Thuyết minh dự án nông lâm nghiệp công nghệ cao

Dự án nông lâm nghiệp công nghệ caotỉnh Long An đang tập trung đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC). Mục tiêu là giúp nhà nông giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập, phát triển ổn định và thân thiện với môi trường.

Ngày đăng: 19-06-2023

1,099 lượt xem

Thuyết minh dự án nông lâm nghiệp công nghệ cao

PHẦN 1. Giới thiệu công ty và tổng quan dự án đầu tư

I.GIỚI THIỆU CÔNG TY

1.Tổng quan

Tên công ty:  CÔNG TY TNHH

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

2.Thông tin chung:

Tên dự án: Nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mẫu dự an nông nghiệp công nghệ cao

II. Tình hình phát triển nông nghiệp tại Đức Huệ tỉnh Long An

PHẦN 2. Dự án nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

I. CÂY KEO LAI

1. Đặc hiểm hình thái, sinh thái:

Cây keo lai thuộc họ thực vật: Đậu, họ phụ: Trinh nữ. Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 30-40cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.

Cây Keo Lai có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, cho chất lượng gỗ cao, ổn định. Hơn nữa, so với Keo Lá Tràm hay Keo Tai Tượng, Keo Lai có thể chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với thời tiết khô hạn, sống trên đất ít dinh dưỡng. Vì thế, Keo Lai được trồng nhiều trên địa bàn Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ.

II. Cây cảnh quan

1. Đặc điểm hình thái sinh thái

Không chỉ mang tính chất trang trí thẩm mĩ, cây cảnh còn giúp điều hoà nhiệt độ, mang lại bầu không khí an toàn, dễ chịu. Nắm bắt được nhu cầu này, lĩnh vực kinh doanh cây cảnh đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Một số loại cây cảnh quan để đầu tư như: Bằng lăng nước, Móng bò, Muồng hoa đào, Lộc vừng, Sò đo cam, Cây chuông vàng, Kèn hồng, Phong linh vàng, Cây Kè bạc, Cây Dầu rái, Cây Sao đen, Cây Bàng Đài Loan, …

III. Rau củ quả ứng dụng công nghệ cao

1. Thị trường rau quả Việt Nam

1.1. Hiện trạng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Long An:

Ðể đạt mục tiêu đến năm 2020 có các vùng chuyên canh sản xuất những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương như lúa cao sản, thanh long, chanh, rau màu và chăn nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đang tập trung đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC). Mục tiêu là giúp nhà nông giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập, phát triển ổn định và thân thiện với môi trường.

Về trồng lúa chất lượng cao, qua gần một năm triển khai thực hiện đề án, tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 30% trong số 233 nghìn héc-ta đất trồng lúa chất lượng cao và theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 1.500 ha lúa ƯDCNC với 500 ha áp dụng máy cấy, 1.000 ha ứng dụng tia la-de để san phẳng mặt ruộng. Ngoài ra, 20.000 ha đất nông nghiệp của 8.141 hộ tham gia trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn, ƯDCNC đã được 16 doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm.

Tỉnh còn tập trung ứng dụng công nghệ cao vào chuyên canh rau, quả xuất khẩu. Ðến nay, toàn huyện đã có hơn 125 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Năm nay, huyện sẽ thực hiện 685 ha thanh long ƯDCNC tại các xã, với 1.848 hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng mô hình tưới tiết kiệm… Hiệu quả của việc ƯDCNC vào quá trình sản xuất đã giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính bền vững với môi trường. Hiện sản phẩm thanh long Tầm Vu đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...

Bên cạnh đó, cây chanh là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đứng thứ ba sau lúa gạo và thanh long. Thời gian qua, cây chanh đã giúp nông dân trong tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.000 ha trong số 8.400 ha đang cho trái, sản lượng ước đạt hơn 110 nghìn tấn/năm. Trong đó, có gần 50% sản lượng chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, được 35 cơ sở và hai HTX tổ chức sản xuất, thu mua xuất khẩu sang Thái Lan, Malaysia, Singapore, EU, Trung Quốc và các nước Trung Ðông, với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 45 triệu USD/năm.

Định hướng phát triển của tỉnh Long An:

Long An phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 20 nghìn héc-ta cánh đồng lớn trồng lúa cao sản ở các huyện thuộc vùng Ðồng Tháp Mười; 2.000 ha thanh long ở huyện Châu Thành; 3.000 ha rau tại huyện Cần Giuộc, huyện Ðức Hòa, TP Tân An. Ngoài ra, để phát huy thế mạnh của cây chanh, Long An đã xây dựng đề án “Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm” gắn ƯDCNC trong vùng chuyên canh đến năm 2020 là 10.000 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy mạnh phương án vận động, hỗ trợ nông dân ƯDCNC trong chuyên canh rau màu để từng bước tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, bảo đảm sức khỏe người trồng và người tiêu dùng tập trung ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Ðước như: xây dựng các nhà lưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn nông dân những kỹ thuật mới như trồng theo phương pháp thủy canh và bón phân hữu cơ, hệ thống tưới nước tiết kiệm,…Mẫu dự an nông nghiệp công nghệ cao. Trình tự đầu tư dự an nông nghiệp.

Thuyết minh dự An nông nghiệp công nghệ cao

Riêng đối với ngành chăn nuôi, việc ƯDCNC bắt đầu được quan tâm từ năm 2004 và đến nay đã có khoảng 15% số gia trại chăn nuôi lợn được áp dụng phương pháp “chuồng lồng”, trang bị hệ thống phun sương làm mát, núm nước uống và máng tự động; 15% số hộ chăn nuôi bò sữa tại các huyện Ðức Hòa, Ðức Huệ có trang bị máy vắt sữa; hộ chăn nuôi gà, nuôi lợn cũng đã ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học vào sản xuất...

Dự kiến đến cuối năm 2020, thu nhập của người dân khu vực nông thôn của tỉnh sẽ tăng gấp 1,6 lần so với năm 2018, đạt mức khoảng 49 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 3% theo tiêu chí mới; hơn 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, và có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới…

Ðể đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Long An đang đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến sau thu hoạch, công nghệ thông tin và tự động hóa.

2. Quy trình sản xuất, xử lý và bảo quản rau quả:

Công ty TNHH sẽ tổ chức sản xuất rau theo đúng quy trình mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành (Số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 về Quyết định Ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn) - quy trình VietGAP và một số sản phẩm trọng tâm theo quy trình GlobalGAP. Sản phẩm rau củ quả sản xuất ra sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp chứng nhận.

Cách viết dự an nông nghiệp. Mẫu dự an đầu tư nông nghiệp. Thuyết minh dự An trồng cây ăn quả

2.1. Quy trình 1: Sản xuất cây giống

Trong sản xuất nông nghiệp, muốn đạt được năng suất cao thì khâu chuẩn bị cây giống phải tốt. Yêu cầu quy trình sản xuất cây giống rau phải được thực hiện nghiêm ngặt, tránh bị tác hại do sâu, bệnh và các yếu tố môi trường bất lợi khác. Như vậy, quá trình ươm cây phải thực hiện được theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị khay và giá thể trồng

- Nếu là khay cũ thì phải được xử lý tiêu diệt nguồn bệnh.

- Giá thể phải không độc hại với cây con, có khả năng thoát nước tốt, phải chứa dinh dưỡng để cây đủ khoẻ. Quan trọng là giá thể cũng phải không chứa nguồn sâu, bệnh.

- Bước 2: Đóng giá thể vào khay (30-50 lỗ) và gieo hạt.

Công ty sẽ sử dụng máy gieo hạt để có năng suất cao. Sau khi gieo hạt, các khay được ủ trong nhà cho hạt nảy mầm mới đưa ra ngoài nhà kính.

- Bước 3: Chăm sóc cây giống trong nhà màng

Khi hạt mọc mầm, sẽ chuyển các khay ươm ra vườn. Vườn ươm được thiết kế là những nhà kính đảm bảo thật kín không để côn trùng xâm nhập. Nhà được thiết kế có màng che mưa trên mái, xung quanh là lưới mắt nhỏ (100 lỗ/cm2) có thể ngăn cản được côn trùng nhỏ như bọ phấn, bọ trĩ, rệp. Khay được sắp xếp trên giàn cách mặt đất tối thiểu 70 cm. Làm như vậy để tránh nguồn bệnh từ đất do nước tưới bắn lên cây.

Hệ thống nhà kính được thiết kế cửa 2 lớp và các thiết bị tưới phun, thiết bị điều khiển lưới cắt nắng và hệ thống điều khiển khí hậu khác. Khi cây đạt độ lớn (tuỳ loại cây rau) thì phân phối sang khu vực chăm sóc.

2.2. Quy trình 2: Chăm sóc cây

Chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc Global GAP trong điều kiện nhà màng, nhà lưới. Tùy vào giống cây trồng mà áp dụng kỹ thuật  công nghệ chăm sóc cây khác nhau.

2.3. Quy trình 3: Xử lý, bảo quản, đóng gói sản phẩm

2.3.1. Rau ăn lá:

Rau khi thu hoạch được cắt bỏ gốc, làm sạch sơ bộ rồi đưa qua hệ thống rửa thô loại bỏ đất và các tạp chất. Giai đoạn này phải xả nước liên tục để làm sạch rau. Quá trình này có sục ô-zôn để khử trùng. Tiếp theo, đưa rau qua hệ thống băng chuyền để rau được ráo nước.

Từ băng chuyền, rau được đưa vào buồng hút chân không, nhờ chênh lệch áp suất, rau sẽ khô ráo nước. Mỗi loại rau có thời gian hút chân không phù hợp. Rau khi ráo nước, lấy ra khỏi buồng hút chân không sẽ được đóng gói và bảo quản trong kho lạnh, chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

2.3.2. Rau ăn quả:

Kỹ thuật xử lý rau ăn quả dễ dàng hơn rau ăn lá do diện tích bề mặt không lớn.

Hiện nay có nhiều thiết bị sử dụng cho sơ chế rau ăn quả. Ban đầu rau được xục rửa thô để loại bỏ đất (có xử lý ô-zôn) sau đó chuyển qua hệ thống băng chuyền và quạt gió (3-4 quạt từ trên xuống) để làm khô. Công đoạn cuối cùng là bao gói sản phẩm, loại bao gói tốt nhất là màng bán thấm, tạo điều kiện trao đổi khí mà giảm sự thoát hơi nước. Rau quả sau khi bao gói cũng được giữ trong buồng lạnh để giữ quả được tươi lâu. Lưu ý: đối với quả cà chua, không được để lạnh từ 40C trở xuống để tránh hư hại do lạnh.

2.3.3. Rau mầm:

Sau 05 đến 15 ngày trồng tùy loại, rau mầm cao 08 - 12 cm là thu hoạch. Rau mầm được làm sạch vỏ hạt trước khi đưa vào hệ thống hút ẩm và cắt rễ sát bề mặt giá thể. Sau đó bỏ rau mầm vào hộp nhựa đóng gói và bảo quản trong kho lạnh, chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

IV. Khu nhà yến

- Nghề nuôi yến mấy năm đổ lại đây đang là cơn sốt nóng bỏng được nhiều người muốn đầu tư phát triển đem lại cho bà con nguồn thu nhập cao từ vài trăm cho đến vài tỷ hàng năm mà không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Khu vực Long An là một điểm nóng tiềm năng xây dựng phát triển nhà nuôi yến.

- Theo khảo sát thực tế, những năm gần đây số lượng nhà nuôi yến tại Long An tăng lên đáng kể; từ việc lác đác vài nhà nuôi ( 2012-2013), hiện nay số nhà nuôi đã tăng lên gần 100 nhà nuôi với nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng mừng hầu hết các chủ đầu tư đều có được kết quả như mong muốn, số yến sào thu được từ 4-5kg/ tháng, mang lại mức thu nhập ổn định cho người dân. Có được thành công là do: sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: địa hình tốt, khí hậu thuận lợi và kỹ thuật xây dựng nhà yến chuẩn xác, nói khác là : thiên thời - địa lợi- nhân hòa.Dự an trồng rau sạch công nghệ cao. Dự án trồng hoa công nghệ cao

1.1. Xây dựng nhà yến ở Long An có lợi thế gì để phát triển nghề nuôi yến?

- Long An là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình bị chia cắt với hệ thống sông ngòi- kênh rạch chằng chịt (chiều dài lên tới 8.912km)…. tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho chim yến.

- Là tỉnh có điều kiện thời tiết mát mẻ và ổn định, không khí trong lành, có nhiều cây xanh, đồng ruộng…. tạo nguồn thức ăn phong phú (mối và các loại côn trùng bay nhỏ). Chim yến sống 95% dựa vào nguồn dinh dưỡng, thức ăn từ thiên nhiên.

Không gian rộng, yên tĩnh, không ồn ào cũng là điểm mạnh của Long An. Vừa tạo điều kiện để chim yến bay lượn, vừa giúp khả năng dẫn dụ chim yến được tăng cao.

Ngoài 3 thế mạnh trên, do người dân lựa chọn sử dụng các dịch vụ xây dựng nhà yến chuyên nghiệp , thiết kế- lắp đặt vật tư đúng kỹ thuật, phù hợp với các nhân tố khác nên việc đem lại hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng là việc không bất ngờ gì.

Một số địa điểm đầu tư mạnh cho việc xây dựng nhà yến ở Long An như: xây dựng nhà yến ở Cần Giuộc, xây dựng nhà yến ở Châu Thành, xây dựng nhà yến ở Tân An, xây dựng nhà yến ở Cần Đước, xây dựng nhà yến ở Bến Lức… Đây đều là những khu vực có tiềm năng trong việc nuôi chim yến tại Long An.

Với những điểm trên đây, Long An ngày một đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nghề nuôi yến và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường yến sào Việt Nam.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Dự án Phát triển Nông Lâm nghiệp Long An được đầu tư trên diện tích 1.168 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.168.04XXXXX đồng, các chi phí đầu tư được Công ty TNHH phân bổ theo các hạng mục  như sau:

Bảng 1: Tổng mức đầu tư dự án (tỷ đồng)

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Trồng rau

1.434

2

Keo lai

63

3

Cây cảnh quan

1.359

4

Công trình cố định

860

 

Tổng cộng

3.716

Trong đó, cơ cấu vốn như sau:

Bảng 2: Cơ cấu vốn của dự án (tỷ đồng)

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ lệ/ Tổng mức đầu tư

1

Vốn tự có

381

10%

2

Vốn hợp tác đầu tư

3.335

90%

 

Tổng cộng

3.716

100%

II. Hiệu quả tài chính

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị

1

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

35.966

2

Tổng chi phí

Tỷ đồng

29.568

3

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

6.397

4

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí

%

22%

5

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng doanh thu

%

18%

6

Tỷ lệ chiết khấu

%

12%

7

NPV

Tỷ đồng

92

8

IRR

%

57%

Xem thêm: THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG RỪNG - LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com