Lập báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện

Lập báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bệnh viện với công suất 1000 m3/ngày đêm. Dịch vụ lập báo cáo xin cấp GPMT Minh Phương Corp: 0903 649 782.

Ngày đăng: 09-06-2022

760 lượt xem

Lập báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bệnh viện với công suất 1000 m3/ngày đêm

MỤC LỤC - Hồ sơ xin giấy phép môi trường và thủ tục xin giấy phép môi trường bao gồm

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
2. Tên dự án đầu tư
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
3.2. Công nghệ của dự án đầu tư
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Thu gom, thoát nước mưa
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.3. Xử lý nước thải
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
7. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có)
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
A. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệ báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
B. Trường hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHỤ LỤC BÁO CÁO - 

Hồ sơ xin giấy phép môi trường và thủ tục xin giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD           Nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT         Bê tông cốt thép
BXD           Bộ xây dựng
COD           Nhu cầu oxy hóa học
CTNH        Chất thải nguy hại
ĐTM          Đánh giá tác động môi trường
ĐVT           Đơn vị tính
MT&TN     Môi trường và Tài nguyên
HTXL         Hệ thống xử lý
HTKT         Hạ tầng kỹ thuật
KHKT         Khoa học kỹ thuật
KT - XH      Kinh tế - xã hội
NTSH          Nước thải sinh hoạt
PCCC          Phòng cháy chữa cháy
QCVN         Quy chuẩn Việt Nam
SS (TSS)     Chất rắn lơ lửng (tổng chất rắn lơ lửng)
Shophouse  Căn hộ kết hợp với cửa hàng
TTTM        Trung tâm Thương mại
UBND       Ủy ban Nhân dân
XLNT        Xử lý nước thải
WB            Ngân hàng Thế giới
WHO        Tổ chức Y Tế Thế giới
CTRSH     Chất thải rắn sinh hoạt
CTNH       Chất thải nguy hại
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Quy mô hạng mục xây dựng của Dự án
Bảng 1. 2 Danh mục máy móc thiết bị của Dự án đầu tư
Bảng 1. 3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng của dự án đầu tư
Bảng 1. 4 Nhu cầu sử dụng điện của dự án đầu tư
Bảng 1. 5 Nhu cầu dùng nước
Bảng 1. 6 Nhu cầu lao động của dự án đầu tư khi đưa vào vận hành
Bảng 1. 7 Hệ thống, công trình thu gom thoát nước mưa
Bảng 1. 8 Hệ thống, công trình thu gom thoát nước mưa

Bảng 3. 1 Thông số các công trình đã xây dựng của hệ thống xử lý nước thải tập trung
Bảng 3. 2 Danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày
Bảng 3. 3 Hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải
Bảng 3. 4 Định mức điện năng tiêu hao của hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày
Bảng 3. 5 Danh mục thiết bị đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
Bảng 3. 6 Thông số kỹ thuật của cụm xử lý mùi
Bảng 3. 7 Công trình lưu giữ chất thải sinh hoạt
Bảng 3. 8 Thông số kỹ thuật công trình thu gom, lưu trữ CTNH
Bảng 4. 1 Nguồn phát sinh nước thải
Bảng 4. 2 Bảng giới hạn các chất ô nhiễm sau xử lý của dự án đầu tư
Bảng 5. 1 Thời gian lấy mẫu giai đoạn điều chỉnh hiệu suất hệ thống xử lý nước thải
Bảng 5. 2 Thời gian lấy mẫu tổ hợp giai đoạn điều chỉnh hiệu quả hệ thống xử lý nước thải
Bảng 5. 3 Thời gian lấy mẫu đơn giai đoạn vận hành ổn định hệ thống xử lý nước thải
Bảng 5. 5 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Vị trí dự án đầu tư
Hình 1. 2 Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng của xưởng Vinfast
Hình 3. 1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án
Hình 3. 2 Sơ đồ thu gom nước thải của dự án
Hình 3. 3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày
Hình 3. 4 Quy trình xử lý mùi của cụm xử lý đồng bộ với HTXLNT
Hình 3. 5 Cụm xử lý đồng bộ với HTXLNT

 

Hồ sơ xin giấy phếp môi trường và thủ tục xin giấy phép môi trường

Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bệnh viện

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên dự án đầu tư
Tên dự án đầu tư: CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PNT.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Thành phố Hồ chí Minh.

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường dự án bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Hình 1. 1 Vị trí dự án đầu tư

2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép môi trường có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

 Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện” của Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở y tế.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư

Khu đất cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải nằm gọn trong khuôn viên của bệnh viện với diện tích tổng 340 m2, diện tích xây dựng nổi trên mặt đất (nhà điều hành) là 5,75 m x (6+1,3) = 42 m2.
Về quy mô hạng mục xây dựng:

Bảng 1. 1 Quy mô hạng mục xây dựng của Dự án

Quy mô hạng mục xây dựng của dự án cải tạo nâng cấp bệnh viện
Nguồn: Thuyết minh thiết kế thi công

3.2. Công nghệ của dự án đầu tư

Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải công suất 1000 m3/ngày đêm như sau:

Quy trình xử lí nước thải công suất 1000 m3/ngày đêm
Hình 1. 2 Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng của xưởng Vinfast

Thuyết minh quy trình:

Toàn bộ nước thải phát sinh hằng ngày của Bệnh viện được thu gon theo mạng cống riêng (hiện hữu) được dẫn vào bể thu gom (T01) của hệ thống tập trung. Đầu tiên qua song chắn rác liên tục nhằm loại bỏ các thành phần có kích thước lớn, như: Bao nilon, sỏi, đá, cây…chóng kẹt bơm. Sau đó, nước thải được máy bơm thu gom (Ptg) bơm trung chuyển toàn bộ về bể điều hòa (T02).
Tại bể điều hòa, nước được sục khí, xáo trộn mạnh, nhằm: điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải; điều hòa lưu lượng nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm. Tại đây, máy bơm điều hòa (Pđh) sẽ bom nước thải với chế độ ổn định qua bể sinh học kỵ khí tiếp xúc (Anaerobic) bắt đầu quá trình xử lý sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải.
Dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí các hợp chất hữu cơ được lên men và một phần chuyển hóa thành khí và tăng sinh khối mới, hỗn hợp khí gồm; CO2, H2S, H2, NH3, CH4, hơi nước, mùi…Quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật → CO2 + H2 + CH4 + NH3 + H2S+ tế bào mới
Đồng thời chống tải trọng shock đột ngột của nước thải đầu vào và làm giảm tải, tăng hệ số an toàn cho các công trình xử lý đơn vị phía sau.
Sau đó, nước thải chảy tự do qua các bể sinh học thiếu khí tiếp xúc (Anoxic), bể sinh học hiếu khí tiếp xúc (Oxic). Với quá trình tiền xử lý liên hoàn như trên Anaerobic – Anoxic – Oxic các chất ô nhiễm trong nước thải, như (BOD, COD, Amoni, NOx, P…) sẽ được xử lý triệt để. Cuối cùng bằng kỹ thuật đặc biệt của màng vi lọc MBR nước sạch từ nước thải sẽ được lọc- hút trực tiếp ra ngoài.
Trong môi trường nước TAN có tỉ lệ tồn tại giữa ion NH4 và khí độc hòa tan NH3 phụ thuộc chính vào pH và nhiệt độ:
NH2/NH4 = 10pH NH3+ H2O ↔ NH4+ + OH-
Khi pH cao, nhiệt độ cao thì NH3 là mối đe dọa hiểm họa cho động vật thủy sinh.
HCHC → NH→ NO→  NO2→N2
Nước sau khi được hút qua màng MBR sẽ được dẫn về bể Oxy hóa – khử trùng bằng Ozone (T06) trước khi xả thải ra ngoài. Tại đây, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý một lần nữa bằng phương pháp oxy hóa nâng cao, nhờ đó xử lý được các dư lượng thuốc, kim loại,…(nếu có từ khâu khám chữa bệnh) và tiêu diệt vi rút cho nước thải mà giai đoạn trước chưa thể xử lý được.
Tại khâu quan trắc, các thiết bị đo kiểm soát online về chất lượng nước thải được lắp đặt. nhằm quan trắc liên tục các chỉ tiêu ô nhiễm chính trong nước thải như: pH, NH4, …Trường hợp nước có vấn đề (không đạt yêu cầu) các thiết bị sẽ lập tức đóng van điện không cho xả thải và bơm nước này quay về xử lý trở lại. Như vậy, hệ thống sẽ không có trường hợp xả thải không đạt yêu cầu.
Toàn bộ thiết bị  của hệ thống được thiết keế vận hành hoàn toàn tự động, các số liệu, thông số được lưu trữ và điều khiển tự động.
Mùi phát sinh trong quá trình xử lý nước: sẽ được hút tập trung về thiết bị xử lý mùi sau đó thải ra ngoài môi trường.
Bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước: sẽ được tuần hoàn liên tục về bể Anoxic nhằm đảm bảo mật độ sinh khối trong hệ thống, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải nhanh chóng theo thiết kế. Thông thường, đối với các loại nước thải nà lượng bùn dư gần như không phát sinh hoặc rất ít. Trường hợp có, hệ thống sẽ bơm về bể chứa bìn, sau đó qua bể phân hủy bùn. Tại đây, bùn sẽ được phân hủy thành khí, nước và cặn không phân hủy được. Phần nước sẽ được thu hồi về bể thu gom để xử lý theo nước thải. Phần khí thu gom theo hệ thống xử lý mùi. Phần cặn không phân hủy được sẽ lưu trữ tại đáy bể và sẽ được hút định kỳ (nếu có).
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Dự án đầu tư thuộc loại hình công trình hạ tầng kỹ thuật để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh của Bệnh viện PNT. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT, cột A trước khi xả ra hệ thống cống chung của thành phố.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất

Bảng 1. 3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng của dự án đầu tư

(Nguồn:Tính toán và tham khảo công trình XLNT tương tự)

Ghi chú: 

Clorin sử dụng trong 01 tháng (30 ngày) với liều lượng: 20g/m3 nước thải: 20 x 1.000 x 30/1.000 = 600 kg/tháng.
NaOH sử dụng trong 01 tháng (30 ngày) với liều lượng: 50g/m3 nước thải: 50 x 1.000 x 30/1.000 = 1.500 kg/tháng.
Vi sinh nuôi cấy trong giai đoạn duy trì hệ thống:
Tính theo công thức sau:
A= (m x Q) / 1000 = (0,5 x 1.000)/1.000 = 0,5 kg/ngày =  15kg/tháng
Trong đó:
A: Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày, cách ngày hoặc theo tuần tùy vào độ ổn định của hệ thống (kg/ngày)
m: 0,5 ppm
Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
Bổ sung mật rỉ đường để duy trì hệ thống: Liều lượng bổ sung vào khoảng 1,5/100m3 nước thải tần suất bổ sung 2lần/tuần: = (1,5 x 1.000)/100 x 4 =60kg/tháng)
Tham khảo từ số liệu của nhà thầu thi công HTXLNT, than hoạt tính sử dụng khoảng 10kg/tháng.
Nhu cầu sử dụng điện

Bảng 1. 4 Nhu cầu sử dụng điện của dự án đầu tư
Nhu cầu sử dụng điện của dự án đầu tư
Nguồn: (*) Tính toán, (**)Thuyết minh thiết kế thi công

Nguồn điện được lấy từ nguồn điện của bệnh viện do điện lực thành phố cấp.

Nhu cầu sử dụng nước
Trong giai đoạn trạm xử lý nước thải đi vào hoạt động sẽ có 2 cán bộ trong ban quản lý và nhân viên kỹ thuật làm việc tại đây.
Theo TCXDVN 33:2006 là 100 lít/người/ngày, với lượng cán bộ trong ban quản lý và nhân viên kỹ thuật dự kiến là 2 thì nhu cầu sử dụng nước khoảng 2 người x 100 lít/người/ngày =  0,2 m3/ngày.

Xem thêm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền giang quy mô 1000 giường

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ TƯ VẤN 0903 649 782

Xem thêm Hồ sơ xin giấy phép môi trường và thủ tục xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE