Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics. Xây dựng Khu vực bãi, dịch vụ, logistics để phù hợp quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Ngày đăng: 11-09-2024
81 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................... 5
1. Xuất xứ của dự án................................................................ 5
1.1. Thông tin chung về dự án..................................................................... 5
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải
có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,
dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.................................................... 5
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan ........ 6
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ......................................... 6
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có
thẩm quyền liên quan đến dự án...................................................... 8
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.............................................. 11
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM .................................................. 12
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường ..... 13
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án................................... 15
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn xây dựng ... 17
CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ............................................ 19
1.1. Tên dự án............................................................................. 19
1.1.1. Tên công trình ................................................................... 19
1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo
pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án ............................. 19
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án........................................ 19
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án................................ 21
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường .......... 22
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô của dự án............................................. 22
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án............................ 23
1.2.1. Các hạng mục công trình chính....................................................... 23
1.2.3. Các hoạt động của dự án................................................................... 26
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường............ 26
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước
và các sản phẩm dự án. ............................................................ 27
1.3.1. Giai đoạn thi công..................................................................... 27
1.3.2. Giai đoạn vận hành...................................................................... 29
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành............................................................. 30
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............... 36
1.6.1.Tiến độ thực hiện dự án.................................................................... 36
1.6.2. Tổng mức đầu tư của dự án .............................................................. 37
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................................ 37
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 40
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án. 46
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường không khí xung quanh............ 46
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn địa điểm dự án.................................. 50
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................................................ 51
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
giai đoạn thi công, xây dựng.................................................. 51
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................. 51
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.......................... 72
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
giai đoạn vận hành................................................................. 80
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................ 80
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường................................................ 86
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................. 92
3.1. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo... 93
CHƯƠNG 4.................................................................................. 97
CHƯƠNG 5...................................................................................... 98
5.1. Chương trình quản lý môi trường của dự án...................................... 98
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án................. 103
5.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án..................................................... 103
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng................................. 104
6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.............. 104
6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định ..................................... 104
II.THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN.. 104
MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)................ 104
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................ 105
1. Kết luận................................................................................ 105
3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường............................. 105
PHỤ LỤC I................................................................................ 107
PHỤ LỤC II...................................................................... 107
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án
Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics.........., xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được triển khai để phù hợp quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm phục vụ nhu cầu giao thông kho vận cảng biển góp phần phát triển lợi thế kinh tế địa phương, phát huy lợi thế tuyến đường QL19 mới phù hợp với hướng phát triển kinh tế địa phương và là nhu cầu cần thiết trong hiện tại và tương lai.
Do đó, ngày 13/10/2023, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu kho bãi, dịch vụ, logistics .........., xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước.
Dự án thuộc dự án đầu tư xây dựng kho tàng, dự án nhóm B theo luật đầu tư công và có chuyển đổi diện tích đất lúa khoảng 3,1ha <10ha, thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Căn cứ theo điểm đ khoản 4 Điều 28 và điểm b khoản 1 Điều 30 Luật BVMT số 72/2020/QH14 và Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics ........., xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước thuộc dự án đầu tư nhóm II, phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt. Công ty TNHH ...... tiến hành thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường giúp chủ đầu tư phân tích, đánh giá các tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng và vận hành. Qua đó, lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định đưa Dự án vào hoạt động trên tiêu chí phát triển và bền vững.
CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
1.1.1. Tên công trình
KHU KHO BÃI, DỊCH VỤ, LOGISTICS (Gọi tắt là Dự án)
1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
Chủ đầu tư: Công ty TNHH ....
− Địa chỉ: .........., KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
− Điện thoại: .........
− Đại diện:........... Chức vụ: Giám đốc
− Nguồn vốn: Vốn đầu tư của chủ dự án.
− Tiến độ thực hiện dự án: Quý 4/2023 đến quý 3/2025..
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Khu đất có vị trí dọc theo ........., xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, có giới cận cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp: Đất ruộng lúa;
- Phía Nam giáp: Đất lúa quy hoạch đường khu Logistics;
- Phía Đông giáp: Đất nghĩa địa và ruộng lúa, quy hoạch Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04) của Công ty TNHH ......;
- Phía Tây giáp: Đất lúa quy hoạch đường khu Logistics.
Diện tích nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết: 40.243,86m2 (4,02ha).
Hình 1. 1.Vị trí thực hiện Dự án
Địa hình khu vực dự án
Khu vực khu quy hoạch tương đối bằng phẳng trung bình cao độ khoảng 4.6, có độ dốc từ Tây sang Đông, gò nghĩa địa trong khu quy hoạch có cao độ khoảng 4.38 đến 6.05. Cao độ đường QL19 mới 7.73.
Hệ thống giao thông
- Giao thông nội bộ: Khu vực quy hoạch có tuyến đường BT đi băng qua.
- Giao thông đối ngoại: Vị trí xây dựng khu quy hoạch cách lòng đường Quốc lộ 19 mới đã xây dựng 205m, đường gom QL19 quy hoạch chưa xây dựng, tương lai thuận lợi cho các phương tiện vận tải cung cấp nguyên, nhiên liệu và trong việc giao thương sản phẩm.
Hiện trạng cấp điện
Hiện tại có lưới điện 22kV chạy dọc QL19. Doanh nghiệp sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp phù hợp với khu kho bãi.
Hiện trạng cấp nước
Hiện nay, tuyến nước cấp chạy dọc theo Quốc lộ 19 phía Đông dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt trong khu vực lập quy hoạch.
Hiện trạng thoát nước mưa
Nước mưa chủ yếu thoát tự nhiên ra hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 19 và kênh mương, ruộng lúa hiện có.
Công trình văn hóa – tôn giáo, di tích lịch sử
Trong khu vực thực hiện Dự án không có các công trình văn hóa – tôn giáo, di tích lịch sử. Cách Dự án khoảng 600m về phía Đông Bắc là chùa Quang Phước, khoảng Tây Bắc 500m là Chùa Gia Khánh, phía Tây Nam 520m là Đền thờ Đào Tấn. Phía Tây Bắc Dự án cách khoảng 800m là Nhà văn hóa thôn Quang Hy.
Thuận lợi
Khu đất quy hoạch nằm ở vị trí thuận lợi, có các tuyến giao thông đối ngoại là Quốc lộ 19, đường BTXM kết nối chạy qua nên rất thuận tiện cho việc kết nối khu quy hoạch với các khu vực khác trên địa bàn và huyện Tuy Phước, Quy Nhơn. Trong khu vực quy hoạch không có nhà dân và các công trình công cộng khác, đất quy hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp nên chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng sẽ ít tốn kém hơn.
Địa bàn xã Phước Lộc một trong những khu vực phát triển kinh tế xã hội năng động của huyện Tuy Phước trên trục QL 19 mới nối Thành phố Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên. Lực lượng lao động dồi dào.
Đồng thời, Khu vực dự án có nguồn cung cấp nước đầy đủ, hệ thống điện đảm bảo.
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án
Hiện trạng khu vực xây dựng Dự án chủ yếu đất lúa, đất giao thông và nghĩa địa, kênh mương thủy lợi, toàn bộ khu đất không có công trình nào kiên cố. Chi tiết cụ thể được thống kê tại bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư.
- Hiện trạng bên trong khu vực dự án không có dân cư sinh sống.
- Phía Đông dự án phía bên đường Quốc lộ 19 mới là cụm dân cư sinh sống cách 250m, cách 200m về phía Tây Nam là khu dân cư xã Phước Lộc. Các hộ dân tại đây chủ yếu sống chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, ngoài ra còn làm việc trong các công ty, xí nghiệp, kinh doanh buôn bán tạp hóa nhỏ, đời sống tương đối ổn định.
Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
+ Dự án có sử dụng 3,10ha diện tích đất trồng lúa nước 02 vụ cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền chấp thuận của HĐND tỉnh.
+ Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất ruộng lúa, đường dân sinh nông thôn và kênh mương tưới tiêu hiện trạng. Các đối tượng trên là những đối tượng chính bị ảnh hưởng bởi GPMB, chịu tác động chính do ô nhiễm bụi, ồn, rung và chất thải phát sinh từ quá trình thi công công trình, vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải trong thời gian thi công và hoạt động khi dự án đưa vào vận hành khai thác.
+ Khu vực mồ mả của người dân
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô của dự án
Mục tiêu
- Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quỹ đất dọc Quốc lộ 19 (mới) đoạn từ thành phố Quy Nhơn đến huyện Tuy Phước.
- Xây dựng Khu vực bãi, dịch vụ, logistics để phù hợp quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Loại và cấp công trình:
Công trình kho bãi, dự án nhóm B
Quy mô
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kho bãi, dịch vụ bao gồm các công trình: Xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: kho lưu trữ, bãi container, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, cấp nước.
- Cán bộ nhân viên: 60 người.
Bảng 1.3. Bảng cân bằng sử dụng đất
Thống kê quy hoạch sử dụng đất của dự án:
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1. Các hạng mục công trình chính
San nền
- Tuân thủ theo đồ án QHPK tỷ lệ 1/2000 quỹ đất dọc quốc lộ 19 mới đoạn từ thành phố Quy Nhơn đến huyện Tuy Phước.
- Thiết kế san nền đào đắp bám theo địa hình hiện trạng và san lấp theo độ dốc thiết kế đường quy hoạch. Đảm bảo thoát nước mưa không gây ngập úng cục bộ.
- Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức. Nền các lô đất được san có hướng dốc về các tuyến đường xung quanh. Độ dốc san nền các lô đất chọn tối thiếu i>0.004.
- Căn cứ cao độ hiện trạng của khu quy hoạch, cao độ san nền được lấy bám theo cao độ biên đường gom QL19 mới, độ dốc lấy theo độ dốc tối thiểu thoát nước mặt sân đường.
- Cao độ nền thiết kế quy hoạch từ +6.10 đến +6.20. Cao trình đất đắp trung bình 2,5m. Hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Tính toán khối lượng san nền: khối lượng san nền được tính toán theo phương pháp lưới ô vuông, kích thước ô lưới 20x20m.
- Khối lượng san nền sơ bộ được xác định bằng phương pháp bình quân cao độ các đỉnh các ô lưới. khối lượng cát san nên được tính theo khối chặt và chưa kể đến độ lún của nền cũng như việc bóc bỏ lớp đất mùn hữu cơ.
- Khối lượng san nền tính toán dựa trên cao độ dự kiến thi công trung bình ô đất san lấp.
- Đối với cạnh phía Bắc khu đất, kè chắn đất chọn giải pháp kè thẳng đứng. Đối với cạnh phía Tây giáp khu đất được bố trí dự án liền kề của cùng nhà đầu tư và các cạnh phía Nam, phía Đông là đường gom tiếp cận đổ đất nâng nền liên tục, không cần giải pháp kè chắn mà chỉ xây dựng móng hàng rào cho lô đất dự án.
Giao thông
+ Giao thông đối ngoại: Kết nối với tuyến đường quy hoạch đảm bảo an toàn giao thông và kết nối giao thông khu vực.
Tuyến đường quy hoạch trước khu quy hoạch dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05) tại lô KB-DV 05 do nhà đầu tư thực hiện.
+ Khu tập kết xe tiếp cận với đường quy hoạch bên ngoài qua 2 cổng: Cổng 1 rộng 18m mở ra đường quy hoạch phía Nam và Cổng 2 rộng 18m kết nối với Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04) của cùng Nhà đầu tư là Công ty TNHH ...
+ Giao thông nội bộ bằng BTXM chạy bao quanh nhà kho và các hạng mục khác. Các tuyến đường nội bộ có lòng đường rộng từ 5m đến 18m đảm bảo theo yêu cầu PCCC quy định.
+ Kết cấu áo đường đề xuất bằng BTXM M300 chịu tải trọng trục 12T, nền đầm chặt K98.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy
- Nguồn nước: Nguồn cấp nước cho khu quy hoạch đấu nối với nguồn cấp nước theo quy hoạch chung của huyện Tuy Phước. Dự án sẽ đấu nối với hệ thống cấp nước sạch đi qua khu vực dự án.
Ngoài hệ thống cấp nước trực tiếp, trong khuôn viên dự án bố trí bể nước chữa cháy có diện tích 1952,4m² (dung tích 2000m3). Nguồn cấp theo nguồn cấp nước sinh hoạt.
Hệ thống thoát nước
- Tận dụng địa hình tự nhiên trong quá trình thiết kế mạng lưới thoát nước mặt, đảm bảo thoát nước mặt một cách triệt để trên nguyên tắc tự chảy.
- Mạng lưới thoát nước gồm các tuyến mương đậy nắp đan và cống BTCT có chiều dài thoát nước ngắn nhất, đảm bảo thời gian thoát nước nhanh nhất.
- Mạng lưới thoát nước mặt phải phù hợp với hướng dốc san nền quy hoạch.
* Giải pháp:
- Mạng lưới thoát nước mặt đi riêng với hệ thống thoát nước thải. Hướng thoát nước phân thành 2 lưu vực thoát nước chính:
+ Lưu vực 1: Thu gom dọc các tuyến đường phía Bắc và lưu vực nhà xưởng thoát về t thoát về tuyến mương hiện trạng phía Nam.
+ Lưu vực 2: Thu gom lưu vực dọc bãi đậu xe phía Nam và đấu nối thoát vào tuyến mương kích thước 800x800 hoàn trả dẫn thoát ra mương hiện trạng.
- Các tuyến cống được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo độ dốc tối thiểu ≥ 1/D
- Tính toán thủy lực cống thoát nước:
- Tính toán hệ thống nước mặt theo phương pháp cường độ giới hạn Các tuyến mương đi qua khu đất được thay thế bằng mương BTCT đậy nắp đan kích thước dự kiến 800x800 đặt theo cao độ mương hiện trạng đảm bảo nước thoát chảy thông suốt qua khu đất dự án.
- Bố trí các giếng thăm, giếng thu với khoảng cách 30-40m để thuận tiện cho công tác duy tu bão dưỡng sau này.
Cấp điện
- Mạng lưới điện trung thế phải đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định cho công trình;
- Các tuyến cáp trung thế, hạ thế và chiếu sáng được bố trí dọc theo vỉa hè, hoặc trong hào kỹ thuật cùng với các tuyến hạ tầng kỹ thuật khác để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn mạng lưới điện;
- Trạm biến áp hạ thế được tính toán trên cơ sở nhu cầu cấp điện các công trình;
- Cáp điện hạ thế 22kV trong khu vực quy hoạch sử dụng cấp điện áp 380/220V;
- Cáp điện 0,4kv cấp điện đến từng công trình nhà sản xuất và bãi đậu xe hàng.
- Chiếu sáng chủ yếu cho giao thông, đường dây đi nổi gắn lên các trụ cao 8-14m của lưới hạ thế. Hệ thống đèn chiếu sáng phải được điều khiển đóng cắt tự động với hai chế độ nhằm đạt được yêu cầu vận hành hiệu quả và kinh tế.- Sử dụng nguồn điện từ đường dây trung thế 22KV dọc QL19 xin phép đấu nối cơ quan ban ngành.
- Dự kiến lắp đặt trạm biến áp phục vụ sản xuất có công suất khoảng 1000kVA.
1.2.3. Các hoạt động của dự án
Các hoạt động của dự án được cụ thể tại bảng sau:
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Thoát nước thải
− Hệ thống thoát nước thải được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng độc lập với hệ thống thoát nước mưa.
- Nước thải phát sinh từ các hạng mục Nhà bảo vệ - trực trạm cân (số 2), nhà văn phòng (số 3), được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại, cùng với nước thải rửa sàn nhà kho được thu gom bằng ống nhựa HDPE D150- D200, đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải công trình.
Thoát nước mưa
- Mạng lưới thoát nước mặt đi riêng với hệ thống thoát nước thải. Hướng thoát nước hướng từ Tây sang Đông hướng về QL19 để đấu nối với hệ thống thoát nước chung
- Các tuyến cống được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo độ dốc tối thiểu ≥ 1/D
- Tính toán thủy lực cống thoát nước:
- Tính toán hệ thống nước mặt theo phương pháp cường độ giới hạn
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hạng mục Nhà bảo vệ - trực trạm cân (số 2), Nhà văn phòng (số 3) được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại, sau đó thu gom bằng ống nhựa hdpe D150, D200 và được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung
- Hệ thống thu đón nước mưa: hệ thống thu gom nước mưa được thu gom đấu nối vào các hố ga nội bộ được dẫn qua hệ thống ống hdpe D200, D300, D400,... Thu gom đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa chung đường QL19, trước mắt hệ thống này chưa có đấu nối vào vị trí mương nước hiện trạng kế bên. Chiều sâu chôn cống tính từ mặt hoàn thiện tới đỉnh cống tối thiểu 0,7m
Các tuyến mương đi qua khu đất được thay thế bằng các đoạn cống BT D800 đặt theo cao độ mương hiện trạng đảm bảo nước thoát chảy thông suốt qua khu đất dự án
- Bố trí các giếng thăm, giếng thu với khoảng cách 30-40m để thuận tiện cho công tác duy tu bão dưỡng sau này
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm dự án.
1.3.1. Giai đoạn thi công
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu
Nhu cầu nguyên liệu xây dựng phục vụ việc xây dựng Dự án bao gồm sắt, thép, đá, cát, bê tông nhựa, xi măng,… Các loại nguyên vật liệu sử dụng cho dự án được lấy từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng tại địa phương và vận chuyển theo các tuyến đường bộ đến vị trí dự án.
Khối lượng vật liệu dự kiến cho các hạng mục công trình được mô tả cụ thể như sau:
Bảng 1.5. Khối lượng các nguyên vật liệu
Nhu cầu sử dụng nước
Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân và vệ sinh, làm mát thiết bị máy móc, đơn vị thi công sẽ xin đấu nối sử dụng tại các hộ dân sinh sống lân cận:
Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân chủ yếu là nước rửa chân tay, tắm rửa sau giờ làm việc và nước đi vệ sinh. Với số lượng công nhân thi công dự kiến khoảng 40 người, áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân theo TCXDVN 33-2006/BXD của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca thì lượng nước sử dụng ước tính khoảng: 40 người x 45 lít/người/ca = 1,8m3/ngày.
- Theo dự toán xây dựng công trình, nước cấp cho quá trình xây dựng, vệ sinh, làm mát thiết bị, máy móc và nước cho các hoạt động tưới ẩm nền đường, vật liệu,... ước tính 2m3/ngày.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Trong giai đoạn thi công xây dựng, các thiết bị, máy móc thi công sử dụng nhiên liệu dầu diezel như máy đào, máy ủi, ô tô,… Khối lượng dầu diezel tiêu hao được xác định như sau:
\Bảng 1. 6. Nhu cầu tiêu thụ dầu DO
* Ghi chú:
- Định mức nhiên liệu được lấy theo Văn bản số 5018/UBND-KT ngày 03/07/2024 của tỉnh Bình Định về việc Công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định năm 2024).
- Nguồn cung cấp: Nhiên liệu được nhà thầu thi công thu mua tại các cơ sở bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- (**) Khối lượng riêng của dầu 0,8 kg/lít (1 ca=8h).
- Các máy móc, thiết bị còn lại chủ yếu sử dụng sức người và hoạt động cầm tay nên không sử dụng nhiên liệu.
>>> XEM THÊM: Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn