Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Cung cấp các loại sản phẩm từ chế biến thủy sản như: Cá, tôm, mực được sơ chế, đóng gói, cấp đông phù hợp với nhu cầu thị trường, là nguồn nguyên liệu xuất khẩu đạt kim ngạch cao sang các thị trường nước ngoài.

Ngày đăng: 06-09-2024

31 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .......................v

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................vi

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................. viii

MỞ ĐẦU..........................................................................................1

1. Xuất xứ của Dự án.....................................................................1

1.1. Thông tin chung về Dự án .......................................................1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.................2

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển ............................2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ...........................3

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn..................................3

2.1.1. Các văn bản Luật ....................................................................3

2.1.2. Nghị Định....................................................................................3

2.1.3. Quyết định, Kế hoạch ..............................................................3

2.1.4. Thông tư..................................................................................3

2.1.5. Các văn bản pháp luật tại địa phương..................................4

2.1.6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng...........................................4

2.2. Các văn bản pháp lý về dự án................................................5

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập...................................7

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.............................7

3.1. Chủ dự án.........................................................................7

3.2. Đơn vị tư vấn ....................................................................7

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM.................................10

4.1. Các phương pháp ĐTM.............................................10

4.2. Các phương pháp khác......................................................10

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM .................................11

5.1. Thông tin về dự án..........................................................11

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường.........12

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án...........13

5.3.1. Nước thải, khí thải ........................................................................................13

5.3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại...................................................................16

5.3.3. Tiếng ồn, độ rung..........................................................................................16

Nguồn tiếng ồn, độ rung .........................................................................................16

5.3.4. Các tác động khác.........................................................................................16

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ................................17

5.4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải...................17

5.4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.............20

5.4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung .................21

5.4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác......................................21

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án ............................25

5.5.1. Chương trình quản lý môi trường.................................................................25

5.5.2. Chương trình giám sát môi trường định kỳ khu vực dự án ..........................28

CHƯƠNG I. .................................................................................................................29

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................................................................................29

1.1. Thông tin về dự án..............................................................................................29

1.1.1. Tên dự án ......................................................................................................29

1.1.2. Chủ dự án......................................................................................................29

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án ...................................................................................29

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án ..................................30

1.1.5. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án ...35

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án..............................................36

1.2.1. Các hạng mục công trình chính ....................................................................37

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ..................................................................37

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường...................40

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước

và các sản phẩm của dự án.........................................................................................42

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành............................................................................44

1.5. Biện pháp tổ chức thi công .................................................................................49

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ..........................49

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................49

1.6.2. Tổng mức đầu tư...........................................................................................50

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................................................50

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..................................................51

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................................51

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất..........................................................................51

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng....................................................................51

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn...........................................................................55

2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................56

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án.....61

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường...........................................61

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học .........................................................................69

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực

thực hiện dự án...........................................................................................................69

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án............................................69

CHƯƠNG III...............................................................................................................70

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ

MÔI TRƯỜNG............................................................................................................70

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn thi công, xây dựng......................................................................................70

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành ................................................................................70

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................................................70

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gm, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường..........................................................93

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường .....................124

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.......126

CHƯƠNG IV. ............................................................................................................128

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN

ĐA DẠNG SINH HỌC..............................................................................................128

CHƯƠNG V...............................................................................................................129

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.........................129

5.1. Chương trình quản lý môi trường.....................................................................129

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án ...........................133

CHƯƠNG VI. KẾT QUẢ THAM VẤN..................................................................135

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG................................................................................135

6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.............................................135

6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử..........................135

6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến.......................................................135

6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định.......................................................135

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ............................................................................136

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN

MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).............137

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................138

1. Kết luận.................................................................138

2. Kiến nghị.........................................................................138

3. Cam kết.........................................................................138

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................139

PHỤ LỤC I....................................................................140

PHỤ LỤC II.......................................................................140

PHỤ LỤC III...........................................................................140

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của Dự án

1.1. Thông tin chung về Dự án

Kiên Giang là tỉnh nằm ở cực Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Như Việt Nam thu nhỏ, Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi, có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc và có khoảng 200 km bờ biển, được đánh giá là vùng có trữ lượng thủy sản lớn. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh năm 2022 đạt gần 844.406 tấn hải sản các loại (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2022). Ngành thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Kiên Giang và là ngành có khả năng tạo ra các sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng phong phú, đa dạng từ khai thác đến nuôi trồng, đây chính là điều kiện đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ cho nhu cầu chế biến thủy sản trong tỉnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Ngoài ra, định hướng mở rộng hợp tác khai thác thủy sản với các quốc gia lân cận như Indonesia, Malaysia,… đã giúp nâng cao sản lượng thủy sản khai thác trong những năm qua và cho nhiều năm sau của tỉnh Kiên Giang.

Năm 2007, Công ty Cổ phần Thực phẩm .... đã đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu” tại Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang theo Giấy chứng nhận đầu tư số 56 121 000 064 ngày 16 tháng 8 năm 2007 và có Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 27/7/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Xây dựng Nhà máy chế biến Thuỷ sản Đông lạnh, Kiên Giang. Đến năm 2013, Công ty Cổ phần Thuỷ sản ... được điều chỉnh tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm .... theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Kiên Giang).

Đến năm 2022 nhà máy đã ngưng sản xuất, được chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất sang Công ty Cổ phần Thuỷ sản Tắc Cậu và được Giấy cấp chứng nhận đăng ký đầu tư mã số ......... chứng nhận cấp đổi và điều chỉnh lần thứ nhất ngày 15 tháng 12 năm 2023.

Tính đến thời điểm hiện tại nhà máy đã được cải tạo và bố trí các hạng mục công trình chính bao gồm: văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho, đường nội bộ và cây xanh và cơ sở chưa hoạt động (đa phần các hạng mục công trình được giữ nguyên và chỉ cải tạo các công trình bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất). Các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: trạm xử lý nước thải, hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải.

Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nhà máy thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại mục số III.9, phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

“Nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu” của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Tắc Cậu thuộc loại hình đầu tư xây dựng mới. Vì vậy, Chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Nhà máy trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thẩm định và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.

CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT KHẨU

1.1.2. Chủ dự án

- Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN

- Địa chỉ liên hệ: Khu Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

- Đại diện pháp luật: ..........;  Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị.

- Điện thoại: ............

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Giai đoạn chuẩn bị: Hoàn tất thủ tục pháp lý: tháng 01/2024 đến tháng 9/2024. + Giai đoạn xây dựng: Đã xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình.

+ Giai đoạn vận hành: dự kiến từ tháng 10/2024.

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

- Địa điểm cơ sở: Khu Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông Bắc: giáp đường nội bộ Cảng cá Tắc Cậu và đối diện với Cty TNHH Việt Phương; Cty TNHH Huy Nam; Cty cổ phần Nha Trang; Cty TNHH Bảo Vinh.

- Phía Đông Nam: giáp đường nội bộ Cảng cá Tắc Cậu và đối diện với Cty TNHH Kiên Cường; DNTN Hoa Đăng; Cty Quốc doanh đánh cá Kiên Giang.

- Phía Tây Nam: giáp đường nội bộ Cảng cá Tắc Cậu và đối diện với DNTN Kim Tới; Cty Cổ phần Thực phẩm Đóng hộp; Cty XNK Thủy sản Kiên Giang.

- Phía Tây Bắc: giáp đường nội bộ Cảng cá Tắc Cậu và đối diện với Khu hành chánh của Xí nghiệp quản lý Bến, Cảng cá.

Toạ độ vị trí các điểm tiếp giáp với các khu vực khác như sau:

Bảng 1.1: Tọa độ vị trí dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu” – Công ty Cổ phần Thực phẩm ....... đã đi vào hoạt động từ năm 2007 và đến năm 2021 cơ sở đã ngưng sản xuất, được chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất sang Công ty Cổ phần Thuỷ sản .......tính đến thời điểm hiện tại nhà máy đã được cải tạo và bố trí các hạng mục công trình chính bao gồm: văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho, đường nội bộ và cây xanh và cơ sở chưa hoạt động (đa phần các hạng mục công trình được giữ nguyên và chỉ cải tạo các công trình bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất).

Các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: trạm xử lý nước thải, hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải. (Sơ đồ mặt bằng tổng thể đính kèm phụ lục). Do địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong KCN Cảng cá Tắc Cậu nên cơ sở hạ tầng như: đường xá, điện nước, PCCC... của Khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh.

Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất

Hệ thống giao thông: Xung quanh khu vực nhà máy là hệ thống đường nội bộ của khu cảng, được thiết kế trải nhựa, có chiều rộng mặt đường dao động từ 7 - 12 m, nên rất thuận lợi trong hoạt động lưu thông của nhà máy.

Hệ thống cung cấp điện: Nhà máy sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại công ty đã bố trí máy biến thế (công suất 1000 KVA/máy, 02 máy) và 01 máy phát điện dự phòng công suất 1.256KVA tại khu vực phòng máy riêng biệt.

Hệ thống cấp nước: Nước sử dụng cho nhà máy là nước dưới đất sau khi qua hệ thống xử lý do công ty đầu tư xây dựng. Hiện số giếng khai thác tại nhà máy: 02 (hai) giếng, tổng lượng nước khai thác: 300 m3/ngày.đêm.

Đới bảo vệ, vệ sinh công trình khai thác nước là diện tích xung quanh các công trình khai thác nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, được bảo vệ nhằm tránh cho nước khỏi nhiễm bẩn. Đới bảo vệ, vệ sinh xung quanh khu vực giếng khoan bao gồm: trạm bơm và lỗ khoan khai thác. Hiện tại khu vực giếng khoan của Nhà máy được tráng bêtông xi măng trên diện rộng.

Công ty Cổ phần Thủy sản Tắc Cậu cam kết giữ vệ sinh đới bảo vệ, để đảm bảo không để nước bẩn xâm nhập gây ô nhiễm nguồn nước. Trong khu vực trạm bơm và lỗ khoan khai thác nghiêm cấm mọi hoạt động của con người và súc vật.

Hệ thống thoát nước: Công ty đầu tư hệ thống cống rãnh thoát nước thải và nước mưa riêng biệt.

Chủ dự án xây dựng các đường ống thu nước mưa từ mái nhà bằng ống nhựa uPVC D96mm dẫn xuống sân bãi.

Đồng thời xây dựng cống rãnh uPVC D90mm, D200mm có độ dốc i=0,003% dọc sân bãi, xung quanh nhà xưởng và bố trí hố ga lắng cát trước khi thoát ra đường thoát nước khu Cảng cá rồi thoát vào nguồn tiếp nhận là sông Cái Bé.

Hình 1.6: Hệ thống thu gom nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh, riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải

Đối với nước thải

* Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Chủ dự án đã xây dựng các khu nhà vệ sinh tại các khu vực nhà ăn, nhà xưởng, khu vực văn phòng nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy. Nước thải hố xí được thu gom về bể tự hoại tại các nhà vệ sinh để xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó dẫn vào dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải vệ sinh của công nhân như: nước tắm giặt, rửa tay được thu gom bằng đường ống PVC D90mm và đấu nối trực tiếp với các hố ga và đường ống thu gom nước thải sản xuất để dẫn về hệ thống XLNT xử lý.

* Hệ thống thu gom nước thải sản xuất

Chủ dự án bố trí các hố ga thu gom nước thải trong xưởng và dẫn về hệ thống XLNT bằng hệ thống các ống dẫn uPVC D60-114-168-200-250-400mm với độ dốc i=0,03% và các mương hở BTXM D200mm, mương hở inox D400-500mm, độ dốc i=0,003%.

Nước sau các hố gom được bơm về bể gom sau đó dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng hệ thống máy bơm chuyển cấp, gồm 04 máy, công suất 2hp/máy.

Công ty sẽ sử dụng hệ thống xử lý nước thải đã đầu tư xây dựng tại khu vực đất do Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất nhập khẩu Kiên Cường quản lý, công suất 300m³/ngày.đêm, đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại nhà máy trong giai đoạn hoạt động sản xuất hiện tại. Hệ thống được xây dựng gần trạm hạ thế ở cuối khu vực đất này.

* Hệ thống thoát nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý được đấu vào ống dẫn uPVC D168mm, độ dốc i=0,005% dẫn vào cống chung của khu Cảng cá, nước thải từ cống chung thoát ra rạch Cà Lang.

Hình 1.9: Kho phế liệu của nhà máy diện tích 50m2

1.1.5. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a. Mục tiêu dự án

Mục tiêu của dự án là thay đổi một số mặt hàng, đáp ứng các nhu cầu sau:

- Cung cấp các loại sản phẩm từ chế biến thủy sản như: Cá, tôm, mực được sơ chế, đóng gói, cấp đông phù hợp với nhu cầu thị trường, là nguồn nguyên liệu xuất khẩu đạt kim ngạch cao sang các thị trường nước ngoài.

- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến các đối tác trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành cũng như điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang.

- Góp phần giải quyết việc làm cho 300 lao động, trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương.

- Tăng doanh thu cho công ty, đóng góp cho ngân sách và sự phát triển của địa phương.

b. Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án

b.1. Quy mô dự án: Dự án với quy mô diện tích 19.350,9m2.

b.2. Công suất dự án

- Công suất tối đa 5.000 tấn sản phẩm/năm khoảng 16,2 tấn sản phẩm/ngày; thời gian hoạt động khoảng 310 ngày.

- Thời gian hoạt động mỗi ngày là 8 tiếng. Công suất sản phẩm có thể thay đổi tùy theo nguồn nguyên liệu cung cấp đầu vào và mức tiêu thụ của thị trường.

b.3. Công nghệ, loại hình dự án: dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II, quy mô trung bình (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Tổng diện tích của dự án là 19.350,9m2 được cơ cấu sử dụng như sau:

Bảng 1.3: Bảng cơ cấu sử dụng đất tại dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

- Do vị trí và hình dáng của thửa đất, nên trong khuôn viên của dự án được chia thành hai phân khu: Một phân khu dùng cho xưởng chế biến và một phân khu khác bố trí các hạng mục công trình phục vụ cho công tác quản lý, có khối lượng và quy mô như sau:

+ Phân xưởng sản xuất có diện tích: 7.256 m2;

+ Khu văn phòng và hội trường: 736 m2;

+ Nhà ăn và nghỉ ca của công nhân: 640 m2;

+ Nhà để xe hai bánh: 233 m2;

+ Nhà để xe tải chở nguyên liệu: 160 m2;

+ Nhà bảo vệ: 40 m2;

+ Nhà cho máy phát điện, biến thế: 54 m2;

+ Kho vật tư bao bì: 362 m2;

+ Khu xử lý nước cấp: 172 m2;

+ Kho chứa CTNH: 4m2;

+ Công trình không sử dụng (trước đây là đất quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải): 504 m2;

+ Đường nội bộ và sân: 4.106m2;

+ Cây xanh công viên: 4.959,9 m2.

- Trên diện tích 19.350,9 m2 của khu vực dự án được bố trí cân bằng đất đai như sau:

+ Đất xây dựng công trình: 10.285,0 m2 chiếm 53,15 %;

+ Đường nội bộ và sân bãi: 4.106,0 m2 chiếm 21,22 %;

+ Đất cây xanh công viên: 4.959,9 m2 chiếm 25,63 %.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ a. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện quốc gia được sử dụng chính để cung cấp cho toàn bộ công trình, ngoài ra để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nhà máy còn sử dụng thêm máy phát điện dự phòng nhằm tạo nguồn điện thay thế khi có sự cố.

Hệ thống điện gồm: máy biến thế (công suất 1000 KVA/máy, 02 máy), máy phát điện dự phòng (01 máy phát điện dự phòng công suất 1.256KVA tại khu vực phòng máy riêng biệt), đường dây trung thế, hạ thế, hệ thống tụ điện điều khiển, hệ thống đèn chiếu sáng, sản xuất và bảo vệ.

b. Hệ thống cấp nước

- Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của nhà máy được lấy từ 02 giếng khoan; tổng lượng nước khai thác: 300 m3/ngày.đêm; trong khu vực nhà máy qua hệ thống xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Hiện tại công ty đang thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nước dưới đất cho nhà máy được. Nhà máy đã xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước ngầm công suất 20m3/h với quy trình xử lý như sau:

Hình 1.12: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước của Công ty:

Nước giếng khoan 1 (GK1) và giếng khoan 2 (GK2) được bơm lên bồn chứa nước thô có thể tích 25 m3, bồn chứa nước thô có nhiệm vụ chứa và điều hòa nước cho các công đoạn xử lý phía sau. Ngoài ra, trong quá trình lưu nước tại bồn chứa nước thô một phần các chất rắn lơ lửng có khối lượng riêng lớn sẽ lắng xuống theo trọng lực, giảm một lượng chất rắn lơ lửng đáng kể cho các công đoạn xử lý tiếp theo.

Nước từ bồn chứa được bơm qua hệ thống lọc bao gồm: lọc thô, lọc làm mềm và lọc tinh để loại bỏ hết các chất rắn, các tạp chất có kích thước từ lớn đến nhỏ. Ban đầu nước sẽ đi vào cột lọc thô, trong cột được bố trí các tầng vật liệu lọc như cát sỏi thạch anh, cát mangan,...Chức năng chính của cột là loại bỏ các chất bẩn, các kết tủa dạng bông trong nước (kết tủa của sắt, mangan), hấp thụ As và khử sắt, cân bằng độ pH trong nước.

Nước sau cột lọc thô được đưa qua cột làm mềm để loại bỏ Canxi và Magie thông qua nguyên lý trao đổi ion. Trong cột làm mềm sẽ được thêm vào vật liệu được bao phủ bởi ion muối, nước khi đi vào cột làm mềm sau đó đi qua lớp vật liệu, lúc này Canxi và Magie có trong nước sẽ bị trao đổi ion và giữ lại trên bề mặt vật liệu có trong cột chứa.

Nước sau khi được làm mềm sẽ được đưa qua cột lọc tinh, nước sẽ đi qua các lõi lọc có kích thước nhỏ để loại bỏ các tạp chất còn sót lại trong quá trình xử lý. Nước sau khi lọc tinh sẽ được đưa vào bồn chứa 25 m3 và được phân phối sử dụng. Phần nước xả cặn lọc sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Nước dùng cho sinh hoạt (Qsh): 75 lít/người/ngày.đêm (phục vụ cho nhu cầu của công nhân lao động gián tiếp tại nhà máy).

+ Nước dùng cho sản xuất: 8,5 – 12,5 m3/tấn sản phẩm.

+ Nước từ quá trình giặt: 10 lít/kg đồ/ngày.

+ Nước rửa đường: 0,3 lít/m2/ngày.

+ Nước tưới cây: 0,5 lít/m2/ngày.

+ Nước chữa cháy: 15,0 lít/s, số đám cháy xảy ra là 01 trong thời gian 03 giờ.

+ Nước rò rỉ, dự phòng: 10% tổng nhu cầu cấp nước.

- Nhu cầu sử dụng nước:

Nhu cầu sử dụng nước của “Nhà máy sản xuất chả cá surimi - phân xưởng 2, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm” – Công ty Cổ phần Thuỷ sản Tắc Cậu (hoạt động với công suất tối đa là 16,2 tấn sản phẩm/ngày tương đương 5.000 tấn sản phẩm/năm) như sau:

Bảng 1.4: Tính toán lượng nước sử dụng của nhà máy

Tổng nhu cầu dùng nước trong quá trình hoạt động là: 289,34 m3/ngày.

Nước phục vụ phòng cháy chữa cháy:

Tính toán chữa cháy cho đô thị với lưu lượng chữa cháy là 15 L/s và số đám cháy xảy ra đồng thời là 02 trong thời gian 03 giờ.

Trong đó:

+ n: số đám cháy theo tiêu chuẩn (= 02 đám cháy);

+ qcc: tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy (= 15 L/s);

+ T: thời gian dự trữ nước PCCC (= 3 giờ).

Bên cạnh đó còn có nước dùng cho hoạt động chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy nổ tính cho 03 giờ (01 đám cháy): 324 m3/ngày.

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

a. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Toàn bộ nước mưa rơi trên mái nhà, các khu vực nền đường, sân bãi trong khuôn viên nhà máy được quy ước là sạch, nên được thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa riêng, tách biệt với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa là các mương dẫn (bê tông cốt thép, nắp đậy) kết hợp hố ga lắng tạp chất trong khuôn viên nhà máy, hướng thoát nước ra hệ thống thu gom nước mưa chung của Cảng cá, xả ra sông Cái Bé.

Bảng 1.5: Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa (đã cải tạo)

b. Hệ thống thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải

* Hệ thống thu nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, nước rửa tay của công nhân có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất tẩy rửa, các chất lắng được cũng như không lắng được, các ion amon, photphat,…

Chủ cơ sở đã xây dựng các khu nhà vệ sinh tại các khu vực nhà ăn, nhà xưởng, khu vực văn phòng nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy. Nước thải hố xí được thu gom về bể tự hoại tại các nhà vệ sinh bằng đường ống PVC D114mm, D140mm để xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó dẫn vào cống tròn PVC D90mm và D114mm dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải vệ sinh của công nhân như: nước tắm giặt, rửa tay được thu gom bằng đường ống PVC D90mm và đấu nối trực tiếp với các hố ga và đường ống thu gom nước thải sản xuất để dẫn về hệ thống XLNT xử lý.

* Hệ thống thu gom nước thải sản xuất

Chủ dự án bố trí các hố ga thu gom nước thải trong xưởng và dẫn về hệ thống XLNT bằng hệ thống các ống dẫn uPVC D60-114-168-200-250-400mm với độ dốc i=0,03% và các mương hở BTXM D200mm, mương hở inox D400-500mm, độ dốc i=0,003%.

Nước sau các hố gom được bơm về bể gom sau đó dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng hệ thống máy bơm chuyển cấp, gồm 04 máy, công suất 2hp/máy.

Công ty sẽ sử dụng hệ thống xử lý nước thải đã đầu tư xây dựng tại khu vực đất do Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất nhập khẩu Kiên Cường quản lý, công suất 300m³/ngày.đêm, đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại nhà máy trong giai đoạn hoạt động sản xuất hiện tại. Hệ thống được xây dựng gần trạm hạ thế ở cuối khu vực đất này.

* Hệ thống thoát nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý được đấu vào ống dẫn uPVC D168mm, độ dốc i=0,005% dẫn vào cống chung của khu Cảng cá, nước thải từ cống chung thoát ra rạch Cà Lang.

Bảng 1.6: Công trình thu gom, thoát nước thải

Điểm xả nước thải sau xử lý

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B, Kq=0,9, Kf=1,1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản và dẫn vào cống chung của khu Cảng cá bằng ống uPVC D168mm, nước thải từ cống chung thoát ra rạch Cà Lang.

c. Hệ thống thu gom chất thải rắn

Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chứa trong các thùng chứa có nắp đậy kín. Cuối mỗi ngày, chất thải từ các phân xưởng, nhà ăn, khu vực, văn phòng, nhà vệ sinh,... tập trung về một nơi quy định

Vị trí đặt thùng chứa gồm:

- 6 thùng 20L đặt tại 6 phòng ban công ty.

- 2 thùng 90L đặt tại căn tin của công ty.

- 2 thùng 200L ngoài cổng sau công ty để tập hợp rác lại cuối ngày thu gom.

Vị trí trung chuyển này có mái che để đảm bảo điều kiện vệ sinh và nước mưa không chảy tràn qua. Hằng ngày, lượng rác thải sinh hoạt được nhân viên vệ sinh thu gom ra điểm tập kết trên đường chính Khu Cảng cá và được giao cho đơn vị thu gom, xử lý rác thải của Khu Cảng cá Tắc Cậu thu gom và xử lý 01 lần mỗi ngày từ 18 – 21h bằng xe chuyên dụng.

Thu gom và xử lý chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn đặc thù của ngành chế biến thủy sản là phần dư thừa phát sinh từ công đoạn sơ chế và chế biến nguyên liệu. Đối với loại hình chế biến thủy sản thì rác thải sản xuất chủ yếu là phụ phẩm như: nội tạng, phế phẩm mực; đầu, vỏ tôm…Tuy nhiên đây là nguồn thải có tiềm năng tận dụng cao để dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có thể kể đến như: Bao bì tạm PE, PA; carton,…

Bên cạnh đó, chất thải rắn sản xuất còn có lượng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Biện pháp quản lý và xử lý

Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường nhà máy sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định khi cơ sở hoạt động.

>>> XEM THÊM: Danh mục các dự án đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com