Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư Bệnh viện quốc tế Ishii

Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” (trong trường hợp dự án có đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ Điểm a, Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư Bệnh viện quốc tế Ishii

  • Giá gốc:160,000,000 vnđ
  • Giá bán:140,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư bệnh viện quốc tế Ishii

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên chủ dự án đầu tư

1.1.2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư vệnh viện quốc tế Ishii

1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của dự án

1.1.4. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.1.4.1 Công suất của dự án đầu tư

Quy mô diện tích đất dự án: 5 ha.

Quy mô công suất phục vụ: xây dựng bệnh viện đa khoa, quy mô tổng 500 giường bệnh, đầu tư từng phần chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Quy mô: 100 giường bệnh;

  • Giai đoạn 2: Quy mô: 250 giường bệnh (Đầu tư thêm 150 giường bệnh);

  • Giai đoạn 3: Quy mô: 500 giường bệnh (Đầu tư thêm 250 giường bệnh).

1.1.4.2. Công nghệ của dự án đầu tư

Quy trình công nghệ vận hành của dự án đầu tư:

Quy trình khám chữa bệnh bệnh viện

Hình 1.2 Quy trình hoạt động của dự án đầu tư bệnh viện quốc tế

Thuyết minh quy trình:

Bệnh nhân đến Quầy tiếp nhận để khai đầy đủ thông tin cần thiết và chọn các dịch vụ khám chữa bệnh như: Khám thường, khám dịch vụ, khám có thẻ BHYT. Bệnh nhân vào Quầy tiếp nhận đăng ký khám tương ứng với dịch vụ đã chọn để làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh.

Bệnh nhân thực hiện thanh toán tiền khám đối với dịch vụ khám không có thẻ bảo hiểm y tế và đi đến các phòng khám chuyên khoa thích hợp theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng khám chuyên khoa thích hợp theo sự hướng dẫn của nhân viên đến phòng khám chỉ định để bác sĩ thực hiện khám lâm sàng. Nếu Bác sĩ không chỉ định xét nghiệm hay chụp X-quang thì Bệnh nhân lấy thuốc và ra về.

Đối với các trường hợp Bác sĩ chỉ định xét nghiệm/siêu âm/ MRI hoặc chụp X-quang thì Bệnh nhân thanh toán chi phí tương ứng và thực hiện theo các chỉ định kỹ thuật của Bác sĩ.

Sau khi chờ kết quả xét nghiệm/siêu âm/ MRI hoặc chụp X-quang, Bệnh nhân trở lại phòng khám để Bác sĩ hội chẩn. Có thể Bệnh nhân sẽ lấy thuốc ra về điều trị và tái khám nếu có hoặc nhập viện để điều trị cho Bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện hoặc chuyển viện theo yêu của Bác sĩ nếu có.

1.1.5. Sản phẩm của dự án đầu tư

Chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh và lân cận tỉnh Bình Dương.

1.1.6. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.2. Các căn cứ pháp lý đánh giá sơ bộ tác động môi trường

1.2.1. Luật:

1.2.2. Nghị định

1.2.3. Thông tư

1.2.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

1.3. Các căn cứ pháp lý thực hiện hồ sơ môi trường của dự án

1.3.1. Trường hợp dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Đối với dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” chỉ phải lập ĐTM trong trường hợp: Dự án có đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại như: Lò đốt hoặc lò hấp tiệt trùng.

  • Đối với dự án có hạng mục xử lý chất thải nguy hại không phân biệt quy mô công suất xử lý mà tất cả dự án phải thực hiện ĐTM do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Căn cứ:

  • Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

  • Mục số 9 Phụ lục II của Chính phủ quy định danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

  • Mục số 2 Phục lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.

  • Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  • Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” (trong trường hợp dự án có đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ Điểm a, Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quy trình thực hiện hồ sơ pháp lý môi trường trong trường hợp dự án“Bệnh viên Quốc tế Ishii” thuộc đối tượng phải lập ĐTM như sau:

Quy trình khám chữa bệnh bệnh viện

Hình 1.3 Sơ đồ thực hiện hồ sơ pháp lý đối với dự án thuộc đối tượng lập ĐTM

1.3.1.1. Thực hiện ĐTM

a) Thời điểm lập ĐTM

Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

  • Căn cứ: Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thực hiện đánh giá tác động môi trường.

b) Thẩm quyền thẩm định ĐTM

ĐTM của dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” (trong trường hợp dự án có đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại) thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Căn cứ Điểm a, Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c) Nội dung của báo cáo ĐTM

  • Căn cứ Mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

d) Các hồ sơ pháp lý và tài liệu kỹ thuật cần chuẩn bị khi lập ĐTM

  • Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

  • Quyết định phê duyệt quy hoạch dự án.

  • Giấy tờ pháp lý đất đai của Dự án nếu có: Hợp đồng thuê đất/Quyết định giao đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

  • Bản sao các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án: Các văn bản thỏa thuận đấu nối hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông,…

  • Bản sao các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.

  • Bản sao của các hồ sơ tham vấn  sau:

  • Các văn bản của chủ dự án gửi lấy ý kiến tham vấn.

  • Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến.

  • Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân.

  • Văn bản tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và bản nhận xét của các chuyên gia hoặc biên bản họp hội thảo tham vấn chuyên gia.

  • Các hồ sơ bản vẽ thiết kế:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án (thể hiện các công trình xây dựng chính, công trình bảo vệ môi trường).

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước mưa (thể hiện đường ống, kích thước, hố ga thu gom và vị trí đấu nối thoát nước).

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước thải (thể hiện đường ống, kích thước, hố ga thu gom nước thải trước xử lý và vị trí đấu nối thoát nước sau xử lý).

  • Bản vẽ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý nước thải: Bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ mặt cắt chi tiết các hạng mục xử lý,…

  • Bản vẽ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý khí thải nếu có: Bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ mặt cắt chi tiết các hạng mục xử lý,…

  • Căn cứ Mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

đ) Quy trình thực hiện ĐTM

1) Khảo sát, thu thập thông tin, quan trắc chất lượng môi trường nền:

Thực hiện quan trắc đo đạc chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án.

2) Viết báo cáo:

Nội dung cấu trúc báo cáo căn cứ Quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3) Tham vấn ĐTM:

  • Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.

  • Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến.

  • Tham vấn bằng văn bản.

  • Căn cứ Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường.

4) Chỉnh sửa báo cáo ĐTM:

Tiếp thu, giải trình kết quả tham vấn và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định.

5) Nộp thẩm định báo cáo ĐTM:

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Căn cứ Mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

  •  Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

6) Nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM:

Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo thông báo đóng phí của cơ quan thẩm định là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mức đóng phí thẩm định xác định dựa trên tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư.

  • Căn cứ Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

7) Thẩm định báo cáo ĐTM:

  • Căn cứ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

8) Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo ĐTM:

Chủ dự án đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo ĐTM theo văn bản yêu cầu của cơ quan thẩm định.

  • Căn cứ Khoản 5 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

9) Nộp hồ sơ hoàn thiện báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

10) Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  • Căn cứ Khoản 9 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1.3.1.2. Thực hiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường (GPMT)

a) Đối tượng phải có GPMT

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Đối tượng phải có giấy phép môi trường.

b) Thời điểm xin cấp GPMT

Khi dự án hoàn thiện xây dựng công trình xử lý chất chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án và trước khi dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.

Căn cứ:

  • Điểm a Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định thời điểm cấp giấy phép môi trường.

  • Điểm a Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

c) Thẩm quyền cấp GPMT

Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” (trong trường hợp dự án có đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Căn cứ Điểm a, Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

d) Nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT

  • Căn cứ Phụ lục VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định Mẫu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm.

đ) Các hồ sơ pháp lý và tài liệu kỹ thuật cần chuẩn bị khi lập báo cáo đề xuất cấp GPMT

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

  • Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;

  • Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

  • Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

  • Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (nếu có);

  • Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;

  • Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

  • Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

  • Căn văn bản của cơ quan có thẩm quyền về hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại của dự án;

  • Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý chất thải y tế nguy hại và lưu giữ chất thải y tế nguy hại.

  • Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại.

  • Căn cứ Phụ lục VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định Mẫu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đàu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm.

e) Quy trình thực hiện GPMT

1) Khảo sát, thu thập thông tin, viết báo cáo

Cấu trúc báo cáo căn cứ Phụ lục VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định Mẫu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đàu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm.

2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (Căn cứ Phụ lục XIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ);

  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

  •  Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo.

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3) Nộp phí thẩm định cấp GPMT:

Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp GPMT theo thông báo đóng phí của cơ quan cấp giấy phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp GPMT:

Căn cứ:

  • Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  • Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

5) Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo đề xuất cấp GPMT:

Chủ dự án đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo đề xuất cấp GPMT theo văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

6) Nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp GPMT trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

7) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường.

  • Căn cứ Khoản 6 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

1.3.1.3. Vận hành thử nghiệm

Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn.

a) Đối tượng phải vận hành thử nghiệm

  • Căn cứ Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

b) Thời điểm vận hành thử nghiệm

  • Sau khi dự án đầu tư được cơ quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cấp giấy phép môi trường và thời gian vận hành thử nghiệm theo giấy phép môi trường đã được cấp phép.

  • Trường hợp dự án thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo giấy phép môi trường đã được cấp thì chủ dự án đầu tư phải thực hiện thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm vông trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án cho cho cơ quan cấp giấy phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

  •  Căn cứ Khoản 3, Khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

c) Các hồ sơ pháp lý và tài liệu kỹ thuật cần chuẩn bị khi vận hành thử nghiệm

  • Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;

  • Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa nếu có;

  •  Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

  • Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

  • Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình xử lý chất thải hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý chất thải;

  • Nhật ký vận hành công trình xử lý chất thải;

  • Chứng từ chất thải nguy hại.

  •  Căn cứ Phụ lục XV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định Mẫu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đàu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm.

d) Quy trình thực hiện vận hành thử nghiệm

1) Thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm

2) Vận hành thử nghiệm

1.3.1.4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ  

a) Đối tượng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Căn cứ Khoản 7 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trương tính từ 01 ngày 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

  • Thời gian nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Nộp trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo.

  • Căn cứ Khoản 7 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Căn cứ Phụ lục VI Mẫu 05.A Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

d) Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Chủ dự án đầu tư gửi báo cáo công tác môi trường đến các cơ quan:

  • Cơ quan cấp giấy phép môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

  • Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

  • Ủy Ban nhân dân thành phố Dĩ An

  • Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3.2. Trường hợp dự án không thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM và thuộc đối tượng cấp GPMT

Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” không đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại, dự án  không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Quy mô dự án dựa trên tổng vốn đầu tư dự án được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công:

  • Trường hợp 1: Dự án có mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc dự án nhóm A.

  • Trường hợp 2: Dự án có mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đế dưới 800 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B.

  • Căn cứ Khoản 5 Điều 8, Khoản 4 Điều 9 Luật đầu tư công số: 39/2019/QH14  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019.

Phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường: Trường hợp tổng vốn đầu tư của dự án thuộc nhóm A hoặc nhóm B thì dự án đều thuộc dự án đầu tư nhóm II. Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” thuộc đối phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.3.2.1. Thực hiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường (GPMT)

a) Đối tượng phải có GPMT

  • Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b) Thời điểm xin cấp GPMT

Dự án đầu tư phải thực hiện hồ sơ đề nghị cấp GPMT trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định:

  • Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

  • Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng;

  • Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng: Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng.

  • Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng thì phải có GPMT trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

  • Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định thời điểm cấp giấy phép môi trường.

  • Khoản Điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022.

c) Thẩm quyền cấp GPMT

Dự án “Bệnh viên Quốc tế Ishii” (trong trường hợp dự án không đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại, tổng vốn đầu tư của dự án thuộc nhóm A hoặc nhóm B thì dự án đều thuộc dự án đầu tư nhóm II) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

  • Căn cứ Điểm a, Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

d) Nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT

Xem thêm: Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi vịt siêu nạc

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com