Lập bản Báo cáo ĐTM cho dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang quy mô 1.000 giường để đánh giá các tác động môi trường từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án cũng như đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động.
Ngày đăng: 07-06-2022
670 lượt xem
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN - đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Nền y tế của các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền y tế phát triển nhưng còn nhiều hạn chế nhất định. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế trong nước phát triển mạnh tạo đà thúc đẩy cho các ngành nghề khác tăng trưởng đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế và xã hội phát triển như vậy, đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực của đất nước là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, vì thế ngành y tế đã đưa ra chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ 2001-2010, tiếp theo là Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu chung là: "Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010” đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Xem thêm: Dự án thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền giang
Theo đánh giá chung khả năng đáp ứng cho nhu cầu y tế hiện nay của người dân vẫn còn nhiều hạn chế do vốn đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn nhiều khoảng cách, trang thiết bị y tế còn lạc hậu; đối với ngành y tế hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng gia tăng dẫn tới việc các cở sở khám chữa bệnh trên cả nước đang trong tình trạng quá tải. Tỉnh Tiền Giang cũng chịu ảnh hưởng trong tình trạng chung nói trên.
Nhu cầu về các dịch vụ y tế ngày được nâng cao, cùng với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Theo đánh giá chung khả năng đáp ứng cho nhu cầu y tế hiện nay của người dân vẫn còn nhiều hạn chế do vốn đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn nhiều khoảng cách, trang thiết bị y tế còn lạc hậu.
Các bệnh viện ở Tiền Giang nói chung chủ yếu là bệnh viện đa khoa hạng 2, 3 với ít các khoa chuyên sâu, đa phần là bệnh viện cũ cải tạo lại nên mang tính chất chắp vá kém tính hợp lý, không đồng bộ và liên hoàn giữa các khoa phòng và các bộ phận chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, kém thuận tiện cho công tác khám chữa bệnh và sinh hoạt cho cán bộ và bệnh nhân, kém phù hợp với quy trình công nghệ y học hiện tại. Diện tích mặt bằng bệnh viện thường là xây dựng phân tán nên bức bí chật hẹp. Trang thiết bị chuyên dụng y tế cũng không đồng bộ và kém hiện đại, qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, không còn tương thích và đồng bộ theo danh mục của Bộ Y tế, nên thiếu cả về số lượng và chất lượng. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, những bệnh nặng thường phải di chuyển lên tuyến trên, trong điều kiện đường xá xa xôi đi lại khó khăn gây lên tình trạng tốn kém vất vả, vừa nguy hiểm tới tính mạng cho người bệnh.
Nhìn chung với điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay là không đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân, mà cần phải có thêm những cơ sở khám chữa bệnh với quy mô thích hợp, phương tiện thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh cấp thiết trước mắt và tương lai phát triển sau này thành trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật y học và áp dựng các tiến bộ hiện đại phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh và lân cận. Điều này là phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành y tế tỉnh đến năm 2020 với các điều kiện dân số tăng lên, với điều kiện kinh tế công nghiệp – nông – ngư nghiệp và dịch vụ phát triển đồng bộ và phù hợp với chiến lược công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện nay không thể thực hiện đầu tư theo phương án mở rộng – cải tạo. Vì với phương án này, bệnh viện mới sẽ mang tính chấp vá, không thể đáp ứng được dây chuyền của các quy trình chuyên môn, không hiện đại, khó phát triển sau này; mặt khác, trong quá trình thực hiện cải tạo các hạng mục hiện có sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bệnh viện, nhân viên y tế cũng như bệnh nhân phải làm việc, điều trị trong môi trường xây dựng.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh ở vị trí mới là phương án lựa chọn tối ưu, sẽ thỏa mãn được các yêu cầu quy trình chuyên môn, dễ dàng tiếp cận trang bị được các công nghệ y khoa hiện đại, là điều kiện quan trọng để tạo sự thu hút đầu tư và tranh thủ các nguồn viện trợ hợp tác quốc tế để phát triển bệnh viện theo hướng tiên tiến và bền vững. Bệnh viện mới sẽ là một trong những công trình trọng điểm của Tỉnh, mang tính văn hóa và xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với nhu cầu thiết thực và điều kiện phát triển chung của Tỉnh.
Do đó, bệnh viện mới sẽ là một trong những công trình trọng điểm của Tỉnh, tạo động lực phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cà vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, phù hợp với nhu cầu thiết thực và điều kiện phát triển chung của Tỉnh, của Quốc gia.
Với những lý do và nhìn nhận từ việc đánh giá sự cần thiết và tầm quan trọng của dự án như trên, thấy rằng việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang quy mô 1.000 giường theo tiêu chuẩn của bệnh viện hạng I là rất cần thiết và cấp bách, nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho thành Phố Mỹ Tho, tạo động lực phát triển kinh tế Vùng đổng bằng Sông Cửu Long. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian, không gian, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe tiếp cận sâu sát hơn, tốt hơn cho cư dân trong huyện, cũng như góp phần giải quyết tình trạng quá tải của các bệnh viện trong khu vực. từng bước cải thiện và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014 cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương tiến hành lập bản Báo cáo ĐTM cho dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, quy mô 1.000 giường để đánh giá các tác động môi trường từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án cũng như đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
Cơ quan phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi của dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang là Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án “Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang” thuộc danh mục các dự án ưu tiên đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 28/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt tai Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Tiền Giang.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang tại xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang phù hợp với quy hoạch phát triển y tế tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự án nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương và khu vực, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư của địa phương cụ thể như sau:
Văn bản số 64/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Văn bản số 3492/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Văn bản số 1612/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030;
Văn bản số 142/QĐ-TTg ngày 28/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Văn bản số 1336/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Văn bản số 2900/UBND-ĐTXD ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt chủ trương cho phép Sở Y tế lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.000 giường bệnh;
Văn bản số 5798/UBND-ĐTXD ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc rà soát danh mục dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2016-2020; nhu cầu và dự kiến kế hoạch năm 2017.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
2.1.1. Luật, Nghị định, thông tư
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân số 21/LCT/HĐNN8 được Quốc hội ban hành ngày 11/07/1989.
- Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực từ ngày 04/01/2001 và luật PCCC 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 27/2010/QH10.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2008 .
- Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.
- Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010.
- Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tư số 59/2005-QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 18/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 25/06/2015.
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016.
- Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của chính phủ sửa đổi một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép cho các hoạt động liên quan đến bức xạ.
- Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân;
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/06/2010 của Bộ Công thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
- Thông tư số 20/2013/TT-BCT của Bộ công thương ngày 05 tháng 8 năm 2013 quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
- Thông tư 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/08/2014 do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.
- Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của Bộ Y tế - Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/06/2014 của Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong Y tế.
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 quy định về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24/10/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị.
- Quyết định số 38/2006/QĐ-BTC ngày 24/07/2006 của Bộ tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
- Quyết định số 17/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/08/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành quy định phân nhóm nguồn phóng xạ theo yêu cầu bảo đảm an ninh.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-TTg ngày 23/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
- Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg ngày 04/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
2.1.2. Các quy chuẩn Việt Nam - đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866:2001 - An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 - An toàn bức xạ - vận chuyển an toàn chất phóng xạ - Phần 1: Quy định chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6868:2001 - An toàn bức xạ - Quản lý chất thải phóng xạ - Phân loại chất thải phóng xạ.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6869:2001 - An toàn bức xạ - Chiếu xạ y tế - Quy định chung.
- Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470:2012 - Bệnh viện đa khoa - yêu cầu thiết kế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2010/BKHCN - An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin phép an toàn bức xạ.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sang – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Văn bản của UBND tỉnh giao cho BQL làm chủ dự án
- Quyết định số 552/UBND-CN ngày 08/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc xin chủ trương lập các dự án đầu tư xây dựng các bệnh viện;
- Công văn số 79/BVĐK-KHTH ngày 10/03/2010 của Bệnh viện đa khoa trung tâm về việc kế hoạch xây dựng bệnh viện vùng;
- Công văn số 427/BVĐK ngày 01/11/2010 của Bệnh viện đa khoa trung tâm về việc xin điều chỉnh các khoa phòng xây dựng bệnh viện vùng;
- Công văn số 1048/SKH&ĐT-KTXH ngày 21/6/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung tâm 1.000 giường bệnh;
- Các văn bản góp ý về thiết kế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang của các Bác sĩ, các khoa chuyên môn: Khoa hồi sức tích cực và chống độc; Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức; Khoa chẩn đoán hình ảnh; Khoa phục hồi chức năng; Khoa nội;
- Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Tiền Giang được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt theo Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 27/10/2014;
- Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Tiền Giang được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt theo Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 19/02/2016;
- Văn bản số 64/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Văn bản số 3492/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Văn bản số 1612/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030;
- Văn bản số 142/QĐ-TTg ngày 28/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 1336/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 2900/UBND-ĐTXD ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt chủ trương cho phép Sở Y tế lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.000 giường bệnh;
- Báo cáo thẩm định số 01/BC-HDĐT ngày 12/10/2016 của Hội đồng thẩm định UBND tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 203/HĐND-KTNS ngày 19/10/2016 của HĐND tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 1854/BC-SKH&ĐT ngày 19/10/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản 9769/VPCP-KGVX ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát danh mục dự án, dự kiến vốn và hoàn thành thủ tục đầu tư sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2016-2020; nhu cầu và dự kiến KH năm 2017;
- Văn bản số 5798/UBND-ĐTXD ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc rà soát danh mục dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2016-2020; nhu cầu và dự kiến kế hoạch năm 2017;
- Văn bản số 17556/BTC-ĐT ngày 12/12/2016 của Bộ Tài chính về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 8909/BYT-KHTC ngày 15/12/2016 của Bộ Y tế về việc góp ý về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 118/BXD-HĐXD ngày 22/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc góp ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 6052/BTNMT-KH ngày 22/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 4436/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về kế hoạch chuyên mục đích sử dụng đất năm 2017 của Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 836/BC-BKHĐT ngày 06/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
- Văn bản số 416/UBND-ĐT-XD ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh Tiền giang về việc hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Bệnh viện đa khoa tỉnh;
- Văn bản số 108/BV-KHTH ngày 21/02/2017 của Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang về về kế hoạch di dời Bệnh viện;
- Văn bản số 475/SYT-XDCB ngày 02/3/2017 của Sở Y tế về việc góp ý báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang;
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, tháng 02/2017;
- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường tại xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ngày 4/4/2017;
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng của dự án.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình tại khu đất thực hiện dự án.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường - đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, quy mô 1.000 giường thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.
Thông tin về đơn vị tư vấn
• Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
- Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 08. 22 142 126
- Email: minhphuongpmc1@yahoo.com.vn
Quá trình lập ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư.
- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.
- Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND xã Phước Thạnh, tham vấn cộng đồng dân cư xã Phước Thạnh;
- Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án.
- Bước 10: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;
- Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM.
- Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.
- Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp liệt kê đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Phương pháp này được áp dụng ở chương 2, chương 3 của Báo cáo.
4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở của hệ số WHO
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập. Phương pháp này được áp dụng ở Chương 3 của Báo cáo.
4.1.3. Phương pháp chuyên gia
Tận dụng các đóng góp các ý kiến quý giá của Các thành viên của Hội đồng thẩm định, bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan QLNN các ngành, cơ quan QLNN địa phương (huyện, xã) cho báo cáo ĐTM, giúp chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp BVMT nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất. Phương pháp này được áp dụng ở Chương 4 của Báo cáo.
4.2. Các phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp thống kê đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió,…) được sử dụng chung của tỉnh Tiền Giang.
4.2.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của dự án “ Bệnh viện Chợ Rẫy II, quy mô 1.000 giường” đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định.
4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Các phiếu điều tra, thăm dò ý kiến cộng đồng đã gửi cho Uỷ ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tình Tiền Giang.
4.2.4. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước, đất tại khu vực dự án. Công ty CP TVĐT & TLXD Minh Phương cùng chủ đầu tư tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường để đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường xung quanh, làm cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.
4.2.5. Phương pháp so sánh
Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG, QUY MÔ 1.000 GIƯỜNG
1.2. Chủ dự án
• Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- Địa chỉ: Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
• Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Khu đất thuộc ấp Long Hưng, xã Long An - huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cũ, nay thuộc xã Phước Thạnh - Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp: Đường đi thôn xóm
- Phía Nam giáp: Đường quy hoạch nội bộ khu y tế và có trục đường trung tâm kết nối trực tiếp với quốc lộ 1.
- Phía Đông giáp: khu đất dân (dự kiến xây dựng Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Da liễu sau này).
- Phía Tây giáp: khu đất dân (dự kiến xây dựng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định Y khoa)
Toạ độ mốc ranh như sau:
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới dự án tại xã Phước Thạnh
Vị trí nghiên cứu xây dựng có nhiều thuận lợi khi hình thành mạng lưới giao thông khu vực. Phía Nam giáp khu đất dịch vụ phành phố và đường Quốc lộ 1, đây là tuyến trục nối trung tâm thành phố Mỹ Tho với các huyện và hướng đi Đồng Tháp, Cần Thơ. Khu đất hình chữ nhật diện tích rộng ~10 ha giới hạn bởi các mốc ABCD. Giữa khu đất xây dựng bệnh viện và Quốc lộ 1 là khu đất dịch vụ rộng ~200m. Hiện tại đây là khu du lịch Đồng sen và đất ruộng, vườn của nông dân và các nhà cấp 4 nhỏ.
Hình 1.2: Mặt bằng hiện trạng khu đất dự án
Vị trí đầu tư dự án nằm trong khu chức năng dịch vụ y tế hỗn hợp được quy hoạch chi tiết bao gồm 6 khu chức năng chính (Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Tiền Giang), đường giao thông và cây xanh. Có tổng diện tích toàn khu là 19,37ha.
Hình 1.3: Vị trí quy hoạch các khu chức năng dịch vụ y tế xung quanh dự án
Xem thêm: Phân biệt thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và tỷ lệ 1/2000 trong một dự án xây dựng
Vị trí nghiên cứu xây dựng có nhiều thuận lợi khi hình thành mạng lưới giao thông khu vực, phía Nam giáp khu đất Dịch vụ thành phố và Quốc lộ 1, đây là tuyến trục nối trung tâm thành phố Mỹ Tho với các huyện và hướng đi tỉnh Đồng Tháp. Khu vực vị trí này, góp phần làm giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến trên (thành phố Hồ CHí Minh và các bệnh viện Trung Ương), tạo điều kiện chủ động điều trị tại chỗ, giảm chi phí và thời gian đi lại của người bệnh, góp phần tiết kiệm chi phí y tế, chi phí xã hội.
Nhìn chung đây là khu vực rất thuận lợi để phát triển một khu y tế hỗn hợp tập trung, tiếp giáp trực tiếp với hệ thống giao thông huyết mạch (QL.1). Vị trí khu vực nằm trung tâm có bán kính phục vụ tốt và hệ thống giao thông tiếp cận thuận lợi.
1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất, các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội
Hiện trạng sử dụng đất
Khu vực dự án nằm trong phạm vi quản lý hành chính của xã Phước Thạnh. Theo bảng 1.2 thì phần lớn là đất trồng cây ăn quả; đất trồng hoa mầu; và một số ít đất canh tác chiếm khoảng 72% diện tích đất khu vực nghiên cứu. Trong khu vực có khoảng 20 công trình cấp 4 của dân cư trong khu vực. Đặc biệt, trong khu vực nghiên cứu có khoảng 4 ha là đất công thuộc khu du lịch Đồng Sen cũ (trong đó diện tích hồ chiếm 2,01ha), một số công trình nhà dân nằm rải rác ở vị trí giữa khu đất quy hoạch. Khoảng cách từ dự án đến khu vực nhà dân gần nhất cách khoảng 50m.
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
+ Hiện trạng nền xây dựng
Nền khu vực nghiên cứu có các dạng địa hình sau:
- Khu vực cao 1,34 đến 2,08m. Tập trung chủ yếu khu vực phía Tây Nam khu đất.
- Khu vực thấp vừa trồng hoa mầu, 0,9 đến 1,16m phía Đông Nam,
- Khu vực ao hồ có cao độ từ – 0,94 đến – 0,57m.
- Hướng dốc Đông Bắc sang Tây Nam.
+ Hiện trạng các công trình thuỷ lợi
Khu vực nghiên cứu có hồ nước thuộc Công viên Đồng Sen cũ và một số mương lớn nhỏ của dân, kênh Cầu Đú nằm trong khu vực quy hoạch dùng tưới tiêu cho hoa mầu và tiêu nước tự nhiên.
+ Hiện trạng thoát nước
- Về thoát nước mặt: Đây là khu đất có độ dốc tự nhiên chênh lệch không cao, đồng thời còn rất ít diện tích ruộng thấp trũng và ao hồ lớn nhỏ nên không ảnh hưởng lớn trong quá trình quy hoạch tổng thể. Hướng thoát nước mặt sẽ được hình thành theo độ dốc từ Đông Bắc sang Tây Nam và sẽ được cụ thể theo phương án quy hoạch. Chú trọng đến phương án cải tạo, nạo vét kênh Cầu Đú, để không làm ảnh hưởng đến thoát nước tự nhiên của khu vực.
- Thoát nước thải sinh hoạt: Hiện tại khu vực đã có quy hoạch chung thoát nước, phương án thiết kế sẽ đấu nối vào mạng chung thoát nước thành phố, trong quá trình lập quy hoạch, lập dự án các công trình được quy hoạch xây dựng sẽ tuân thủ Luật môi trường, các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường, toàn bộ các khu Bệnh viện phải xử lý nước thải; khu làm việc và sinh hoạt đều bố trí bể tự hoại để xử lý chất thải sinh hoạt rồi mới đưa vào hệ thống thoát nước tập trung của khu vực.
- Về môi trường: Hiện tại khu vực phần lớn là đất trồng hoa mầu và ao hồ, kênh mương, không có nguồn gây ô nhiễm không khí môi trường và đất.
- Trong quá trình quy hoạch và thiết kế xây dựng nói chung phải đảm bảo các quy trình thoát nước, thoát khí, chất thải rắn tiếng ồn để không phá vỡ điều kiện không khí tự nhiên đồng thời có giải pháp khôi phục bằng cách trồng cây xanh, thảm cỏ để tạo được điều kiện sinh thái tốt nhất cho khu vực.
+ Hiện trạng giao thông
* Giao thông đối ngoại: Phía Nam khu đất nằm sát trục đường Quốc Lộ 1 cách khoảng 150m, nên rất thuận lợi cho phương án quy hoạch giao thông.
* Giao thông bên trong khu vực nghiên cứu thiết kế:
Các tuyến đường trong khu vực là đường đất, đường dân sinh, có mặt cắt từ 1 - 3m.
* Nhận xét:
Trong khu vực chưa có hệ thống giao thông. Các tuyến đường dự kiến quy hoạch đi qua các khu vực đều bằng phẳng độ dốc không lớn, nên việc quy hoạch và đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi.
Nhìn chung quy hoạch trong tương lai về hệ thống giao thông đảm bảo thuận lợi cho quá trình xây dựng, quy hoạch phát triển cũng như rất phù hợp trong quá trình sử dụng lâu dài.
+ Hiện trạng cấp nước
Về cấp nước: Hiện tại khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch. Nguồn nước hiện nay chủ yếu dùng nước giếng khoan và giếng đào. Trước mắt, cần sử dụng sẽ tận dụng nguồn nước tự nhiên bằng khoan khai thác nước ngầm. Phương án cấp nước cho toàn khu quy hoạch sẽ sử dụng nguồn nước của Nhà máy của nhà máy cấp nước sạch Thành phố Mỹ Tho.
* Khu vực nghiên cứu nằm gần Quốc Lộ 1, cho nên có cơ sở và thuận lợi đấu nối họng nước.
+ Hiện trạng cấp điện
Về cấp điện: Hiện tại có 01 đường dây cao thế 22KV cấp điện từ trạm trung gian Mỹ Tho 2 - 110/22KV đi Châu Thành trên Quốc lộ 1 cách khu đất quy hoạch khoảng 150m.
- Lưới điện chiếu sáng đèn đường:
Lưới điện chiếu sáng hiện nay chưa có, trên các trục đường dân sinh các hộ dân sử dụng dây dẫn bọc nhựa thắp sáng bằng bóng compact và sợi đốt 20W-100W.
* Nhận xét
Nguồn điện: phải có phương án cụ thể, phụ tải khu quy hoạch để đưa ra phương án đấu nối trực tiếp hay từ trạm Trung gian gần nhất.
Lưới điện chiếu sáng: sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch chi tiết
+ Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT.
- Hiện nay trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống cống, mương thoát nước hoàn chỉnh.
- Nước thải được xử lý qua bể tự hoại rồi xả thẳng vào các ao, mương hoặc cho thấm tự nhiên vào đất.
- Rác thải của dân cư hiện nay được đốt hoặc tự đào hố và chôn lấp.
- Môi trường tự nhiên của khu vực quy hoạch hiện tại không bị ô nhiễm, thuận lợi cho xây dựng đô thị. Chi tiết sẽ được trình bày trong phần đánh giá tác động môi trường.
- Nước thải của Bênh viện sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN28:2010/BTNMT, cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là kênh thoát nước ra sông Bảo Đại nằm hướng Bắc khu vực dự án (Theo bản đồ quy hoạch thoát nước đính kèm phụ lục)
- Nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom riêng với nước thải và cũng được xả ra kênh thoát nước theo quy hoạch.
Nhận xét chung:
Nhìn chung, đây là khu vực rất thuận lợi để quy hoạch phát triển một khu Y tế tổng hợp, kề cận với tuyến giao thông quốc gia, liên hệ thuận lợi với các khu vực chức năng trong toàn khu, đảm bảo giao thông thuận lợi. Khu vực nghiên cứu thiết kế có cao độ thay đổi không lớn, chủ yếu là đất trồng hoa mầu, đất cây lâu năm và một phần đất công, nhà ở của dân cư chưa nhiều. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều có thể gắn kết, đấu nối trực tiếp, gián tiếp với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong khu vực nghiên cứu toàn bộ hệ thống thoát nước chưa có, cao độ nền nhìn chung thấp hơn so với cao độ nền khu vực QL1. Quy hoạch chung Thành Phố Mỹ Tho hiện đang trong quá trình điều chỉnh nên phương án quy hoạch đưa ra phải dựa vào quy hoạch chung và tình hình thực tế khu vực để có tính khả thi cao, có tầm nhìn chiến lược và phải đảm bảo phương án phát triển khi cần thiết.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án bệnh viện đa khoa, đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án bệnh viện đa khoa
Mục tiêu chung
- Làm giảm tỷ lệ mắc và chết các bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch, thanh toán hoặc khống chế đến mức thấp nhất đối với các bệnh có vaccin phòng ngừa. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đi đôi với nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ người bệnh. Chủ động phòng chống các bệnh không lây, các vấn đề sức khỏe có xu hướng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người lao động, công nhân và các chương trình y tế mục tiêu. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực y tế từ tỉnh đến cơ sở. Ðẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng, tăng tuổi thọ trung bình và chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Mục tiêu cốt lõi của bất cứ hệ thống y tế nào là nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người dân. Bài toán y tế ở nước ta chính là xây dựng hệ thống y tế dự phòng, chứ không tập trung ngân sách vào những thiết bị đắt tiền mà đại đa số người dân không hưởng lợi ích gì từ những đầu tư như thế.
- Thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ, UBND tỉnh về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ chuyên môn, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cơ sở vật chất ngành y tế, ở hiện tại và trong tương lai.
- Giải quyết vấn đề quá tải trong khám, chữa bệnh của bệnh viện đa khoa khu vực của tỉnh như hiện nay.
- Hướng tới sự phát triển đồng bộ lâu dài và bền vững của bệnh viện (xây dựng theo quy hoạch dài hạn, tăng diện tích sử dụng theo tiêu chuẩn xây dựng).
- Thực hiện từng bước chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành y tế, xây dựng thành một bệnh viện hiện đại, trang thiết bị đầy đủ.
- Đáp ứng bước phát triển, xây dựng thành bệnh viện đủ điều kiện đảm đương được nhiệm vụ của mình, có khả năng thực hiện được các kỹ thuật cao, chuyên ngành sâu, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giải quyết vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; và bệnh viện khu vực.
- Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh chất lượng hiệu quả cao, sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công chức thực hiện tốt nghĩa vụ, đạt hiệu quả tốt hơn trong việc nghiên cứu khoa học của tập thể bác sỹ cũng như việc giảng dạy để đào tạo cán bộ, sinh viên học sinh.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang quy mô 1.000 giường, là một bệnh viện đa khoa hạng 1, đạt chất lượng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các khu vực lân cận và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Bệnh Viện được xây dựng đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ theo quy chế Bệnh viện của Bộ y tế.
- Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang quy mô 1.000 giường ở vị trí mới và nằm trong tổ hợp khu y tế của tỉnh là phương án lựa chọn tối ưu, sẽ thỏa mãn được các yêu cầu quy trình chuyên môn, dễ dàng tiếp cận trang bị được các công nghệ y khoa hiện đại, là điều kiện quan trọng để tạo sự thu hút đầu tư và tranh thủ các nguồn viện trợ hợp tác quốc tế để phát triển bệnh viện theo hướng tiên tiến và bền vững.
- Xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu, phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa, đồng thời là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến của tỉnh… nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế trong tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân trong tỉnh được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao, chi phí hợp lý.
- Ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ khám và chữa bệnh hiện đại, tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện nay trên thế giới, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn các nước có nền công nghiệp phát triển trong khu vực. Đảm bảo phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân theo định hướng quy hoạch về mạng lưới y tế của tỉnh và vùng. Bệnh viện được xây dựng theo hướng tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với công nghệ kỹ thuật cao và chuyên sâu vơi trang bị các trang thiết bị y khoa đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao trình độ và khả năng chẩn đoán y khoa.
- Phối hợp công tác khám và điều trị bệnh với công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ y tế.
- Góp phần nâng cao chất lượng phục vụ về y tế cho nhân dân địa phương và cho khu vực, giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến trên (Thành phố Hồ Chí Minh và các Bệnh viện Trung Ương). Có điều kiện chủ động điều trị tại chỗ, giảm chi phí và thời gian đi lại của người bệnh, góp phần tiết kiệm chi phí y tế, chi phí xã hội.
- Tạo thương hiệu trong khu vực vùng, mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y khoa.
- Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo sức khỏe, đời sống cho nhân dân và góp phần đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Tiền Giang.
- Bệnh viện mới sẽ là một trong những công trình trọng điểm của Tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, phù hợp với nhu cầu thiết thực và điều kiện phát triển chung của Tỉnh, của Quốc gia.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án bệnh viện đa khoa
- Quy mô công suất phục vụ: xây dựng bệnh viện đa khoa hạng 1, nhóm A cấp 1, quy mô 1.000 giường bệnh.
- Quy mô diện tích đất dự án: 100.000 m2 (10 ha) với quy mô sử dụng đất được thể hiện ở bảng 1.1 và các hạng mục công trình chức năng cụ thể tại bảng 1.2.
Hình 1.4: Mặt bằng tổng thể của dự án
Diện tích các hạng mục của công trình:
Theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã phê duyệt thì chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản của từng khu vực chức năng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu và quy mô các phòng khoa của bệnh viện dự kiến phân bổ
Minh Phương Corp là Đơn vị
- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.
- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.
- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.
+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.
+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.
Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?
- Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.
- Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
- Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
- Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.
Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
- Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
- Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.
- Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.
xem thêm đánh giá môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn