Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái, hồ sơ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái theo tiêu chuấn quốc tế.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia

  • Mã SP:DTM KDL HG
  • Giá gốc:175,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia 

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1. TÊN DỰ ÁN LÀNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ NGHỈ DƯỠNG HOÀNG GIA

2. CHỦ DỰ ÁN

- Chủ dự án    : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BĐS HOÀNG GIA

- Đại diện    : Ông Hoàng Anh Tuấn; Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ    : xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;

- Điện thoại    :  0907957895

3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI

Vị trí khu đất thực hiện dự án Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hoàng Gia thuộc Khu phức hợp Bãi Trường tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi ranh giới xác định như sau:

- Phía Bắc giáp: Dự án của Công ty Đầu tư địa ốc Việt;

- Phía Đông giáp: Đường Vòng quanh đảo.

- Phía Nam giáp dự án Nhà Khách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

- Phía Tây giáp: bờ Biển.

4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái, hồ sơ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái theo tiêu chuấn quốc tế.

a. Quy mô diện tích

- Khu đất đầu tư có diện tích 42 ha với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch, thương mại mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước...

b. Hiện trạng mặt bằng

- Hiện trạng khu vực dự án còn nguyên sơ, chủ yếu là đất cây tạp tự nhiên, bãi cát mặt biển, một ít đất trồng dừa ven biển..còn lại là đất xây dựng công trình và đất giao thông chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Khu vực đất quy hoạch xây dựng có 10 căn nhà tạm, tập trung chủ yếu ven biển và ven đường đất đỏ hiện hữu đi ngang qua khu quy hoạch, không có công trình văn hóa, công trình tôn giáo có giá trị văn hóa lịch sử

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng công trình

1.244

0,15

2

Đất cây tự nhiên

608.338

74,00

3

Đất trồng dừa

13.102

1,59

4

Đất hỗn hợp cây cỏ cao + cây bụi

162.781

19,80

5

Đất bãi cát

9.521

1,16

6

Mặt biển

18.502

2,25

7

Giao thông

8.583

1,04

TỔNG CỘNG

822.071

100,00

c. Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 822.071m2 và được phân khu chức năng như sau:

Bảng 2. Tổng hợp diện tích toàn khu

STT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ (%)

1

Đất dịch vụ du lịch

130.363

15,82

2

Đất resort nghỉ dưỡng

173.572

21,11

3

Đất biệt thự

60.379

7,35

4

Đất cây xanh – mặt nước

266.465

32,42

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

1.923

0,23

6

Đất giao thông + bãi xe

138.217

16,81

7

Đất hành lang biển + cầu tàu

51.434

6,26

TỔNG CỘNG

822.071

100,00

d. Các công trình phụ trợ

- Hệ thống  giao thông:

- Đường giao thông đối ngoại: đường vòng quanh đảo (ký hiệu mặt cắt 1-1), đường trung tâm Bãi trường (ký hiệu mặt cắt 2-2), đường nhánh số 3 (ký hiệu mặt cắt 3-3), đường D1 (ký hiệu mặt cắt 4-4), đường D8 (ký hiệu mặt cắt 8-8).

- Đường giao thông nội bộ: gồm các đường N1, N2, D2, D3, D4, D5, D6, D7.

- Quy hoạch cấp điện

- Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện chung của đảo, dự kiến đấu nối trên tuyến cấp điện trung và hạ thế của khu vực.

- Sử dụng toàn bộ hệ thống cáp ngầm trung và hạ thế.

- Quy hoạch cấp nước

+ Giai đoạn ngắn hạn: sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ (nếu chưa có nước máy);

+ Giai đoạn dài hạn: đầu nối mạng lưới với tuyến ống cấp nước dẫn về từ 4 nhà máy nước Rạch Rá, Suối Lớn, Cửa Cạn và Dương Đông thông qua đường ống chính D300 & D200 nằm trên đường vòng quanh đảo đoạn An Thới – Cửa Lấp và đường trục chính Bãi Trường.

Nhu cầu sử dụng nước:

Theo Quyết định 1450/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang về việc pHệ  duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hoàng Gia thuộc Khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy mô 799.810m2 – tỷ lệ 1/500

- Du lịch : 300 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước sinh hoạt nhân viên : 200 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước phục vụ khách vãn lai : 120 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước phục vụ nhà hàng : 50 lít/ người/ ngày. đêm

- Công trình công cộng, TM – DV: 2 lít/ m2/ sàn. ngày. đêm

- Tưới cây, thảm cỏ… : 3 lít/ m2/ ngày. đêm

- Rửa đường : 0,5 lít/ m2/ ngày. đêm

- Nước chữa cháy : 15 lít/s, số lượng đám cháy là 02

Bảng 3. Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của dự án

Stt

Đối tượng dùng nước

Quy mô

Tiêu chuẩn cấp Nước

Lưu lượng (m3)

Diện tích (m2)

Diện tích sàn (m2)

Số giường

Số người

1

Khách lưu trú

 

 

1.440

2.880

300 (l/ng.ngày.đêm)

864

 

+ Khách sạn 4 sao

40.570

 

550

1.100

+ resort nghỉ dưỡng 5 sao

111.059

 

522

1.044

+ resort nghỉ dưỡng 4 sao

62.513

 

368

736

2

Khách vãng lai

 

 

434

434

120 (l/ng.ngày.đêm)

52,08

3

Nhân viên phục vụ

 

 

1.686

1.686

200 (l/ng.ngày.đêm)

337,2

4

Nhà hàng – nhà ăn

 

 

 

5.000

50 (l/ng.ngày.đêm)

250

5

Đất công trình công cộng – TMDV

89.493

260.900

 

 

2,0

(l/m2/sàn.ngày.đêm)

521,8

6

Đất cây xanh

198.186

 

 

 

3

(l/m2.ngày.đêm)

594,56

7

Đất giao thông

132.217

 

 

 

0,5

(l/m2.ngày.đêm)

61,11

Qcung cấp

2.680,75

Nước rò rỉ dự phòng

20% Qcung cấp

536,15

8

Nước phòng cháy chữa cháy

 

 

 

 

15 lít/giây, n=2, t=3(h)

324

Tổng lưu lượng sử dụng ngày đêm:

3.540,9

Vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án là 3.540,9m3/ngày.đêm, làm tròn 3.541m3/ngày.đêm. Trong đó, nước tưới cây và rửa đường được tận dụng lại từ lượng nước thải sau xử lý nhằm tiết kiệm nguồn nước cấp.

- Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế, xây dựng tách riêng với hệ thống thoát nước thải và hoạt độngtheo chế độ tự chảy. Nước mưa được thu gom bằng các mương bê tông và các tuyến cống nội bộ nằm dọc theo trục giao thông và đấu nối thoát nước vào cống thoát nước chính ra hồ cảnh quan và ra biển.

Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước thải:

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT):

Tổng lượng nước thải phát sinh của dự án ước tính khoảng 1.670m3/ngày.đêm (xem cụ thể chương 3)

Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với lưu lượng 2.000m3/ngày.đêm để xử lý lượng nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tại mỗi công trình phải có bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi đưa vào HTXLNT tập trung

Hệ thống thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý cục bộ tại các công trình bằng bể tự hoại được thu gom về trạm xử lý bằng các tuyến đường ống HDPE. Trong giai đoạn đầu, nước thải được thu gom tập trung về trạm xử lý của dự án để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định rồi thoát ra nguồn tiếp nhận. Giai đoạn sau được đấu nối vào tuyến cống thu gom nước thải chung để đưa về khu xử lý nước thải chung của khu vực xử lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng nước thải sau khi xử lý.

- Vệ sinh môi trường và quản lý, thu gom chất thải rắn

Rác thải được phân loại tại nguồn và thu gom về điểm tập kết rác được bố trí trong ở từng khu, sau đó được đưa về trạm trung chuyển rác thải chung nằm gần hệ thống XLNT tập trung của dự án và hợp đồng với đơn vị thu gom rác của huyện để thu gom xử lý.

II. CÁC TÁC độngĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI

1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG

Các tác độngchính trong công tác chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị xây dựng của dự án là:

- Bụi, chất thải rắn từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án và làm thay đổi địa hình địa mạo khu đất cũng như cảnh quan khu vực.

- Bụi, khí thải từ việc san lấp mặt bằng và các xe vận chuyển cát san lấp

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực san lấp cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

2. TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

- Bụi: bụi phát sinh trong quá trình đào, vận chuyển và bốc dỡ vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư. Bụi còn có trong khói thải của các phương tiện, máy thi công.

- Khí thải từ các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công: Các hoạt độngnày sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, hydrocarbon...

- Tiếng ồn  và chấn động: Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do các hoạt độngkể trên thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy nổ,…

- Nước mưa chảy tràn: với diện tích xây dựng dự án (822.071m2) ước tính có thể đạt 14.591,76m3/ngày (tính theo ngày có lượng mưa cao nhất tại Phú Quốc là 177,5mm ngày 06/09/2010).

- Nước thải sinh hoạt: Nếu tính số lượng công nhân tập trung phục vụ thi công là 200 người (N), với tiêu chuẩn thải Nước của một người là 150 lít/ngày (A) thì lượng nước thải sinh hoạt ước tính theo công thức: Q=(A*N/1000)x 80% = 24m3/ngày.

- Rác thải sinh hoạt của công nhân: mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra 1,2kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Vậy với 200 công nhân lao độngtại công trường mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án là 240kg/ngày

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái, hồ sơ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái theo tiêu chuấn quốc tế.

- Rác thải nguy hại: Trong quá trình thi công xây dựng dự án sẽ phát sinh một lượng nhỏ chất thải nguy hại (5-10kg/tháng) như: giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn, băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu, dầu nhớt thải, bóng đèn hư, acqui hư...

3. TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

a. Các tác động đến môi trường không khí

Khí thải từ phương tiện giao thông:

Khi dự án đi vào hoạt động, mật độ giao thông tại khu vực sẽ tăng lên đáng kể. Quá trình giao thông của du khách trong khu vực sẽ phát sinh khí thải. Lượng khí thải này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của xe cơ giới giao thông theo đánh giá ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1993) được thể hiện như sau:

Bảng 4. Thông số xả thải từ phương tiện giao thông vào không khí

Stt

phương tiện và nhiên liệu sử dụng

Tải lượng (kg/Tấn nguyên liệu)

Bụi

SO2

NOx

CO

VOC

1

Xe ô tô độngcơ diesel 7 – 25 chỗ (trên 2000cc)

 

- Chạy trong thành phố

4,3

20S

55

28

12

- Chạy ở ngoại ô

4,3

20S

70

14

4

- Trên xa lộ

4,3

20S

70

14

4

2

Xe con 1400 – 2000cc

 

-Chạy trong thành phố

0,86

20S

22,02

194,7

27,55

- Chạy ở ngoại ô

1,03

20S

47,62

144,3

26,68

- Trên xa lộ

0,93

20S

57,21

65,85

12,71

(Nguồn: WHO, 1993)

Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu cho các loại xe 4 bánh là 0,05%.

Khí  thải từ máy phát điện dự phòng:

Nhu cầu về điện sữ dụng của dự án tương đối lớn nên khi có sự cố về điện dự án sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì hoạt động.

Các thông số kỹ thuật chính của máy như sau:

- Công suất máy : 500KVA/400KW

- Tổng số lượng máy : 4 máy

- Mức tiêu thụ dầu tối đa : 95lít/máy.giờ ≈ 80,75kg/giờ. Vậy 6 máy sẽ tiêu thụ 484,5kg/giờ.

- Điện áp: 380V/220V, 3 pha, 4 dây, 4 cực.

Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm này như sau:

Bảng 5.  Hệ số ô nhiễm do đốt dầu

STT

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm  (kg/tấn dầu)

Tải lượng (mg/s)

Nồng độ ô nhiễm (mg/m3)

QCVN 05: 2013/BTNMT

(Trung bình 1 giờ) mg/ m3

1

Bụi

0,86

77,161

22,634

0,3

2

SO2

20S

1.794,444

527,384

0,35

3

NO2

11,48

1.030,011

302,145

0,2

4

CO

2,62

235,072

68,956

30

5

THC

0,97

87,031

35,609

-

(Nguồn: WHO, 1993)

Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%

Đánh giá tác động do sự thải nhiệt thừa

Ô nhiễm nhiệt do sự thải nhiệt từ các thiết bị làm lạnh như: máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bếp đun là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vi khí hậu của khu vực. Quá trình trao đổi nhiệt ở các thiết bị làm lạnh sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng nhiệt thừa làm cho nhiệt độ môi trường bên ngoài càng tăng cao hơn.

Đánh giá tác động mùi hôi từ hệ thống xử lý Nước thải.

Quá trình hoạt độ ng của Hệ ̣thống  xử  lý Nước thải của dự án có thể̉ phát sinh  mùi hôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

Mùi hôi của Hệ ̣thống  phát sinh chủ yếu do quá trình phân hủy yếm khí của bể chứa bùn hoặc rác thải tích tụ ở song chắn rác làm phát sinh các loại khí thải như: H2S, CH4… Ngoài ra, khi Hệ ̣thống  xảy ra sự cố cũng dẫn đến phát sinh mùi hôi.

b. Các tác độngđến môi trường nước

- Nước mưa chảy tràn

Khi dự án hoạt độ ng, lưu lượng nước mưa cực đại chảy tràn trong diện tích khu vực dự án được ước khoảng 0,77m3/s.

Với hoạt độngcủa dự án là khu du lịch nghỉ dưỡng, hệ thống sân đường được bê tông hóa, kết hợp với việc thu gom chất thải rắn triệt để thì nước mưa chảy tràn bên ngoài có thể được coi là khá sạch có thể qua hệ thống thoát nước mưa riêng vào các hố ga lắng lọc thoát trực tiếp xuống nguồn tiếp nhận.

Nước thải sinh hoạt

Như đã trình bày ở mục chương 3 thì tổng lượng nước cấp của toàn dự án là 3.540,9m3/ngày.đêm và bao gồm nhiều khoảng dùng nước khác nhau. Tuy nhiên, các loại nước tưới cây, rửa đường, nước dự phòng, PCCC là những loại nước không cần xử lý vì hầu như không phát sinh nước thải hoặc có thì nồng độ thấp và không thường xuyên.

Lưu lượng nước thải của dự án và nguồn gốc phát sinh chủ yếu như sau:

Bảng 6. Dự báo số lượng nước thải phát sinh

STT

Khoảng mục

Lưu lượng nước cấp (m3/ngày.đêm)

Lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm)

1

Nước sinh hoạt du khách lưu trú

864

691,2

2

Nước sinh hoạt khách vãng lai

52,08

41,66

3

Nước sinh hoạt nhân viên

337,2

269,76

4

Nước thải từ khâu nhà hàng, nhà ăn

250

250

5

Công trình công cộng - thương mại dịch vụ

521,8

417,44

TỔNG CÔNG SUẤT

2.025,02

1.670,06

Ghi chú: Tỷ lệ thu gom và xử lý: 80% lượng nước cấp (đối với Nước thải sinh hoạt)

ð Tổng lượng nước thải của khu dự án là: 1670,06m3/ngày.đêm, làm tròn 1.670m3/ngày.đêm.

c. Các tác độngtừ chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ:

+ Rác thải sinh hoạt từ hoạt độngcủa dự án phát sinh chủ yếu từ du khách và nhân viên làm việc trong dự án bao gồm: các loại thức ăn thừa, bao bì, giấy các loại, túi nilông, vỏ lon nước giải khát, vải sợi, ...

+ Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật từ dự án: lá cây, cành cây khô, …

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là:

Bảng 7. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự án

Stt

Thành phần CTR

Tiêu chuẩn

Quy mô

Khối lượng

1

Du khách và nhân viên

2 kg/người.ngđ

5.000 người

10 Tấn/ngày.đêm

3

CTR công cộng

20%

 

2 Tấn/ngày.đêm

Tổng cộng:

12 Tấn/ngày.đêm

=> Vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của dự án là khoảng 12tấn/ngày.đêm

-  Chất thải nguy hại

Hoạt độngcủa dự án cũng phát sinh một lượng nhỏ chất thải nguy hại như: pin, acquy, dầu mỡ thải, bóng đèn hư, ... Lượng rác thải này không nhiều (chỉ khoảng 15-20 kg/tháng).

III – CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC động ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

1. GIẢM THIỂU CÁC TÁC động TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNG

- Chất thải rắn: Quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án sẽ phát sinh bụi và chất thải rắn là xác thực vật (chủ yếu là cây bụi, cỏ dại).

+ Đối với các loại củi, gỗ, gốc cây có thể sử dụng được thì cho người dân xung quanh khu vực làm nguyên liệu đốt hoặc các mục đích khác.

+ Đối với các loại gỗ, củi không sử dụng được thì thu gom và hợp đồng với đội thu gom rác thải của huyện thu gom xử lý.

- Bụi: Bụi phát sinh từ việc chặt, cưa cây chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp làm việc. Do đó cần trang bị bảo hộ lao độ ng cho công nhân làm việc trực tiếp như: quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính, giày bảo hộ…

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực san lấp

- Tạo hệ thống rảnh thoát nước về hướng dốc của dự án, thi công các hệ thống cống rảnh thoát nước mưa có hố ga và song chắn rác.

- Khi san ủi mặt bằng cần đặt các cống thoát tại những vị trí thích hợp nhằm tránh dòng chảy xói ngầm gây xâm thực, sạt lở công trình và thoát nước mưa chảy qua khu vực san lấp.

2. GIẢM THIỂU CÁC TÁC độngTRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

- Bụi: che chắn các khu vực xây dựng, tưới nước giảm bụi vào các ngày nắng, che đậy kỹ khu vực tập kết vật liệu xây dựng cũng như các quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng.

- Khí thải các phương tiện vận chuyển và thi công: các phương tiện sử dụng phải đạt tiêu chuẩn, an toàn, không quá cũ kỹ. Thường xuyên kiểm tra, thay nhớt cho các phương tiện, máy móc, thi công…

- Các loại rác thải xây dựng như: sà bần sẽ tận dụng cho việc san nền tại chỗ, các nguyên liệu gỗ làm nguyên liệu đốt, sắt, thép, nhựa thí bán phế liệu…

- Rác thải sinh hoạt: Trang bị 09 thùng chứa thải sinh hoạt loại 120lít có nắp đậy tại công trường và lán trại, rác thải trong khu vực xây dựng dự án được tập kết lại và hợp đồng với độ i thu gom rác của huyện, thu gom về bãi tập kết chung và xử lý củng với tần suất thu gom của khu vực.  

- Nước thải sinh hoạt: Với 200 công nhân thì chủ đầu tư sẽ tiến hành thuê 10 nhà vệ sinh di độ ng phục vụ cho nhu cầu vệ sinh của công nhân trong suốt thời gian thi công xây dựng tại dự án. Nhà vệ sinh di độ ng có bể tự hoại với dung  tích 2,8m3.

- Nước mưa chảy tràn: Đối với nước mưa chảy tràn sẽ xây dựng mạng lưới cống, mương thoát nước tạm thời cho khu vực dự án

- Tiếng ồn , độ  rung: Tiếng ồn và độ rung trong lúc thi công các công trình sẽ được chủ đầu tư giao ước với đơn vị thi công nhằm hạn chế tiếng ồn và độ rung đến mức thấp nhất như: các loại máy móc, thiết bị vận chuyển phải được kiểm tra định kỳ, thường xuyên kiểm tra bôi trơn, không sử dụng các trang thiết bị cũ đã quá hạn sử dụng, lắp đặt các thiết bị giảm ồn rung cho các máy móc, không thi công các máy móc có độ ồn lớn cùng lúc…

- An ninh trật tự  khu vực dự án: ưu tiên thu nhận lao độnglà người địa phương, đơn vị thi công phải quản lý công nhân về thời gian cũng như các giấy tờ tùy thân, thực hiện đăng ký tạm trú với công an địa phương. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhân sự và an ninh trật tự.  

3. GIẢM THIỂU CÁC TÁC độngTRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

a. Giảm thiểu tác độngđến môi trường không khí

- Giảm thiểu tác độngtừ khí thải của phương tiện giao thông

+ Trồng cây xanh dọc các tuyến đường và dãy ngăn cách. Các loại cây có thể trồng trên dãy ngăn cách như là: cỏ nhật, cỏ lá tre…và cây bụi tầm thấp như: cây dương kim, hoa giấy, kim bản… Hai bên vĩa hè cũng được trồng các loại cây tầm cao như: thầu dầu, sao… cùng với hệ thống cây xanh trong các công viên xen kẽ của toàn khu tạo nên một khu dân cư xanh mang lại chất lượng không khí trong lành.

+ Quy hoạch khu vực bãi đỗ xe tại các khu chức năng.

- Giảm thiểu tác độngtừ khí thải của máy phát điện

+ Lắp đặt ống khói cao để phát tán khí thải

+ Đặt máy phát điện trong nhà cách âm, kín đáo, có Hệ ̣thống  tiêu âm.

- Cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực dự án

- Trồng cây xanh, thảm cỏ theo đúng quy hoạch và tạo diện tích đất trống để cải thiện môi trường không khí trong khu vực.

- Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ quan chung của toàn khu.

- Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.

- Cải thiện môi trường không khí chung

+ Vệ sinh đường nội bộ sạch sẽ nhằm làm giảm bụi, sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng.

- Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện, cồn đông cục thay thế cho các loại chất đốt gây ô nhiễm nhiều.

- Bố trí các khu vực chứa nhiên liệu cách ly với các khu vực chức năng khác, không để rò rỉ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.

b. Giảm thiểu tác độngđến môi trường nước

- Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa sẽ được thu gom riêng biệt bằng hệ thống ống cống và các hố ga, đảm bảo đủ dung tích lắng lọc, được bố trí dọc theo sân đường để chắn rác và lắng cát trước khi thoát trực tiếp ra suối theo quy hoạch chung.

- Mạng lưới đường cống sử dụng cống tròn bêtông cốt thép với các đường kính từ D400-D1500.

- Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước là: 9.010m, tổng cộng các hố ga là 296 cái và có 08 cửa xả.

- Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt từ các khu chức năng của dự án sẽ được xử  lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó được đưa đến Hệ ̣thống  xử  lý Nước thải tập  trung để tiếp tục xử  lý trước khi thải ra nguồn  tiếp nhận.

+ Hệ ̣thống  bể tự hoại:

Đối với dự án, nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc tại mỗi khu chức năng riêng biệt để xử lý chất thải từ bồn cầu nhà vệ sinh.…. Nước thải sau bể từ hoại được đấu nối với hệ thống thu gom nước thải dẫn về hệ thống xử lý tập trung.

+ Hệ ̣thống  xử  lý Nước thải tập  trung:

Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi đã qua bể tự hoại được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng nước thải mỗi ngày thải ra khoảng 1.670m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng với công suất 2.000m3/ngày.đêm.

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG CHO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH SINH THÁI 

6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DƯƠNG ĐÔNG

UBND xã  nhận được Công văn số 19/03/2015, ngày 19 tháng 03 năm 2015 của Công ty Cổ phần Milton về việc xin ý kiến cộng đồng phục vụ Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường dự án Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hoàng Gia. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, UBND xã Dương Đông có ý kiến như sau:

1. Ý kiến về các tác độngxấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Dự án này được xây dựng và hoạt độngtrên địa bàn xã nên sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã  nói riêng và huyện Phú Quốc nói chung. Đặc biệt là góp phần vào việc phát triển nhà ở trên đảo Phú Quốc, tạo khu hậu cần vững chắc làm tiền đề cho Khu du lịch Bãi Trường và các khu vực lân cận phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của đảo.

- Ngoài ra, khi dự án hoạt độngsẽ tạo thểm nguồn nhà ở, thu nhập cho người dân địa phương từ những việc làm đến các dịch vụ phục vụ du lịch, góp phần vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, góp phần vào xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng kỹ thuật cho đảo Phú Quốc.

UBND xã đồng ý với những tác độngxấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội mà công văn đã thông báo.

2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác độngxấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội

Ủy ban nhân dân xã  đồng tình với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải và nước thải của bản thông báo đã đề ra.

3. Kiến nghị đối với Chủ dự án

- Xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định trước khi xả ra môi trường ngoài.

- Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải chặt chẽ.

- Trang bị đầy đủ và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, phòng cháy chữa cháy trong quá trình xây dựng cũng như khi đi vào hoạt động.

- Đề nghị chủ dự án phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hành chính, hoạt độngcũng như tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự trong khu vực dự án.

- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ biện pháp bảo vệ môi trường.

6.2 Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Nhằm thu thập ý kiến cộng đồng về vấn đề môi trường trong khu vực và việc xây dựng dự án, chúng tôi đã tiến hành tham vấn ý kiến của 5 hộ dân cư gần có nhà tạm trong khu đất dự án. (Nội dung của phiếu được trình bài trong phụ lục của báo cáo). Sau khi tổng hợp các ý kiến cho thấy những nét chính sau:

Qua ý kiến phỏng vấn cộng đồng dân cư nhận thấy người dân đồng tình với dự án Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hoàng Gia, vì các lý do sau:

- Dự án được xây dựng sẽ tạo điều kiện việc làm cho người dân.

- Tăng nguồn thu nhập của người dân thông qua các dịch vụ.

- Tạo cảnh quan khang trang cho khu vực, thúc đẩy phát triển đảo Phú Quốc.

- Nâng cao giá trị sử dụng đất của khu vực

Song song đó, cộng đồng dân cư cũng có những kiến nghị đối với dự án như sau:

- Trong quá trình xây dựng yêu cầu chủ dự án có biện pháp giảm thiểu bụi dọc theo tuyến đường vận chuyển vật liệu.

- Khi dự án hoạt động, phải xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Khi dự án hoạt động, phải bảo vệ con suối sạch đẹp, không gây ô nguồn nước suối từ đó làm ảnh hưởng đến bãi biển.

- Ưu tiên sử dụng lao độnglà người địa phương.

6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư hoàn toàn đồng ý với những ý kiến và kiến nghị của UBND xã và cộng đồng dân cư. Chúng tôi xin cam kết:

- Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tai nạn và quản lý chặt chẽ mọi hoạt độngcủa dự án để không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu vực.

- Xây dựng đầy đủ các hạng mục xử lý môi trường như: có những biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn; xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A; thu gom rác thải triệt để hợp vệ sinh.

- Có biện pháp giảm thiểu tác độngđến môi trường khi có sự cố trong quá trình hoạt động.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý cũng như trong quá trình hoạt độngvà cùng với địa phương giữ gìn tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực quản lý của dự án.

- Ưu tiên sử dụng nguồn nhân sự, lao động tại địa phương.

- Đồng thời, chúng tôi cam kết không vi phạm hành lang ven suối và bảo vệ con suối luôn sạch, đẹp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM KHU DU LỊCH SINH THÁI 

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác độngdự án Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hoàng Gia của Công ty Cổ phần Milton tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến môi trường tự nhiên và KT - XH có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Việc xây dựng dự án phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của xã nói riêng nói riêng và huyện Phú Quốc nói chung, cũng như của tỉnh Kiên Giang trong định hướng quy hoạch phát triển trên toàn tỉnh. Góp phần vào ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần đưa Phú Quốc phát triển xứng tầm trung tâm du lịch quốc tế của Việt Nam.

2. Dự án hoạt độngtốt sẽ tăng giá trị sử dụng đất của khu vực, thực thi các quy hoạch, định hướng phát triển của đảo.

3. Dự án hoạt độnglâu dài sẽ tạo điều kiện việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân trong khu vực. Thu hút dân sinh đến với Phú Quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.

4. Song song với những lợi ích mà dự án đem lại cũng còn có một số vấn đề cần quan tâm, đó là công tác bảo vệ môi trường. Hoạt độngcủa dự án có thể gây ra một số tác độngtiêu cực tới kinh tế, xã hội, môi trường nếu không có các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác độngcó hại. Các tác độngđó là:

- Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn sinh ra từ các hoạt độngcủa các phương tiện giao thông;

- Ô nhiễm môi trường nước từ nước thải;

- Phát sinh rác thải sinh hoạt;

- Ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu vực;

- Tai nạn, sự cố môi trường.

Các ảnh hưởng tác độngtổng hợp này có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nếu không có các biện pháp giảm thiểu hiệu quả.

5. Từ những tác độngtiêu cực đã đưa ra chủ đầu tư dự án sẽ đầu tư kinh phí, thực hiện nghiêm chỉnh các phương án khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác độngcó hại đã đề ra trong báo cáo này bao gồm:

- phương án khống chế ô nhiễm không khí.

- phương án thoát nước mưa và xử lý nước thải.

- phương án quản lý chất thải rắn.

- Các biện pháp vệ sinh an toàn lao động, phòng chống sự cố môi trường,  phòng cháy chữa cháy và tai nạn.

2. KIẾN NGHỊ VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM KHU DU LỊCH SINH THÁI

Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt độngcủa dự án đều có biện pháp giải quyết tối ưu. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, đánh giá, đơn vị tư vấn và chủ dự án có thể sẽ không thấy hết những tác độngkhác (ngoài những tác độngđã đề cập trong báo cáo) của dự án đến môi trường cũng như kinh tế xã hội của khu vực. Vì vậy, kính mong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cùng các Sở Ban ngành xem xét tính tích cực của dự án và đóng góp ý kiến cho Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của dự án, thẩm định và thông qua, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm được triển khai thực hiện.

3. CAM KẾT

- Thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu các tác độngxấu như:

+ Xử lý nước thải đạt chuẩn xả thải theo quy định của QCVN 14:2008/BTNMT, loại A.

+ Quy hoạch cụ thể khu vực thu gom rác thải và bố trí nhân sự hợp lý cho việc quản lý cũng như vệ sinh môi trường khu vực dự án.

+ Trong quá trình xây dựng và hoạt động, chúng tôi cam kết không vi phạm hành lang ven suối, ven biển cũng như bảo vệ đoạn suối qua khu vưc dự án.

- Trong quá trình hoạt động, chúng tôi cam kết:

+ Xử lý nước thải nghiêm túc, hiệu quả, đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT loại A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

+ Thu gom rác thải triệt để, hợp vệ sinh và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý.

+ Bảo vệ môi trường không khí theo tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.

+ Xây dựng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC theo tiêu chuẩn TCVN 6161-1996.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường (như đã nêu trong Chương 5) và những điều khoản trong cam kết với cộng đồng về bảo vệ môi trường khu vực dự án.

- Chúng tôi cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và đền bù, khắc phục môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro xảy ra gây ô nhiễm môi trường do triển khai dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Hoàng Gia với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái, hồ sơ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái theo tiêu chuấn quốc tế.

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com