Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án Hạ tầng Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Dự án sẽ xây dựng hệ thống cấp nước mặn; hệ thống thoát nước thải; hệ thống điện và đường giao thông, phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các tiểu khu.
Ngày đăng: 29-08-2024
82 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...............................................7
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật.....12
1.3. Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch vùng,
quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của
Dự án với Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan...12
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM ............13
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập trong quá trình đánh giá tác động môi trường....17
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................18
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM..............19
5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM.........................................23
5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường .....................26
5.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án.....................28
5.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án...............................32
5.4.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng.............................32
5.4.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn dự án hoàn thành và đi vào
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN....................................................................36
1.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN....................................................................36
1.1.2. Tên Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại diện
1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản tại khu vực thực hiện dự án.......39
1.1.5. Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường..44
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.................52
1.2.1. Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án.........................................52
1.2.2. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và môi trường.....................................62
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP
ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN...................................................63
1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH............................................................70
1.4.2. Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình mới.......................................73
1.6. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ...78
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN............................81
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................................81
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội các xã Điền Hòa, xã Phong Hải...................................88
2.3. CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG
2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN................130
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN ................................................................................132
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ...................................132
3.1.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án136
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN ..................138
3.2.2. Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường.......................................158
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN...................165
3.2.2. Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường.......................................175
3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........189
3.4.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ........................189
3.4.2. Kế hoạch xây dựng các công trình bảo vệ môi trường......................................189
3.4.3. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường.........................................189
3.4.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường...................190
3.5. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 191
3.5.1. Mức độ phù hợp của các phương pháp sử dụng trong báo cáo.........................191
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......197
4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..................................................197
4.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .........................200
4.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng.............200
4.2.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn dự án hoàn thành và đi vào
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THAM VẤN.......................................................................204
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.................................................................205
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO................................................................207
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung về Dự án
Điền Hòa và Phong Hải là các xã nuôi tôm thẻ chân trắng trọng điểm của vùng đất cát ven biển huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích được người dân thả nuôi đến nay khoảng gần 57 ha và chủ yếu là do người dân tự đầu tư. Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghiệp với năng suất bình quân từ 8-10 tấn/ha/vụ, mỗi năm nuôi từ 1-2 vụ đã đem lại thu nhập khá cao cho khoảng 100 hộ gia đình của xã và giải quyết hơn 4.000 lao động trong vùng.
Tuy nhiên, trong những năm qua người nuôi chỉ mới quan tâm đầu tư ao nuôi, việc đầu tư hạ tầng không đúng quy định và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, xử lý nước mặn, khu chứa bùn, ao xử lý thải … đã làm ô nhiễm môi trường trầm trọng và gây dịch bệnh cục bộ ở một số ao nuôi và lan sang các vùng khác; thêm vào đó, công tác xử lý bệnh chưa triệt để đã làm ô nhiễm vùng cát và nước biển ven bờ, về lâu dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi và sẽ không thực hiện đúng định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững của tỉnh. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cũng làm phát sinh mâu thuẫn với các nghành khác như du lịch và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Hệ thống trạm bơm cấp nước mặn chưa có, kênh xả, ao xử lý còn nhỏ lẻ, manh mún, một số điểm cấp và thải nước quá gần nhau đã giảm chất lượng nước cấp vào ao nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh tôm và lây nhiễm mầm bệnh cho các tiểu vùng khác. Để đảm bảo thực hiện chủ trương nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện môi trường, hiệu quả, bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, tiến tới truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và thực hiện nuôi theo mô hình VietGAP do đó việc đầu tư xây dựng Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung huyện Phong Điền trong đó chủ yếu tập trung ở xã Điền Hòa và xã Phong Hải là điều hết sức cần thiết.
Nhằm tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ” (Dự án thuộc Số thứ tự 09, Mục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022)
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN
1.1.1. Tên dự án
HẠ TẦNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP TRUNG
1.1.2. Tên Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại diện theo pháp luật; nguồn vốn và tiến độ thực hiện Dự án
-Tên Chủ dự án:
Địa chỉ: ........., đường Đống Đa, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại:...........Email:..............
Đại diện:...........
-Tổng vốn đầu tư: 82,5tỷ đồng.
-Nguồn vốn: .....
1.1.3. Vị trí địa lý
Dự án thực hiện tại .............., xã Điền Hòa và thôn Hải Thế, xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền- Phía Tây giáp xã Điền Hòa, huyện Phong Điền
- Phía Bắc giáp xã Điền Lộc và biển Đông
- Phía Nam giáp xã Điền Hải, huyện Phong Điền Toạ độ địa lý vùng dự án như sau:Từ 160 24' 30" đến 160 23' 35" vĩ độ Bắc Từ 1070 44' 45" đến 1070 45' 30" kinh độ Đông Sơ đồ vị trí thực hiện dự án được thể hiện ở hình 1 sau:
1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản tại khu vực thực hiện dự án
1.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất
Cơ cấu diện tích đất sử dụng các tiểu khu như sau:
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất các tiểu khu
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất tiểu khu 4-3
Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng đất tiểu khu 4-4
Bảng 1.5. Cơ cấu sử dụng đất tiểu khu 5-2-1
Bảng 1.6. Cơ cấu sử dụng đất tiểu khu 5-2-2
1.1.4.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Khu vực của dự án bao gồm các tiểu khu 4-3; 4-4 thuộc xã Điền Hòa, tiểu khu 5-2 thuộc xã Phong Hải, hiện trạng nuôi trồng của các tiểu khu như sau:
A. Tiểu khu 4-3
Tiểu khu 4-3 thuộc thôn Thế Mỹ A, xã Điền Hòa. Phía Bắc giáp với tiểu khu của công ty Trường Sơn, phía Đông giáp đường tỉnh lộ 22, phía Tây giáp với đường ven biển đang quy hoạch, phía Nam giáp với dãi cồn cát.
Hiện nay, tiểu khu 4-3 đã giao đất và người dân đã tiến hành xây dựng 20 ao nuôi với diện tích 4,92 ha, trong đó có 4 ao có diện tích khoảng 900 m2, các cao còn lại có diện tích từ 2.600÷3.060 m2. Hạ tầng đã được đầu tư trong tiểu khu này bao gồm:
- Đường ống cấp nước mặn: được bơm trực tiếp từ biển vào bằng đường ống nhựa PVCÆ114, mỗi hộ nuôi đầu tư 1 hệ thống đường ống riêng lẻ;
- Hệ thống thu gom xử lý nước thải: nước thải trong quá trình nuôi được thải trực tiếp ra mương thải nằm giữa tiểu khu 4-3, chảy theo mương thải chạy dọc theo tiểu khu Trường Sơn sau đổ ra biển tại vị trí giáp ranh với xã Điền Lộc.
- Hệ thống đường giao thông: trong tiểu khu đã có tuyến đường bê tông nối với đường Tỉnh Lộ 22 có bề rộng B=3,0m.
- Hệ thống cấp điện: điện để vận hành trong quá trình nuôi trồng trong tiểu khu này được đấu nối từ TBA Điền Lộc 6; hệ thống đường dây, trụ điện đấu nối từ các trạm biến áp này đến các ao nuôi.
- Nhà quản lý vận hành: Các hộ nuôi trồng tự xây dựng các nhà quản lý cấp 4 (14 nhà) với diện tích khoảng 50÷75 m2 để cất giữ thức ăn, trang thiết bị máy móc phục vụ trong quá trình nuôi trồng.
B. Tiểu khu 4-4
Tiểu khu 4-4 thuộc thôn Thế Mỹ B, xã Điền Hòa. Phía Bắc và phía Tây giáp với dãi cồn cát, phía Đông giáp đường tỉnh lộ 22, phía Nam giáp tiểu khu 5-2 của xã Phong Hải.
Hiện nay, tiểu khu 4-4 đã giao đất và người dân đã tiến hành xây dựng 30 ao nuôi với diện tích 9,37ha, chủ yếu là các ao có diện tích từ 2.600÷3.700 m2; 3 ao thu gom nước thải với diện tích khoảng 0,53ha. Hạ tầng đã được đầu tư trong tiểu khu này bao gồm:
- Đường ống cấp nước mặn: được bơm trực tiếp từ biển vào bằng đường ống nhựa PVCÆ114, mỗi hộ nuôi đầu tư 1 hệ thống đường ống riêng lẻ;
- Hệ thống thu gom xử lý nước thải:20 ao nuôi ở phía trên nước thải được gom về 2 ao xử lý có diện tích 0,46ha; sau đó theo tuyến ống chôn ngầm dưới đấtcó đường kính Æ600 dài khoảng 210m rồi đổ trực tiếp ra mương thải hở chảy dọc theo đường bê tông ranh giới 2 xã; 10 ao nuôi dọc theo đường bê tông ranh giới 2 xã đổ nước thải trực tiếp ra kênh mương thải hở với 20 ao nuôi phía trên rồi chung tuyến thải đổ ra biển.
- Hệ thống đường giao thông: trong tiểu khu đã có 1 tuyến đường bê tông nối với đường Tỉnh Lộ 22 có bề rộng B=3,0m và 2 tuyến đường bê tông nội vùng phục vụ đi lại, thu hoạch.
- Hệ thống cấp điện: trong tiểu khu có 2 TBA, hệ thống đường dây, trụ điện đấu nối từ các trạm biến áp này đến các ao nuôi
- Nhà quản lý vận hành: Các hộ nuôi trồng tự xây dựng các nhà quản lý cấp 4 (16 nhà) với diện tích khoảng 35÷80 m2 để cất giữ thức ăn, trang thiết bị máy móc phục vụ trong quá trình nuôi trồng.
C. Tiểu khu 5-2
Tiểu khu 5-2 thuộc thôn Hải Thế, xã Phong Hải. Phía Bắc giáp với tiểu khu 4-4 xã Điền Hòa, phía Đông giáp đường tỉnh lộ 22, phía Tây và phía Nam giáp với đường ven biển đang quy hoạch
Toàn bộ tiểu khu 5-2 được quy hoạch theo Quyết định số 3024/QĐ-UBND ngày 22/04/2015 của UBND huyện Phong Điền về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cát xã Phong Hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 bao gồm 2 khu vực: Khu vực đang nuôi trồng hiện trạng 5-2-1 ở phía Tây đường Tỉnh lộ 22 có diện tích 10 ha, và khu vực quy hoạch bổ sung 5-2-2 ở phía trên khu vực 5-2-1 có diện tích 26 ha hiện đang là đất trồng rừng sản xuất. Hạ tầng đã được đầu tư trong tiểu khu 5-2-1 này bao gồm:
- Ao nuôi: gồm 25 ao nuôi có tổng diện tích 7,54ha, mỗi ao có diện tích từ 2.600÷3.700 m2;
- Đường ống cấp nước mặn: được bơm trực tiếp từ biển vào bằng đường ống nhựa PVCÆ114, mỗi hộ nuôi đầu tư 1 hệ thống đường ống riêng lẻ;
- Hệ thống thu gom xử lý nước thải: nước thải trong tiểu khu này thoát theo hai hướng chính. Các ao nuôi phía trên gom về mương thải chung với tiểu khu 4-4 thông qua hệ thống ống buy ly tâm có đường kính Æ700; các ao nuôi dưới trên gom về mương thải bằng bê tông hình chữ nhật rộng 2m rồi đổ thẳng ra biển;
- Hệ thống đường giao thông: trong tiểu khu đã có 1 tuyến đường bê tông dài 280m nối với đường Tỉnh Lộ 22 có bề rộng B=3,0m;
- Hệ thống cấp điện: trong tiểu khu có 2 TBA, hệ thống đường dây, trụ điện đấu nối từ các trạm biến áp này đến các ao nuôi;
- Nhà quản lý vận hành: Các hộ nuôi trồng tự xây dựng các nhà quản lý cấp 4 (13 nhà) với diện tích khoảng 35÷80 m2 để cất giữ thức ăn, trang thiết bị máy móc phục vụ trong quá trình nuôi trồng.
*. Nhận xét về hiện trạng nuôi trồng của các tiểu khu:
- Các ao nuôi hiện trạng có diện tích phổ biến từ 2.600÷3.500 m2, theo đánh giá các ao này diện tích lớn nên không còn phù hợp với xu hướng nuôi trồng hiện nay, diện tích ao nuôi lớn nên đầu vụ cần phải tập trung bơm cấp nước vào với công suất lớn, công tác vệ sinh, cấp bù nước trong quá trình nuôi tốn nhiều công sức, và rủi ro cũng cao nếu trong ao phát sinh dịch bệnh. Hiện nay một số hồ nuôi trong các tiểu khu 4-3; 5-2-1 đã cải tạo lại ao nuôi theo quy mô là 1 ao lớn chia thành 4 ao nhỏ với diện tích trung bình mỗi ao từ 800÷1.000 m2.
- Hệ thống cung cấp nước mặn: nguồn nước mặn lấy từ ngoài biển vào bơm trực tiếp vào các ao nuôi chưa qua các công đoạn để xử lý, các điểm lấy nước vào nằm rất gần các điểm xả thải nên nguồn nước không đảm bảo chất lượng.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: chủ yếu là hình thức xả thải chảy tràn ra các mương thải xung quanh các tiểu khu rồi đổ ra biển. Các ao xử lý trong một số tiểu khu có diện tích rất nhỏ và chưa đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu về nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống đường giao thông: các tuyến đường bằng bê tông mới được đầu tư chủ yếu để kết nối với Tỉnh lộ 22, các tuyến đường nội vùng phục vụ đi lại, thu hoạch chưa có hoặc đã có nhưng bằng đất cát, đi lại khó khăn.
- Hệ thống cấp điện: các TBA hiện có cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các hồ đang nuôi trồng, khi mở rộng thêm các ao nuôi cần phải tính toán nâng cấp và xây mới để đảm bảo nhu cầu sử dụng của các hồ nuôi trong vùng.
1.1.5. Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường
- Dự án có nằm ở thôn 10 của xã Điền Hòa và thôn Hải Thế của xã Phong Hải, tuy nhiên khu vực dự án nằm sát bờ biển, giáp với đường tỉnh lộ 22 về phía Tây, khu vực phía Tây của tỉnh lộ 22 thì có dân cư thưa thớt và diện tích đất đã nằm trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Về phía Bắc và phía Nam của dự án thì có khu dân cư tập trung, nằm cách khá xa khu vực dự án và được phân cách bởi các tiểu khu của các dự án khác.
- Công trình: ở phía Bắc của Tiểu khu 4-3 là tiểu khu nuôi tôm của Công ty Trường Sơn, nên trong quá trình san lấp mặt bằng và thi công dự án sẽ có những ảnh hưởng đến công trình này.
Trong các tiểu khu 4-3 cố một số vị trí tuyến ống, đường giao thông đi qua ảnh hưởng đến nhà kho của các hộ nuôi trồng (4 nhà kho với diện tích 375 m2); bên cạnh đó có 9 ngôi mộ của người dân nằm trong khu vực bố trí ao xử lý thải. Các hạng mục này cần di dời để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Ngoài ra, tuyến đường ống thoát nước thải từ ao xử lý thải đến điểm xả thải đi dọc theo đường tỉnh lộ 22, cần phải giải phóng mặt bằng để thi công chôn lắp. Các hạng mục chủ yếu cần phải giải phóng chủ yếu là tường rào, hoa màu, đường ống nước dọc theo tuyến đường và một số trụ điện của các hộ dân
- Tiểu khu 5-2-1 và 5-2-2 có tổng diện tích khoảng 31,49 ha trong đó có khoảng hơn 26 ha diện tích hiện đang là đất trồng rừng sản xuất, tuy nhiên diện tích đất của tiểu khu này đã được UBND huyện quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng, mặc khác do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khắc nghiệt, chủ yếu là đất cát nên trồng trọt rất khó khăn chủ yếu là bạch đàn, tràm, mật độ cây rất thưa thớt và hiện nay người dân sở hữu các diện tích này đều đã có đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản nên vấn đề thu hồi các diện tích này tương đối thuận lợi.
- Bờ biển: dự án cách bờ biển khoảng 200m, các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động nuôi trồng thủy sản của dự án cũng sẽ có những tác động đến môi trường nước biển khu vực này.
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất
1.1.6.1. Mục tiêu của dự án
- Đảm bảo hạ tầng thiết yếu cho vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản tập trung khoảng 68 ha tại huyện Phong Điền;
- Xử lí triệt để nguồn nước thải từ các vùng tiểu khu nuôi đạt tiêu chuẩn về môi trường nước thải trước khi thải ra biển;
- Ngăn chặn nguồn nhiễm do hệ thống thoát nước thải mang lại cho môi trường và cân bằng hệ sinh thái của vùng đệm của toàn khu nuôi;
- Cung cấp nguồn nước mặn cho toàn bộ khu nuôi của vùng dự án có chất lượng ổn định và nhất là không tác động xấu đến môi trường. Hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh trong quá trình nuôi.
1.1.6.2. Quy mô của dự án
Theo quy hoạch, thiết kê thì số lượng và diện tích các ao nuôi là:
Dự án sẽ xây dựng hệ thống cấp nước mặn; hệ thống thoát nước thải; hệ thống điện và đường giao thông, phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các tiểu khu: Tiểu khu 4-3 và 4-4 (xã Điền Hòa); Tiểu khu 5-2-1 và 5-2-2 (thuộc xã Phong Hải).
a. Tiểu khu 4-3:
- Xây dựng trạm bơm cấp nước mặn số 1 với công suất QTB1= 1.190 m3/h; kích thước nhà trạm bơm B x L= (6 x 19)m;
- Xây dựng tháp nước tự chảy bằng BTCT M300, kích thước B x H x L = (4,50 x 2,2 x 7,0)m;
- Xây dựng tuyến ống cấp nước mặn: từ tháp nước đến ao sơ lắng bằng ống uPVC, Æ400mm với tổng chiều dài 2 ống 2.462m; hệ thống cấp nước mặn từ ao sơ lắng đến ao nuôi bằng ống nhựa PVC, Æ300÷400mm với chiều dài 1.058m.
- Kéo dài 2 cống xả hiện trạng có đường kính Æ1000, xây mới 1 cống xả Æ800; hệ thống ống thoát nước thải từ ao xử lý thải ra biển bằng ống buy ly tâm BTCT M300 Æ800 với chiều dài 952,66m;
- Xây dựng 5 ao sơ lắng nước cấp với diện tích 3,24ha; ao sơ lắng, xử lý nước thải và bãi chứa bùn với diện tích 2,22ha
- Xây dựng 2 tuyến đường nội vùng phục vụ đi lại sản xuất, thu hoạchvới chiều dài 717m và 1tuyến đường đi vào vận hành trạm bơm với tổng chiều dài 269m;
- Xây dựng hệ thống đường dây trung thế dài 598m và 2 trạm biến áp vận hành trạm bơm và phục vụ sản xuất.
b. Tiểu khu 4-4:
- Xây dựng tuyến ống cấp nước mặn: từ tháp nước đến ao sơ lắng bằng ống uPVC, Æ400mm với tổng chiều dài 2 ống 3.098m; hệ thống cấp nước mặn từ ao sơ lắng đến ao nuôi bằng ống nhựa PVC, Æ350÷400mm với chiều dài 1.395m.
- Xây dựng hệ thống ống thu gom nước thải về ao xử lý thải bằng bằng ống buy ly tâm BTCT M300 Æ800 với chiều dài 836m;
- Xây dựng 10 ao sơ lắng nước cấp với diện tích 4,63ha; ao sơ lắng, xử lý nước thải và bãi chứa bùn với diện tích 4,03ha;
- Xây dựng 1 tuyến đường nội vùng phục vụ đi lại sản xuất, thu hoạch với chiều dài 291m;
c. Tiểu khu 5-2-1:
- Xây dựng tuyến ống cấp nước mặn: từ tháp nước đến ao xử lý bằng ống uPVC Æ400mm với tổng chiều dài 2 ống 1.326m; hệ thống cấp nước mặn từ ao xử lý đến điểm lấy nước vào ao nuôi bằng ống nhựa uPVC Æ400mm với chiều dài 2.210m;
- Xây dựng đường ống thu gom nước thải bằng ống nhựa Æ400 đấu nối vào ống xả thải hiện có với chiều dài 63m.
- Xây dựng 4 ao sơ lắng với diện tích 2,65ha; ao sơ lắng, xử lý nước thải và bãi chứa bùn với diện tích 2,34ha;
d. Tểu khu 5-2-2:
- Xây dựng trạm bơm cấp nước mặn số 2 với công suất QTB1= 1.856 m3/h;
-Xây dựng tháp nước tự chảy bằng BTCT M300, kích thước BxHxL=(4,50x2,2x9,0)m; kích thước nhà trạm BxL= (6,0x21,4)m;
- Xây dựng tuyến ống cấp nước mặn: từ tháp nước đến ao xử lý bằng ống uPVCÆ400mm với tổng chiều dài 2 ống 1.351m; hệ thống cấp nước mặn từ ao xử lý đến điểm lấy nước vào ao nuôi bằng ống nhựa uPVC Æ350với chiều dài 210m;
- Xây dựng 4 cống xả thải bằng ống buy ly tâm Æ600 có chiều dài mỗi cống 20m; hệ thống ống thoát nước thải từ ao xử lý thải ra biển bằng ống buy ly tâm BTCT M300 Æ800 với chiều dài 439m.
- Xây dựng 6ao sơ lắng, 6 ao xử lý nước với diện tích 3,90ha; ao sơ lắng, xử lý nước thải và bãi chứa bùn với diện tích 2,60ha;
- Xây dựng 2 tuyến đường nội vùng phục vụ đi lại sản xuất với chiều dài 1.019m, thu hoạch và 1 tuyến đường đi vào vận hành trạm bơm với tổng chiều dài 50m;
- Xây dựng hệ thống đường dây trung thế với chiều dài 856m và 3 trạm biến áp cấp điện vận hành trạm bơm, phục vụ sản xuất.
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1.2.1. Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án
1.2.1.1. Các hạng mục công trình chính
a. Trạm bơm nước mặn số 1
- Diện tích mặt nước phục vụ: Snuôi = 6,52 ha
- Công suất trạm: QTK1 = 1.190 m3/h
- Số máy bơm: n = 7 (trong đó 2 máy dự phòng)
- Loại máy bơm: LT 290-29
- Cao trình đặt máy: Ñdm = + 3.80 m
- Mực nước tháp nước thiết kế: Ñmn = +15,47 m
- Kích thước tháp nước: B x L x H = (4,5 x 2,2 x 7,0) m
- Kích thước nhà trạm : B x L = (6,0 ×19,0) m
- Diện tích sử dụng đất: S = 337 m2
- Kết cấu nhà trạm: khung nhà trạm bằng BTCT M250, sàn mái bằng BTCT M250 có lợp tôn chống nóng, tường bao xây bằng gạch thẻ vữa XM M100;
- Kết cấu tháp nước: hệ móng, trụ bằng BTCT M300.
- Đường ống hút từ biển vào trạm bơm dài 235m, gồm đoạn hút nước ngoài biển bằng ống PVC F315mm dài 52m; đoạn ống dẫn tiếp theo bằng ống PVC F280mm dài 183m. Đoạn ống hút nước được đục lỗ và bọc vải địa kỹ thuật;
b. Trạm bơm nước mặn số 2
- Diện tích mặt nước phục vụ: Snuôi = 24,28 ha
- Công suất trạm: QTK1 = 1.856 m3/h
- Số máy bơm: n = 9 (trong đó 2 máy dự phòng)
- Loại máy bơm : LT 290-29
- Cao trình đặt máy: Ñdm = + 2.95 m
- Mực nước tháp nước thiết kế : Ñmn = +17.14 m
- Kích thước tháp nước: B x L x H = (4,5 x 2,2 x 9,0) m
- Kích thước nhà trạm: B x L = (6,0 x 21,4) m
- Diện tích sử dụng đất: S = 376 m2
- Kết cấu nhà trạm: khung nhà trạm bằng BTCT M250, sàn mái bằng BTCT M250 có lợp tôn chống nóng, tường bao xây bằng gạch thẻ vữa XM M100;
- Kết cấu tháp nước: hệ móng, trụ bằng BTCT M300.
- Đường ống hút từ biển vào trạm bơm dài 279m, gồm đoạn hút nước ngoài biển bằng ống PVC F315mm dài 90m; đoạn ống dẫn tiếp theo bằng ống PVC F280mm dài 189m. Đoạn ống hút nước được đục lỗ và bọc vải địa kỹ thuật;
c. Ao sơ lắng, xử lý nước cấp
- Căn cứ vào nhu cầu cấp nước, với yêu cầu nguồn nước cấp phải được sơ lắng tiểu thiểu 2 ngày trước khi cấp về các ao nuôi, dung tích các ao sơ lắng được bố trí như sau: Vsơ lắng > V cấp đầu vụ đồng thời Vsơ lắng > 2.Vcấp chêm (2: số ngày lượng nước tích trữ đủ để cấp chêm khi tôm trong giai đoạn sinh trưởng)
- Tổng diện tích các ao sơ lắng, xử lý nước cấp khoảng 14,42ha.
>>> XEM THÊM: Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn