Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Phủ Diễn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Phủ Diễn cơ bản đã nêu ra được tác động xấu của từng giai đoạn: thi công và hoạt động cũng như các đối tượng chịu tác động bởi dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Phủ Diễn

  • Mã SP:DTM BVPD
  • Giá gốc:125,000,000 vnđ
  • Giá bán:120,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Phủ Diễn

1. Xuất xứ của dự án 

1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án

 Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường 2014, Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn đã nhận được sự tư vấn của Công ty cổ phần môi trường Việt Anh đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng: '' Mở rộng bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu'' nhằm có cơ sở để Doanh nghiệp gìn giữ môi trường tốt hơn trong quá trình hoạt động, cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý môi trường trong công tác quản lý và giám sát môi trường.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng công trình: Mở rộng bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, do Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn phê duyệt.  

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Lĩnh vực y tế thuộc đối tượng khuyến khích được xã hội hóa đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.  Dự án đầu tư  xây dựng Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An phù hợp với Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An 2011 – 2020.

Như vậy, dự án được triển khai là phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

2. Căn cứ để lập báo cáo đánh giác tác động môi trường của dự án

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

a) Các văn bản pháp luật về môi trường

Báo cáo ĐTM của dự án được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây:

- Luật Bảo vệ Môi trường 2014;

- Luật Tài nguyên nước 2012;

- Luật xây dựng 2003;

- Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001;

- Luật đất đai 2013

- Luật PCCC năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2001;

- Luật Khám chữa bệnh, chữa bệnh năm 2009; có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- TCVN 4470: 1995: Tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện đa khoa.

2.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

- Quyết định số 4192/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.4. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng:  Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn;

- Báo cáo khoan địa chất công trình xây dựng bệnh viện Phủ Diễn năm 2016.

- Bản vẽ mặt bằng tỷ lệ 1/500;

- Các số liệu về kinh tế - xã hội do Công ty Cổ phần Môi trường Việt Anh tổng hợp tháng 09/2016;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: '' Xây dựng Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô 100 giường bệnh '' năm 2007;

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tháng 6 năm 2016 do Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường thực hiện .

3. Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn, tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An do Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện Phủ Diễn hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Việt Anh thực hiện như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân Bệnh Viện Phủ Diễn (Chủ dự án):

- Đại diện: BS. Hoàng Anh Tiệp ,  Chức vụ: Giám đốc Bệnh Viện

- Địa chỉ:  Xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An;

- Điện thoại: 038 3670 839;

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án đầu tư

Nâng cấp bệnh viện đa khoa Phủ Diễn từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn  Châu

1.2. Chủ dự án

- Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện Phủ Diễn  

- Đại diện: BS. Hoàng Anh Tiệp,  Chức vụ: Giám đốc Bệnh viện.

- Địa chỉ: Xóm 14, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, , tỉnh Nghệ An;

- Điện thoại: 038 3670 839; Fax: 0383671839

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí địa lý dự án

Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn có vị trí như sau:

- Vị trí: Xóm 14, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Các phía tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp: Giáp khu dân cư;

+ Phía Nam giáp: Đường quy hoạch 18m;

+ Phía Đông giáp: Đường quy hoạch 12m;

+ Phía Tây giáp: Đường quy hoạch 45m;;

Tổng diện tích khu đất S= 17.467,2 m2

Tổng diện tích xây dựng công trình: 6.768 m2

Diện tích sân đường nội bộ, cây xanh: 10.681,2m2

Mật độ xây dựng : 38,85 m2

Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội:

- Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất: Phía Bắc Nam giáp khu dân cư xóm 14, xã Diễn Yên, khoảng cách gần nhất 10m chủ yếu là các ki ốt kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ.

- Giao thông: Cách Quốc lộ 48A khoảng 600m về phía Bắc dự án. Khu vực dự án có hệ thống giao thông nội bộ.

- Hệ thống hồ, kênh mương thoát nước:  Có hệ thống mương thoát  nước thải tại quốc lộ 48 và đổ ra kênh Vếch Bắc tại Cầu Lồi.

- Các công trình xung quanh: Trong khu vực quy hoạch,  Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn cũ đang hoạt động , ngoài ra bên ngoài khu vực  không có công trình khác nào gần dự án.

- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử.

1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất đang sử dụng thuộc quyền quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn được UBND tỉnh cấp giấy phép quyền sử dụng đất số A1 189564 ngày 28/10/2008. Trước đây khu đất sử dụng để xây dựng khối Bệnh viện đa khoa tư nhân Phủ Diễn cũ từ tháng 5 năm 2007, và  đến năm 2016 bệnh viện vẫn đang hoạt động. Hiện trạng sử dụng đất như sau: 

Bảng 2: Hạng mục công trình hiện tại

TT

Hạng mục

Chiều cao

Diện tích

 

Hiện trạng sử dụng

1

Nhà A1 ( Khoa khám bệnh - câp cứu, khoa điều trị ngoại - chấn thương - sản, khoa Nội - Nhi, Khoa TMH -RHM, Dược, nhà mổ)

3 tầng

1050m2

Các hạng mục công trình tính đến thời điểm 2016 vẫn còn giá trị sử dụng, tuy nhiên các công trình đã xuống cấp, cũ kĩ, không còn tính thẩm mỹ.

2

Nhà B1(Khoa xét nghiệm và cận lâm sàng)

2 tầng

800m2

3

Nhà B2 ( Nhà hành chính )

2 tầng

330m2

4

Nhà B3( Khu nhà ở cho cán bộ)

2 tầng

440m2

5

Nhà C1 ( Nhà bán thuốc)

1 tầng

160m2

6

Nhà chứa xác

1 tầng

20m2

7

Nhà ăn

1 tầng

200m2

8

Nhà bảo vệ

1 tầng

30m2

Bảng 3. Hiện trạng các công trình xử lý chất thải

TT

Hạng mục

Diện tích / Dung tích

Công suất

Hiện trạng

1

Hệ thống xử lý nước thải

Bao gồm : 4 bể

- Bể lớn dung tích 50m3

- Bể  trung bình  dung tích 20m3

- Bể nhỏ 2 bể dung tích mỗi bể 10m3

.

- Vẫn còn hoạt động, tuy nhiên hệ thống đã xuống cấp.

- Hiệu quả xử lý một số chỉ tiêu không đạt  QCVN28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.

 

2

Hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại

Nhà chứa rác thải nguy hại diện tích 20m2

- Vẫn sử dụng

- Mái che, vách tường cũ kỹ, xuống cấp

- Nguy cơ quá tải, bởi diện tích chứa nhỏ hơn lượng rác thải phát sinh khá nhiều.

3

Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế / khí thải từ lò đốt

Lò đốt rác thải y tế VHI - 18B, Q= 15kg/giờ.

- Vẫn hoạt động, tuy nhiên máy móc vận hành đã cũ.

- Lượng rác thải sinh ra nhiều, có xảy ra tình trạng đốt không kịp, do lượng bệnh nhân tăng cao tại lúc cao điểm.

- Hiệu quả  xử lý về khói thải lò đốt vẫn đạt  QCVN 02:2012 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

 

1.3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

* Hiện trạng cấp điện.

Với công suất biểu kiến tính toán là 228,7KVA; bệnh viện  đã có  01 trạm biến áp dạng treo 11/0,4KV - 180KV cấp điện toàn bộ cho phụ tải của bệnh viện. Nguồn điện được đấu nối từ đường dây điện cao thế qua huyện Diễn Châu cách công trình 200m. Do tính chất quan trọng của công trình, khi mất điện phải có nguồn điện dự phòng, chọn máy phát điện 300KV điện áp 380/220V.

* Hiện trạng cấp nước:

Hiện tại trong khu vực dự án đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt của nhà máy nước xã Diễn Yên  chạy dọc theo quốc lộ 48A, cách bệnh viện khoảng 2km về phía Đông Bắc.  

* Hiện trạng phòng cháy chữa cháy.

Chữa cháy tổng thể ngoài nhà bằng các họng nước (2 họng) , chữa cháy trong các công trình bằng các họng nước vách tường kết hợp với bình bọt.

* Hiện trạng thoát nước mưa:

Nước mưa được thu gom từ các mái nhà, mặt bằng rồi chảy xuống hệ thống cống chính, trên cống có bố trí nhiều hố ga lắng đất cát, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực ngoài bệnh viện bằng 2 cửa xả đổ thẳng ra mương thoát nước và đổ ra mương thoát nước quốc lộ 48.

* Hệ thống xử lý chất thải:

- Nước thải bệnh viện: Nước thải tại mỗi khoa, công trình được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại  sau đó  được đấu nối với các tòa nhà trong bệnh viện trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau xử lý được dẫn đổ ra mương thoát nước quốc lộ 48. Sau đó chuyển sang mương thoát nước của Quốc lộ 1A và đổ ra kênh Vếch Bắc tại cầu Lồi.   

- Rác thải rắn sinh hoạt: Hộ lý của mỗi khoa phòng, tổ vệ sinh chung bệnh viện thu gom rác từ  các thùng màu xanh, cuối ngày bộ phận vệ sinh phải chuyển rác đến bãi đổ rác của địa phương.  

- Rác thải y tế: Rác thải rắn y tế được thu gom  vào nhà chứa và xử lý bằng công nghệ  lò đốt rác VI- 18B theo đúng quy trình và đảm bảo quy định hiện hành.

  Đánh giá chung:

- Thuận lợi:

+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng điện, các đầu mối kinh tế kỹ thuật khá thuận lợi.

+ Địa hình bằng phẳng, có 4 mặt tiếp giáp đường quy hoạch, hướng liên hệ với các khu vực xung quanh dễ dàng.

+ Khu đất được quyền sở hữu của Doanh nghiệp từ năm 2008, nên không phải thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.   

+ Bệnh viện đã hoạt động được 9 năm, nên đúc rút được kinh nghiệm của hoạt động về các hệ thống xử lý chất thải, hạn chế các sự cố môi trường.

- Khó khăn:

+ Trong quá trình thi công khối bệnh viện cũ vẫn tiếp tục hoạt động vì vậy sẽ gây ra một số tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình thi công.

+ Tuy đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiện đã xuống cấp và chưa đáp ứng được quy mô hiện tại về hiệu quả xử lý và nhu cầu xử lý.  

=> Qua phân tích, việc nâng cấp là cần thiết và có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng sau này, thỏa mãn mọi yêu cầu về kinh tế, công năng của công trình và cảnh quan của kiến trúc, văn hóa của khu vực.

1.4. Nội dung chủ yếu của báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa

1.4.1. Mục tiêu của dự án

Nâng cấp bệnh viện đa khoa tư nhân Phủ Diễn  nhằm những mục tiêu sau:

- Phục vụ nhanh chóng kịp thời cho nhu cầu khám chữa bệnh, góp phần giảm bớt sự quá tải bệnh viện tuyến trên, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Nâng cấp bệnh viện hoàn chỉnh và vững mạnh về đội ngũ chuyên môn giỏi, đầu tư các thiết bị công nghệ kỹ thuật cao nhằm chuẩn đoán nhanh, chính xác,rút ngắn thời gian điều trị.

- Đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế phù hợp với môi trường bệnh viện.

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính của dự án

1.4.2.1. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính

Theo Quyết định số 4192/QĐ.UBND-XD ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu quy mô các hạng mục như sau:   

Bảng 4. Các hạng mục công trình xây dựng mới

TT

Hạng mục

Hình thức xây dựng  

1

Cổng chính

Xây mới

2

Cổng phụ

Xây mới

3

Nhà để xe nhân viên, cao 1 tầng, Sxd = 132,0m2

Xây mới

4

Nhà khám và điều trị bệnh cao 7 tầng, Sxd = 4.260,0m2

Xây mới

5

Khu xử lý nước thải

Xây mới

6

Nhà xác, cao 1 tầng, Sxd = 60,0m2

Xây mới

7

Bãi đỗ xe ô tô

Xây mới

8

Khu xử lý rác thải ( nhà chứa rác sinh hoạt, nhà chứa lò đốt), Sxd = 92,0m2

Xây mới

9

Sân vườn cảnh quan

Xây mới

10

Hồ nước

Xây mới

 (Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Bệnh viện Phủ Diễn, năm 2016)

Bảng 5. Các hạng mục công trình cải tạo, phá dỡ và giữ nguyên

1

Nhà khám và điều trị, cao 2 tầng, Sxd = 865,0 m2

Cải tạo

2

Nhà khám và điều trị, cao 3 tầng, Sxd = 865,0 m2

Phá dỡ

3

Hệ thống xử lý nước thải 4 bể, dung tích 90m3

Phá dỡ

4

Hệ thống xử lý rác thải ( nhà chứa rác, nhà chứa lò đốt ) 50m2

Phá dỡ

5   

Căng tin, cao 1 tầng, Sxd =  190,0m2

Giữ nguyên

6

Nhà để xe cao 1 tầng, Sxd = 280,0m2

Giữ nguyên

7

Nhà bảo vệ 1, cao 1 tầng, Sxd= 22 m2

Giữ nguyên

8

Nhà làm việc cao 2 tầng, Sxd =296,0 m2

Giữ nguyên

9

Nhà nghỉ CBCNV, cao 2 tầng, Sxd= 567,0 m2

Giữ nguyên

10

Bể nước ngầm, 200m3

Giữ nguyên

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Bệnh viện Phủ Diễn, năm 2016)

1.4.2.2. Quy mô bệnh viện

a) Quy mô hiện tại của bệnh viện và Quy mô sau khi xây dựng

- Quy mô 100 giường bệnh nội trú theo thống kê năm 2007, thực tế 140 giường bệnh nội trú năm 2016

- Theo dự kiến sau khi nâng cấp và đi vào hoạt động, bệnh viện nâng tổng số giường bệnh lên tới 300 giường bệnh.

- Đồng thời, tăng số lượng CBCNV và thiết bị máy móc, quy mô khám chữa bệnh. Tất cả được thể hiện ở các bảng sau:

* Quy mô khám chữa bệnh

Bảng 6. Loại hình, quy mô khám chữa bệnh bệnh viện

STT

Loại hình khám chữa bệnh

Quy mô

Lượt người / Tháng

(Hiện tại) 100 giường

bệnh kế hoạch

Quy mô

Lượt người / Tháng

(Dự kiến) 300 giường

bệnh kế hoạch

 

 

1

Khám bệnh thông thường

4.000

10.000

2

Xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X.quang

24.000

70.000

3

Phẫu thuật

101

300

4

Sinh + thủ thuật sản khoa

150

450

5

Điều trị nội trú

600

1500

6

Điều trị ngoại trú

70

200

7

Điều trị, chăm sóc SK ngoại trú

500

1500

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Bệnh viện Phủ Diễn, năm 2016)

* Quy mô giường bệnh

Bảng 7. Quy mô giường bệnh từng hạng mục của bệnh viện

TT

Hạng mục

Quy mô

( 100 giường bệnh )

 

Quy mô dự kiến

( 300 giường bệnh )

 

1

Khoa Khám bệnh - HSC

8

25

2

Khoa Ngoại - GMHS

45

55

3

Khoa Nội - Nhi

20

100

4

Khoa Sản

15

55

5

Khoa Đông Y

12

40

6

Chuyên khoa

-

25

 

Tổng

100

300

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Bệnh viện Phủ Diễn, năm 2016)

 

* Số lượng cán bộ, y bác sĩ

Bảng 8. Quy mô CBCNV hiện tại

TT

Hạng mục

Quy mô

( 100 giường bệnh )

Quy mô dự kiến

( 300 giường bệnh )

 

1

Thạc sĩ - Bác sĩ

21

72

2

Dược sĩ ĐH và TC

11

17

3

Y sĩ + Điều dưỡng

38

133

4

Hộ sinh

14

11

5

Kỹ thuật viên

21

55

6

Bộ phận khác

26

72

7

Tổng

131

360

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư Bệnh viện Phủ Diễn, năm 2016)

1.4.2.3. Các giải pháp hạ tầng kỹ thuật.

a) Hệ thống giao thông:

- Hệ thống giao thông đối ngoại: sử dụng hệ thống đường giao thông đã có gần khu vực dự án bao gồm đường quốc lộ 48A và quốc lộ 1A.

- Hệ thống giao thông đối nội: Quy hoạch các tuyến đường giáp với các mặt của dự án bằng bê tông rộng 12m, 18m,45m , thuận lợi cho hoạt động di chuyển của bệnh nhân, cán bộ bệnh viện trong giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động.

b) Hệ thống điện:

Dự án đã có 1 hệ thống trạm biến áp từ hoạt động của khối bệnh viện cũ, sau khi nâng cấp tiến hành lắp đặt thêm một trạm biến áp dạng treo 11/0,4KV - 180KV  cấp điện toàn bộ cho bệnh viện.

+ Nhu cầu cấp điện cho khối nhà bệnh viện như sau:

- Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà ( đèn, quạt)

- Các thiết bị điện sinh hoạt lấy điện từ ổ cắm thông dụng.

- Hệ thống điều hòa không khí: Chủ yếu dùng, dùng điều hòa không khí 1 chiều treo tường cấp cho các nhà.

- Hầu hết các phụ tải điện đều dùng điện áp ~ 380/220V - 50Hz, trừ các hệ thống điện thoại, báo cháy dùng điện áp thấp AC hoặc DC cho phù hợp qua thiết bị chuyển đổi riêng với công suất nhỏ không đáng kể.

+ Giải pháp thiết kế:

Căn cứ vào quy mô và tính chất sử dụng công trình, theo quy phạm xây dựng QLXD 2565, công trình được phân vào nhóm phụ tải loại II.

- Nhu cầu cung cấp điện:  điện áp ~ 380/220V- 3 pha, 4 dây, tần số f = 50hz.

- Nguồn điện cung cấp: ( Trạm Biến áp của bệnh viện )

- Sơ đồ cấp điện của công trình được thiết kế theo nguyên tắc chung: Từ trạm biến áp cấp tới từng tủ điện tổng của công trình, từ tủ điện tổng cấp cho cấp cho các tủ điện tầng, lắp đặt tại các vị trí tầng hợp lý, từ tủ điện tầng phân phối đến các tủ điện phân phối cấp cho từng phòng độc lập đường dẫn là các loại cáp điện và dây điện chất lượng cao cách điện PVC.

- Mạng phân phối hạ áp: Tủ phân phối chính ( Tủ phân phối tổng ) lấy nguồn từ trạm biến áp. Mạng phân phối hạ áp tại công trình là mạng đường dây chính kết hợp đường nhánh có các lộ riêng biệt cấp về từng tủ điện tại các phòng. Các phòng được cấp điện 1 pha.

- Mạng điện trong nhà: Toàn bộ hệ thống dây dẫn trong nhà đều đi ngầm tường, ngầm trần và đặt trong ống nhựa PVC. Từng tầng và từng thiết bị, tùy theo công suất, vị trí lắp đặt, được phân pha trực tiếp theo các đường trục,

- Các thiết bị bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch cho các thiết bị điện và đường dây sư dụng theo tiêu chuẩn IEC.

- Chiếu sáng: Hệ thống điện chiếu sáng được tính toán phù hợp với từng phòng, sử dụng ánh sáng đèn huỳnh quang loại kép để tạo ra ánh sáng phù hợp. Công suất chiếu sáng được tính theo TCVN, chủng loại và công suất của các loại đèn được tính chọn đảm bảo đúng theo độ rọi quy định:

+ Phòng làm việc: E = 300 LUX

+ Hành lang, sảnh lớn: E = 200 LUX

+ Hành lang, sảnh nhỏ: E = 100 LUX

+ Hội trường: 300 LUX

+ Khu vệ sinh: E = 70 LUX

c) Hệ thống cấp nước:

- Nguồn cấp nước cho dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn được lấy từ nhà máy nước xã Diễn Yên cách dự án 2km về phía Đông Bắc. Điểm lấy nước được cấp vào bể nước dự trữ sinh hoạt và hệ thống PCCC. Dùng máy bơm cấp nước lên tẹc nước dự trữ trên mái:

+ Mỗi tẹc nước dự trữ có khối lượng W= 2.0m3/1 tẹc,

+ Công suất máy bơm Qb=Qngđ=40m3/h   Tẹc nước cung cấp nước lên tới các thiết bị WC có nhu cầu tiêu thụ nước.

+ Áp lực máy bơm Hb= 32m

- Đường ống cấp nước lạnh dùng ống nhựa PPR-PN10, ống cấp nước PPR-PN10 dùng ống có đường kính D25, D32, D40, D50, D75, D90, D110. Đường ống cấp nước nóng dùng ống nhựa PPR-PN20, dùng ống có đường kính D25.

d) Thoát nước:

- Thoát nước mưa: Mương thoát nước mưa rộng B=0,6; có độ dốc thoát nước i = 0,2%, nước mưa được thu gom từ các mái nhà, mặt bằng rồi chảy xuống hệ thống cống chính, trên cống có bố trí nhiều hố ga lắng đất cát, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực ngoài bệnh viện bằng 2 cửa xả đổ thẳng ra mương thoát nước quốc lộ 48.

* Thoát nước thải:

- Hệ thống thoát nước xám: bao gồm nước rửa sàn, nước thoát của lavabo, nước tắm...được thu gom bằng bể lắng sau đó thoát vào hệ thống thu gom nước thải.

- Hệ thống thoát nước đen: bao gồm nước của bồn cầu, bể tiểu treo...được thu gom xử lý bằng các bể tự hoại sau đó chảy vào hệ thống thu gom nước thải chung.

- Nước thải y tế: Nước thải phát sinh từ các khoa chức năng khác nhau, từ quá trình khám, chữa bệnh: rửa dụng cụ mổ, tẩy trùng, điều trị và xét nghiệm, rửa trôi bệnh phẩm và từ các loại thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng…được thoát ra hệ thống thu gom nước thải chung.

Nước xám, nước đen, nước thải y tế được thu gom về khu xử lý nước thải chung. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột B) thoát ra mương thoát nước quốc lộ 1A và đổ ra kênh Vếch Bắc tại Cầu Lồi.

1.4.2.3. Giải pháp các hạng mục xây dựng

a) Nhà khám và điều trị 07 tầng:

Với diện tích 4260 m2 đây là hạng mục chiếm nhiều diện tích, và khối lượng thi công lớn nhất của dự án,vì vậy thông tin về kiến trúc, kết cấu, .. được chú ý như sau:

* Kiến trúc: Nhà 7 tầng  hình chữ nhật, có chiều dài tổng thể là 104m, sảnh chính 15,6x8m., chiều cao tầng 1 là 5m; chiều cao tầng 2,3 là 3,9m; chiều cao tầng 4,5,6,7 là 3,3m; chiều cao  mái 3m; chiều cao tổng thể 29,3m so với nền nhà.

Hình thức kiến trúc đặc trưng, sử dụng vật liệu truyền thống, tường xây gạch đất nung, nền lát gạch Ceramic, mái lợp tôn chống nóng, hệ thống cửa đi cửa sổ dùng lõi nhựa thép bano kính.

* Kết cấu: Hệ thống móng, cột, dầm, sàn sử dụng bê tông cấp độ bền B22,5 tương ứng M300#; Vật liệu áp lót cho móng là bê tông mác 100#, đá 4x6cm; Khối xây trát dùng gạch ống mác 50#, trong lượng 1600 kg/m3, dùng vữa xi măng mác 50# với vữa xây, mác 75# với vữa trát.

+ Phần móng: Phương án móng bê tông cọc ly tâm ứng suất trước PHC. đường kính ngoài D=350mm, đường kính trong d=220mm, bề dày thành cọc 65mm, sức chịu tải 140T/ cọc là phù hợp để sử dụng cho công trinh. Hạ cọc bằng máy ép cọc robot theo phương pháp ép trực tiếp, cọc ép được ép qua các lớp đất yếu đến độ sâu 20,5m. Trong quy trình thi công móng cần phải thiết kế kết hợp quá trình xử  lý chống mối theo quy trình.

+ Phần thân công trình:

- Theo phương đứng:  Hệ cột tiết diện 400x400, 600x600

- Theo phương ngang: Hệ sàn sườn dày 120mm và hệ thống dầm có tiết diện 450x450, 220x400, 300x400.

+ Tải trọng: Kết cấu công trình được thiết kế tính toán với các tổ hợp tải trọng thẳng đứng, tải trọng gió, ngoài ra có kể đến các tác động của nước ngầm, của đất.

b) Nhà để xe 2 bánh cho khách và nhân viên:

Diện tích 132 m2 , nhà  xe dành cho khách và nhân viên có kết cấu vì kèo thép lợp tôn sóng dày 0,47 mm. Nền Gara đổ bê tông đá 2x4, mác 150 mài nhẵn mặt.

c) Nhà bảo vệ:

- Kiến trúc:  Diện tích 22 m2 nhà  bảo vệ có chiều cao sàn là 3,0m, chiều cao đến đỉnh mái là 3,8m, mái bằng vì kèo thép hình kết hợp tường thu hồi, lợp tôn túi dày 0,47mm, xà gồ thép hình C50x50x5. Trần làm trần thạch cao khung xương thép. Nèn lát gạch 400x400 Tường trong và ngoài nhà bả và sơn 1 nước lót 2 nước phủ.

- Kết cấu: Móng tường xây đá hộc vữa XM mác 75, móng cột bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ đá 1x2 mác 200#. Giằng móng dùng bêtông đá 1x2 M250, đổ tại chỗ. Tường nhà xây gạch chỉ dày 220cm, vữa XM M50. Hệ thống chịu lực dùng hệ khung cột, dầm bao bằng BTCT. Cột và dầm bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 200#. Mái bằng vì kèo thép, mái lợp tôn dày 0,47ly kết hợp tường thu hồi xây gạch đặc, trát tường vữa XM mác 75.

d) Cổng chính:

- Kiến trúc: Cổng chính cao 4,5m có mái BTCT lợp ngói, trụ cổng KT500x500 cột BTCT xây ốp gạch chỉ xung quanh, rộng 6,4m bao gồm cả cổng phụ.

- Kết cấu: Móng trụ cổng bằng móng đơn BTCT đá 1x2 mác 200# rộng 1,5x2,0m. Trụ cổng BTCT KT300x300 cao 4,5m mác 200# xây ốp gạch chỉ xung quanh dày 100mm vữa XM mác 75#, Mái cổng bằng BTCT lợp ngói đỏ.

e) Cổng phụ

- Kiến trúc: Cổng phụ cao 3,5m không có mái BTCT, trụ cổng KT500x500 cột BTCT xây ốp gạch chỉ xung quanh, rộng 4m được xây dựng phía Tây dự án.

- Kết cấu: Móng trụ cổng bằng móng đơn BTCT đá 1x2 mác 200# rộng 1,5x2,0m. Trụ cổng BTCT KT300x300 cao 3,5m mác 200# xây ốp gạch chỉ xung quanh dày 100mm vữa XM mác 75#.

f) Sân đường nội bộ, đường vào cổng, bãi đổ xe ô tô, sân vườn cảnh quan.

Thiết kế sân đường nội bộ, đường vào cổng đổ bê tông đá 4x6, mác 250, dày 0,2m. Mương thoát nước xây gạch chỉ dày 110 mm đậy nắp bê tông đảm bảo thoát nước mặt sân đường nội bộ.

g) Hồ nước

Xây tường bao quanh hồ nước, rộng 60cm, xây ốp gạch chỉ xung quanh, trụ tường xây gạch chỉ KT330x330 cao 1,2m và tường xây gạch chỉ cao 1m.

f) Hệ thống xử lý chất thải

+ Nước thải: Xây dựng bể 4 ngăn xử lý chính, bằng xi măng, gạch đá. Nền bể đổ bằng bê tông đá 2x4. Xung quanh mặt trong, mặt ngoài các bể bôi trát xi măng.

+ Rác thải y tế:

- Nhà chứa rác  y tế có kết cấu vì kèo thép lợp tôn sóng dày 0,47 mm. Nền nhà đổ bê tông đá 2x4, mác 150 mài nhẵn mặt. Xung quanh mặt tường bôi trát xi măng nhẵn mặt.

-  Nhà chứa lò đốt rác thải, nhà chứa có lợp tôn sóng dày 0,47 mm., có chừa lổ hổng cho cột khói lò đốt  hướng thẳng đứng lên cao.Nền nhà đổ bê tông đá 2x4, mác 150 mài nhẵn mặt. Xung quanh mặt tường bôi trát xi măng nhẵn mặt.

g) Nhà xác:

Nhà chứa xác có lợp tôn sóng dày 0,45 mm. Nền nhà đổ bê tông đá 2x4, mác 150 mài nhẵn mặt. Mặt nền lát gạch granit loại 30x30 trơn. Tường ốp gạch granit 20x15 trơn.

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các công trình của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa.

Theo báo cáo ĐCCT của Công ty cổ phần kiến trúc KC năm 2016, địa chất dự án tương đối bằng phẳng và ổn định và có sức chịu tải từ 1,7-2,2kg/cm2. Kết hợp điều kiện địa chất công trình có sức chịu tải khá tốt và thực hiện kế hoạch dự án theo quy định, trình tự phương pháp thi công  được cụ thể hóa như sau:

Thứ tự 1:  Tiến hành xây  dựng mới nhà điều trị 7 tầng , kèm theo các hạng mục xử lý chất thải, nhà xác, nhà để xe nhân viên, cổng phụ.

( Lưu ý: Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục mới này, các công trình xử lý chất thải cũ vẫn được giữ nguyên, và xây dựng hệ thống mới kề cận với hệ thống cũ, bởi trong giai đoạn này bệnh viện Phủ Diễn cũ vẫn đang hoạt động )

Thứ tự 2: Di chuyển trang thiết bị y tế của khối bệnh viện cũ sang khối nhà 7 tầng mới, sau đó dỡ bỏ khối nhà khám và điều trị 3 tầng cũ.

Thứ tự 3: Xây mới bãi đổ xe ô tô, cải tạo khối nhà khám điều trị 2 tầng, sân vườn cảnh quan, hồ nước, và các công trình phụ trợ khác( xây mới cổng, xây thêm nhà bệnh viện ).

Các hạng mục còn lại được giữ nguyên như đã liệt kê tại mục 1.4.2

1.4.3.1.  Phương pháp thi công khối nhà 7 tầng:

Trên nguyên tắc thi công chủ yếu bằng cơ giới để đảm bảo chất lượng, kết hợp với lao động thủ công trong những hạng mục mà máy móc không thể làm được, thi công phải nhanh, gọn dứt điểm từng hạng mục.

- Về mặt bằng thi công:

+ Tiến hành thi công theo mặt bằng đã được chủ dự án bàn giao.

+ Trụ sở ban quản lý dự án đặt tại khu vực thi công.

+ Cơ sở chế tạo, sửa chữa cơ khí đặt tại khu vực thi công.

+ Lán trại và nhà làm việc hiện trường, khu vực tập kết nguyên vật liệu: Bố trí tại công trường.

- Trình tự thi công:

  • Thi công móng ép cọc
  • Thi công tường vách ngăn
  • Thi công các hạng mục công trình kỹ thuật và hoàn thiện

1.4.3.2. Biện pháp phá dỡ khối bệnh viện khám chữa trị cao 3 tầng và hệ thống xử lý chất thải

* Phá dỡ khối bệnh viện chữa trị 3 tầng:

Tiến hành tháo dỡ bằng máy móc và thủ công, khối cũ bệnh viện được tháo từng bộ phận của mái từ trên xuống dưới, các kết cấu lớn chủ yếu bằng bê tông, cốt thép... được treo buộc cẩn thận và hạ từ từ xuống mặt đất. Toàn bộ thao tác phá dỡ của công nhân ở trên cao được thực hiện trên sàn công tác là hệ thống giáo thép và có dây an toàn.

Đối với các bức tường thấp và nhỏ nên được tiến hành đập phá bằng thủ công và máy đào. Công nhân dùng dụng cụ cầm tay như búa phá dùng máy nén khí, búa tạ để phá dỡ.

* Phá dỡ hệ thống xử lý chất thải:

- Hệ thống xử lý nước thải:

Tiến hành phá dỡ bằng máy móc, và san lấp các bể với tổng diện tích 35m2, các kết cấu chủ yếu bằng tường gạch chỉ đã cũ, kết cấu bể đơn giản, không khó khăn trong quá trình phá dỡ.

* Phá dỡ hệ thống xử lý rác thải:

- Nhà chứa rác thải nguy hại và nhà chứa lò đốt :  Hợp đồng với đơn vị vận chuyển hết rác thải hiện có và tiến hành phá dỡ khối nhà chứa  rác nguy hại 20m2  và nhà chứa lò đốt 30 m2  bằng máy móc và thủ công phá dỡ từ trên mái xuống. Diện tích nhỏ, kết cấu đơn giản nên việc phá dỡ không quá phức tạp. Sau khi phá dỡ xong vận chuyển phế thải bằng  đến nơi tập kết.

1.4.4. Công nghệ sản xuất vận hành

Bệnh viện khi đi vào vận hành sẽ có các hoạt động như sau:

a) Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng:

+ Khám, cấp cứu, chẩn đoán và điều trị nội trú, điều trị ngoại trú cho mọi đối tượng người bệnh

+ Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị người bệnh theo quy chế của Bộ y tế

+ Phục hồi chức năng, tư vấn y tế cho đối tượng có nhu cầu

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có sự phân công của tuyến trên

b) Phòng chống dịch bệnh:

+ Phối hợp chặt chẽ vơi cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai theo chỉ đạo của Bộ y tế.

c) Quản lý bệnh viện:

Tổ chức quản lý điều hành các hoạt động của bệnh viện theo đúng quy chế do Bộ y tế ban hành và các quy định của pháp luật.

d) Vận hành hệ thống xử lý chất thải

Chất thải sau khi được thải ra bởi các hoạt động của bệnh viện bao gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, rác thải rắn nguy hại, rác thải sinh hoạt, khí thải từ lò đốt rác thải nguy hại sẽ  được  thu gom và qua các hệ thống xử lý triệt để sau đó mới thải bỏ ra môi trường.

e) Các phòng chức năng: 05 phòng chức năng

1) Phòng kế hoạch tổng hợp;

2) Phòng Điều dưỡng;

3) Phòng tài chính- kế toán;

4) Phòng Hành chính tổng hợp;

5) Phòng vật tư, thiết bị;

f) Các khoa: 6  Khoa chức năng.

1) Khoa khám bệnh:25 giường;

2) Khoa Nội Nhi: 100 giường;

3) Khoa Ngoại : 55 giường;

4) Khoa Sản - Phụ: 55 giường;

5) Khoa Đông Y: 40 giường;

6) Chuyên khoa: 35 giường;

g) Bố trí các khu chức năng:

* Phòng khám đa khoa 7 tầng:

+ Tầng 1: Sảnh đón, quầy giao dịch, khu thu ngân khám chữa bệnh và khoa cấp cứu, khoa chẩn đoán hình ảnh, khu khám khoa nhi, khoa dược, hệ thống kho và phòng kỹ thuật.

+ Tầng 2: Sảnh tầng, phòng khám ngoại tổng hợp, phòng khám tai mũi họng, phòng khám mắt, phòng khám phụ khoa, khoa kế hoach hóa gia đình, trung tâm nội soi, khoa xét nghiệm.

+ Tầng 3: Sảnh tầng, khoa chăm sóc đặc biệt, khoa phẫu thuật, hành lang, khoa sản, ban công và hệ thống kho, phòng kỹ thuật.

+ Tầng 4: Sảnh tầng, quầy điều dưỡng, văn phòng khoa, khu điều trị nội trú, khoa nội, khu nội trú sản khoa, hành lang, ban công và hệ thống kho, phòng kỹ thuật.

+ Tầng 5: Sảnh tầng, quầy điều dưỡng, quầy tiếp nhận, khu điều trị nội trú khoa nội, khu điều trị liên chuyên khoa, hành lang và hệ thống kho, phòng kỹ thuật.

+ Tầng 6: Sảnh tầng, quầy điều dưỡng, quầy tiếp nhận, khu điều trị nội trú khoa ngoại, khu phục hồi chức năng, hành lang và hệ thống kho, phòng kỹ thuật.

+ Tầng 7: Sảnh tầng, khu kiểm soát nhiễm khuẩn, khu hành chính, kho và phòng kỹ thuật.

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 23/6/2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường  và Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn đã gửi công văn số 93/BVPD-ĐTM ngày 20 tháng 9 năm  2016 và báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu'' thông báo về các nội dung cơ bản của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ quan, tổ chức được tham vấn.

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

UBND xã Diễn Yên là Ông Dương Đăng Hoàng đã đồng chủ trì tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, thành phần tham dự có:

- Đại diện UBND xã;

- Đại diện UBMTTQ;

- Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội.

- Đại diện dân cư khu vực;

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa 

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

a) UBND các xã, thị trấn có ý kiến như sau:

1. Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cơ bản đã nêu ra được tác động xấu của từng giai đoạn: thi công và hoạt động cũng như các đối tượng chịu tác động bởi dự án. UBND nhất trí với các nội dung đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã đưa ra các giải pháp, biện pháp giảm thiểu đối với từng tác động trong mỗi giai đoạn rất chi tiết và có tính khả thi cao. UBND đồng ý với những biện pháp, giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đã được đưa ra.

b) Kiến nghị đối với chủ dự án:

- UBND xã Diễn Yên: Yêu cầu chủ dự án thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.

-Yêu cầu bệnh viện xử lý triệt chất thải y tế, đặc biệt là nước thải, tránh tác động đến môi trường.

- Đề nghị triển khai sớm dự án để Bệnh viện đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Chủ đầu tư cần đảm bảo môi trường cho khu vực xung quanh.

- Sau khi nâng cấp mở rộng, các tác động đến môi trường sẽ tăng lên, yêu cầu chủ dự án có phương án xử lý chất thải tương ứng với quy mô mở rộng, đảm bảo về mặt môi trường.

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

- Đồng ý với chủ trương chính sách của của đảng và nhà nước.

- Người dân hi vọng bệnh viện sẽ đảm bảo được nhu cầu về khám chữa bệnh của bệnh nhân, đồng thời tuân thủ và thực hiện đúng các công tác xử lý môi trường, tránh trường hợp thải chất thải độc hại ra môi trường.

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM bệnh viện đa khoa Phủ Diễn

Qua ý kiến góp ý của UBND xã Diễn Yên và ý kiến đại diện cộng đồng khu dân cư chúng tôi hoàn toàn nhất trí, tán thành, tiếp thu các ý kiến trên và thực hiện các biện pháp như sau:

1. Tuân thủ nghiêm các quy định về môi trường;

2. Xử lý triệt để nước thải y tế , không để nước thải chưa qua xử lý chảy ra môi trường.

3. Xử lý rác thải rắn y tế, và sản phẩm khói tro, xỉ

4. Không để rác thải chứa độc hại, và yếu tố gây bệnh ra môi trường,làm phát tán dịch bệnh ảnh hưởng đến người dân.

5. Đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm tại khu vực dự án.

Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp hữu hiệu giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong điều kiện có thể, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường khu vực xung quanh khi dự án được triển khai như đã trình bày ở chương 4 và chương 5 của báo cáo này.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com