Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời

  • Mã SP:DMT nlmt
  • Giá gốc:165,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời - các loại giấy phép môi trường; giấy phép bảo vệ môi trường; 7 loại giấy phép môi trường; giấy phép cam kết bảo vệ môi trường; giấy phép quan trắc môi trường; quy trình xin giấy phép môi trường; thủ tục xin giấy phép môi trường.

MỞ ĐẦU

0.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

0.1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày (1.825 kWh/m2/năm). Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn ở các vùng phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm.

Nhằm đáp ứng cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) tháng 11/2015. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra quan điểm phát triển năng lượng nói chung và điện năng nói riêng rất rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế trên thế giới và trong nước hiện nay. Đó là: “Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Theo đó, đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Bình Thuận được biết đến là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để Bình Thuận phát triển điện mặt trời, một trong những nguồn năng lượng sạch đang được thế giới hướng đến. Điều kiện thiên nhiên nắng nhiều là yếu tố quan trọng giúp Bình Thuận dẫn đầu trong nhóm các địa phương phát triển toàn diện ngành công nghiệp điện. Cụ thể, nhờ ít mưa, số giờ nắng trong năm luôn ở mức lý tưởng và phần lớn diện tích có cường độ bức xạ nhiệt trung bình khoảng 5 kWh/m2, mà Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời.

Với các ưu thế về địa lý và các chính sách khuyến khích phát triển từ Trung ương đến địa phương như trên, ngày … /…/2019 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số …../QĐ-UBND quyết định chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng với quy mô công suất 29,517 MWp, trạm biến áp 22/110 kV - 40 MVA được đề xuất nằm trong khu đất 34 ha thuộc xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và tuyến đường dây 110 kV mạch đơn đấu nối với chiều dài khoảng 1,1 km. Bên cạnh đó, Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng với công suất 29,517 MWp đã được Bộ Công thương ban hành quyết định số……/QĐ-BCT ngày ….. về việc phê duyệt bổ sung danh mục Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015, có xét đến 2020.

Do đó việc đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng của Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển năng lượng sạch hiện nay, nhằm cung cấp điện và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải tỉnh Bình Thuận, góp phần ổn định hệ thống điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Theo quyết định số ……/QĐ-BCT ngày 8/12/2016 của Bộ Công thương thì trong quá trình xây dựng Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng và đấu nối vào hệ thống điện khu vực sẽ xây mới đường dây 110 kV mạch  đơn, chiều dài 1 km,  loại dây ACSR240, đấu nối trạm biến áp 110 kV, ngăn lộ mở rộng tại trạm biến áp 220/110kV Hàm Tân. Theo quy định tại Mục 28, Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, thì Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Tuyến đường dây tải điện từ 110 kV trở lên).

0.1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

Dự án đầu tư “Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng” tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được phê duyệt bởi Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng.

0.1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng được lập phù hợp với các quy hoạch phát triển của Chính Phủ và địa phương như sau:

- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bình Thuận đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại nghị quyết số…/2019/NQ-HĐND ngày …..

+ Công trình nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Hàm Tân đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại quyết định số…./QĐ-UBND ngày ….

+ Vị trí Dự án không ảnh hưởng đến việc bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tại địa phương theo văn bản số …../UBND-KT ngày …. của Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân.

- Về quy hoạch phát triển điện lực

+ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030;

+ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam.

+ Quyết định số 974/QĐ-BCT ngày 22/3/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020.

- Quyết định số …./QĐ-BCT ngày …. của Bộ Công thương về việc phê duyệt bổ sung danh mục Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020.

- Về quy hoạch đất quốc phòng

+ Vị trí đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng không nằm trong đất quốc phòng theo quy hoạch bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế, xã hội theo quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt; theo quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện, không bố trí lực lượng đóng quân và xây dựng quốc phòng.

- Về quy hoạch đất lâm nghiệp, thủy lợi và quy hoạch titan

+ Vị trí dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, ngoài quy hoạch thủy lợi và quy hoạch titan của tỉnh.

0.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

0.2.1. Liệt  các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn 

hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án

0.2.1.1. Các văn bản pháp luật

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

- Luật Điện lực số 24/2012/QH13;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 2/10/2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản  lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

0.2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

+ TCVN 2622-1995 - Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 365:2005 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế; hoạt;

+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh

+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

+ QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

+ QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng  ồn;

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ  rung;

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

+ QCVN 01:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

+ QCVN:QTĐ-5:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

+ QCVN:QTĐ-6:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

+ QCVN:QTĐ-7:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Thi công các công trình điện;

+ QCVN:QTĐ-8:2010/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - kỹ thuật điện hạ áp.

0.2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp 3502299734 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp, đăng ký lần đầu ngày 27/01/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 02/02/2018;

- Quyết định chủ trương đầu tư số …../QĐ-UBND ngày …. của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chấp thuận Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng;

- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;

- Quyết định số 5087/BCT-TCNL ngày 09/6/2017 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg;

- Quyết định số …./QĐ-BCT ngày …. của Bộ Công thương về việc phê duyệt bổ sung danh mục Dự án Nhà máy điện mặt trời Hoa Lan Nắng vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020;

- Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 5/1/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ….. do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận lần đầu ngày ….tháng .. năm 2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 03 ngày 28 tháng 02 năm 2019 cho Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng.

0.2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án là Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng kết hợp với đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện đảm bảo độ tin cậy;

- Các bản vẽ thiết kế, các tài liệu kỹ thuật dự án;

- Tài liệu điều tra kinh tế xã hội khu vực dự án;

- Tài liệu thống kê tình hình khí tượng thủy văn, tự nhiên khu vực dự án.

0.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Công ty Cổ phần GIC Đà Nẵng chủ trì việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty 

hông tin chính về Dự án

• Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN GIC ĐÀ NẴNG

• Trụ sở công ty: 56 Bùi Kỷ, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0401912860 do Phòng Đăng ký kinh doanh

– Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 18/07/2018

• Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng)

• Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Minh Quang

• Tên dự án: Nhà máy Điện Hoa Lan Nắng

• Địa chỉ dự án: thôn Thạch Nham, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

• Quy mô công suất sản xuất điện: 20 MWp

• Quy mô trang trại hoa lan: sau 2 năm trang trại trồng đạt 200.000 m2 Hoa Lan công nghiệp.

• Mục tiêu đầu tư:

- Đầu tư hệ thống trang trại trồng Hoa Lan dưới các tấm pin năng lượng mặt trời với quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, xuất khẩu đi các nước Đông Á và thế giới.

- Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

- Dự án trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng Hoa Lan tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn sinh học như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

- Dự án Nhà máy Điện Hoa Lan Nắng được xây dựng với nhiệm vụ tận dụng nguồn lực của đất để khai thác tiềm năng Năng lượng mặt trời để phát điện. Nhà máy có công suất P = 20 MWp, điện lượng bình quân năm Eo = 28,45 triệu kWh/năm.

• Sản phẩm: Các sản phẩm từ cây hoa lan, điện thương phẩm, dịch vụ du lịch.

• Cấp công trình: II

• Tổng vốn đầu tư: 359 tỷ đồng.

• Diện tích khảo sát: 27,41 ha

• Tiến độ thực hiện:

- 03 tháng đầu tiên sau khi Dự án được bổ sung quy hoạch: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở dự án; thực hiện thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất; tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn & thi công xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị;

- 03 tháng kế tiếp: khởi công xây dựng dự án.

- 06 tháng cuối: hoàn thành toàn bộ dự án.

Thời gian hoạt động: 50 năm.

Dự án Nhà máy Điện Hoa Lan Nắng Báo cáo khảo sát

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời - các loại giấy phép môi trường; giấy phép bảo vệ môi trường; 7 loại giấy phép môi trường; giấy phép cam kết bảo vệ môi trường; giấy phép quan trắc môi trường; quy trình xin giấy phép môi trường; thủ tục xin giấy phép môi trường.

• Hình thức đầu tư dự kiến: Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có và vốn vay ngân hàng thương mại.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

2. Tên dự án đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Giai đoạn xây dựng

4.2. Giai đoạn vận hành

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

Chương III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Chương IV

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG  CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng

1.1. Đánh giá, dự báo tác động

1.1.1. Nguốn tác động có liên quan đến chất thải

1.1.2. Nguốn tác động không liên quan đến chất thải

1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện

1.2.1 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường có liên quan đến chất thải

1.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải

2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1. Đánh giá, dự báo tác động

2.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải

2.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG V

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

CHƯƠNG VI

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

2.Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

3.Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

CHƯƠNG VII

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

PHỤ LỤC

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT : Bộ Y tế

COD : Nhu cầu oxy hóa học

CP : Cổ phần

CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm

CTNH : Chất thải nguy hại

DO : Oxy hòa tan

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

ĐVT : Đơn vị tính

GSMT : Giám sát môi trường

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ

NM XLNTTT : Nhà máy xử lý nước thải tập trung

NXB : Nhà xuất bản

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QĐ : Quyết định

SS : Chất rắn lơ lửng

STT : Số thứ tự

TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNMT : Tài nguyên và Môi trường

Tp. : Thành phố

TT : Thông tư

UBND : Ủy ban nhân dân

VN : Việt Nam

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT : Xử lý nước thải

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1 Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất toàn khu

Bảng 1. 2 Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình chính của dự án

Bảng 1. 3 Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc Khu nhà liền kế + Biệt thự

Bảng 1. 4 Chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 1. 5 Bố trí chức năng các tầng

Bảng 1. 6 Chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 1. 7 Bố trí chức năng các tầng

Bảng 1. 8 Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và môi trường

Bảng 1. 9 Bảng thống kê khối lượng vật liệu xây dựng chủ yếu của dự án

Bảng 1. 10 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu DO của dự án

Bảng 1. 11 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công Dự án

Bảng 1. 12 Máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn vận hành

Bảng 1. 13 Nhu cầu sử dụng hóa chất của Hệ thống xử lý nước thải

Bảng 1. 14 Số lượng và công suất máy phát điện sử dụng trong dự án

Bảng 1. 15 Tổng hợp nhu cầu dùng nước và lưu lượng xả thải của dự án

Bảng 1. 16 Nhu cầu lao động dự án

Bảng 1. 17 Tọa độ địa lý khu vực thực hiện dự án

Bảng 1. 18 Tiến độ thực hiện dự án

 

Bảng 3. 1 Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2016-2020

Bảng 3. 2 Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2016-2020

Bảng 3. 3 Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2016-2020

Bảng 3. 4 Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2016-2020

Bảng 3. 5 Vị trí lấy mẫu môi trường đất khu vực dự án

Bảng 3. 6 Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án

Bảng 3. 7 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án

Bảng 3. 8 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án (KK1, KK2, KK3)

Bảng 4. 1 Tổng hợp dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng

Bảng 4. 2 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng

Bảng 4. 3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Bảng 4. 4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Bảng 4. 5 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng

Bảng 4. 6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

Bảng 4. 7 Sinh khối thực vật thải ra do bóc bỏ tầng phủ

Bảng 4. 8 Khối lượng, thành phần các loại chất thải rắn xây dựng khác

Bảng 4. 9 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng

Bảng 4. 10 Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công

Bảng 4. 11 Nồng độ bụi phát tán trong không khí do đào hầm

Bảng 4. 12 Nồng độ bụi phát sinh do hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng

Bảng 4. 13 Hệ số phát thải ô nhiễm do khí thải từ phương tiện vận chuyển

Bảng 4. 14 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển

Bảng 4. 15 Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động giao thông

Bảng 4. 16 Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện

Bảng 4. 17 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện thi công

Bảng 4. 18 Nồng độ ô nhiễm khí thải do phương tiện thi công

Bảng 4. 19 Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại

Bảng 4. 20 Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn

Bảng 4. 21 Hệ số ô nhiễm và tải lượng phát sinh từ công đoạn sơn

Bảng 4. 22 Mức độ gây độc của CO

Bảng 4. 23 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật

Bảng 4. 24 Tác hại của SO2 đối với thực vật

Bảng 4. 25 Tác hại của NO2 đối với sức khỏe con người và động vật

Bảng 4. 26 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của thiết bị thi công trên công trường

Bảng 4. 27 Độ ồn của một số thiết bị thi công theo khoảng cách

Bảng 4. 28 Tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khoẻ con người

Bảng 4. 29 Mức rung của một số thiết bị thi công

Bảng 4. 30 Phân loại mức độ hư hại theo bề rộng vết nứt của công trình cạnh hố đào

Bảng 4. 31 Phân loại cấp hư hại công trình theo biến dạng

Bảng 4. 32 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

Bảng 4. 33 Lưu lượng nước thải phát sinh tại Dự án

Bảng 4. 34 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Bảng 4. 35 Nồng độ cực đại các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Bảng 4. 36 Tác động của chất ô nhiễm trong nước thải

Bảng 4. 37 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn

Bảng 4. 38 Tính toán lượng rác sinh hoạt

Bảng 4. 39 Tổng hợp chất thải nguy hại phát sinh

Bảng 4. 40 Số lượng xe ra vào khu vực dự án

Bảng 4. 41 Hệ số ô nhiễm trong khí thải của phương tiện giao thông

Bảng 4. 42Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện giao thông

Bảng 4. 43 Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ phương tiện vận chuyển trong giai đoạn vận hành của dự án

Bảng 4. 44 Hệ số chất ô nhiễm từ việc đốt cháy LPG

Bảng 4. 45 Tỷ trọng của các loại nhiên liệu LPG

Bảng 4. 46 Tải lượng lượng các chất ô nhiễm từ việc đun nấu

Bảng 4. 47 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải

Bảng 4. 48 H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 49 Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 50 Lượng vi khuẩn phát tán từ hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 51 Định mức tiêu thụ nhiên liệu và lưu lượng khí thải máy phát điện

Bảng 4. 52 Tải lượng khí thải máy phát điện

Bảng 4. 53 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng

Bảng 4. 54 Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án

Bảng 4. 55 Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án

Bảng 4. 56 Hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải

Bảng 4. 57 Công tác kiểm tra thiết bị của hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 58 Các hạng mục hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 59 Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 4. 60 Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại

Bảng 4. 61 Dự báo về khối lượng bùn thải từ HTXL

Bảng 4. 62 Thông số kỹ thuật công trình thu gom và lưu chứa CTNH

Bảng 4. 63 Trách nhiệm và các bước ứng phó sự cố cháy nổ

Bảng 4. 64 Biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

Bảng 4. 65 Kinh phí đầu tư công tác bảo vệ môi trường

Bảng 4. 66 Tổ chức thực hiện, bộ máy quản lý vận hành các công trình BVMT

Bảng 4. 67 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Bảng 4. 68 Bảng tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải

Bảng 5. 1 Nguồn phát sinh nước thải

Bảng 5. 2 Bảng tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải

Bảng 6. 1 Thời gian dự kiến vận hành hệ thống xử lý nước thải

Bảng 6. 2 Thời gian lấy mẫu tổ hợp giai đoạn điều chỉnh hiệu quả hệ thống xử lý nước thải

Bảng 6. 3 Thời gian lấy mẫu đơn giai đoạn vận hành ổn định hệ thống xử lý nước thải

Bảng 6. 4 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải

Bảng 6. 5 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1. Thông tin về dự án

5.1.1. Thông tin chung

Tên dự án: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI THANH HÓA I

Địa điểm thực hiện Dự án: Khu đất thực hiện dự án thuộc địa phận hành chính xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Tập đoàn năng lượng MT Việt Nam.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

Phạm vi: Loại hình sản xuất năng lượng: Sản xuất điện năng từ mặt trời.

Quy mô: Tổng diện tích đất khu vực dự án: 192,0 ha (1.920.00 m2) (Theo Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất của dự án).

Công suất: 160MWp (Căn cứ vào Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1).

5.1.3. Công nghệ sản xuất của dự án

Chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện bằng cách sử dụng các tấm pin mặt trời.

5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

- Các hạng mục của dự án:

+ Khu vực lắp đặt pin mặt trời + Inverter

+ Khu vực nhà điều hành + kho bãi

+ Sân phân phối trạm 22/110kV

+ Khu vực đường công tác các mảng pin mặt trời

+ Khu vực trồng cây xanh và đường nội bộ

- Các hoạt động của dự án:

Thi công triển khai xây dựng: Hoạt động GPMB, san nền, vận chuyển vật liệu thi công, đất đào, đổ thải, thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.

Vận hành dự án: hoạt động các phương tiện ra vào nhà máy; hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị, lọc dầu; Vệ sinh tấm pin; Hoạt động của cán bộ nhân viên nhà máy.

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Hoạt động thi công xây dựng: San lấp mặt bằng, đào móng công trình, hoạt động của máy móc, thiết bị thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của công nhân thi công.

- Hoạt động vận hành dự án: Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; điện từ trường; hoạt động của cán bộ nhân viên.

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng 

Nước thải:

- Nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án gồm:

+  Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng Qtsh = 4,0 m3/ngày.đêm. Trong đó: Nước thải từ quá trình vệ sinh tay chân: 2,0 m3/ng.đ; Nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện): 1,2 m3/ng.đ; Nước thải nhà ăn: 0,8 m3/ng.đ. Thành phần chủ yếu: chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, Coliform,...

+ Nước thải xây dựng: Lưu lượng Qxd = 6,0 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: Cặn lơ lửng, dầu mỡ,…

Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng 7.096,32 l/s, thành phần chủ yếu các chất rắn lơ lửng, đất cát…

Chất thải rắn:

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công là: 40 kg/ngày.đêm. Thành phần chất thải: Vỏ chai lọ nhựa, hộp giấy, nilon, thức ăn thừa, vỏ rau quả…

- Chất thải rắn xây dựng:

+ Đất đào hố móng công trình 7.141,45m3 (tương đương 2.754,97 m3); chất thải rắn từ quá trình xây dựng như cát, đất, bê tông, đá, bao bì …khoảng 257,82 tấn.

+ Chất thải nguy hại từ thi công xây dựng: Bao gồm dầu mỡ thải (140 lít dầu); giẻ lau dính dầu mỡ, pin, bóng đèn neon... có khối lượng 75kg.

Bi, khí thi

Trong quá trình thi công xây dựng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ, san lấp mặt bằng, thi công xây dựng; từ hoạt động của phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công; từ quá trình tập kết, trút đổ nguyên vật liệu. Thành phần khí thải chủ yếu: NO2; SO2; CO,…

Các tác động khác:

- Tác động do tiếng ồn, độ rung: Trong giai đoạn xây dựng tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu do hoạt động của máy móc thi công như máy đào, máy xúc...

- Tác động đến giao thông khu vực, tác động đến y tế, an ninh, trật tự;

- Các tác động do rủi ro, sự cố như: sự cố tai nạn lao động;sự cố cháy nổ; sự cố mưa bão, lũ lụt; sự cố an ninh trật tự,... Các sự cố này sẽ làm ảnh hưởng môi trường, đến sức khỏe con người và gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư.

5.3.2 Giai đoạn vận hành dự án

Nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng Qtsh = 6,8 m3/ngày.đêm. Trong đó: Nước thải từ quá trình vệ sinh tay chân: 1,8 m3/ng.đ; Nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện): 2,7 m3/ng.đ; Nước thải nhà ăn: 2,3 m3/ng.đ. Thành phần chủ yếu: chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, Coliform,...

- Nước thải vệ sinh tấm pin: Lưu lượng Qxd  = 480 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: Cặn lơ lửng,...

- Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng 18.923,52 l/s, thành phần chủ yếu các chất rắn lơ lửng, đất cát…

Chất thải rắn:

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công là: 50 kg/ngày.đêm. Thành phần chất thải: Vỏ chai lọ nhựa, hộp giấy, nilon, thức ăn thừa, vỏ rau quả…

- Chất thải rắn sản xuất: Sứ cách điện bị vỡ, các gioăng cao su bị giãn, các thiết bị hư hỏng...): 35 kg/tháng.

- Chất thải nguy hại: Bao gồm dầu thải: 445 kg/5năm; Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng neon bị hỏng: 205,0 kg/5năm; Ắc quy, tấm pin bị hư hỏng hoặc khi hết tuổi thọ phải thải bỏ: Ắc quy = 680 kg/chu kỳ thay (20 năm/lần); Tấm pin = 2.171.752 kg/chu kỳ thay (25 năm).

Bụi, khí thải

Trong quá trình vận hành dự án bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thay thế, sửa chữa thiết bị lọc dầu của máy biến áp, từ hoạt động giao thông, từ công trình xử lý…

Các tác động khác:

- Tác động do tiếng ồn, độ rung: Trong giai đoạn vận hành tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu do hoạt động của máy móc.

- Tác động đến giao thông khu vực, tác động đến y tế, an ninh, trật tự;.

- Tác động do nhiệt độ gia tăng tại khu vực đặt tấm pin.

- Các tác động do rủi ro, sự cố như: sự cố tai nạn lao động; sự cố cháy nổ; sự cố mưa bão, lũ lụt; sự cố điện từ trường, hiện tượng phóng điện, sự cố điện giật, sự cố đứt dây dẫn hoặc dây chống sét ... Các sự cố này sẽ làm ảnh hưởng môi trường, đến sức khỏe con người và gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư.

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng dự án

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Đơn vị thi công sẽ xây dựng các công trình xử lý để thuận tiện cho sử dụng bao gồm:

+ Nước thải vệ sinh: Sử dụng 04 nhà vệ sinh di động. Hợp đồng với đơn vị có chức năng đến đưa nước thải đi xử lý với tần suất 01 lần/ngày.

+ Nước thải nhà ăn: Xử lý bằng 01 hố lắng tạm 1,0m3.

+ Nước thải rửa tay chân: Xử lý bằng 01 hố lắng tạm 3,0 m3.

+ Đối với nước thải xây dựng: Xử lý bằng 01 hố lắng tạm có thể tích V= 12 m3

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý khí thải

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

- Khu vực thi công dự án được che chắn bằng tường rào tôn che chắn khu vực giáp đường liên xã của dự án.

- Phương tiện vận tải, máy móc thi công được kiểm định đảm bảo đạt chất lượng.

- Vệ sinh công trường sau mỗi ngày làm việc.

- Các phương tiện, máy móc ra khỏi công trình sẽ được làm sạch lốp bánh xe.

- Thực hiện quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng.

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công: Thu gom vào 02 thùng 30 lít. Hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý.

- Đối với thực vật phát quang và san lấp mặt bằng:

+ Thực vật phát quang: Hợp đồng với đơn vị thu gom đưa đi xử lý.

+ Đối với chất thải rắn phá dỡ: Được tận dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng dự án.

+ Đất bóc phong hóa dự án đưa về diện tích đất trồng cây xanh của dự án để san gạt tạo đất màu trồng cây.

- Đối với đất thải từ quá trình san lấp mặt bằng: Được tận dụng san nền và trồng cây xanh của dự án. Đất thừa sẽ được đưa về đổ thải tại Cụm công nghiệp và khu đô thị Tiên Trang của Công ty cổ phấn ĐTPT đô thị SOTO theo hợp đồng nguyên tắc đã thỏa thuận và đưa về bãi đổ thải thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân Đức Minh được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất để thực hiện dự án Xây dựng công trình khai thác mỏ làm vật liệu san lấp .

- Đối với chất thải rắn xây dựng:

+ Sắt thép phế thải, sắt thép vụn, bao bì xi măng… thu gom và bán phế liệu.

+ Vật liệu xây dựng rơi vãi, hư hỏng, đất đào hố móng công trình: Thu gom và tận dụng vật liệu tôn nên các công trình của dự án.

+ Đối với chất thải nguy hại: Thu gom vào 02 thùng chuyên dụng 200 lít. Hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý khi kết thúc thi công xây dựng.

5.4.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

· Hệ thống thu gom và thoát nước mưa:

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa bao gồm: Tuyến cống hộp KT (3x3m) và (1,5x2m) và tuyến cống tròn BTCT D1000, mương thoát nước (mương hở) bố trí xung quanh các công trình và tuyến đường nội bộ có chiều dài L = 10.426 m.

· Hệ thống thu gom và thoát nước thải:

Sử dụng hệ thống cống BTCT D300, đường ống nhựa PVC D200 có tổng chiều dài L = 1.280,80m. Trên hệ thống thoát nước thải bố trí các hô ga thu thăm lắng cặn với số lượng 44 hố ga.

· Công trình xử lý nước thải:

Xây dựng 01 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất 15 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải sinh hoạt.

+ Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt → Bể gom tập trung  → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng →Bể chứa nước thải →Nguồn tiếp nhận.

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương tiêu thoát nước khu vực.

+ Phương thức xả thải: Tự động 24/24.

Xây dựng 01 trạm xử lý nước thải tập trung có tổng công suất 540 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải rửa tấm pin.

+ Quy trình xử lý: Nước thải rửa tấm pin → Bể lắng → Bể lọc → Bể chứa nước → Tái sử dụng để rửa tấm pin.

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý khí thải - Trang bị bảo hộ lao động: 200 bộ.

- Trạm biến áp được bố trí ngoài trời ở khu vực rộng thoáng, cách xa nhà điều hành.

- Dầu mỡ từ quá trình sửa chữa máy biến áp được thu gom vào bể chứa dầu sự cố 36 m3 (xây kín, có nắp đậy phía trên) và thùng chứa chất thải nguy hại 120 lít đặt tại nhà kho để hạn chế hơi dầu mỡ phát sinh vào môi trường.

- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy theo diện tích đã được quy hoạch, lựa chọn các loại cây phù hợp với dự án như cây có tán lá thấp, chịu được nhiệt độ cao...

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị 03 thùng 30 lít/thùng; 02 thùng rác 60l/thùng thu gom rác thải; 01 thùng 120 lít lưu giữ rác thải chờ đưa đi xử lý. Đối với các loại chất thải rắn có thể tái chế như: thuỷ tinh, nhựa, nilon,vỏ đồ hộp, ... được thu gom và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn. Đối chất thải rắn không tái chế được sẽ hợp đồng với đơn vị môi trường địa phương thu gom, xử lý.

- Đối với chất thải rắn sản xuất:Phân loại chất thải rắn một phần bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua tái chế, một phần thuê đơn vị môi trường địa phương thu gom và xử lý.

- Đối với chất thải nguy hại:

+ Dầu thải được thu gom vào 03 thùng 200 lít/thùng.

+ Chất thải nguy hại dạng rắn: Thu gom vào 03 thùng chuyên dụng 200 lít có dán nhãn cảnh bảo nguy hại và đặt trong góc nhà kho tại khu vực trạm biến áp.

+ Tấm pin, bình ắc quy thải bỏ khi hết tuổi thọ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và đưa đi xử lý luôn..

+ Hợp với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn

- Bố trí khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị có độ ồn lớn hợp lý.

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

- Tổ chức làm việc theo 3 ca, 4 kíp để giảm tác động của tiếng ồn đối với cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy.

- Khi có sự cố hỏng hóc trên các dây truyền hay máy móc thiết bị cần phải dừng vận hành ngay và sửa chữa trước khi cho vào hoạt động lại.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho công nhân vận hành.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do nhiệt độ

- Lựa chọn công nghệ bố trí, lắp đặt các tấm pin trên mặt nước để giảm thiểu nhiệt độ cho khu vực vì hơi nước mặt hồ bốc lên sẽ điều hòa không khí, làm mát cho khu vực.

- Đối với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mặt đất: nhà máy sẽ thực hiện phun nước làm ẩm đất, trồng cây tại khu vực lắp đặt tấm pin để điều hòa nhiệt độ không khí cho khu vực. Các loại cây được lựa chọn là những loại cây ưa bóng dâm như: cây lan đất (địa lan), cây cỏ...

Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do điện từ trường

- Đặt trạm biến áp, phòng phối điện, và đường dây đấu nối vào lưới điện 110kV nằm cách khu vực nhà điều hành và cách xa khu vực dân cư đảm bảo đúng quy định khoảng cách an toàn của ngành điện nhằm giảm thiểu tác động của từ trường gây ảnh hưởng đến người dân.

- Định kỳ hàng tuần, hàng tháng đo điện từ trường tại khu vực nhà máy nhất là khu vực phòng phối điện, trạm biến áp, trên các đường dây dẫn điện từ tủ điện về máy biến áp, từ máy biến áp đấu nối vào lưới điện 110 kV khu vực để đảm bảo điện từ trường phát ra nằm trong mức cho phép của ngành điện.

- Bố trí đường dây điện của nhà máy khi đấu nối vào lưới điện 110 kV không đi qua khu vực dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, không bố trí gần các đường dây cung cấp thông tin truyền thông… để tránh sự phóng điện làm nhiễu loạn tín hiệu thông tin, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống của người dân.

- Đảm bảo các yêu cầu về hành lang an toàn điện theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật điện lực và an toàn điện; QCVN :2015/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. Cụ thể: Các đường dây điện đấu nối của nhà máy trên không phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện không nhỏ hơn 4,0m; khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây điện ở trạng thái võng cực đến mặt đất không nhỏ hơn 15m đối với điện áp 110 kV theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 cuả Chính phủ quy định chi tiết Luật điện lực và an toàn điện.

- Bố trí lao động làm việc, vận hành, sửa chữa đường dây điện tại nhà máy phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

+ Người lao động làm việc taị nhà máy được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu của ngành điện.

+ Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn về điện.

+ Công nhân viên làm việc tại nhà máy mang đầy đủ bảo hộ lao động khi đi kiểm tra thao tác các thiết bị điện và sản xuất điện để hạn chế ảnh hưởng của điện từ trường tới sức khỏe công nhân.

- Kiểm tra điện từ trường tối thiểu trước khi đóng điện: Để tăng cường tính an toàn phòng tránh các sự cố về điện thì trước khi đóng điện thì sẽ kiểm tra từ trường tối thiểu.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

· Đối với sự cố cháy nổ:

- Lắp đặt hệ thống PCCC, hệ thống chống sét theo đúng thiết kế được cơ quan có chức năng phê duyệt.

- Định kỳ kiểm tra các thiết bị PCCC, chống sét.

- Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC trong cơ sở.

- Hàng năm, phối hợp với phòng cảnh sát PCCC Công an Thanh Hóa diễn tập PCCC tại cơ sở.

· Đối với sự cố điện giật:

- Thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định.

- Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị an toàn.

- Đào tạo, nâng cao năng lực an toàn lưới điện cho người dân và công nhân lao động.

· Đối với sự cố đứt dây dẫn hoặc dây chống sét:

- Lựa chọn đơn vị cung cấp các thiết bị điện, dây dẫn, dây chống sét có uy tín.

- Dây dẫn lựa chọn đảm bảo đúng tiết diện, có khả năng chịu tải.

· Đối với sự cố rò rỉ dầu

- Xây dựng hệ thống đường ống thu gom dầu;

- Xây dựng bể chứa dầu sự cố 36 m3theo đúng kỹ thuật và không thấm dầu ra

- ngoài.

- Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

- Sự cố rủi ro do thiên tai

Sự cố hư hỏng hệ thống xử lý nước thải

Để hạn chế máy móc, thiết bị hệ thống xử lý bị hỏng chủ dự án thực hiện các bước sau:

- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, hệ thống xử lý khí thải.

- Khi xảy ra sự cố hỏng hệ thống xử lý khí thải chủ dự án sẽ trong các chuồng nuôi, trang trại phải báo ngay cho đơn vị lắp đặt thiết bị đến kiểm tra và sửa chữa.

- Đồng thời nước thải được lưu giữ lạo các bể của hệ thống xử lý. Khi hệ thống được khắc phục, nước thải sẽ được bơm quay vòng để xử lý.

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án

5.5.1 Giám sát trong giai đoạn xây dựng

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

Giám sát chất lượng môi trường không khí

- Thông số giám sát: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), tiếng ồn, bụi, SO2, CO, NO2.

- Vị trí giám sát: 02 vị trí

+ 01 điểm trung tâm khu đất dự án.

+ 01 điểm tại khu vực lán nghỉ công nhân.

- Quy chuẩn áp dụng:

+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị giới hạn cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

+ QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho bụi tại nơi làm việc.

+ QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 

Giám sát chất lượng nước thải

Giai đoạn này thuê nhà vệ sinh di động và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom nước thải nhà vệ sinh di động đưa đi xử lý nên không phải thực hiện giám sát nước thải.

5.5.2. Giám sát quá trình vận hành

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

Giám sát chất lượng môi trường không khí

- Chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn.

- Chất lượng không khí: Bụi, SO2, CO2, NO2.

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực máy biến áp.

- Quy chuẩn áp dụng:

+ QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt

- Chỉ tiêu phân tích: pH, TSS, BOD5, NH4+, dầu mỡ, PO43-, Coliform

- Vị trí giám sát: 01 điểm nước thải sau xử lý của hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

Giám sát điện từ trường

- Chỉ tiêu phân tích: Độ mạnh của điện từ trường, từ trường.

- Vị trí giám sát: 03 điểm

+ 01 điểm trong khu vực trạm biến áp.

+ 01 điểm khu vực nhà điều hành

+ 01 điểm khu dân cư phía Bắc dự án

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com