Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản. Sơ chế, bảo quản nông sản (rau, củ, quả các loại): 600 tấn/ năm. Chế biến nông sản (rau, củ, quả các loại): 200 tấn/ năm.

Ngày đăng: 14-09-2024

14 lượt xem

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu...được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ...., đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 08 năm 2011, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 11 tháng 05 năm 2020. Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.

Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu .. được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2011 là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sơ chế hàng nông sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, do nhu cầu mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu cầu đơn hàng của các đối tác. Do không có mặt bằng nên Công ty đang phải đi thuê nhà xưởng để hoạt động chế biến, sơ chế, bảo quản nông sản. Để chủ động trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã quyết định lập hồ sơ điều chỉnh dự án “Cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản”. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho Nhà đầu tư có mặt bằng để đầu tư phát triển sản xuất là cần thiết.

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid19 và ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng nên Công tynhận thấyhoạt động sản xuất của Công ty phải có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Từ những khó trên ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành điều chỉnh lại dự án đầu tư, mở rộng quy mô thực hiện dự án để đáp ứng được nhu cầu của thị trường về thu mua chế biến hàng nông sản ở huyện Nam Sách, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn và các huyện lân cận của tỉnh Hải Dương.

Những năm gần đây, Chính Phủ đã và đang tạo điều kiện đẩy mạnh hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn và khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cần có cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch với công nghệ và quy trình kỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn.

Ngành sơ chế, chế biến hàng nông sản cần nhiều nhân công lao động nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ngành sơ chế, chế biến hàng nồn sản nhu cầu vốn không lớn, giải quyết thu mua được hàng nông sản cho người dân địa phương, giúp người dân có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất, tránh tình trạng được mùa thì lo rớt giá. Ngoài ra, ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động không có tay nghề này không tạo ra nguy cơ của cú sốc cho nền kinh tế như bất động sản hay tài chính,…

Với những lý do cơ bản nêu trên, Công ty đã điều chỉnh dự án đầu tư, tăng quy mô sản xuất, tăng mật độ xây dựng, đồng thời đầu tư xây dựng các công trình đồng bộ mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để tăng quy mô chế biến, sơ chế, bảo quản nông sản là rất cần thiết.

Công ty đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quyết định số 3564/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 về việc chấp thuận Chủ trương đầu tư Dự án Cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản và Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 09/01/2024 về việc Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản (điều chỉnh lần thứ nhất từ Dự án Cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản)

Tên dự án: Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản

Địa điểm: Xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Mục tiêu quy mô: Mục tiêu của dự án là đầu tư cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

-Sơ chế, bảo quản nông sản (rau, củ, quả các loại): 600 tấn/ năm;

-Chế biến nông sản (rau, củ, quả các loại): 200 tấn/ năm.

Diện tích khu đất thực hiện dự án: 27.983,0 m2 (trong đó có 702 m2 nằm trong hành lang an toàn đường điện)

Tổng vốn đầu tư dự án: 79.293.000.000 đồng (Bảy mươi chín tỷ, hai trăm chín mươi ba triệu đồng).

Tiến độ thực hiện dự án:

Xây dựng hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động trước ngày 30 tháng 11 năm 2025.

Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản của Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu.... là dự án xây dựng mới, thuộc mục số 6 (Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa), phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu .... đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo ĐTM cho Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM.

Phạm vi lập báo cáo: Tại thời điểm lập báo cáo ĐTM cho dự án, Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu....đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đã tiến hành xong công tác bồi thường, GPMB. Phạm vi của báo cáo ĐTM là đánh giá, dự báo các tác động của hoạt động GPMB, thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành tới môi trường tự nhiên, con người trong phạm vi diện tích dự án, xung quanh khu vực thực hiện dự án, xung quanh tuyến đường vận chuyển, đồng thời dự báo các rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong các giai đoạn hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động từ các giai đoạn hoạt động của dự án.

- Giai đoạn triển khai xây dựng:

+ Hoạt động đền bù, GPMB (thu dọn sinh khối, bóc lớp đất phủ bề mặt đối với diện tích đất lúa.

+ Hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu thi công, máy móc thiết bị, chất thải.

+ Hoạt động san lấp mặt bằng, thi công các hạng mục của Dự án và lắp đặt máy móc thiết bị.

+ Hoạt động của công nhân tham gia thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị.

- Giai đoạn vận hành dự án (gồm: giai đoạn vận hành thử nghiệm, giai đoạn vận hành thương mại):

+ Hoạt động sơ chế, bảo quản các loại nông sản.

+ Hoạt động chế biến các loại nông sản.

+ Hoạt động sinh hoạt của CBCNV tại Dự án.

Các hoạt động nằm ngoài những hoạt động trên sẽ không nằm trong phạm vi của báo cáo.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM Dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án :

Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu.

- Địa chỉ trụ sở chính: .........., huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

- Người đại diện theo pháp luật: ......... - Giám đốc.

- Tiến độ thực hiện dự án: Xây dựng hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động trước ngày 30 tháng 11 năm 2025.

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản được thực hiện trên diện tích 27983,0m2 thuộc xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ranh giới tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp đường và mương nội đồng, đất canh tác.

+ Phía Nam giáp mương tiêu khu vực.

+ Phía Đông giáp đường tỉnh 390.

+ Phía Tây giáp đất canh tác nông nghiệp.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Khu đất dự án chủ yếu là đất lúa, đất giao thông, đất thủy lợi… do các hộ gia đình, cá nhân và UBND xã quản lý.

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất của dự án

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp, đã được doanh nghiệp đền bù, giải phóng mặt bằng và chuyển mục đích sử dụng đất.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

* Các đối tượng KT - XH:

- Khu dân cư gần nhất: Dự án cách khu dân cư xã Nam Trung khoảng 110 m về phía Bắc.

-Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử:Khu vực thực hiện dự ánkhông có, không giáp các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử.

* Các đối tượng tự nhiên:

- Hệ thống giao thông:giáp đường tỉnh 390 nên rất thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng cũng như khi đi vào vận hành của dự án.

- Hệ thống kênh mương thoát nước:

+ Phía Nam dự án có kênh tiêu thoát nước của khu vực. Kênh tiêu này do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Nam Trung quản lý, khai thác và sử dụng, có chức năng phục vụ hoạt động tưới tiêu nông nghiệp, tiêu thoát nước của khu vực. Hiện trạng kênh tiêu có chiều dài qua dự án khoảng 227m, 2 bên bờ đất, nhiều đất đá thải đổ.

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất

1.1.6.1. Mục tiêu của dự án

Việc đầu tư Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản của Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Sơ chế, bảo quản nông sản (rau, củ, quả các loại) và chế biến nông sản phục vụ nhu cầu thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần tăng ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho 68 lao động của Dự án.

1.1.6.2. Loại hình, quy mô, công suất của dự án

Công suất của Dự án: Chế biến, sơ chế, bảo quản nông sản các loại: 800 tấn/ năm. Trong đó:

a. Sơ chế, bảo quản nông sản (rau, củ, quả các loại): 600 tấn/ năm.

b. Chế biến nông sản (rau, củ, quả các loại): 200 tấn/ năm.

1.1.6.3. Công nghệ của dự án

Dự án sử dụng công nghệ phổ biến trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản hiện nay tại tỉnh.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản của Công ty cổ phần nông sản xuất khẩu ... được chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 3564/QĐ-UBND ngày 30/11/2020. Từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp đã hoàn thiện thủ tục giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện Nam Sách.

Ngày 09/1/2024, dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quyết định số 62/QĐ-UBND về việc Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Cơ sở chế biến, sơ chế và bảo quản hàng nông sản (điều chỉnh lần thứ nhất từ Dự án Cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản), trong đó điều chỉnh lại dự án để phù hợp với quy định hiện hành, công năng sản xuất mới. Vì vậy, Công ty tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Bảng 1.2. Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình của Dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

Nhà xưởng: Bao gồm 3 nhà xưởng có diện tích 3.528,0m2/xưởng, kích thước LxB = 36m x 98m, xây dựng 01 tầng được sử dụng để bố trí các khu chức năng, phục vụ hoạt động sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản các loại. Kết cấu khung thép zamil, móng, sàn BTCT, tường xây gạch, mái lợp tôn sóng công nghiệp. Cửa ra vào là cửa cuốn nhôm, cửa cuốn tự động hoặc cửa thép (loại 1 cánh hoặc 2 cánh),cửa sổ làcửa chớptôn. Trong xưởng bố trí các khu vực sản xuất, kho chứa nguyên liệu, kho lạnh.

- Nhà lò hơi: có 01 nhà, diện tích 1.568m2, kích thước LxB = 16m x 98m, được bố trí giáp tường rào phía Tây dự án, đối diện nhà xưởng sản xuất + kho số 4.

- Nhà văn phòng: có 01 nhà, diện tích 450,0m2, kích thước LxB = 15m x 30m, xây dựng 02 tầng. Kết cấu móng BTCT, tường xây gạch, trát vữa xi măng cát vàng, quét sơn, mái đổ bê tông, có lợp tôn cách nhiệt; nền lát gạch ceramic. Cửa ra vào, cửa sổ là cửa panô kính hoặc cửa kính khung nhôm.

- Nhà giới thiệu, trưng bày sản phẩm: có 02 nhà, xây dựng 2 tầng/ nhà, diện tích 750m2/ nhà, kích thước LxB = 50m x 15m, xây dựng 01 tầng. Kết cấu móng BTCT, tường xây gạch, trát vữa xi măng cát vàng, quét sơn, mái đổ bê tông, có lợp tôn cách nhiệt; nền lát gạch ceramic. Cửa ra vào, cửa sổ là cửa panô kính hoặc cửa kính khung nhôm.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

- Các công trình sản xuất khác và phụ trợ: Cổng, tường rào, nhà bảo vệ, khu xử lý nước thải, nhà để xe, trạm biến áp...: được xây dựng đơn giản, dễ dàng thi công.

- Sân đường nội bộ:

Sân đường nội bộ được lu nèn K = 0,9. Kết cấu mặt đường bằng bê tông đá 2×4 dày 20 cm. Bề rộng mặt đường lớn hơn 3,5m, thiết kế đảm bảo cho xe vận chuyển và xe PCCC có thể ra vào tất cả các vị trí trong Dự án.

- Hệ thống cấp điện:

Dự án sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện cao thế của địa phương – đường dây 35KV dọc đường tỉnh 390. Công ty đầu tư lắp đặt 01 TBA công suất 1.000KVA.

Nguồn điện sau khi hạ áp được cấp đến các nhà xưởng, kho bằng hệ thống cáp ngầm đặt dưới lòng đường và điện chiếu sáng được bố trí các cột đèn cao áp dọc đường nội bộ.

+ Hệ thống dẫn điện từ trạm biến áp đến các nhà xưởng và các công trình phụ dùng loại cáp 1 lõi và nhiều lõi. Hệ thống dây điện được luồn trong ống sắt.

+ Các thiết bị điện như cầu dao, ổ cắm, công tắc, rơle, cầu chì... được nhập từ các hãng sản xuất có uy tín để đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất.

+ Các nhà xưởng được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng đủ để đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân.

Bảng 1.4. Tổng hợp vật tư cấp điện

Ngoài ra, Công ty trang bị 01 máy phát điện công suất 175 KW để dự phòng sản suất khi mất điện.

- Hệ thống cấp nước:

+ Cấp nước: Nước cấp cho Dự án chủ yếu phục vụ vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, PCCC, rửa đường và tưới cây. Toàn bộ lượng nước này đều được lấy từ hệ thống cấp nước của khu vực. Nước sạch qua đồng hồ đo và chảy vào bể chứa nước của Dự án và được bơm lên các bồn chứa nước inox cấp cho các khu vực sử dụng.

+ Hệ thống phân phối nước:

++ Cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất: Nước sạch từ bể chứa nước phân phối tới các khu vực tiêu thụ nước như khu vực sản xuất, nhà bếp, nhà vệ sinh... bằng mạng lưới đường ống nhựa PVC. Mạng lưới cấp nước bao gồm các đường ống chính có kích thước D100 và các đường ống nhánh phân phối có kích thước D48, D50.

++ Cho nhu cầu PCCC và tạo cảnh quan: Nước sạch được cấp đến Hồ cảnh quan kết hợp với nước PCCC.

++ Cho nhu cầu vệ sinh và tưới cây: Nước từ bể chứa được bơm vào hệ thống mạng lưới đường ống chính chạy xung quanh Dự án. Mạng lưới làm từ ống nhựa PVC có đường kính D48, D50. Trên mạng lưới có lắp đặt các van vòi để lấy nước.

Bảng 1.5. Tổng hợp vật tư cấp nước

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Gồm có: Trung tâm điện thoại, fax, e-mail. Khu vực văn phòng và các bộ phận làm việc có số điện thoại riêng.

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án bao gồm:

+ Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa theo các ống dẫn PVC từ trên mái các công trình chảy xuống hệ thống cống thoát nước mặt ở phía dưới. Các ống dẫn PVC có đường kính D110.

+ Hệ thống thoát nước mặt: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt khu vực dự án được thu gom vào hệ thống cống BTCT, hố ga có nắp đậy đặt ngầm dưới đất, chạy dọc theo đường nội bộ và thoát ra kênh tiêu phía nam dự án. Hệ thống cống thoát nước có kết cấu BTCT, kích thước D300, D400 và D500, độ dốc hệ thống i= 0,1%. Tại những chỗ ngoặt bố trí song chắn rác và các hố ga có kích thước 100 cm × 100 cm × 100 cm để lắng cặn, tổng cộng có 37 hố ga. Công ty có 01 điểm xả nước mưa ra kênh thoát nước của khu vực – Kênh tiêu thoát nước phía Nam dự án (nối với cống Bịch – giáp đường huyện 390, tại xã Nam Trung, huyện Nam Sách). Tọa độ điểm xả thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) như sau: Điểm xả nước mưa: X(m) = 2295906,322; Y(m) = 585882,353

- Hệ thống thoát nước thải:

+ Nước thải từ quá trình sản xuất chủ yếu là nước thải từ quá trình rửa nông sản, vệ sinh thiết bị máy móc, vệ sinh nhà xưởng. Nước thải này được dẫn về bể lắng 03 ngăn để lắng cặn, sau đó tự chảy về HTXL nước thải chung của Dự án.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các khu vệ sinh và từ bếp ăn được xử lý sơ bộ bằng bể phốt, bể tách mỡ sau đó được dẫn về HTXL nước thải chung của Dự án.

- Công trình xử lý nước thải: Công ty dự kiến đầu tư HTXL nước thải chung công suất 10 m3/ngàyđêm để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của Dự án. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt giá trị Cmax với hệ số K = 1,2 của QCVN 14:2008/BTNMT, mức B và giá trị Cmax với hệ số Kq = 0,9, Kf = 1,2 của QCVN 40:2011/BTNMT, mức B.

Công ty có 01 điểm xả nước thải sinh hoạt ra kênh thoát nước của khu vực – Kênh tiêu thoát nước phía Nam dự án (nối với cống Bịch – giáp đường huyện 390, tại xã Nam Trung, huyện Nam Sách). Tọa độ điểm xả thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) như sau: Điểm xả nước thải: Xt(m) = 2295929,765; Yt(m) = 585962,630

- Công trình xử lý bụi và khí thải:

Dự án sử dụng nồi hơi đốt củi đi kèm hệ thống xử lý khí thải kèm theo, khí thải phát sinh được xử lý đạt mức B của QCVN 19:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường; hệ thống làm lạnh chạy bằng điện nên không phát sinh khí thải từ hoạt động làm lạnh.

- Công trình lưu giữ, xử lý CTR, CTNH:

+ Đối với CTR sinh hoạt: Dự án bố trí 20 thùng rác loại 25 lít đặt tại khu văn phòng, nhà ăn và 02 thùng rác loại 120 lít tại khu vực nhà bếp.

+ Đối với CTR sản xuất và CTNH: Công ty bố trí một kho chứa rác có tổng diện tích 90 m2 nằm trong khu vực nhà xưởng sản xuất. Kết cấu BTCT, tường xây gạch, trát vữa, quét sơn, mái lợp tôn, nền láng xi măng chống thấm. Trong kho được ngăn chia thành 02 khu vực riêng biệt.

+ Khu vực chứa chất thải nguy hại: 20 m2. Trong kho chứa có phân chia các khu vực chứa đối với từng loại chất thải riêng biệt, có dán nhãn…

+ Khu vực chứa chất thải rắn thông thường: 70 m2.

- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Dự án không nằm trong danh mục thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ). Các phương án, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường được trình bày cụ thể tại Chương 3 của báo cáo.

1.2.4. Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn

Không có.

1.2.5. Các các công trình bảo vệ môi trường khác

- Hệ thống thông gió: Nhà xưởng được thực hiện thông gió tự nhiên với hệ thống các cửa sổ thông thoáng xung quanh nhà xưởng kết hợp với các cửa chính và quạt thông gió.

- Cây xanh: Cây trồng trong khuôn viên Dự án sẽ được trồng đa phần là cây gỗ có tán thấp như cây bằng lăng, cây xoài… Cây gỗ có tán được trồng dọc theo tường rào của Dự án. Ngoài ra, cây xanh còn được trồng xen kẽ giữa các nhà xưởng để tạo bóng mát và cảnh quan cho Dự án, nhằm tạo không gian xanh sạch đẹp, tăng tính mỹ quan và môi trường làm việc, đồng thời góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh theo quy định.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC):

Thiết kế và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống PCCC, bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và hệ thống báo cháy tự động theo các quy định của TCVN và QCVN về PCCC.

+ Hệ thống chữa cháy ban đầu: Trong trường hợp đám cháy mới phát sinh với diện tích nhỏ có thể sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa. Bình chữa cháy cầm tay trang bị cho công trình là loại bình bột MFZ4, CO2, MT3.

- Hệ thống chống sét:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên tục và tránh thiệt hại về tài sản, con người do sét gây ra, tại nhà xưởng chính và các công trình phụ trợ đều có thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Hệ thống chống sét bao gồm: Bộ phận thu sét, bộ phận dẫn xuống, các loại mối nối, điểm kiểm tra đo đạc, bộ phận dây dẫn nối đất, bộ phận cực nối đất.

1.2.6. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Dự án sử dụng công nghệ phổ biến trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản hàng nông sản hiện nay tại Hải Dương. Tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất của dự án không phức tạp và có thể kiểm soát được bằng các giải pháp đã được áp dụng rộng rãi như Nhà máy chế biến nông sản và sản xuất bao bì xuất khẩu tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà; Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu tại xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang; Nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản xuất khẩu và sản xuất bao bì xuất khẩu tại thôn Trụ, TT. Lai Cách, huyện Cẩm Giàng của Công ty TNHH TM&DV Hiền Lê,...

Hạng mục công trình chủ yếu là các nhà xưởng công nghiệp, kết cấu khung thép tiền chế, lợp tôn sóng công nghiệp thông thường không gây tác động xấu đến môi trường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com