Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao với hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao

  • Mã SP:DA Tr H
  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao với hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng 

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH  MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 6

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 6

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 6

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 6

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 7

I.4.1. Các văn bản pháp lý về đầu tư 7

I.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 8

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 10

II.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 10

II.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam năm 2019 10

II.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 10

II.2. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai 11

II.2.1. Vị trí địa lý 11

II.2.2. Điều kiện tự nhiên 12

II.2.3. Kinh tế 12

II.3. Huyện Cẩm Mỹ 13

II.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu, thời tiết; 13

II.3.2. Đất đai và cơ cấu sử dụng: 14

II.3.3. Nguồn nước: 15

II.3.4. Tài nguyên khoáng sản: 16

II.4. Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai 16

II.4.1. Quan điểm phát triển ngành chăn nuôi 16

II.4.2. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung 18

II.4.3. Hướng đến phát triển bền vững 19

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 20

III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư. 20

III.1.1. Mục tiêu chung 20

III.1.2. Mục tiêu riêng 20

III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 20

III.2.1. Sự cần thiết đầu tư 20

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 22

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 22

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 22

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 23

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 23

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 24

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 24

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 25

V.1. Quy mô đầu tư dự án 25

V.1.1. Khối lượng công trình 25

V.1.2. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính 28

V.1.3. Hạ tầng kỹ thuật 29

V.2. Đầu tư máy móc thiết bị 31

V.3. Lựa chọn con giống 32

V.3.1. Chọn lọc và theo dõi heo nái đẻ 32

V.3.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống 33

V.3.3. Dinh dưỡng cho đực giống 35

V.3.4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống 36

V.3.5. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống 38

V.3.6. Các giống heo ông bà nuôi trong trại (1 máu): 39

V.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt 40

V.4.1. Dinh dưỡng 40

V.4.2. Kỹ thuật cho ăn 41

V.4.3. Kỹ thuật chăm sóc 42

V.5. Chuồng trại chăn nuôi 43

V.5.1. Vị trí 43

V.5.2. Nền chuồng 43

V.5.3. Kiểu chuồng nuôi heo 43

V.6. Dinh dưỡng và thức ăn 47

V.6.1. Kỹ thuật ủ men thức ăn 47

V.6.2. Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn: 49

V.7. Kỹ thuật chăm sóc và phối giống 50

V.7.1. Chọn lợn (heo) cái giống hậu bị 50

V.7.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) hậu bị 50

V.7.3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa 53

V.7.4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ, và lợn (heo) con 55

V.7.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) thịt 59

V.7.6. Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn 61

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG  LAO ĐỘNG 63

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty 63

VI.1.1. Mô  Hình  Tổ Chức 63

VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 63

VI.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 63

VI.2.1. Lao động trực tiếp 63

VI.2.2. Lao động gián tiếp 64

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 65

VII.1. Tiến độ thực hiện 65

VII.2. Giải pháp thi công xây dựng 65

VII.2.1. Phương án thi công 65

VII.3. Sơ đồ tổ chức thi công 65

VII.4. Hình thức quản lý dự án 66

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 67

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường 67

VIII.1.1. Giới thiệu chung 67

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 67

VIII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 69

VIII.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 71

VIII.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 72

VIII.1.6. Trong thời gian hoạt động của trang trại 73

VIII.1.7. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 75

VIII.1.8. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi heo 77

VIII.1.9. Kết luận 79

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 80

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 80

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 80

IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 80

IX.2.2. Chi phí thiết bị 80

IX.2.3. Chi phí quản lý dự án: 81

IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 81

IX.2.5. Chi phí khác 82

IX.2.6. Dự phòng phí: 82

IX.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng: 82

CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 87

X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 87

X.2. Nguồn vốn 87

X.3. Phương án hoàn trả vốn vay 88

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 90

XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 90

XI.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 90

XI.1.2. Phương án Tài Chính 90

XI.1.3. Cơ sở tính toán 90

XI.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 91

XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 91

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

XII.1. Kết luận 93

XII.2. Kiến nghị 93

 

 

 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TT – BTNMT : Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường

QĐ – TT : Quyết định – Thủ tướng

TCXDVN : Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

KT – XH : Kinh tế - Xã hội

HTX : Hợp tác xã

UBND : Ủy ban nhân dân

CHXHCN : Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa

QĐ – KHCNMT : Quyết định – Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

KPHĐ : Không phát hiện được

QĐ – BXD : Quyết định – Bộ Xây dựng

NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

TKBVTC : Thiết kế bản vẽ thi công

AT – PCCC : An toàn – Phòng cháy chữa cháy

HSMT : Hồ sơ môi trường

GTGT : Giá trị gia tăng

 

 


DANH  MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng V1: Danh mục các hạng mục công trình 28

Bảng V2: Tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị 32

Bảng V3: Định mức lượng Protein và năng lượng - ME 36

Bảng V4: Lịch tiêm phòng cho heo đực giống 37

Bảng V5: Mức ăn cho lợn cái hậu bị 51

Bảng V6: Mức ăn cho lợn (heo) nái chửa 54

Bảng V7: Mức ăn cho lợn (heo) nái nuôi con ở tuần đầu 56

Bảng V8: Cách cho ăn 58

Bảng V9: Cách tính lượng thức ăn cho lợn (heo) thịt 60

Bảng V10: Lịch tiêm phòng cho lợn (heo) con và lợn (heo) thịt 61

Bảng VIII1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí 68

Bảng VIII2: Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt 68

Bảng VIII3: Nồng độ giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 69

Bảng IX1: Lãi vay, tỷ lệ vốn và tiến độ huy động vốn  trong thời gian xây dựng 82

Bảng IX2: Giá trị xây dựng 83

Bảng IX3: Giá trị thiết bị 84

Bảng  IX4: Tổng mức đầu tư 85

Bảng  X1: Nguồn vốn đầu tư của dự án 87

Bảng  X2: Phương án trả lãi và nợ gốc định kỳ 88

Bảng  XI1: Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án 91

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

 

Hình V1: Củ heo nái đẻ 44

Hình V2: Cũi heo nái chờ phối 45

Hình V3: Chuồng nuôi heo con sau cai sữa 47

Hình VIII1: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ kết hợp với hệ thống biogas 76

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3603720684, Đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 05 năm 2020.

- Trụ sở công ty: Tổ 6, khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

- Đại diện pháp luật công ty: Bà Vòng Cún Cú  - Chức vụ: Giám đốc

- Điện Thoại:    

- Vốn điều lệ đăng ký: 28.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tám tỷ đồng ./.)

- Ngành nghề chính:

+ Chăn nuôi heo và sản xuất giống heo.

+ Chăn nuôi chăn nuôi gia cầm.

+ Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp.

+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt….

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (028) 22142126;  Fax: (028) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Trang trại chăn nuôi Thiên Thuận Phát

- Địa điểm: Tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

- Quỹ đất của dự án: 18.118,7 m2 thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát. Trong đó diện tích đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng khoảng 4.510 m2, còn lại là diện tích hạ tầng, đất trồng hoa màu và cây ăn trái.

- Mục tiêu đầu tư:

+  Đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam.

+  Phát triển chăn nuôi đàn heo thịt 6.000 con/năm.

- Quy mô đàn heo: Trang trại nuôi ổn định 6.000 con / năm.

- Tổng vốn đầu tư : 40.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng ./.). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát là 12.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ đồng ./.);.

- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.

- Tiến độ thực hiện dự án:

 

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: từ tháng 6/2020 - đến tháng 12/2020.

+ Thời gian xây dựng: từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021

+ Thời gian vận hành chăn nuôi: từ tháng 1/2022.

+ Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: từ tháng 12/2022.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.

- Hình thức quản lý:

+ Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát trực tiếp quản lý dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui trình chăm sóc, khẩu phần dinh dưỡng …

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.4.1. Các văn bản pháp lý về đầu tư

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính Phủ sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường.

- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.

- QĐ số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn 2030.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc chỉ thị khẩn trương triển khai thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

- Quyết Định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

- Và các văn bản pháp lý liên quan khác.

I.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi Thiên Thuận Phát thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN : 01/2008/BXD);

- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

- TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;

- TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

- TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

- TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

- TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

- TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí ;

- TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

- 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

- TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

- TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng;

- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

I.1.1. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính

- Tổng diện tích khu đất S = 18.118,7 m2;

- Diện tích xây dựng công trình: 4.536 m2;

- Diện tích cây xanh cảnh quan, cách ly: 4.467m2;

- Mật độ xây dựng: 30%;

Quy mô xây dựng các hạng mục công trình:

Bảng V1: Danh mục các hạng mục công trình 

 

STT

Số lượng

Đơn vị

Khối lượng

1

Khu nhà nuôi heo số 1 (14mx40m)

2

m2

1,120

2

Khu nhà nuôi heo số 2 (14mx40m)

2

m2

1,120

3

Khu nhà nuôi heo số 3 (14mx40m)

2

m2

1,120

4

Cổng tường rào

1

m2

1

5

Nhà để xe

1

m2

60

6

Nhà kỹ thuật (8mx8m)

1

m2

64

7

Nhà công nhân (8.5mx27m)

1

m2

230

8

Nhà ăn + bếp (8.5mx9m)

1

m2

 76.50

9

Tháp nước sinh hoạt 4m3

1

m3

2

10

Đất trồng cây ăn trái, sân vườn ...

1

m2

4,467

11

Nhà sát trùng xe

1

m2

54

12

Nhà điều hành

1

m2

 143.50

13

Nhà phơi đồ

1

m2

24

14

Nhà đặt máy phát điện

1

m2

24

15

Nhà nghỉ trưa

1

m2

50

16

Kho dụng cụ

1

m2

25

17

Kho cám heo

2

m2

250

18

Nhà cân heo

1

m2

50

19

Bệ xuất nhập heo

2

m2

6

20

Bể nước 350m3, tháp 20m3

2

m2

120

21

Bể ngâm rửa đan

6

m2

5

22

Hầm biogas

1

m2

5,346

23

Ao xử lý nước thải số 3

2

m2

1,750

24

Hố hủy xác

2

m2

20

25

Sân phơi phân

1

m2

350

26

Nhà bảo vệ

1

m2

20

27

Nhà để phân

1

m2

105

28

Hệ thống xử lý nước thải

1

m2

350

29

Đường giao thông

1

m2

1,200

I.1.2.  Hạ tầng kỹ thuật 

I.1.2.1. San nền

- Cao độ san nền trung bình được căn cứ theo bản vẽ Quy hoạch san nền và thoát nước mưa.

- Khu đất san nền có diện tích khoảng 4.536 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc (cụ thể xem bản vẽ đồng mức thiết kế và giải pháp thiết kế). Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

- Trước khi san nền cần bóc lớp đất bùn & hữu cơ dày trung bình 30cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.

- Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9

I.1.2.2. Đường giao thông

- Tuyến đường kết nối với khu vực dự án chăn nuôi với đường tỉnh lộ

- Hệ thống đường nội bộ trang trại: đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực chuồng trại chăn nuôi với bề rộng mặt đường là 5 m.

I.1.2.3. Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp điện trong khu vực tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và khớp nối với các dự án có liên quan.

- Điện cấp cho khu dự án sẽ được lấy tại trạm biến áp tổng thể từ Đường dây 22kV và TBA 630kVA-22/0,4kV cấp điện cho hạng mục của dự án.

- Từ trạm biến áp cấp điện đến tủ điều khiển chiếu sáng và tủ điện phân phối. Vị trí định vị và công suất trạm được thể hiện trong bản vẽ cấp điện. Chi tiết về chủng loại cáp và các thiết bị bảo vệ đầu tuyến sẽ được tính toán chính xác.

I.1.2.4. Hệ thống điện chiếu sáng

- Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng đối với đường trong khu dự án;

- Tận dụng tối đa hiện trạng chiếu sáng.

- Hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm điện năng.

- Nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của thiết bị và toàn hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.

- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn vận hành và thi công.

I.1.2.5. Hệ thống cấp nước

- Nguồn nước cung cấp cho dự án lấy từ sông. Nước được bơm vào hồ chứa nước dự trũ , sau đó đưa vào trạm xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch cấp theo nhu cầu sử dụng, nước thô cấp cho nhu cầu tưới cây rửa đường không cần qua xử lý.

- Mạng lưới cấp nước cho Khu vực văn phòng và chăn nuôi của dự án là mạng lưới chung giữa nước cấp cho sinh hoạt và nước chữa cháy.

-  Mạng lưới đường ống cấp nước cấp 1 theo định hướng quy hoạch sẽ là mạng lưới vòng, đoạn qua khu vực dự án gồm có: tuyến ống chính D 200 tuyến ống nhanh D100 dùng cho họng cứu hòa đề phòng khi có cháy, D50 cấp cho khu văn phòng và nhà ở CBCNV

I.1.2.6. Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước thải

- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.

- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i = 1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.

Trạm xử lý nước thải

- Trạm xử lý nước thải công xuất xử lý là 600 m3/ ngày, gồm 2 đơn nguyên vận hành song song (công suất mỗi đơn nguyên là 300 m3/ ngày).

- Trạm xử lý nước thải gồm các bể chính : Bể điều hòa; Bể lắng sơ cấp; Bể yếm khí; Bể hiếu khí + thiếu khí; Bể lắng thứ cấp; Bể cô đặc bùn

I.1.2.7. Hệ thống thoát nước mưa

Sử dụng hệ thống thoát nửa hở nửa kín cho phù hợp địa hình và điều kiện vật liệu địa phương. Sử dụng loại giếng thu hàm ếch, bố trí giếng thu tại các vị trí  theo quy hoạch chiều cao và bố trí cách đều 40 đến 50 m phụ thuộc vào độ dốc địa hình một giếng; trên đoạn giữa hai giếng thu liền nhau, rãnh biên thiết kế vuốt dốc đều từ giữa về giếng thu, độ dốc phải đạt tối thiểu 0,4%. Giếng thăm bố trí tại vị trí các đường cống giao nhau, vị trí có sự thay đổi về kích thước được cống hoặc bố trí cách đều 50m một giếng; đáy giếng thăm thiết kế trũng sâu xuống 30 cm để lắng bùn và thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng mạng lưới.

I.1.2.8. Hệ thống xử lý chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung .

Chất thải chăn nuôi được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi.

I.1.2.9. Hệ thống nối đất và chống sét

Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.

Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D50.

Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

I.1.2.10. Hệ thống PCCC

Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.

Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích.

Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc

Lắp đặt các trụ chữa cháy ngoài trời, xung quanh trang trại để cung cấp lượng nước chữa cháy bên ngoài. Hệ thống phải đảm bảo độ bển vận hành và dễ kiểm tra, thay thế khi bị rò rỉ, phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.

Lắp đặt các máy bơm chữa cháy, máy bơm điện, máy bơm diesel cung cấp cho các họng cứu hỏa. Khi có cháy nổ, bơm điện hoạt động chính và bơm diesel dự phòng, đồng thời lắp đặt mới 01 họng chờ gần cổng trạm để cấp nước cứu hỏa cho xe chứa cháy, xây dựng bể chứa ngầm.

I.1.  Đầu tư máy móc thiết bị

· Phục vụ văn phòng, công tác quản lý

Các trang thiết bị văn phòng: bàn, ghế, máy tính, máy fax, máy photo, điện thoại,…

· Phục vụ công tác chăn nuôi, sản xuất

Xe máy: Phục vụ công việc kiểm tra, giám sát cấp nông trại.

Hệ thống chăm sóc và quản lý đàn heo: theo dõi, giám sát để có biện pháp chăm sóc từng con heo

Các thiết bị, dụng cụ thú y: phục vụ chăm sóc thú y cho đàn heo

Xe tải vận chuyển, Máy xay trộn thức ăn, trộn thức ăn TMR  

I.2. Lựa chọn con giống 

Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn heo nái sinh sản đạt năng suất cao đó chính là công tác chọn lọc và nuôi dưỡng heo nái hậu bị. Vì vậy cần phải tuyển lựa và chăm sóc những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai.

I.2.1. Chọn lọc và theo dõi heo nái đẻ

I.2.1.1. Chọn heo:

Chọn lựa heo lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe.

Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.

Bảng V2: Tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị

Stt

Bộ phận

Ưu điểm

1

Đặc điểm giống, thể chất, lông da

Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.

2

Vai và ngực

Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rộng, không lép.

3

Lưng sườn và bụng

Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.

4

Mông và đùi sau

Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn.

5

Bốn chân

Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.

6

Vú và bộ phận sinh dục

Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.

Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).

I.2.1.2. Dinh dưỡng

Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 - 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.

Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc.

I.2.1.3. Môi trường nuôi dưỡng

Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.

Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.

Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ.

Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 - 15 phút mỗi ngày.

Tuổi phối giống là 7.5 - 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 - 22 mm, trọng lượng là 120 - 130 kg.

I.2.1.4.  Công tác thú y:

Trước khi phối giống 2 - 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột )

Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin

Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.

I.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống 

Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y...

Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống nhiều hơn nữa.

Một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công heo đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau:

I.2.2.1. Chọn heo:

a. Chọn giống heo: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau:

-  Chất lượng của giống: cần chọn giống heo mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống heo trước.

- Thị hiếu của người chăn nuôi heo nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến.

- Hiểu rõ nguồn gốc của đàn heo nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn heo.

- Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có.

b. Chọn heo giống

Chọn heo giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi.

- Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn heo đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.

- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định.

- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan..

- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có heo mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.

- Căn cứ vào qui trình nuôi: heo giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...

* Lưu ý: Sau khi đã chọn được heo đực làm giống thì chất lượng sản xuất của heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những heo đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc heo đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:

+ Giai đoạn 1: Khi heo bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 - 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 - 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật..

+ Giai đoạn 2: Khi heo bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình...

Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện.

I.2.3. Dinh dưỡng cho đực giống 

Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau:

a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 - 50 kg)

Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot).

b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)

Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin. 

KẾT QUẢ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Bảng IX2: Giá trị xây dựng

 

 

 

 

 

 

ĐVT: 1000đ

 

STT

Số lượng

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền trước thuế

1

Khu nhà nuôi heo số 1 (14mx40m)

2

m2

1,120

2,327

2,606,240

2

Khu nhà nuôi heo số 2 (14mx40m)

2

m2

1,120

2,327

2,606,240

3

Khu nhà nuôi heo số 3 (14mx40m)

2

m2

1,120

2,327

2,606,240

4

Cổng tường rào

1

m2

1

125,000

125,000

5

Nhà để xe

1

m2

60

1,800

108,000

6

Nhà kỹ thuật (8mx8m)

1

m2

64

4,450

284,800

7

Nhà công nhân (8.5mx27m)

1

m2

230

4,450

1,023,500

8

Nhà ăn + bếp (8.5mx9m)

1

m2

 76.50

3,500

267,750

9

Tháp nước sinh hoạt 4m3

1

m3

2

15,000

30,000

10

Đất trồng cây ăn trái, sân vườn ...

1

m2

4,467

50

223,335

11

Nhà sát trùng xe

1

m2

54

2,327

125,658

12

Nhà điều hành

1

m2

 143.50

4,450

638,575

13

Nhà phơi đồ

1

m2

24

2,327

55,848

14

Nhà đặt máy phát điện

1

m2

24

2,327

55,848

15

Nhà nghỉ trưa

1

m2

50

4,450

222,500

16

Kho dụng cụ

1

m2

25

2,327

58,175

17

Kho cám heo

2

m2

250

2,327

581,750

18

Nhà cân heo

1

m2

50

2,327

116,350

19

Bệ xuất nhập heo

2

m2

6

54,000

324,000

20

Bể nước 350m3, tháp 20m3

2

m2

120

4,500

540,000

21

Bể ngâm rửa đan

6

m2

5

67,500

303,750

22

Hầm biogas

1

m2

5,346

150

801,900

23

Ao xử lý nước thải số 3

2

m2

1,750

250

437,500

24

Hố hủy xác

2

m2

20

1,200

24,000

25

Sân phơi phân

1

m2

350

500

175,000

26

Nhà bảo vệ

1

m2

20

3,500

70,000

27

Nhà để phân

1

m2

105

2,327

244,335

28

Hệ thống xử lý nước thải

1

m2

350

5,500

1,925,000

29

Đường giao thông

1

m2

1,200

850

1,020,000

30

Hệ thống điện chiếu sáng, PCCC, chống sét

1

HT

1

1,150,000

1,150,000

31

Hệ thống cấp thoát nước

1

HT

1

930,000

930,000

 

TỔNG

 

 

 

 

19,681,294

 

Bảng IX3: Giá trị thiết bị

 

HẠNG MỤC

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền trước thuế

I

NHÀ HEO THỊT

 

 

 

 

1

Máng ăn tự động 80kg

Cái

180

2,800

504,000

2

Quạt hút 50" + Mô tơ quạt hút

Bộ

48

9,800

470,400

3

Tấm làm mát COOLPAD 0.15m x 0.6m x 1.5m

Tấm

480

1,800

864,000

4

Vách di động ngăn giữa các ô

Bộ

26

14,000

364,000

5

Song sắt bảo vệ quạt làm mát

Bộ

48

320

15,360

6

Máy bơm nước rửa chuồng ( 1HP)

Cái

6

2,500

15,000

7

Máy bơm nước giảm mát (0.5HP)

Cái

12

1,800

21,600

8

Đèn compact chiếu sáng 20w

Cái

120

80

9,600

9

Đèn hồng ngoại úm heo 250w

Cái

120

210

25,200

10

Hệ thống dây, tủ điện chạy mô tơ và quạt hút

Bộ

12

18,000

216,000

II

NHÀ SÁT TRÙNG

 

 

 

 

1

Nhà sát trùng gồm hệ thống bơm, tủ điều khiển, mắt thần

Bộ

1

35,000

35,000

2

Hệ thống chuyển cám

Bộ

4

145,000

580,000

3

Hệ thống hầm Biogas

Bộ

1

430,000

430,000

4

Máy phát điện (một máy dự phòng) 150KVA

Bộ

2

350,000

700,000

5

Hệ thống ( máy bơm, ống dẫn) nước lên đài nước 5HP

Bộ

4

22,000

88,000

 

TỔNG

 

 

 

4,338,160

 

Bảng  IX4: Tổng mức đầu tư

ĐVT: 1000 đồng

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

19,681,294

1,968,129

21,649,423

II.

Giá trị thiết bị

4,338,160

433,816

4,771,976

III.

Chi phí quản lý dự án

667,640

66,764

734,404

IV.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1,646,752

164,675

1,811,427

4.1

Chi phí khảo sát đia chất, đia hình lập TKBVTC

227,273

22,727

250,000

4.2

Chi phí lập dự án

207,469

20,747

228,216

4.3

Chi phí thiết kế lập TKBVTC

708,128

70,813

778,941

4.4

Chi phí thẩm tra thiết kế

33,912

3,391

37,304

4.5

Chi phí thẩm tra dự toán

32,725

3,273

35,998

4.6

Chi phí lập HSMT xây lắp

38,521

3,852

42,373

4.7

Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị

18,747

1,875

20,622

4.8

Chi phí giám sát thi công xây lắp

281,191

28,119

309,310

4.9

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

33,713

3,371

37,084

4.10

Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị

65,072

6,507

71,580

V

Chi phí mua và chuyển mục đích sử dụng đất

4,320,000

432,000

4,752,000

VI

Chi phí khác

514,999

51,500

566,499

5.1

Chi phí chuyển giao công nghệ, đào tạo, đăng ký thương hiệu

120,000

12,000

132,000

5.2

Chi phí bảo hiểm xây dựng

98,406

9,841

108,247

5.3

Chi phí kiểm toán

121,192

12,119

133,312

5.4

Chi phí rà phá bom mìn…

50,000

5,000

55,000

5.5

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

125,400

12,540

137,940

VII.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

 

 

1,714,286

*

Tổng vốn cố định

 

 

36,000,015

*

Vốn lưu động

 

 

4,000,000

IX

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

 

 

40,000,015

 

Làm tròn

 

 

40,000,000

 

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com