Lập thuyết minh dự án đầu tư trồng chuối ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.
Ngày đăng: 11-07-2022
3,631 lượt xem
Lập thuyết minh dự án đầu tư trồng chuối ứng dụng công nghệ cao
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
I.2. ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I.3. MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN
I.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
II.1.1. Thị trường chuối trên thế giới
II.1.2. Thị trường Chuối xuất khẩu tại Việt Nam
II.2. MỘT SỐ DỰ ÁN TRỒNG CHUỐI ĐIỂN HÌNH TRONG NƯỚC
CHƯƠNG III: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1.1. Mục tiêu trồng chuối công nghiệp công nghệ cao
III.1.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu
III.1.3. Sự cần thiết đầu tư
III.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN
III.2.1. Mục tiêu chung
III.2.2. Mục tiêu cụ thể
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
IV.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
IV.3. PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.4. NHẬN XÉT ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT: ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
IV.6. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
IV.7. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN
V.1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
V.1.1. Nhà điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch khu 1
V.1.2. Nhà điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch khu 2
V.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
V.2. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT
V.2.1. Kế hoạch sản lượng thu hoạch
V.2.2. Kế hoạch vốn đầu tư trồng chuối qua các năm
V.3. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHUỐI GIÀ NAM MỸ BẰNG CÔNG NGHỆ CẤY MÔ
V.3.1. Thời vụ trồng
V.3.2. Kỹ thuật trồng cây chuối nuôi cấy mô.
V.3.3. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
V.3.4. Phòng trừ sâu bệnh.
V.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI:
V.4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
V.4.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THU HOẠCH
V.4.3. HỆ THỐNG TƯỚI NƯỚC TỰ ĐỘNG
V.5. KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ CHUỐI
V.6. Kế hoạch kinh doanh
V.6.1. Bán buôn
V.6.2. Hoạt động xuất khẩu
V.7. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ DỰ ÁN TRỒNG CHUỐI
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG
VI.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VI.1.1. Sơ đồ tổ chức công ty
VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành
VI.1.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động
VI.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VI.2.1. Giải pháp thi công xây dựng
VI.2.2. Hình thức quản lý dự án
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN
VII.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VII.1.1. Giới thiệu chung
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
VII.1.4. Kết luận
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
VIII.1. CƠ SỞ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
VIII.2. NỘI DUNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt
VIII.2.2. Chi phí thiết bị
VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án
VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
VIII.2.5. Chi phí khác
VIII.2.6. Dự phòng chi
VIII.2.7. Lãi vay của dự án
VIII.3. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
IX.1. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
IX.1. TIẾN ĐỘ SỬ DỤNG VỐN
X.2. PHƯƠNG ÁN HOÀN TRẢ VỐN VAY
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
X.1. CÁC GIẢ ĐỊNH KINH TẾ VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN
X.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán
X.2. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
X.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XI.1. KẾT LUẬN
XI.2. KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Công ty TNHH T.
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Trồng chuối ứng dụng công nghệ cao
- Địa điểm: Tại tỉnh Bình Phước
- Mục tiêu đầu tư:
+ Đầu tư hệ thống dự án trồng chuối cấy mô quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.
+ Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm nông nghiệp sạch được bảo quản sau chế biến... tập trung tại điểm giao thương vùng Bình Phước.
+ Dự án trồng chuối ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng chuối tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
- Quy mô dự án: sau 2 năm dự án trồng đạt 144,14 ha chuối công nghiệp.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cây chuối công nghiệp qui trình chăm sóc, phân bón và tưới tiêu …
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết đinh số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.
- Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc chỉ thị khẩn trương triển khai thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
- Quyết định số 1006/BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trong đó có cây chuối năm 2014 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
- Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh số 09-NQ/TƯ ngày 27 tháng 6 năm 2012 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. Phân tích thị trường
II.1.1. Thị trường chuối trên thế giới
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2014, tổng cộng có 135 nước xuất khẩu chuối. Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới vào năm 2014. Trong đó thì Ấn Độ, Ecuado, Brazil và Trung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới. Điều này càng ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới. Nếu như những năm 1980, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Carribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 1990, khu vực Châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Phi.
Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới từ 2005 – 2010
II.1.1.1. Xuất khẩu chuối
Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn.
Trong quý I/2011, Panama đã xuất khẩu gần 3 triệu hộp chuối, trị giá trên 18,6 triệu USD, giá FOB. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2010, số lượng hộp chuối xuất khẩu đã giảm đi 501.347 hộp. Nông dân trồng chuối cho biết, giá bán chuối hiện tại không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Mỗi hộp chuối đang được bán với giá 5,5 USD và người trồng chuối hy vọng sẽ bán được với giá 9 USD/hộp, tương đương với mức giá mà người tiêu dùng tại Anh chi trả.
Do thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền nên người trồng chuối không mặn mà với canh tác chuối, dẫn đến sản lượng thấp và khối lượng chuối xuất khẩu cũng thấp mặc dù nhu cầu nhập khẩu chuối từ Panama vẫn cao. Panama xuất khẩu chuối chủ yếu sang các nước trong Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong đó, EU là thị trường quan trọng nhất. Năm 2010, xuất khẩu chuối tươi của Panama đạt kim ngạch 65,2 triệu USD.
II.1.1.2. Nhập khẩu chuối
Chỉ riêng EU, Mỹ và Nhật, đã chiếm đến 67% nhập khẩu trên toàn thế giới năm 2004. Mặc dù sự tập trung về mặt địa lý vẫn khá cao nhưng xu hướng đa dạng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là vào những năm 1990, khi có sự xuất hiện của một số nước nhập khẩu mới. Điều này cho thấy nhập khẩu chuối ngày càng lớn của một số thị trường mới nổi như Liên bang Nga, Trung Quốc, Đông Âu. Trong khi đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định.
II.1.2. Thị trường Chuối xuất khẩu tại Việt Nam
Thống kê dân số Việt Nam có khoảng sáu triệu trẻ em ở độ tuổi từ 1-6 tuổi, cần dùng đến bột dinh dưỡng mà hiện nay phải nhập khẩu bột dinh dưỡng từ các nước, do nhu cầu dinh dưỡng trẻ em trong nước tăng cao, trung bình mỗi em trong 1 năm dùng khoảng 10 kg/năm bột dinh dưỡng. Như vậy, Việt nam cần phải đến 60 ngàn tấn dinh dưỡng mỗi năm, giá bột trung bình nhập 10 USD/kg, tương đương 210.000 VNĐ. Từ đầu năm 2014, các thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Âu bất ngờ gia tăng nhập khẩu chuối Việt Nam. Thậm chí, giá chuối thu mua tại vườn tăng hơn 20% mà Việt Nam vẫn không đủ hàng để xuất khẩu… Hiện tại thị trường chuối Trung Quốc luôn sẵn sàng thu mua hơn 20-30 tấn/ngày, Nhật Bản cần khoản 15-20 tấn/ngày song Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài Nhật Bản, thị trường các nước Anh, Nga, Ukraine…cũng rất ưa chuộng chuối laba. Đây là một loại chuối đặc sản của tỉnh Lâm Đồng, có vị dẻo, thơm đặt biệt.
Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, từ 2010 đến nay, diện tích chuối theo đà tăng giá xuất khẩu cũng liên tục tăng, từ khoảng hơn 100 nghìn ha năm 2010 lên ổn định ở mức 125 nghìn ha từ năm 2012 trở lại đây, trong đó nhiều nhất là ĐBSCL và vùng Đồng bằng sông Hồng. So với một cường quốc xuất khẩu chuối như Philippines, tổng diện tích chuối của Việt Nam không thua kém quá nhiều, nhưng lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam (theo thống kê của FAO đến năm 2021) chỉ khoảng 50 nghìn tấn (trên tổng sản lượng hơn 1,4 triệu tấn/năm), trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc.
Năm 2019, chuối Việt Nam xuất khẩu bất ngờ tăng mạnh, nhờ sức hút khắp thị trường từ châu Á đến châu Âu, tạo cơn sốt chuối trong nước; hàng loạt đơn đặt hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nga… với nhu cầu hàng trăm tấn chuối/ngày.
Thế nhưng nghịch cảnh là chuối trong nước thừa mứa, nhưng doanh nghiệp lại không thể kiếm đâu ra hàng để xuất khẩu, nguyên do chất lượng chưa đảm bảo, mặc dù giá chuối xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, tuy nhiên hiện giá chuối xuất khẩu sang Nga, Trung Đông vẫn giữ ở mức khá, chấp nhận được. Hiện tại, cơ sở anh Thành vẫn xuất khẩu ổn định sang Nga với lượng 2 container chuối/tuần. Năm 2019, một đơn hàng 2.000 tấn từ các nhà nhập khẩu thị trường Dubai (Ả Rập thống nhất) chào mời các nhà xuất khẩu của Việt Nam, nhưng không doanh nghiệp nào đủ khả năng cung cấp. mặc dù tổng diện tích, sản lượng chuối rất lớn nhưng mỗi nơi trồng một tí, chẳng theo quy trình kỹ thuật nào nên không những giá thành bị đội lên, mà chất lượng, mẫu mã rất xấu, hầu hết không đáp ứng được yêu cầu nhà nhập khẩu. Trong khi đó, yêu cầu kiểm soát chất lượng của nhà nhập khẩu rất nghiêm ngặt khiến doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng sợ dính chuyện kiểm tra chất lượng. Việc trồng nhỏ lẻ, rải rác khắp nơi cũng khiến việc thu mua, sơ chế, bảo quản, đóng gói rất khó, chi phí quá lớn.
II.2. Một số dự án trồng chuối điển hình trong nước.
Dự án trồng chuối của Ông Út Huy ở Long An rất thành công với dự án chuối công nghệ cao xuất khẩu: Quá trình sản xuất chuối tại dự án của ông Út Huy hoàn toàn khép kín từ khâu giống, chăm sóc cho đến thu hoạch, đóng gói và có kho bảo quản riêng. Cả dự án được tưới nước bằng hệ thống tự động với đường ống “khủng” dài 50km. Quả chuối được bao bọc cẩn thận từ lúc trái còn ở vườn đến khi thu hoạch để tránh tình trạng bị sâu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như thẩm mỹ. Vị giám đốc nông dân này cũng cho lắp đặt hệ thống ròng rọc trên cao quanh dự án để vận chuyển chuối tránh va đập làm hư trái. Mỗi buồng chuối nặng 40kg sẽ được tự động vận chuyển về khu xử lý khi đến thời điểm thu hoạch.
Chuối từ dự án của ông cũng được đặt ra hai yêu cầu khắt khe là phải sạch và đẹp. Một buồng chuối trổ đến khoảng 10 nải thì phải bẻ bông, không cho trổ tiếp vì cây không đủ sức nuôi và trái chuối bị teo tóp. Phần hoa thừa ở chóp từng trái, hoặc trái sinh đôi cũng bị loại bỏ để tạo sự cân đối, thẩm mỹ cho nải chuối. Khâu thu hoạch, đóng gói cũng đòi hỏi khắt khe, nhân viên phải xử lý từng trái, bỏ đi trái không bảo đảm theo tiêu chuẩn. Chuối được làm sạch bụi, cắt phần cuống thừa sau đó cho vào hồ khử khuẩn để rửa chuối. Nhân viên tiếp tục vớt chuối lên, lau khô, cho vào túi dán tem thương hiệu và đưa vào kho lạnh bảo quản. Bên cạnh đó, ông Út Huy còn tiến hành xuất khẩu cho sản phẩm của mình, hiện đã được nhiều thị trường khó tính ưa chuộng như: Nhật Bản, Singapore, Malaysia…
CHƯƠNG III: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1.1. Mục tiêu trồng chuối công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng chuối có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa trồng chuối công nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa dự án và người trồng chuối, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao cây giống tốt, công nghệ nông nghiệp hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Phước cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn trồng chuối. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng Chuối xuất khẩu có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển trồng chuối công nghiệp công nghệ cao của vùng.
Dự án trồng chuối ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng chuối tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
III.1.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu:
Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như chuối tiêu, chuối laba, chuối bom, chuối ngự…Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Chuối cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm. Chuối cho sản lượng ước khoảng 1,4 triệu tấn.
Tuy nhiên diện tích trồng chuối của ta lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu từ các hộ nông dân rải rác nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Không chỉ vây, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các vườn đến nơi tiêu thu do thiếu sự cẩn trọng nên chuối không thể giữ nguyên được hình thức và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp nên xuất khẩu cũng giảm giá trị, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, cây chuối là loại cây ăn quả ngắn ngày rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc lại thu hoạch thường xuyên trong năm, không phải đợi đến mùa vụ như loại cây ăn quả khác. Mặt khác, Việt Nam là xứ sở của chuối, cây chuối ở nước ta đã có từ lâu, hàng trăm năm về trước, nhưng chúng ta chưa khai thác hết giá trị tiềm năng trong cây chuối. Cây chuối là loại cây quả ở vùng nhiệt đới, đặc biệt trong chuối chín có hàm lượng bột dinh dưỡng rất cao, chuối giàu chất xơ hòa tan, rất có lợi cho sức khỏe cho con người chúng ta. Theo nghiên cứu và đánh giá nhận định trồng cây chuối tạo được mảng xanh có lợi cho môi trường, cũng nhằm chống biến đổi khí hậu, trồng chuối tích tụ được lượng nước đáng kể trên mặt đất và giữ được nguồn nước, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn phục vụ tưới tiêu, giữ độ ẩm cho đất, không bị khô hạn trên mặt đất và bảo vệ được các loại cây thực vật trên đất. Cũng do biến đổi khí hậu ngày một tăng, làm cho cường độ nống mặt đất tăng cao, làm cho trầm tích nước xuống độ sâu, dẫn đến khô hạn trên diện rộng, cụ thể là vùng đất tỉnh Bình Phước, nhằm tăng diện tích rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc.
III.1.3. Sự cần thiết đầu tư
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 800 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên 7.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo được giống mới có mang gen kháng sâu bệnh; các giống mới có chất lượng cao và đồng nhất.
Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa. Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.
Trong kế hoạch, Công ty TNHH T sẽ xây dựng theo mô hình dự án nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 144,14 Ha đất trồng chuối đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trồng chuối ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Bình Phước là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Từ những yếu tố phân tích trên, để phát triển trong thời kỳ hội nhập, đồng thời kết hợp với việc tập đoàn Cao su đang kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia các dự án Nông nghiệp Công nghệ cao cùng các công ty thành viên; Công ty TNHH T tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Trồng chuối ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Phước”, Kính trình các cơ quan, ban ngành có liên quan xem xét, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án.
III.2. Mục tiêu dự án
III.2.1. Mục tiêu chung
Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng trồng đặc trưng ứng dụng Công nghệ cao trong trồng Chuối xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu chuối Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng.
Xúc tiến thương mại, xúc tiến chuyển giao công nghệ, có trung tâm kiểm tra chất lượng có hoạt động kiểm nghiệm sản phẩm, xây dựng vùng trồng chuối già Nam Mỹ ứng dụng công nghệ cao.
Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng chuối ứng dụng công nghệ cao cho người dân trên địa bàn, đồng thời dự án đầu tư hoàn chỉnh hệ thống sản xuất giống chuối nuôi cấy mô. Từ đó chủ động nguồn giống phục vụ cho sản xuất của dự án, đồng thời cung cấp giống cho người dân trong vùng và thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân sản xuất, từ đó tạo sự lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hình thành chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bình Phước theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh Uỷ Bình Phước về chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2020.
III.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng vùng trồng chuối (chuối già Nam Mỹ) ứng dụng công nghệ cao với sản lượng ổn định khoảng 9.700 tấn chuối tươi/năm phục vụ thị trường xuất khẩu. Đầu tư đồng bộ nhà máy sơ chế đóng gói và dán mã vạch chuối tươi xuất khẩu.
Sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP với công nghệ cao từ khâu chăm sóc đến thu hoạch.
Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường. Hướng đến sản xuất theo công nghệ Organic trong thời gian tới, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất được giao.
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án
IV.1.1. Vị trí địa lý, diện tích dân số
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 67.497 ha, dân số 92.016 người, gồm 10 xã: Phú Riềng, Phú Trung, Long Hà, Long Tân, Long Hưng, Long Bình, Bình Tân, Bù Nho, Phước Tân, Bình Sơn. Về vị trí địa lý của huyện Phú Riềng, hướng Bắc giáp thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập, hướng Nam giáp huyện Đồng Phú, hướng Tây giáp huyện Hớn Quản và Lộc Ninh, hướng Đông giáp huyện Bù Đăng. Dân cư tập trung từ nhiều vùng miền đến làm ăn, sinh sống tạo nên sự đa dạng về phong tục, văn hóa và phương thức sản xuất kinh doanh.
IV.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Phú Riềng nói riêng nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 9OC nhất là vào các tháng mùa khô.
- Nhiệt độ trung bình: 26,10C/năm
- Nhiệt độ tháng cao nhất: 27,40C (tháng 5)
- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 24,70C (tháng 11)
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 35,20C
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 17,90C.
+ Đất
Đất ở Bình Phước chủ yếu là đất đỏ Bazan rất màu mỡ, có khả năng thích nghi đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, điều và tiêu là vựa cao su, cây điều lớn nhất của tỉnh Bình Phước.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc đầu tư thực hiện dự án.
IV.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vừa qua đã diễn ra hội nghị cuộc họp đóng góp ý kiến cho dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025. Theo đó báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2015 – 2020, thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện từ năm 2016 đến nay đều vượt kế hoạch của tỉnh đề ra, đặc biệt vào năm 2016 có mức tăng cao nhất là gần 146 tỷ đồng (vượt 150% kế hoạch đề ra). Toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5% xuống chỉ còn 1,73%. Về lĩnh vực văn hóa, xã hội ngày một phát triển không ngừng và đạt được nhiều kết quả, áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất rất hiệu quả, quốc phòng – an ninh được củng cố và bảo đảm.
Ngày 02/03/2019 UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Riềng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, quy hoạch 2 Cụm công nghiệp Phú Riềng và Bù Nho trên địa bàn huyện Phú Riềng với tổng diện tích 100 ha để hình thành cụm chế biến nông sản và sản xuất thực phẩm, gắn với khu xử lý nước thải tập trung gồm: Cụm công nghiệp Phú Riềng với diện tích quy hoạch 50 ha có nguồn đầu tư 250 tỷ đồng; Cụm công nghiệp Bù Nho với diện tích quy hoạch 50 ha tại xã Bù Nho có tổng vốn đầu tư lên đến 250 tỷ đồng. Tính đến giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch 2 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 100 ha.
Với ngành Nông nghiệp, mục tiêu phát triển như sau:
- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu gia tăng giá trị sản lượng và thu nhập/đơn vị diện tích đất. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến ;
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi ;
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa ;
- Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm với chất lượng cao ;
- Được sự đồng ý các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, của chính quyền địa phương và của Ban lãnh đạo Công ty T. Công ty TNHH T quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại tỉnh Bình Phước.
IV.3. Phân tích địa điểm xây dựng dự án
- Hiện trạng đất đầu tư: Đây là khu vực thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung. Chủ đầu tư sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với người dân vùng xung quanh dự án thuê đất để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển dự án.
- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa.
- Khu vực phụ cận, cách khu đất là đồng bằng đang được người dân sử dụng để trồng lúa; thuận lợi cho việc hình thành vùng nguyên liệu sau này.
- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8m), và các đường bao lô xung quanh cánh đồng để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.
- Về hạ tầng điện: Hệ thống đường điện của khu dân cư.
- Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có kênh, mương thủy lợi chảy qua nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.
IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.
- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.
IV.5. Hiện trạng sử dụng đất: Đất trồng cây hàng năm
IV.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Đường giao thông
Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường liên thôn xã, huyện, và có đường giao thông đi xuyên qua dự án bên trong khu đất.
Hệ thống cấp điện
Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường liên thôn và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.
Hệ thống cấp nước :Trong khu vực dự án dự kiến hiện nay sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý từ giếng khoan.
IV.7. Nhận xét chung về hiện trạng
Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.
Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.
Dự án đầu tư xây dựng Trồng chuối ứng dụng công nghệ cao nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất để phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch; chuyển quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một dự án trồng chuối, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại Bình Phước và cả nước là tất yếu và cần thiết.
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN
V.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
V.1.1. Nhà điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch khu 1
• Xưởng sơ chế sản phẩm sau thu hoạch:
- Số lượng gồm 1 kho, diện tích 1.188 m2.
- Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 60 m, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
• Nhà điều hành :
- Diện tích 566 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 28 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
• Kho chứa sản phẩm:
- Diện tích 600 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 30 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
• Kho Lạnh chứa sản phẩm:
- Diện tích 600 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 30 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí cách nhiệt.
V.1.2. Nhà điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch khu 2
• Xưởng sơ chế sản phẩm sau thu hoạch:
- Số lượng gồm 1 kho, diện tích 1.350 m2.
- Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 67 m, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
• Nhà điều hành :
- Diện tích 471 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 28 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
• Kho chứa sản phẩm:
- Diện tích 600 m2.
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 30 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
• Nhà bảo vệ
• Cổng và hàng rào
V.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
• San nền: Cao độ san nền trung bình (+ 3.6m đến 3.8m) được căn cứ theo bản vẽ .
Khu đất san nền có diện tích khoảng 4.000 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.
- Trước khi san nền cần bóc lớp đất bùn & hữu cơ dày trung bình 30 cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.
- Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9
• Đường giao thông:
- Hệ thống đường nội bộ dự án: đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực dự án nông nghiệp với bề rộng mặt đường là 8m.
- Hệ thống đường lô: đường lô bao quanh các khu vực trồng vùng nguyên liệu cỏ (đường đất rộng khoảng 6m, để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm về dự án).
• Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.
- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.
• Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Trong việc trồng chuối công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho các diện tích trồng, hệ thống này lấy nước từ các kênh mương chính của khu vực dự án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng nguyên liệu cỏ.
• Hệ thống xử lý chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung .
Chất thải nông nghiệp được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chung.
• Hệ thống nối đất và chống sét
Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.
Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D 50.
Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
• Hệ thống PCCC
Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.
Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích. Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc
Lắp đặt các trụ chữa cháy ngoài trời, xung quanh dự án để cung cấp lượng nước chữa cháy bên ngoài. Hệ thống phải đảm bảo độ bển vận hành và dễ kiểm tra, thay thế khi bị rò rỉ, phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Lắp đặt các máy bơm chữa cháy, máy bơm điện, máy bơm diesel cung cấp cho các họng cứu hỏa. Khi có cháy nổ, bơm điện hoạt động chính và bơm diesel dự phòng, đồng thời lắp đặt mới 01 họng chờ gần cổng trạm để cấp nước cứu hỏa cho xe chứa cháy, xây dựng bể chứa ngầm.
V.2. Phương án sử dụng đất
Phương án bố trí sử dụng đất: toàn bộ diện tích 144,14 ha trên các lô cao su được bố trí trồng chuối. Hệ thống giao thông để vận chuyển theo hệ thống đường lô cao su đã xây dựng, công ty sẽ đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất bao gồm hệ thồng tưới, trạm điện, nhà điều hành, nhà xưởng chế biến chuối, hàng rào bảo vệ…
Tiến độ trồng chăm sóc cây chuối: Do điều kiện sản xuất như mặt bằng đất đai có sẵn, nguồn vốn và kỹ thuật thuận lợi, năm 2022 làm công tác chuẩn bị đầu tư, năm 2023 trồng 139 ha. Như vậy tổng diện tích trồng chuối của dự án là 139 ha, còn lại 5,14 ha là đường lô, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất.
V.2.1. Kế hoạch sản lượng thu hoạch
Dự kiến sản lượng chuối qua các năm như sau :
- Năm 2023 : 0 tấn
- Năm 2024 : 9.730 tấn
- Năm 2025 : 9.730 tấn
- Năm 2026 : 9.730 tấn
- Năm 2027 : 9.730 tấn
Các năm sau sản lượng thay đổi theo bảng biểu phụ lục, tùy vào diện tích tái canh từng năm theo chu kỳ 5 năm.
Thị trường tiêu thụ: chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, đang tìm thêm thị trường mới để ổn định sản xuất.
V.2.2. Kế hoạch vốn đầu tư trồng chuối qua các năm
Dự kiến vốn đầu tư thực hiện cho dự án như sau:
Trên cơ sở chi phí đầu tư các loại vật tư, nhân công thực tế trên địa bàn; dự kiện chi phí đầu tư cho 01 ha trồng chuối với mật độ 2.414 cây/ha qua các năm .
- Trồng mới, chăm sóc, thu hoạch chuối năm 1: 201.809.000 đ/ha
- Chăm sóc, thu hoạch năm 2 đến năm thứ 5 : 148.581.600 đ/ha
(Đầu tư trồng mới 1 năm và chăm sóc thu hoạch 4 năm (5 năm /chu kỳ).
V.3. Kỹ thuật chăm sóc chuối già Nam mỹ bằng cong nghệ cấy mô.
Cây chuối trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô: được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, cây sinh trưởng phát triển tốt, có tính đồng đều cao, năng suất ổn định, sau trồng 10 - 12 tháng cho thu hoạch.
* Chuối có tên khoa học là Cavendish SP, thuộc họ Chuối (Musaceae).
Thông thường người dân trồng chuối theo tập quán tách chồi. Tuy nhiên hiện nay khoa học phát triển, nên chuối giống được tạo từ nuôi cấy mô tế bào. Với kỹ thuật này cây sau trồng 10-12 tháng tuổi cho năng suất và chất lượng quả cao hơn việc trồng chuối từ chồi. Hơn nữa việc trồng chuối từ mô đồng loạt dẫn đến chuối ra buồng và chín đồng đều nên rất thích hợp trồng thành vùng sản xuất thâm canh chuối quy mô công nghiệp.
* Đặc điểm sinh thái chuối cấy mô.
Chuối cấy mô thích nghi rộng ở các loại đất phù sa ven sông, suối, đất rừng mới khai phá, thịt nhẹ, cát pha, độ pH từ 5-7. Nếu đất chua hoặc kiềm quá thì chuối không ngọt, không thơm. Cây chuối từ nuôi cấy mô có ưu điểm là sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cao và sạch bệnh, cây trỗ buồng đều. Cây chuối là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao (20 - 350C) và nơi đất tơi xốp, nhiều mùn, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước.
Cây chuối già Nam Mỹ được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, cây sinh trưởng phát triển tốt, có tính đồng đều cao, năng suất ổn định, sau trồng 10 - 12 tháng cho thu hoạch.
V.3.1. Thời vụ trồng
Mùa xuân trồng từ tháng 2 - 4 và mùa thu trồng từ tháng 8 - 10.
V.3.2. Kỹ thuật trồng cây chuối nuôi cấy mô.
V.3.2.1. Chuẩn bị đất trồng chuối:
Cây chuối nuôi cấy mô phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây chuối
sinh trưởng tốt ở những nơi ấm và ẩm, phân bố đều về lượng mưa trong năm 200 - 220 mm/tháng, nhiệt độ phù hợp 15 - 35oC, độ pH đất khoảng 5-6.
* Chọn đất: Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối, nhiệt độ phù hợp 15 - 35oC, độ pH đất khoảng 5-6, đảm bảo có nguồn nước có đủ lượng nước tưới cho vườn chuối.
* Làm đất:
- Gom dọn, xử lý sạch các loại cành, gốc rễ cao su còn trên lô nhằm thuận lợi cho công tác làm đất;
- Dùng máy cày lớn cày 03 chảo yêu cầu cày chín đất không lỏi sót, đạt độ sâu 25 cm đảm bảo cho đất tơi xốp;
- Dùng máy cày lớn cày lại 07 chảo làm tăng độ tơi xốp, tạo mặt bằng đất nhằm thuận lợi cho quá trình phủ màng giữ ẩm, ngăn cỏ, yêu cầu kỹ thuật cày phải tạo được mặt bằng không tạo các rãnh trên lô;
- Sau khi bón phân lót hoàn chỉnh: dung giàn xới bung đất trộn đều phân lót và tạo mặt bằng trên hàng.
* Mật độ, khoảng cách trồng:
Cây chuối được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,6m. Khoảng cách giữa hai cây là 1,6m tương đương với 2.400 – 2.500 cây/ha.
* Khoan hố:
Tiến hành đào hố với kích thước 40x40x40 cm.
V.3.2.2. Phân bón lót
a. Loại phân lót:
- Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân bò đã được ủ hoai và trộn men vi sinh, có hàm lượng các chất hữu cơ và các nguyên tố đa lượng như N,P,K tổng số đảm bảo.
- Phân lân: là loại phân lân có uy tín trên thị trường, chất lượng đảm bảo.
- Vôi trắng: là loại vôi tôi từ đá vôi có hàm lượng Ca cao, được cung cấp bởi các đơn vị có uy tín.
b. Lượng phân lót:
- Phân hữu cơ (phân bò hoai mục): 05 kg/cây chuối;
- Phân lân: 0,3 kg/cây chuối;
- Vôi bột: 0,3 kg/cây chuối;
c. Phương pháp bón:
Tiến hành bón rải đều các loại phân quanh miệng hố theo hình thức 50% trên miệng hố và 50% dưới hố.
V.3.2.3. Trồng cây
a. Chỉ tiến hành trồng chuối khi:
- Hệ thống tưới nước phải đảm bảo đủ tới từng vị trí hố thiết kế trồng, đất đủ ẩm;
- Các công đoạn chuẩn bị đất, bón phân hoàn chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật.
b. Chuẩn bị cây giống:
- Tiêu chuẩn cây giống: cây có chiều cao 20 cm, vanh thân 12 cm trở lên được xuất ra trồng.
- Lựa chọn cây giống có cùng các tiêu chí về độ cao, vành thân để trồng cùng lô hoặc quy định số hàng cụ thể trên 01 lô.
- Tuyệt đối không xuất giống chưa qua chọn lựa để trồng, đảm bảo công tác kiểm dịch thực vật cho cây giống.
c. Kỹ thuật trồng:
- Trồng cây khi thời tiết thuận lợi như vào sáng sớm hoặc chiều mát
- Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt bằng tay.
- Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt nhất.
V.3.3. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
V.3.3.1. Tủ màng nilon phủ đất: (áp dụng đối với phương pháp tưới nhỏ giọt).
- Ngay sau khi trồng hoàn chỉnh tiến hành tủ màng trên hàng (hệ thống ống nhỏ giọt đã chạy bên dưới màng phủ).
V.3.3.2. Trồng dặm:
- Sau khi trồng 5-10 ngày phải kiểm kê thường xuyên cây chết để kịp thời trồng dặm; chỉ trồng dặm trong thời gian tối đa 20 ngày sau trồng, cây giống trồng dặm đủ lớn để phát triển đồng đều vườn cây.
- Khi trồng dặm chọn cây tương đương trong vườn ươm, tuyệt đối không trồng dặm bằng cây lớn hoặc bé hơn.
V.3.3.3. Làm cỏ:
- Đối với phương án che màng phủ đất: chỉ triển khai phát dọn thủ công thường xuyên trong giai đoạn cây chuối còn nhỏ;
- Đối với phương án tưới phun tia (không phủ màng): triển khai làm cỏ 02 lần/tháng, vùng đặc thù có thể tăng lên 03 lần. Khi chuối có tán lá che phủ và lượng cỏ giảm tiến hành giảm số lần làm cỏ đảm bảo chuối không bị cỏ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng.
V.3.3.4. Tưới nước:
- Tưới nước đủ ẩm trước khi trồng;
- Sau khi trồng - 30 ngày: lượng nước khoảng 10 lít/cây (tương đương 30m3/ha).
- Từ 30 ngày - 60 ngày: lượng nước khoảng 15 lit/cây (tương đương 45 m3/ha).
- Sau 60 ngày lúc này vào mùa mưa, chỉ ngừng tưới khi trời mưa dầm, nếu tưới lượng nước khoảng 10 lít/cây/ lần tưới (tương đương 30m3/ha).
- Vào giai đoạn cây chuối bắt đầu trỗ buồng trở đi (tháng thứ 5-6) cần tăng cường lượng nước tưới lên mức tối đa 20 lít/cây/lần tưới (tương đương 61m3/ha).
V.3.3.5. Bón phân thúc:
a. Loại phân:
Do phương pháp bón thông qua hòa tan và bón theo hệ thống tưới nhỏ giọt nên phân được chọn là các loại phân đơn hòa tan.
- Lượng phân: 2 kg Urea và 1 kg Kali/cây/vụ (loại phân hòa tan).
Số lần bón: lần đầu sau trồng 20 ngày sau đó chia đều lượng phân cứ 10 ngày bón 1 lần.
V.3.5.6. Đánh tỉa chồi:
* Lựa chọn chồi cho vụ sau
- Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.
- Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.
- Lựa chọn những chồi đồng đều nhau giữa các cây chuối.
* Đánh tỉa chồi
Dùng dao cắt ngang hoặc âm dưới mặt đất 5-10cm.
V.3.7. Cắt tỉa lá:
- Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh.
- Số lá để lại thường xuyên trên cây từ 7-8 lá khỏe mạnh không bị sâu bệnh.
V.3.8. Ngắt hoa đực, cột dây làm dấu:
Ngắt hoa đực:
- Hoa đực thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng. Dùng dao sắc để cắt.
- Chích bi: Khi cây bắt đầu trỗ tiến hành chích bi bằng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
- Vặt hoa cái, thấm cùi khi hoa cái (quả) đã được thụ phấn;
Cột dây màu làm dấu:
- Tiến hành cột dây cùng màu tại vị trí cuối buồng cho từng đợt trỗ buồng (01 tuần/đợt) nhằm kiểm soát công tác thu hoạch sau này.
V.3.9. Bao buồng, lót nải:
- Tiến hành lót nải khi đã thấm cùi hoàn chỉnh nhằm định hình nải quả.
- Bao buồng toàn bộ sau khi lót nải xong, tránh quả chuối bị cháy nắng làm giảm phẩm cấp.
V.3.10. Chống gió bão:
- Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
- Dùng dây nilông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng.
- Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.
V.4. Phòng trừ sâu bệnh.
Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên vườn chuối; Thực hiện công tác phun phòng trừ sâu bệnh;
- Sau trồng 10 -15 ngày tiến hành phun phòng sâu ăn lá;
- Phun phòng định kỳ 15-20 ngày/lần xử lý các loại sâu ăn lá;
- Trước khi trỗ buồng phun 03 đợt liên tục cách nhau 5-7 ngày xử lý các loại sâu, bọ chích bi, chích quả, gặm vỏ quả.
Xem thêm: Lập thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Minh Phương Corp là Đơn vị
- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.
- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.
- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.
+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.
+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.
Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?
Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.
Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.
Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.
Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.
LIÊN HỆ 0903 649 782
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn