nguyên liệu chính là nguồn sữa tươi nguyên liệu được cung cấp từ Trang trại Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, ngoài ra còn sử dụng một số nguyên liệu khác nhập từ các nhà cung cấp uy tín: Các loại mứt trái cây (để chế biến các dòng sản phẩm sữa nước và sữa chua ăn có mứt,…).

Bảng 4: Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất cho nhà máy chế biến sữa

STT

Tên nguyên liệu

Nhà máy MF1

Nhà máy

MF2

Tổng khối lượng

A

Nguyên liệu cho hoạt động sản xuất

1

Sữa (tấn/năm)

14.600

58.400

73.000

STT

Tên nguyên liệu

Nhà máy MF1

Nhà máy

MF2

Tổng khối lượng

2

Đường (tấn/năm)

365

1.460

1.825

3

Mứt trái cây (tấn/năm)

54,750

219,0

273,750

4

Hương liệu (tấn/năm)

0,365

1,460

1,825

B

Nhiên liệu cho hoạt động sản xuất

1

Dầu DO (lít/năm)

38.000

-

38.000

2

Biomass (tấn/năm)

-

27.340,8

27.340,8

3

LPG (tấn/năm)

-

5.825,4

5.825,4

C

Hóa chất cho hoạt động xử lý nước cấp

1

NA-NaOCl/Sodium hypochlorite/Dung dich

nước Javel 10%

10.800

43.200

 

54.000

2

Nalco floc 8103

108

432

540

D

Hóa chất cho hoạt động xử lý nước thải nhà máy sữa (kg/năm)

1

H2SO4 (32%)

1.752

7.008

8.760

2

NaOCl

5.256

21.024

26.280

3

PAC

6.570

26.280

32.850

4

Anion Polymer

0.224

0.897

1.121

5

Cation Polymer

2.032

8.130

10.162

6

NaOH (99%)

35.040

140.160

175.200

Thiết bị máy móc được sử dụng trong nhà máy rất hiện đại và tự động hóa. Chi tiết về thiết bị sử dụng trong sản xuất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Các thiết bị sản xuất của nhà máy chế biến sữa

STT

Tên thiết bị

Số lượng

A

Nhà máy sữa MF1

1

Hệ thống thanh trùng 3000 (3000l/h)

01

2

Hệ thống thanh trùng 6000 (6000l/h)

01

3

Máy đóng gói SKS-S30V (3000cup/h)

01

4

Máy đóng gói SKS-S30S (3000cup/h)

01

5

Máy đóng gói SKS-M30RV (3000cup/h)

01

6

Máy đóng gói BFS-65CV (5000cup/h)

01

7

Máy rót chai SCU (2000cup/h)

01

8

Máy đóng gói FFS (1200cup/h)

01

9

Máy đóng gói SKS-M35 (3500cup/h)

01

10

Máy nén khí Kolbeco 75KW (8,7m3/min)

02

11

Máy nén khí Kolbeco 65KW (11,7m3/min)

01

12

Nồi hơi (0,75 tấn/h)

03

13

Chiller lớn (58.000Kcal/h)

01

14

Chiller nhỏ (30.000Kcal/h)

01

STT

Tên thiết bị

Số lượng

15

Máy làm lạnh kho nguyên liệu (30.000Kcal/h)

02

16

Máy làm lạnh kho nguyên liệu (28.000Kcal/h)

02

17

Máy phát điện 1000KVA

01

B

Nhà máy sữa MF2

1

Hệ thống chế biến

01

2

Hệ thống chiết rót

01

3

Hệ thống khí nén

01

4

Lò hơi

02

5

Máy phát điện

01

4.2.Nguồn cung cấp về điện và nhu cầu về dùng điện của dự án

Hiện nay, công ty hợp đồng với Điện lực Lâm Đồng để cung cấp điện cho quá trình hoạt động. Hiện tại Công ty có 4 trạm điện hạ thế để cung cấp nguồn điện cho dự án gồm: 1 trạm hạ thế 400KVA, 1 trạm hạ thế 250KVA, 2 trạm hạ thế 250KVA và có 10 công tơ tính tiền điện đặt ở các vị trí khác nhau.

Tổng nhu cầu sử dụng điện toàn dự án theo hóa đơn tiêu thụ 6 tháng gần nhất năm 2023 (kỳ 3 đến kỳ 8) như sau:

+ Kỳ 03/2023: Tổng cộng khoảng 441.556 kWh

+ Kỳ 04/2023: Tổng cộng khoảng 411.647 kWh

+ Kỳ 05/2023: Tổng cộng khoảng 446.782 kWh

+ Kỳ 06/2023: Tổng cộng khoảng 410.248 kWh

+ Kỳ 07/2023: Tổng cộng khoảng 440.756 kWh

+ Kỳ 08/2023: Tổng cộng khoảng 456.853 kWh

Vậy bình quân mức tiêu thụ toàn dự án (đến thời điểm lập báo cáo: Nhà máy sữa MF2, trại 3 và 1 phần trại 2 chưa đi vào hoạt động) trung bình khoảng 434.640 kWh/tháng, trong đó mức tiêu thụ điện cho nhà máy sữa MF1 trung bình khoảng 224.000 kWh/tháng (mã PB03030023173). Dự kiến mức tiêu thụ điện cho nhà máy sữa MF2 (khi đi vào vận hành chính thức) khoảng 900.000 kWh/tháng.

Tổng nhu cầu dùng điện cho nhà máy chế biến sữa MF1 và MF2 khoảng: 1.124.000 kWh/tháng.

4.3.Nguồn​ cung cấp về nước và nhu cầu về dùng nước của nhà máy chế biến sữa

Nguồn nước sử dụng cho nhà máy chế biến sữa yếu sử dụng là nước ngầm trong khu vực dự án.

Hiện tại, công ty đã đưa vào sử dụng 08 giếng khoan với tổng công suất 330m3/ngày đêm (phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy sữa MF1, trang trại và các khu phụ trợ). Các giếng khoan khai thác đã được UBND tỉnh Lâm đồng cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 84/GP-UBND ngày 23/9/2022.

Trong thời gian tới công ty dự kiến đưa vào sử dụng 04 giếng khoan với tổng công suất dự kiến 1.400m3 /ngày đêm (phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy sữa MF2). Các giếng khoan khai thác này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm đồng cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất số 02/GP-STNMT ngày 21/9/2023.

Tính toán cân bằng nước của hạng mục nhà máy chế biến sữa:

Nhu cầu nước sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động hết công suất: tổng số lượng công nhân viên làm việc tại dự án khoảng 915 công nhân viên, trong đó: nhà máy sữa MF1: 160 người, nhà máy sữa MF2: 240 người; trang trại 1 và trang trại 2: 80 người; trang trại 3: 300 người và tại các bộ phận khác (như gara, trồng trọt, thu mua sữa): 135 người.

Định mức sử dụng nước theo QCVN 01:2021/BXD là 80 lít/người/ngày đêm. Như vậy nhu cầu nước sinh hoạt trong 1 ngày của 02 nhà máy sữa là:

Bảng 6: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của nhà máy sữa

Tên nhà

máy sữa

Số lượng công

nhân viên (người)

Định mức sử dụng nước

(lít/người/ngày đêm)

Lượng nước sử dụng

(m3/ngày)

MF1

160

80

12,8

MF2

240

80

19,2

Tổng

32,00

➢Nhu cầu nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến sữa:

Quy trình sản xuất của nhà máy chế biến sữa có sử dụng nước gồm: Nước sản xuất (tạo dung dịch Syrup… để phối trộn vào sữa), nước cấp cho lò hơi, nước vệ sinh nhà xưởng và các thiết bị của quy trình chế biến sữa.

Lượng nước sử dụng cho hoạt động chế biến sữa (tính toán theo thực tế từ hoạt động của nhà máy sữa MF1) như sau:

Bảng 7: Nhu cầu dùng nước sản xuất của nhà máy sữa

STT

Hoạt động sử dụng nước

Lượng nước sử dụng (m3/ngày)

Nhà máy sữa MF1

90

1

Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp khi kết

thúc 1 chu kỳ sản phẩm

75

2

Nước rửa sàn cuối ngày

5

3

Nước cung cấp cho lò hơi

5

4

Nước sử dụng cho chế biến sữa

5

Nhà máy sữa MF2

668

1

Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp khi kết

thúc 1 chu kỳ sản phẩm

530

2

Nước rửa sàn cuối ngày

50

3

Nước cung cấp cho lò hơi (công suất 8 tấn

hơi/h)

68

4

Nước sử dụng cho chế biến sữa

20

Tổng

758

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước cho nhà máy sữa từ nguồn nước dưới đất khoảng 790,0m3/ngày. Trong đó:

+ Lượng nước sử dụng của nhà máy sữa MF1: 102,8 m3/ngày.

+ Lượng nước sử dụng của nhà máy sữa MF2: 687,2 m3/ngày.

➢Phương án cấp nước chữa cháy:

Tiêu chuẩn nước chữa cháy: Qcc=10 l/s. Số đám cháy xảy ra đồng thời: 01 đám cháy, trong 2 giờ liên tục. Vậy nhu cầu nước dùng trong PCCC là: 10 x 2 x 3.600 = 72.000 lít = 72 m3.

Công ty đã lắp đặt hệ thống PCCC, trong đó tại nhà máy MF1 sử dụng nước hồ Đoàn Lượng dung tích 180.000 m3 và nhà máy MF2 lấy nước từ bể chứa dung tích

1.300 m3.

➢Tính toán lượng nước xả thải:

Lưu lượng nước xả thải phát sinh tại nhà máy sữa chiếm 100% lượng nước sử dụng: 660,0m3/ngày (nước sản xuất tạo sản phẩm và nước cấp cho lò hơi không phát sinh nước thải). Trong đó:

+ Lượng nước xả thải của nhà máy sữa MF1: 80,0 m3/ngày

+ Lượng nước xả thải của nhà máy sữa MF2: 580,0 m3/ngày

Căn cứ nhật ký theo dõi lưu lượng nước khai thác, sử dụng năm 2023, lượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy sữa MF1 như sau:

+ Lưu lượng nước cho sản xuất (Giếng G1, G7, G8) trung bình: 110 m3/ngày.

+ Lưu lượng nước cho sinh hoạt (G2) trung bình: 10m3/ngày.

Căn cứ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải – Nhà máy sữa MF1 (công suất hệ thống 100m3/ngày đêm) năm 2022, lượng nước xả thải dao động: 75-85,0 m3/ngày đêm.

Lưu lượng nước sử dụng thực tế không vượt lưu lượng xin cấp phép Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 84/GP-UBND ngày 23/9/2022 do UBND tỉnh Lâm đồng cấp. Lượng nước xả thải chiếm 100% lưu lượng nước sử dụng (không tính cho nước sản xuất tạo sản phẩm và nước cấp cho lò hơi).

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com