Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi heo thịt với công suất chăn nuôi 12.000 con heo thịt/lứa; mỗi năm 2 lứa, tương ứng với 24.000 con heo thịt/năm.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 3
4. Thời gian thực hiện Dự án. 4
CHƯƠNG II: CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ... 5
II. Sự cần thiết phải đầu tư của dự án. 6
1. Căn cứ dự báo thị trường. 6
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định và vùng thực hiện dự án. 13
1. Vị trí huyện Vĩnh Thạnh trong vùng tỉnh Bình Định. 13
2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 17
3. Hiện trạng vận tải trên địa bàn huyện. 21
4. Đánh giá hiện trạng đất xây dựng. 22
5. Hiện trạng thủy lợi, hồ đập chứa nước sinh hoạt và sản xuất 23
II. Sự cần thiết phải đầu tư trang trại heo thịt 25
CHƯƠNG IV: MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC.. 26
III. Địa điểm xây dựng dự án. 26
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐÁP ỨNG 29
2. Quy trình chăn nuôi tại dự án. 29
II. Yêu cầu của sản xuất và các giải pháp đáp ứng. 37
1. Về giống và công tác giống. 37
2. Nhu cầu thức ăn cho heo. 37
6. Đặc tính quy trình chăn nuôi: 39
7. Giải pháp về điện, nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất 39
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.. 43
I. Thông số kỹ thuật các hạng mục chính. 43
2. Danh mục trang thiết bị (phụ lục báo giá về thiết bị). 44
CHƯƠNG VII: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ... 45
CHƯƠNG VIII: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.. 47
III. Hiệu quả tài chính dự án. 47
1. Tổng mức đầu tư của dự án: 47
2. Chi phí hoạt động hàng năm: 48
3. Chi phí vận hành sản xuất: 62
4. Doanh thu từ trang trại: 64
7. Giá trị hiện tại ròng và tỷ suất hoàn vốn nội bộ: 69
8. Hiệu quả Kinh tế và Xã hội tại Khu vực. 70
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 71
I.Đánh giá tác động môi trường: 71
II. Phương án bảo vệ, quản lý nguồn nước. 96
III. Các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động: 97
1.An toàn và vệ sinh công nghiệp: 97
2.Khống chế các yếu tố vi khí hậu: 97
3.An toàn máy móc thiết bị: 97
4.Phòng chống các sự cố môi trường: 97
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 100
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP......
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .... do phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp lần đầu ngày 01/08/2024
- Địa chỉ trụ sở chính: thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh.
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, gồm:
Đại diện: (Ông) ....
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
Sinh ngày: .... .. Quốc tịch: Việt Nam.
Căn cước công dân: ...
Ngày cấp: ....... Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH
Địa chỉ thường trú: Trường Chinh, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Trường Chinh, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Điện thoại:........
- Tên dự án: TRANG TRẠI HEO VĨNH THẠNH
- Địa điểm xây dựng: thôn M6, xã Vĩnh hòa, huyện Vĩnh Thạnh
- Diện tích đất dự kiến sử dụng: 12 ha (120.000 m2)
Ranh giới khu đất như sau:
Tổng diện tích đất sử dụng là 120.000 m2 (Có đính kèm trích lục tọa độ vị trí)
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây mới
- Sản phẩm: Heo thịt
- Công suất chăn nuôi heo: 12.000 con heo thịt/lứa; mỗi năm 2 lứa, tương ứng với 24.000 con heo thịt/năm.
- Quy mô đầu tư:
+ Quy mô xây dựng:
Bảng 1: Các hạng mục công trình của cơ sở chăn nuôi
STT |
Các hạng mục công trình |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Hạng mục công trình chính |
15.360 |
12,80% |
2 |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
4.373 |
3,64% |
3 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
7.014 |
5,85% |
4 |
Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường |
9.678 |
8,07% |
5 |
Diện tích đất trồng cây xanh, thảm cỏ và đất trống giữa các hạng mục công trình |
||
5.1 |
Diện tích đất trồng cây xanh, thảm cỏ |
55.000 |
45,83% |
5.2 |
Diện tích đất trống giữa các hạng mục công trình |
28.575 |
23,81% |
Tổng cộng |
120.000 |
100,00% |
- Khi nghi ngờ heo mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ tiến hành cách ly tại nhà heo cách ly để tiến hành xử lý và khắc phục.
4. Thời gian thực hiện Dự án: 50 năm.
CHƯƠNG II: CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi ngày 21/01/2020;
Nghị định số 46/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;
Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây Dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.
Quyết định 816/ QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 22 tháng 08 năm 2024 về công bố suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023
Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Nông nghiệp Nông thôn. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.
Nhưng do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp nên tỷ trọng sản lượng chăn nuôi mới chiếm khoảng 30-32% trong tổng giá trị sản lượng trong Nông nghiệp. Chăn nuôi hiện đang là một trong những mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng hóa vật nuôi. Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp có áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và nhân giống, sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường được chú trọng. Song song với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi toàn diện, khuyến khích phát triển các sản phẩm chăn nuôi đặc sản giá trị kinh tế cao, gắn phát triển chăn nuôi với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Vì vậy việc triển khai dự án chăn nuôi heo tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định sẽ tạo đà phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế của khu vực Tây Nguyên nói chung.
Chính vì những điều kiện thuận lợi và nhu cầu thực`tế của địa phương đã kể trên, việc thực hiện dự án chăn nuôi heo thịt là rất cần thiết và mang tính khả thi cao.
2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi heo
2.1.1 Tình hình chung.
Tại Việt Nam, chăn nuôi heo cũng đã có từ lâu đời. Có nhiều tài liệu cho rằng nghề nuôi heo và nghề trồng lúa nước gắn liền với nhau và phát triển theo văn hóa Việt. Dân cư phía Bắc đã nhập các giống heo lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này trình độ chăn nuôi heo vẫn còn rất thấp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp bắt đầu cho nhập các giống heo châu Âu vào nước ta như giống heo Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống heo nội nước ta như heo Móng Cái, heo Ỉ, heo Bồ Xụ. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn heo cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống heo cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Có thể nói, chăn nuôi heo được phát triển qua các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn từ 1960 – 1969: Giai đoạn khởi xướng các quy trình chăn nuôi heo theo hướng chăn nuôi công nghiệp;
+ Giai đoạn từ 1970 – 1980: Giai đoạn hình thành các nông trường heo giống quốc doanh với các mô hình chăn nuôi heo công nghiệp, có đầu tư và hỗ trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc và Cu Ba. Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty giống heo công nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung cấp các giống heo theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ của nước ngoài giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông trường giống heo dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phần hóa hay tư nhân;
+ Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi heo được hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn nuôi heo theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi heo có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong những năm tới chăn nuôi heo nước ta sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn 96,4% ở các khu vực nông thôn.
Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống heo đã có khả năng sản xuất các giống heo tốt đáp ứng nhu cầu nuôi heo cao nạc và phát triển chăn nuôi heo ở các hình thức khác nhau trong cả nước. Điển hình là các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở của Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam và các Công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý giống heo trong cả nước. Hiện tượng các giống heo kém chất lượng bán trên các thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng đàn heo ban đầu.
Vấn đề đặt ra là các địa phương cần xây dựng các cơ sở giống heo của địa phương mình để cung cấp giống heo tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm qua theo Chương trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu đã đáp ứng phần nào yêu cầu nông dân. Chăn nuôi heo trong cả nước đã có nhiều thành công đáng kể như đàn heo đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở heo nội lên 40,6% ở heo lai (miền Bắc) và 34,5% heo nội lên 42% tỷ lệ nạc ở heo lai (miền Nam).
Hiện nay, với số lượng gần 30 triệu heo năm 2015, Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách 10 nước có số lượng heo nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt heo. Tốc độ tăng đàn heo đạt trên 3,4%, tổng sản lượng thịt đạt 2,88 triệu tấn/năm.
2.1.2 Các giống heo phổ biến được nuôi tại Việt Nam
+ Các giống heo nội: Những giống heo nội chính gồm: Móng Cái, Ba Xuyên và Thuộc Nhiêu. Giống heo Móng Cái có năng suất sinh sản cao từ 10 -16 con cho một lứa đẻ, thường được dùng làm nái ở nhiều tỉnh miền Trung và Bắc Bộ bởi chúng đẻ rất sai, cho nhiều sữa và nuôi con khéo. Heo Ba Xuyên đẻ bình quân 8 - 9 con, được nuôi phổ biến tại miền Tây và được dùng làm nái nền để lai với các giống ngoại trong sản xuất heo thương phẩm. Heo Thuộc Nhiêu chịu đựng tốt với điều kiện nuôi dưỡng kham khổ, có khả năng sử dụng thức ăn nghèo đạm, nuôi con khéo, có khả năng chống chịu bệnh tốt, và vì thế phù hợp với chăn nuôi gia đình. Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống heo nội đang dần được thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao.
Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu nước ta. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả 2 giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ, đặc biệt chăn nuôi nông hộ thường thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật, với phương thức chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn còn phổ biến.
+ Các giống heo nhập nội: Nhóm heo ngoại nhập nội gồm các giống Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain. Trước tiên là heo Yorkshire, đặc biệt dòng heo của úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều heo cho mỗi lứa đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ đực York - shire cũng cao hơn so với những giống khác và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Thứ hai là giống Landrace: Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi (stress). Dòng nái Landrace mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh sinh sản như: Mất sữa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục. Giống heo thứ ba là Duroc. Đây là loại heo hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng để phối với heo nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt có tỷ lệ nạc cao và thịt có chất lượng thơm ngon. Nhược điểm của heo Duroc là đẻ ít con (7-9 con/lứa), thường đẻ khó và ít sữa. Heo Duroc chỉ thích hợp làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho nhiều heo con ở mỗi lứa đẻ. Đặc điểm nổi bật của heo Duroc là sản xuất con lai nhanh lớn, nhiều nạc có nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon. Thứ tư là giống Pietrain. Heo Pietrain không thích hợp dùng làm nái, có tuổi đẻ lứa đầu chậm: 418 ngày tuổi (so với Yorkshire là 366 ngày tuổi), và số con sơ sinh bình quân thấp (9 - 10 con/ ổ). Đặc tính ưu việt của heo Pietrain là sử dụng thức ăn rất hiệu quả để chuyển đổi thành nạc, với tỷ lệ nạc cao từ 61 - 63%.
Tuy nhiên, giống heo này kém thích nghi với điều kiện nóng ẩm, dễ bị đột tử khi vận chuyển đường xa và có chất lượng thịt kém do ảnh hưởng của gene Halothane. Hiện tại, 3 giống heo ngoại chính được sử dụng tại Việt Nam là: Yorkshire, Landrace và Duroc vì đây là những giống heo có năng suất cao, chất lượng thịt tốt và có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi tốt với môi trường Việt Nam.
2.1.3 Mô hình chăn nuôi phổ biến
+ Cả nước hiện có 17.721 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 10 lần so với năm 2001, trong đó miền Nam chiếm 64,4% và miền Bắc 35,6%. Chăn nuôi trang trại phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong những năm qua, phương thức chăn nuôi trang trại đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là xử lý dịch bệnh và giải quyết ô nhiễm môi trường. Hiện nay loại hình này có xu hướng ngày càng phát triển, trong đó chăn nuôi heo chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 7.475 trang trại (chiếm 42,2% tổng số trang trại); kế đến là chăn nuôi bò, với 6.405 trang trại (chiếm 36,1%); chăn nuôi gia cầm đứng vị trí thứ 3, với 2.838 trang trại (chiếm 16%);
+ Vốn đầu tư cho mỗi trang trại từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tuỳ theo quy mô và loại hình trang trại. Trong đó, vùng Đông Nam bộ bình quân khoảng 358 triệu đồng/trang trại; Tây Nguyên gần 182 triệu đồng/ trang trại; Duyên hải Nam Trung bộ 137 triệu đồng/trang trại. Cũng có một số trang trại đầu tư hàng chục tỷ đồng. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại đều đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến. Một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ biogas hoặc bể phân huỷ sinh học hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng khí gas để thắp sáng và sưởi ấm cho heo con. Về lợi nhuận, theo một số chủ trang trại trong điều kiện thuận lợi chăn nuôi heo thịt bình quân thu lãi từ 100.000-250.000 đồng/con/lứa 4 tháng; nuôi heo sinh sản thu lãi 2-2,5 triệu đồng/nái/năm;
+ Trong quá trình phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long móng, nhưng tại nhiều tỉnh đã xuất hiện những mô hình chăn nuôi trang trại đầu tư lớn có hiệu quả kinh tế cao. Giống heo nuôi tại trại đều là giống ngoại nhập từ các nước chăn nuôi tiên tiến trên thế giới như: Canada, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Mỹ. Vì vậy, con giống được trại sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, chiếm lĩnh thị trường không những ở khu vực phía Nam mà cả ở phía Bắc. Tuy nhiên, chăn nuôi trang trại cũng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: đa số quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ; thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương dẫn đến các trang trại phát triển manh mún, thiếu sự đầu tư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình dự án đầu tư của các trang trại.
+ Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung trong giai đoạn 2007-2015. Việc quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại phải gắn với đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gia súc gia cầm gắn phát triển chăn nuôi trang trại và xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO, GMP…) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và thế giới. Đối với giải pháp kỹ thuật, cần tiếp tục sử dụng giống vật nuôi có năng suất chất lượng tốt; thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý; xây dựng chuồng trại, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng loại vật nuôi và đặc điểm khí hậu của từng vùng. Ngoài ra, sớm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, đồng thời chủ trang trại cũng phải có biện pháp thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi giúp trang trại sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả. Vấn đề xử lý môi trường ở các trang trại chăn nuôi cũng được đặt ra nhất là các trang trại, khu chăn nuôi tập trung xây dựng mới phải có phương án xử lý nước thải; các trang trại chăn nuôi hiện đang nằm trong khu dân cư sớm có kế hoạch di dời đến những điểm đảm bảo an toàn sinh học.
2.1.4 Thực trạng giết mổ và chế biến.
+ Trong những năm gần đây, mặc dù có được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về việc quản lý giết mổ và chế biến thịt heo trên địa bàn cả nước nhưng việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch cũng như ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, điểm giết mổ heo tư nhân là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh dịch, cũng như tạo ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam.
+ Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tình trạng ngộ độc thực phẩm trên người diễn ra thường xuyên, và yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cao, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến thịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 80 cơ sở, Đông Nam Bộ: 39, Đồng bằng sông Hồng: 42, Nam Trung Bộ: 20, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 3 cơ sở, với công suất giết mổ từ 8.000 – 10.000 con/ngày.
+ Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé. Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến thịt.
2.1.5 Thị trường thịt heo tại Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 2011 -2015, ước tính tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với các loại thịt khoảng 2,9 triệu tấn, tăng khoảng 6,5-7% so với năm trước. Còn tổng sản lượng thịt hơi các loại vào khoảng 4,2- 4,3 triệu tấn, cũng tăng 6,5-7%. Trong đó, thịt heo hơi tăng khoảng 6-6,5%, thịt gia cầm tăng 14-15%, thịt bò tăng 12-13% thịt trâu tăng 3-4%, các loại thịt khác tăng 8-9%. Giá biến động thịt heo thường có biến động theo mùa, mùa thấp điểm là mùa hè và mùa cao điểm là mùa đông – xuân. Mức giá chênh lệch giữa mùa cao điểm và thấp điểm là khá cao, dao động trong khoảng từ 10% - 40%. Giá trung bình thịt heo hơi giữa 2 miền Nam và Bắc có sự khác biệt, theo xu hướng cố định là ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc.
Đây có thể là sự phản ánh thu nhập bình quân của người dân các tỉnh phía Nam cao hơn và đi kèm với nó là nhu cầu tiêu dùng thịt ở miền Nam cũng cao hơn ở miền Bắc. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và lũ lụt tại một số khu vực, dẫn tới việc sản lượng thịt heo cung không đủ cầu nên tại một số thời điểm trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã phải nhập thịt heo để cung cấp cho thị trường. Sản lượng nhập trung bình là khoảng từ 30 nghìn – 40 nghìn tấn/ năm.
2.1.6 Một số thách thức ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam
Mặc dầu trong những năm qua, chăn nuôi heo của Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể nhưng đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đó là:
+ Giá thức ăn chăn nuôi cao: So với các nước trong khu vực và thế giới thì giá thức ăn ở nước ta rất cao và thường xuyên biến động, điều này đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi heo ở nước ta trong những năm qua. Nhìn chung giá thức ăn gần đây có giảm nhưng vẫn cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giá thức ăn cao là một yếu tố quan trọng dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi heo cao và lợi nhuận chăn nuôi thấp.
+ Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi: Việc sử dụng kháng sinh tràn lan và các loại thuốc kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi heo làm tăng mối quan ngại của người tiêu dùng với chất lượng thịt heo chăn nuôi tại Việt Nam. Các chất kích thích tăng trưởng thuộc Họ β- agonist là một trong những hợp chất cấm nhưng vẫn được lén lút sử dụng trong chăn nuôi heo, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ tim mạch, ung thư ở người. Đến nay, mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp mạnh để kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhưng chất lượng thịt heo vẫn là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm.
+ Năng suất chăn nuôi còn thấp: Mặc dù thu nhập từ chăn nuôi heo chiếm 49,7% trong chăn nuôi nhưng người dân chỉ dành 10% thời gian lao động nông nghiệp cho hoạt động ngành chăn nuôi heo. Năng suất lao động chăn nuôi cao hơn 25% so với các hoạt động sản xuất khác trong ngành nông nghiệp.Tuy nhiên, heo tăng trọng còn chậm, trọng lượng xuất chuồng chưa cao, thời gian nuôi dài,chi phí cao.
+ Hệ thống giống heo chưa hình thành một cách bài bản: Giống heo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra heo thương phẩm chất lượng cao, kháng bệnh tốt và tăng trưởng nhanh. . Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách ưu đãi cụ thể để thúc đẩy việc nhập khẩu và tạo ra các giống heo tốt tại Việt Nam.
+ Dịch bệnh: Việt Nam là một nước nhiệt đới, nơi xuất phát của nhiều dịch bệnh có tính chất khu vực như các bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, PRRS, phó thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp và sinh sản. Dịch tả heo vẫn gây rủi ro rất lớn đến đầu tư phát triển chăn nuôi heo, nếu đàn heo không được tiêm phòng nghiêm ngặt. Chính phủ đã có một số quyết định hỗ trợ các loại vắc xin chủ yếu tránh các bệnh dịch nhưng việc triển khai không đồng bộ, hệ thống dịch vụ thú y kém nên việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn heo vẫn chưa có hiệu quả cao.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định: Thịt heo là thực phẩm phổ biến nhất đối với người dân Việt Nam.Sản phẩm thịt heo của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang một số nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia…Với số lượng gần 30 triệu con heo năm 2013, Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách 10 nước có số lượng heo nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt heo.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng và ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai liên tiếp nên giá thịt heo có nhiều biến động bất thường, gây thiệt hại cho người chăn nuôi, dẫn tới việc người chăn nuôi heo giảm đàn hoặc bỏ đàn, không tập trung chăn nuôi. Để phát huy thế mạnh chăn nuôi heo của Việt Nam, Nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá, hỗ trợ người chăn nuôi heo cũng như chính sách thu mua phù hợp, giúp giá heo ổn định.
2.1.7 Tình hình chăn nuôi heo tại Bình Định.
Tổng đàn heo trên địa bàn Bình Định năm 2023 gần 664.000 con, tăng 0,8% so cùng kỳ 2022. Theo Chương trình hành động số 11/CTr-TU của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025, đến năm 2025 Bình Định sẽ tăng tổng đàn heo lên 1,1 triệu con, trong đó heo nuôi trong trang trại áp dụng công nghệ cao chiếm 22%.
Trong đó có hàng nghìn nái sinh sản, số còn lại là nái hậu bị, heo con, heo thịt cung cấp cho nhu cầu nuôi trong tỉnh. Heo giống ngoại nuôi thương phẩm có tỷ lệ nạc khá cao, từ 57-60%, tiêu tốn thức ăn lại ít- chỉ từ 2,5-3kg/kg tăng trọng. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sau 3 tháng là xuất chuồng (từ 90-100kg/con). Nếu giá cả ổn định thì người nuôi heo có lãi ở mức khá cao. Heo thịt lãi từ 300.000- 500.000 đồng/con, heo nái sinh sản lãi 2-3 triệu đồng/con/năm.
+ Tuy vậy, thị trường tiêu thụ thịt heo còn bấp bênh, lúc lên cao thì có lãi, lúc xuống thấp thì người nuôi chịu lỗ. Thực tế cho thấy, trong 1 số năm đầu của chương trình giống vật nuôi, có một số thời điểm, giá heo xuống thấp nên không khuyến khích các trang trại nuôi heo cấp 2 phát triển- mặc dù được các cơ quan chức năng của Tỉnh tư vấn về kỹ thuật, con giống. Cộng vào đó, hầu hết các trại đều thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ… nên phong trào phát triển heo giống ngoại có phần chững lại. Vài năm gần đây, đến chu kỳ ổn định giá heo, bên cạnh đó xảy ra dịch cúm gia cầm, nên con heo có chỗ đứng trở lại, và người nuôi bắt đầu đầu tư nuôi heo.
+ Theo báo cáo của Trạm, các mô hình này có tỷ lệ nuôi sống 100%, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,2 kg/kg tăng trọng, tuổi lên giống đầu tiên từ 7-8 tháng, tỷ lệ phối giống thụ thai đạt trên 90%.
+ Qua 10 năm phát triển trang trại heo cấp 2, các mô hình nuôi heo nái ngoại ở nông hộ cho thấy: con giống có tính thích nghi, ổn định sinh trưởng, phát triển tốt, tạo con nái nền sinh sản cho chăn nuôi heo ngoại ở địa phương, nhân rộng, lai tạo con giống nuôi thịt chất lượng cao. Người chăn nuôi được tiếp thu kỹ thuật nuôi heo ngoại qua tập huấn, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Từ đó trình độ nuôi heo giống ngoại cũng được nâng cao hơn. Người nuôi được chọn tham gia chương trình phát triển đàn heo ngoại đòi hỏi phải có năng lực tài chính, có cơ sở vật chất, chuồng trại đạt yêu cầu, có kiến thức để tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi, thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Định Quán - Đồng Nai
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì
60,000,000 vnđ
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp
75,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tỉnh Long An
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gà công nghiệp
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo hậu bị
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Liên hệ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường nông trường trà
Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi bò và nhà máy chế biến sữa
Báo cáo đề xuất Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất sắt thép
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bao bì chất dẻo PP và PE
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy may quần áo
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn