Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cửa hàng xăng dầu

Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cửa hàng xăng dầu nhằm cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

Ngày đăng: 30-06-2022

969 lượt xem

MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở
3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao
III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng chỉ đạo
2. Nguyên tắc ứng phó
3. Biện pháp ứng phó
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Khu vực nhập xăng dầu
2. Khu vực cột bơm
3. Đường ống công nghệ từ bể đến cột bơm
4. Khu vực bể chứa xăng dầu
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở
2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát
3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ
4. Các ban ngành của công ty
5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương
6. Công tác đào tạo, diễn tập
7. Cập nhật kế hoạch, triển khai kế hoạch ứng phó SCTD và báo cáo
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Đảm bảo thông tin liên lạc
2. Đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, vật tư và nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu
3. Đảm bảo vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn
VIII. TỔ CHỨC CHỈ HUY
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng khối lượng xuất hàng qua các năm
Bảng 2: Danh mục phương tiện, trang thiết bị tràn dầu
Bảng 3: Danh mục thiết bị phòng cháy, chữa cháy hỗ trợ
Bảng 4: Danh sách BCH ƯPSCTD của Công ty
Bảng 5: Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu số 22
Bảng 6: Danh sách liên lạc bên ngoài
Bảng 7: Trách nhiệm và nhiệm vụ khi tham gia ứng phó

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cận cảnh khu vực dự án chụp từ Google Maps
Hình 2: Khu vực bồn bể chứa xăng dầu
Hình 3: Khu vực nhập xăng dầu
Hình 4: Mái che khu vực cột bơm xăng dầu
Hình 5: Hệ thống mương công nghệ
Hình 6: Sàn nền bê tông Trạm xăng
Hình 7: Quy trình nhập và bán lẻ xăng dầu
Hình 8: Vị trí bố trí Bộ KIT ứng phó tại Trạm xăng
Hình 9: Sơ đồ quy trình thông báo sự cố tràn dầu
Hình 10: Sơ đồ quy trình báo động sự cố tràn dầu
Hình 11: Quy trình tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu
Hình 12: Bao đựng chất thải nguy hại
Hình 13: Quy trình phân loại và xử lý chất thải, dầu thu hồi
Hình 14: Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích

Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.
Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là Trạm xăng dầu số 22 - Công ty Xăng dầu  –  Công ty TNHH nhận sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường; đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu; các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.
Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Trạm xăng dầu số 22.
Mục tiêu cụ thể:
- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
- Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở;
- Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;
- Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.
- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố;
- Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
2. Yêu cầu
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.
- Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.
- Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.
- Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
- Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
- Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế… cho các lực lượng tham gia ứng phó.
- Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí dự án

Tổng diện tích ????? m2 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 42km về phía Tây Nam, cách sân bay Phú Bài 50 km, cách sông Se Kong khoảng 300m về phía Đông Bắc. Vị trí tiếp giáp của Trạm xăng dầu như sau:
- Phía Đông giáp: Nhà dân
- Phía Tây giáp: Đường dân sinh
- Phía Nam giáp: Đồi núi
- Phía Bắc giáp: Đường mòn Hồ Chí Minh

Ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

Vị trí dự án cửa hàng xăng dầu

1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn khu vực dự án
1.2.1. Đặc điểm khí tượng

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
1.2.2. Đặc điểm hải văn
Sông Sekong, Se Kong hay Xe Kong là một dòng sông xuyên quốc gia vàlà một phụ lưu quan trọng của sông Mê Công.
Sông Sekong có các phụ lưu bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở biên giới Bắc Trung Bộ Việt Nam - Nam Lào, chảy về phía tây và tây nam qua các tỉnh Sekong, Attapeu ở Nam Lào, Stung Treng ở Đông Bắc Campuchia rồi đổ vào sông Mê Công gần thị xã Stung Treng.
Se (xế) trong tiếng dân tộc ở Nam Lào có nghĩa là sông và Kong mới là tên gọi của dòng sông, tuy nhiên tên quốc tế của sông này vẫn quen là Sekong hoặc Sekon. Tại Việt Nam dùng tên Xê Kông, còn tại Campuchia dùng tên Tonlé Kong.
Toàn bộ lưu vực của Sekong rộng 29.750 km², trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 750 km² (quanh sông A Sáp và Se Kaman bắt nguồn từ Kontum), phần trên lãnh thổ Lào là 23.000 km², trên lãnh thổ Campuchia là 5.400 km²
Trạm xăng dầu cách thượng nguồn sông Se Kong khoảng 300m về hướng Đông. Chiều rộng lòng sông đoạn gần trạm xăng khoảng 70m, lòng sông có nhiều bãi bồi, dòng chảy nhỏ.
2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở
2.1. Thông tin về dự án

- Tên dự án: Trạm xăng dầu số 22.
2.2. Thiết kế công trình của cơ sở
Các công trình được xây dựng tại Trạm xăng dầu số 22 được thiết kế xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 01:2013 về yêu cầu thiết kế Trạm xăng dầu số 22 như sau:
- Khu vực bể chứa xăng dầu: Được xây dựng phía Tây có diện tích khoảng 50 m2, bể được xây dựng ngầm với 03 bể chứa, mỗi bể với dung tích khác nhau để chứa xăng dầu các loại. Hố van chung đặt tại phía Tây khu bể có nắp đậy với kích thước 1m x1m x 0,5m. Bể được bảo quản chống ăn mòn và chôn ngầm dưới đất có hệ neo chống nổi bể, được nối với hệ tiếp tiếp địa chống tĩnh điện lan truyền, cột thu chống sét đánh thẳng, hệ thống thu hồi hơi xăng dầu trong quá trình nhập hàng xuống bể chứa giảm thiểu hơi xăng dầu thoát ra môi trường và đảm bảo an toàn cháy nổ. Cụ thể:
+ 01 bể 25 m3 chứa xăng RON 95-III; 01 bể 25 m3 chứa xăng RON E5 RON92; 01 bể 25 m3 chứa dầu Diesel 0,05S-II.

Khu vực bồn chứa dầu tại cửa hàng xăng dầu

Hình : Khu vực bồn bể chứa xăng dầu

+  Hệ thống công nghệ nhập: 03 đường ống nhập bằng thép tráng kẽm từ hố họng nhập kín đến các bể chứa ngầm.
+ Hệ thống van thở: 03 van thở thông hơi xăng dầu bằng ống thép tráng kẽm từ bể chứa ngầm ra các van thở.
+ Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu: 03 đường ống thu hồi hơi xăng dầu bằng thép tráng kẽm từ hố họng nhập kín đến các ống công nghệ van thở.

Khu vực nhập xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu

Hình : Khu vực nhập xăng dầu

- Khu vực nhà mái che cột bơm: Khu vực bán xăng dầu với diện tích khoảng 100m2 được kết cấu trụ bê tông cốt thép, mái lợp tôn, nền được kết cấu bằng bê tông chịu lực, hệ thống điện chiếu sáng đồng bộ.
Số lượng cột bơm: Được lắp đặt 04 cột bơm điện tử đơn loại TATSUNO, AA291680 và PCJSC gồm 4 vòi bơm với công suất 40 – 70 lít/phút. Trong đó, 01 vòi bơm dầu DO 0,05S - II; 01 vòi bơm xăng RON 95-III; 01 vòi bơm xăng E5 RON 92.

- Hệ thống đường ống công nghệ xuất: các đường ống xuất bằng ống thép tráng được đặt trong rãnh bê tông từ các bể chôn ngầm dẫn đến cột bơm. Trong đó có: 01 đường ống xuất xăng RON 95-III; : 01 đường ống xuất xăng E5 RON 92; 01 đường ống xuất dầu Diesel 0,05S-II.

Hệ thống mương công nghệ tại cửa hàng xăng dầu

Hình : Hệ thống mương công nghệ

- Sân bãi được đổ bê tông có độ dốc đổ về mương thu gom nước mặt.

Sàn nền bê tông trạm xăng

Hình : Sàn nền bê tông Trạm xăng

- Khu vực nhà làm việc: Nhà cấp IV 01 tầng, có diện tích 100 m2. Kết cấu xây dựng: Tường xây gạch, trần bê tông cốt thép, trát vữa xi măng, nền gạch men, cửa khung nhôm kính. Bên trong được chia làm các phòng gồm: 01 phòng Trạm xăng dầu trưởng, 01 phòng giao dịch, 01 phòng nghỉ của nhân viên, 01 phòng kho và 01 phòng trưng bày, lưu trữ.
- Hệ thống xử lý nước thải gồm mương thu gom nước mặt dẫn về bể xử lý ba ngăn lắng tách trước khi xả vào hệ thống nước khu vực.
- Hệ thống điện chiếu sáng dây đi trong ống nhựa chống cháy chôn ngầm.
2.3. Tình hình hoạt động
Trạm xăng dầu số 22 được đầu tư xây dựng với mục đích kinh doanh, bán lẻ xăng dầu với thời gian hoạt động từ 05h30 – 21h30 hằng ngày để đáp ứng nhu cầu cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Quy trình nhập và bán lẻ xăng dầu tại cơ sở:

Quy trình nhập và bán lẻ xăng dầu

Hình: Quy trình nhập và bán lẻ xăng dầu

Thuyết minh:
Xăng, dầu từ xe ô tô xitec chuyên dụng vận chuyển về Trạm xăng dầu và được nhập vào bể chứa chôn ngầm bằng hệ thống nhập kín. Hệ thống nhập kín là hệ thống công nghệ bảo đảm quá trình nhập không phát tán hơi xăng dầu tại họng nhập của bể mà chỉ cho hơi xăng dầu thoát ra tại van thở. Xăng dầu từ xe ô tô xitec chảy qua ống mềm liên kết với họng nhập bằng các khớp nối bảo đảm kín tuyệt đối và đi vào bể chứa.
Sau đó, xăng dầu từ các bể chứa được xuất bán qua cột bơm điện tử bằng vòi cấp tự ngắt.
Hệ thống ống công nghệ xuất nhập, được thiết kế bằng ống thép chạy trong rãnh công nghệ và được lắp đặt theo đúng qui phạm an toàn.
Máy bơm sử dụng là máy bơm ly tâm và có hiển thị bằng số điện tử.
Các bể đều được lắp đặt van thở trong có thiết bị ngăn tia lửa, lắp đặt hệ thống tiếp đất phòng chống sét đánh thẳng cho van thở và phòng chống tĩnh điện theo quy định của nhà nước.
3. Lực lượng, phương tiện tham gia  ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở
3.1. Nguồn lực trang thiết bị

Qua phân tích xác định các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra tại Trạm xăng, Công ty đã ký kết hợp đồng trực ứng phó sự cố tràn dầu với Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố khẩn cấp cấp độ nhỏ (<20 tấn). Các trang thiết bị đặt thường trực khu vực Trạm xăng dầu bao gồm:

Bảng : Danh mục phương tiện, trang thiết bị tràn dầu

Danh mục thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Hình : Vị trí bố trí Bộ KIT ứng phó tại Trạm xăng

Vị trí bố trí bộ KIT ứng phó tại trạm xăng

Ngoài ra Trạm xăng dầu còn có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hỗ trợ như bảng sau:
Bảng : Danh mục thiết bị phòng cháy, chữa cháy hỗ trợ

Danh mục thiết bị phòng cháy chữa cháy hỗ trợ

Nhận xét: Với nguồn lực trang thiết bị hiện có tại Trạm xăng dầu và nguồn lực trang thiết bị huy động thêm từ tại các Trạm xăng dầu khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty có khả năng triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu trong phạm vi khoảng 1.200 lít tại Trạm Xăng. Ngoài ra, khi sự cố vượt qua khả năng ứng phó của công ty, công ty sẽ chủ động liên hệ với đơn vị bên ngoài có năng lực ứng phó chuyên nghiệp để xử lý sự cố.

3.2. Nguồn nhân lực

3.2.1. Nguồn nhân lực tham gia ứng phó của Trạm xăng

Lực lượng ứng phó khẩn cấp sự cố hiệu quả nhất chính là lực lượng tại chỗ của đơn vị. Vì vậy, đội ứng phó SCTD của Trạm xăng dầu số 22 chính là các cán bộ, nhân viên của Trạm xăng. Các thành viên của đội vẫn cần được định kỳ bổ sung, trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng ứng phó khẩn cấp SCTD, đảm bảo luôn sẵn sàng cho mọi tình huống sự cố. Với quy mô nhỏ của Trạm xăng, Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Xăng dầu Quân Đội Khu vực 2 được thành lập tại Quyết định số ???/ QĐ ngày ??? tháng ??? năm 2021, cụ thể:
Nhận xét: Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty đã tham gia công tác tập huấn, huấn luyện nội bộ. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn kỹ năng ƯPSCTD cho Đội ƯPSCTD tại Trạm xăng dầu số 22 gồm ??? thành viên, nên khi xảy ra sự cố mọi người đều hiểu vai trò và nhiệm vụ của mình cũng như biết cách sử dụng các trang thiết bị, vật tư cần cho ƯPSCTD. Do đó, công tác ƯPSCTD tại Trạm xăng dầu sẽ được thực hiện lưu loát và hiệu quả khi có sự cố xảy ra trong phạm vi ứng phó của cơ sở.

4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao

Qua phân tích tình hình hoạt động tại Trạm xăng. Công ty xác định các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu tại khu vực dự án như sau:

4.1. Khu vực bể ngầm chứa xăng dầu

Sự cố có thể xảy ra: tràn dầu tại vị trí hố ga cổ bể trong quá trình nhập hàng; nứt/vỡ bể chứa.
Hoặc trong quá trình nhập nhiên liệu, sự cố tràn dầu tại khu vực nhập liệu (khi xe xitec vận chuyển xăng/dầu đến nạp vào bể chứa): Tràn dầu tại vị trí ống xả của xe xitec (ống xả bị tuột, bị lỏng, bị hư hỏng); tràn dầu do đầu cupling hoặc đầu chuyển đổi của họng xuất và nhập bị tuột, bị lỏng, hỏng; rò rỉ dầu do nứt, vỡ đường ống xả xe xitec; phun trào dầu tại bể chứa họng nhập liệu.
Khu vực bể chứa: là khu vực chứa xăng dầu, gồm có 03 bể chứa được thiết kế ngầm, trong đó có 02 bể chứa xăng và 01 bể chứa dầu.
Bể chứa được chôn ngầm và được chống nổi bằng hệ thống dầm, giằng bê tông cốt thép và các neo bể, đảm bảo cho bể được ổn định trong quá trình sử dụng. Đồng thời bể chôn ngầm để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, kết cấu các hạng mục công trình trong khu nhập xăng dầu đều làm bằng vật liệu không cháy. Các bể chứa xăng dầu đều được nối vối van thở có bình ngăn tia lửa để đảm bảo an toàn khi xuất nhập và chống độc hại cho công nhân vận hành. Để đảm bảo ổn định bể chứa khi nhiệt độ môi trường và áp lực làm việc thay đổi mỗi bể chứa phải được bố trí một van thở kiểu CMK – 50 hoặc tương đương.
Nguyên nhân sự cố:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Cán bộ, công nhân của Trạm xăng dầu không tuân thủ các quy trình, quy phạm, nội quy trong việc quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn.
+ Sự phối hợp giữa lái xe xitéc giao hàng và Trạm trưởng, nhân viên không tốt nhập xăng dầu tràn ra bể.
- Nguyên nhân khách quan
+ Bể thép bị lỗi xuất hiện lỗ thủng trong quá trình tồn chứa.
+ Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện tượng nổ bể, nứt bể; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu tăng gây ra hiện tượng phụt bể chứa.

4.2. Khu vực cột bơm

Các nguy cơ sự cố có thể xảy ra tại đây như: Tràn dầu từ vòi bơm do công nhân kỹ thuật vận hành sai quy trình bán hàng, sự cố tai nạn do phương tiện ra vào đâm va vào cột bơm làm ống dẫn xuất xăng dầu tuột khỏi cột bơm….
Các cột bơm có kết cấu hợp lý, vững chắc, tự động bảo vệ và ngắt điện khi điện áp ra khỏi dải nguồn điện cho phép, các khớp xoay, có bơm, vòi bơm, van điện tử đều kín. Xăng dầu dẫn theo đường ống bằng kẽm từ bể đến máy bơm bán lẻ cho khách hàng. Hệ thống công nghệ đều được hàn kín, đảm bảo xăng dầu không bị rò rỉ, bị bay hơi trong quá trình vận hành.
Nguyên nhân sự cố:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Cán bộ, công nhân của Trạm xăng dầu không tuân thủ các quy trình, quy phạm, nội quy trong việc xuất, bơm chuyển xăng dầu.
+ Công tác kiểm tra bảo dưỡng tình trạng kỹ thuật dẫn đến đứt ống mềm, hỏng khớp xoay, hở roan mặt bích, hỏng cò bơm không ngắt tự động.
+ Do hạn chế về tay nghề và kinh nghiệm công nhân trong quá trình vận hành máy bơm.
+ Do sự chủ quan, không tuân thủ quy định của khách hàng trong khu vực bán xăng dầu (hút thuốc lá, dùng điện thoại,...)
- Nguyên nhân khách quan
+ Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: Nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu trong đường ống tăng gây ra hiện tượng bể ống mềm tại cột bơm.
+ Do mưa lũ, bão lớn dễ gây ra hiện tượng ngã đỗ gây ra tràn dầu.

4.3. Hệ thống đường ống công nghệ

Sự cố có thể xảy ra đối với đường ống công nghệ gồm: tràn dầu từ đường ống nối từ họng nhập (khu vực nhập liệu) với bể chứa; tràn dầu từ ống nối từ bể chứa đến cột bơm do đường ống bị hư hỏng gây rò rỉ.
Nguyên nhân sự cố:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác kiểm tra bảo dưỡng tình trạng kỹ thuật tuyến ống không thường xuyên dẫn đến thủng đường ống công nghệ.
+ Không đo đạc, theo dõi thường xuyên xăng dầu trong bể suốt quá trình tồn chứa.
- Nguyên nhân khách quan
+ Do mưa lũ, bão lớn dễ gây ra hiện tượng ngã đỗ cột bơm gãy ống công nghệ.
+ Xe ô tô cán lên hệ thống ống công nghệ do vở đanh.
+ Xe ô tô va chạm cột bơm gây ngã đỗ cột bơm, gây gãy đường ống công nghệ.

4.4. Khu vực xe xitec nhập hàng vào bể chứa ngầm

Khu vực này nằm ở lối vào khu bể chôn ngầm sát nhà văn phòng. Tùy theo từng chuyến hàng cụ thể được Công ty đặt mua từ nhà cung cấp vận chuyển về Trạm xăng dầu (Thường các xe xi téc có dung tích từ 10-22 m3/xe).
Xăng dầu được nhập bằng xe xi téc qua họng nhập kín vào bể chứa, mỗi bể chứa có 1 họng nhập có rắc co thường xuyên đóng kín, ngoài ra còn có van chặn đóng kín cho mỗi đường ống nhập tại hố van đầu bể. Đường ống nối được sử dụng để nối van xả của ô tô xi téc với họng nhập là ống mềm. Phương pháp nhập là phương pháp tự chảy từ ô tô xi téc.
Tại khu vực nhập xăng dầu, SCTD có thể xảy ra khi đường ống nối từ xe xi téc đến họng nhập bị bục hay van gạt lắp không chắc chắn khiến đầu ống nối bị tuột, lượng xăng dầu bị tràn ra ngoài.
Nguyên nhân sự cố:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Cán bộ, công nhân của Trạm xăng dầu không tuân thủ các quy trình, quy phạm, nội quy trong việc nhập hàng.
+ Công tác kiểm tra bảo dưỡng tình trạng kỹ thuật tuyến ống không thường xuyên dẫn đến đứt ống mềm nối xe xitec và họng nhập bị vỡ, đứt ống.
+ Kiểm tra an toàn xe trước nhập không kỹ, xe không đảm bảo an toàn (mất thắng, thủng bể ...) không có phương án đảm bảo an toàn vẫn tiến hành nhập hàng.
- Nguyên nhân khách quan
+ Các phương tiện, ô tô của khách hàng trong quá trình ra, vào va chạm vào xe Xitec đang nhập hàng vào Trạm xăng.
+ Bồn chứa xe xitec bị rò rỉ do kim loại bị ăn mòn.
+ Đoạn ống nối từ hầm chứa đến van nhập bị rò rỉ do bị ăn mòn, lão hóa.

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo

Tư tưởng chỉ đạo: Ứng phó sự cố tràn dầu cần tuân thủ phương châm “4 tại chỗ” là lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ và “3 sẵn sàng” là chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;
- Nguyên tắc chủ đạo là thu hồi dầu ra khỏi môi trường bằng phương tiện thủ công theo phương châm càng nhanh càng tốt, xử lý nhanh, gọn để tránh gây thêm tác hại cho môi trường do chính các hoạt động thu hồi dầu gây ra.
- Không sử dụng chất phân tán trong ứng phó tràn dầu tại bất cứ khu vực nào trong phạm vi cơ sở.
- Ứng phó sự cố tràn dầu, đặc biệt đối với các loại dầu có nhiều thành phần nhẹ, nguy cơ cháy nổ cao, sự cố tràn dầu xảy ra gần bờ, trong sông, trên đất liền, phải hết sức lưu ý phương án phối hợp, tổ chức lực lượng, phương tiện bảo đảm phòng chống cháy, nổ và sơ tán nhân dân ra ngoài vùng nguy hiểm.
- Theo dõi chặt chẽ sự lan truyền của vệt dầu, dự tính hướng lan truyền dầu chính, thời gian, khu vực ảnh hưởng tiếp theo. Cần sử dụng kết hợp các số liệu về tràn dầu và thời tiết để đưa ra các quyết định hành động ứng phó thích hợp nhất trong quá trình ứng phó.
- Chuẩn bị và tiến hành các biện pháp bảo vệ những vùng nhạy cảm, những khu vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và thiệt hại lớn.
- Báo cáo kịp thời theo quy định;
- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường;
- Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

3.1. Thông báo, báo động

3.1.1. Quy trình thông báo

Quy trình thông báo gồm 03 bước sau: phát hiện sự cố (người phát hiện sự cố thông báo đến các cơ quan chức năng về sự cố); xác minh thông tin (đánh giá tính xác thực của thông tin, vị trí sự cố); đánh giá sơ bộ sự cố và triển khai phương án ứng phó khẩn cấp.
Bước 1: Người phát hiện sự cố tràn dầu nhanh chóng thông báo về cho Trạm xăng dầu trưởng và toàn thể nhân viên tại Trạm xăng.
Nguyên tắc chung:
Việc báo cáo về SCTD thực hiện đối với địa chỉ gần nhất bằng kênh thông tin liên lạc nhanh nhất, sẵn có;
Thực hiện trình báo sơ khởi càng sớm càng tốt, những thông tin chưa sẵn sàng sẽ báo cáo bổ sung;
Bổ sung thông tin cho bản trình báo sơ khởi và cung cấp thông tin cập nhật về các diễn biến mới.
Nội dung thông báo:
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;
- Vị trí xảy ra sự cố;
- Loại dầu tràn (dầu DO, FO,…);
- Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn;
- Điều kiện khí hậu thủy văn khu vực xảy ra sự cố ;
- Các thông tin khác;
- Các hoạt động đã và dự kiến triển khai;
- Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu;
- Tên, nghề nghiệp của người phát hiện sự cố và người làm báo cáo, địa chỉ liên hệ.
Tùy thuộc vào tình hình sự cố và đối tượng phát hiện sự cố, nội dung thông báo ban đầu có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ các thông tin. Người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thu thập đầy đủ các thông tin từ người thông báo và phải đảm bảo thông tin về sự cố tràn dầu phải được cập nhật liên tục, kịp thời và chính xác.
Bước 2: Xác minh thông tin
Sau khi Trạm xăng dầu trưởng ghi nhận đầy đủ thông tin về sự cố xảy ra phải tiến hành xác minh tính xác thực của sự cố, vị trí xảy ra sự cố và tiến hành đánh giá sơ bộ tính chất và quy mô của sự cố.

Bước 3: Sau khi đã xác định được tính chất, quy mô của sự cố, Trạm xăng dầu trưởng sẽ tiến hành thông báo: 
BCH ƯPSCTD của Công ty huy động nguồn lực hỗ trợ ứng phó, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của Trạm xăng dầu số 22 chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị sẵn sàng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu khi có lệnh điều động.
Các đơn vị tham gia ƯPSCTD cấp địa phương: UBND huyện A Lưới, Công an huyện A Lưới; Phòng cảnh sát phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh để chuẩn bị lực lượng hỗ trợ công tác ứng phó.
Sau khi nhận được thông tin từ Trạm xăng dầu trưởng, BCH ƯPSCTD của Công ty nhanh chóng thông báo:
- Đội ƯPSCTD của các Trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị sẵn sàng tham gia hỗ trợ ứng phó.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để nắm bắt tình hình, giám sát quá trình triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại Trạm xăng dầu và chuẩn bị, sẵn sàng phối hợp triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thừa Thiên Huế khi sự cố tràn dầu tại cơ sở diễn biến phức tạp, vượt quá tầm kiểm soát của Công ty và quy mô sự cố >20 tấn.
Thông báo cho các đơn vị chức năng của tỉnh: Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Tuy các lực lượng của tỉnh không tham gia vào hoạt động ứng phó ban đầu nhưng để các đơn vị nắm bắt thông tin sự cố tràn dầu và có sự chuẩn bị trước khi tham gia, phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ khi có lệnh điều động của Trưởng BCH PCTT & TKCN tỉnh theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.2. Sơ đồ thông báo

Sơ đồ quy trình thông báo sự cố tràn dầu

Sơ đồ quy trình thông báo sự cố tràn dầu

3.1.3. Mẫu thông báo sự cố
Mẫu thông báo SCTD tại Trạm xăng dầu được đính kèm tại phần phụ lục của kế hoạch.
3.2. Quy trình báo động
3.2.1. Quy trình

Bước 1: Ngay khi phát hiện sự cố, người phát hiện dùng kẻng báo động cũng như hô hoán để báo đến các nhân viên trong Trạm xăng dầu để nhanh chóng báo cáo đến Trạm xăng dầu trưởng. Khi chỉ huy hiện trường xác định được mức độ, khả năng ảnh hưởng của SCTD từ việc tổng hợp, phân loại thông tin sẽ gửi thông báo để báo động đến Đội ƯPSCTD của Trạm xăng dầu để triển khai ứng phó.
Bước 2: Chỉ huy hiện trường phải gửi thông báo báo động (điện thoại, nhắn tin, fax,...) cho các cơ quan, đơn vị, lực lượng chuyên môn chuẩn bị tham gia vào công tác ứng phó, đồng thời liên hệ đến các đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ giải pháp ứng phó phù hợp.
Bước 3: Chỉ huy hiện trường phải gửi báo động đến các tổ chức, các nguồn lực ứng phó bên ngoài không tham gia vào hoạt động giảm thiểu ban đầu để các đơn vị có sự chuẩn bị trước và tham gia vào giai đoạn sau hoặc dễ dàng huy động khi tình hình thay đổi.
3.2.2. Sơ đồ báo động

Sơ đồ quy trình báo động sự cố tràn dầu

 Sơ đồ quy trình báo động sự cố tràn dầu

3.3. Tổ chức ngăn chặn
3.3.1. Nguyên tắc

- Ưu tiên cho việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức tốt nhất tránh dầu tràn lan vào khu vực nhạy cảm. Đội ƯPSCTD phải được trang bị bảo hộ đầy đủ; có lực lượng, phương tiện để sơ cứu, vận chuyển người bị nạn.
- Công tác PCCC sẵn sàng tại chỗ, quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó để phòng ngừa và sẵn sàng khi sự cố hỏa hoạn;
- Các lực lượng tham gia ứng phó tuyệt đối tuân thủ theo sự điều động, chỉ đạo của Chỉ huy hiện trường, đồng thời chủ động triển khai thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ của đơn vị mình.
- Huy động trang thiết bị vật tư và tổ chức hoạt động ứng phó đảm bảo cô lập dầu tràn, kiểm soát dầu tràn tại nguồn;
- Tổ chức tiếp nhận xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
- Phải loại bỏ dầu ra khỏi môi trường bằng phương pháp cơ học càng sớm càng tốt, càng gần nguồn thải càng tốt và không gây thêm các tổn thất cho hệ sinh thái.
- Dầu thu hồi, vật tư nhiễm dầu phải được thu gom vào phương tiện chuyên dụng hoặc thùng chứa chờ xử lý sau;
- Trong quá trình tham gia ƯPSCTD phải lưu giữ và thu nhập bằng chứng để làm cơ sở cho công tác lập hồ sơ giải quyết trách nhiệm thiệt hại do SCTD gây ra.

3.3.2. Hoạt động triển khai ứng phó

a) Đối với sự cố tràn dầu cấp cơ sở

Ngay sau khi phát hiện sự cố tràn dầu, thực hiện các quy trình thông báo và báo động, với phương châm 4 tại chỗ, Chỉ huy hiện trường - Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu (Trạm xăng dầu trưởng) trực tiếp chỉ huy hiện trường ngay lập tức lên phương án triển khai ứng phó và chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động chính như sau:
Bảng Trách nhiệm và nhiệm vụ khi tham gia ứng phó

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân chống nhiễm dầu. Trong quá trình ứng phó, các lực lượng tham gia ứng phó tuyệt đối tuân thủ theo sự điều động, chỉ đạo của Chỉ huy hiện trường, đồng thời chủ động triển khai thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ được phân công. Trong suốt quá trình ứng phó, Chỉ huy hiện trường theo dõi công tác ứng phó, đồng thời cập nhật thông tin liên hệ từ hiện trường để lên phương án xử lý tiếp theo và yêu cầu BCH ƯPSCTD của Công ty điều động thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó được hiệu quả trong trường hợp SCTD vượt quá tầm kiểm soát.

b) Đối với sự cố tràn dầu cấp khu vực

Khi sự cố tràn dầu tại Trạm xăng dầu số 22 diễn biến phức tạp, vượt quá tầm kiểm soát của Công ty và quy mô sự cố >20 tấn, công ty thông báo, báo động đến Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để yêu cầu hỗ trợ, cụ thể:
- Điều động lực lượng tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực cơ sở. Trong trường hợp cần thiết có thể ngăn chặn phương tiện không cho lưu thông trên đường Cánh Mạng Tháng 8 và các tuyến đường có khả năng chịu ảnh hưởng của sự cố cháy nổ.
- Di tản người dân cùng tài sản ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, cụ thể toàn bộ các hộ dân xung quanh khu vực Trạm xăng dầu trên tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điều động lực lượng và phương tiện, thiết bị thích hợp đến cơ sở để tham gia công tác phòng cháy chữa cháy.
- Điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom dầu tràn.
- Điều động phương tiện, thiết bị, nhân lực hỗ trợ hướng dẫn công tác xử lý sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường, quản lý chất thải sau thu gom, điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau dầu tràn.

4. Sơ đồ tổ chức

Quy trình tổ chức ứng phó sự cố tràn dấu

Hình Quy trình tổ chức ƯPSCTD

4.1.  Kết thúc quá trình ứng phó
Sau khi kết thúc quá trình ứng phó, công tác thu dọn, làm sạch và xử lý dầu thu hồi, rác thải nhiễm dầu cần phải được xử lý bằng các phương pháp tối ưu, có lợi cho môi trường và tránh gây ô nhiễm thứ cấp, đảm bảo môi trường tự nhiên được phục hồi ổn định, giảm thiểu ô nhiễm lâu dài.
- Đối với các khu vực được chọn hi sinh, nên chuẩn bị các hoạt động giảm thiểu hậu quả cho khu vực này
- Dầu thu hồi, vật liệu hấp thụ dầu và các chất thải chứa dầu phải được chứa tạm thời một cách an toàn tại Kho chứa rác thải nguy hại để để đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại đến thu gom và xử lý;
- Liên hệ với các đơn vị có giấy phép để xử lý chất thải nguy hại theo quy định;
- Tổ chức quan trắc môi trường sau sự cố, dự kiến ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường;
- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ và bồi thường thiệt hại (nếu có).
_ Quản lý chất thải tại khu vực lưu trữ xăng dầu
Dầu thu hồi được chứa trong các dụng cụ chứa chuyên dụng;
Rác nhiễm xăng dầu, vật liệu hấp thụ dầu, đất nhiễm dầu được lưu trữ riêng biệt trong các bao, thùng đựng chất thải nguy hại.

Bao đựng chất thải nguy hại

Hình Bao đựng chất thải nguy hại

- Dầu thu hồi, rác thải, vật liệu nhiễm dầu được lưu chứa tại kho chứa rác thải nguy hại khô ráo, được che chắn không cho nước mưa tràn vào.
_ Xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi
Sau khi phân loại, xăng dầu thu gom và chất thải nhiễm dầu được lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại để chờ đơn vị có chức năng xử lý rác thải nguy hại đến thu gom và xử lý.
- Nước lẫn xăng dầu được thực hiện công nghệ tách nước và xăng dầu bằng thiết bị, vật liệu thấm hút chuyên dụng như vải lọc dầu, tấm thấm dầu, các loại máy vớt váng dầu…
_ Quy trình phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi

Hình Quy trình phân loại và xử lý chất thải, dầu thu hồi

Quy trình phân loại xử lý chất thải

 Các hoạt động đánh giá môi trường
Để xác định những thiệt hại về môi trường (nếu có) do sự cố tràn dầu gây ra thì Công ty xăng dầu quân đội khu vực V sẽ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thực hiện các hoạt động đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra như sau:
- Đánh giá tác động môi trường nước tại khu vực xảy ra sự cố;
- Đánh giá môi trường đất;
- Đánh giá môi trường sinh thái (động vật, thực vật…) nếu có;
- Điều tra, đánh giá thiệt hại về nuôi trồng thủy hải sản của người dân tại khu vực bị ảnh hưởng của xăng dầu khi xảy ra sự cố nếu có;
- Đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động và hạn chế giảm thiểu môi trường.
Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường:

Quy trình hoạt động đánh giá môi trường

Hình Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường

4.2. Tổ chức sử dụng lực lượng
4.2.1 Lực lượng thông báo, báo động

Cán bộ, công nhân viên, người trực ca hay giám sát đang làm việc tại vị trí của mình khi phát hiện thấy có sự cố tràn dầu ở bất kỳ mức độ nào phải nhanh chóng sử dụng các phương tiện như hệ thống báo động, điện thoại, bộ đàm, chuông báo động, kẻng, ... để báo động, thông báo sự cố xảy ra, đồng thời thông báo tới Đội ƯPSCTD và Trạm xăng dầu trưởng theo nội dung sau:
Nội dung thông báo cơ bản:
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố.
- Vị trí sự cố (bồn chứa, trạm bơm,…).
- Loại dầu tràn.
- Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn.
- Điều kiện khí hậu thủy văn (tình hình khí hậu mưa/nắng,...).
- Các thông tin liên quan khác.
- Các hoạt động đã và dự kiến triển khai.
- Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu.
- Tên, nghề nghiệp của người phát hiện sự cố và người làm báo cáo, địa chỉ liên hệ.

4.2.2. Lực lượng tại chỗ

Lực lượng tại chỗ của Trạm xăng dầu là các thành viên trong đội ƯPSCTD (danh sách cụ thể tại phụ lục 1).

4.3. Lực lượng tăng cường

- Lực lượng tăng cường của cơ sở có thể huy động, hỗ trợ bao gồm:

- Các đơn vị hợp đồng chuyên trách về ƯPSCTD (Trung tâm SOS môi trường);

- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Công an tỉnh Thừa Thiên Huế;

- BCH PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Trung tâm Quốc gia ƯPSCTD Miền Trung;

- UBND xã Phú Vinh ;

- UBND huyện A Lưới;

- Phòng cảnh sát PCCC - Công an khu vực;

4.4. Lực lượng khắc phục hậu quả

Lực lượng khắc phục hậu quả của cơ sở bao gồm:
- Đội ƯPSCTD của trạm xăng dầu.
- Các đơn vị hợp đồng chuyên trách về ƯPSCTD,…
Trong suốt quá trình ứng phó, Công ty thường xuyên theo dõi công tác ứng phó, đồng thời cập nhật thông tin liên hệ từ hiện trường để lên phương án xử lý tiếp theo trong trường hợp SCTD vượt quá tầm kiểm soát hoặc yêu cầu tổ hậu cần điều động thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó được hiệu quả.

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Sự cố tràn dầu xảy ra do tai nạn tàu thuyền
_ Tình huống giả định:
- Trong quá trình di chuyển đi bán dầu, tàu va cham với tàu cá, làm bục, thủng hầm hàng của tàu chở dầu KH 02, dầu tràn ra ngoài chảy xuống nước, một phần chảy tràn trên mặt sàn tàu và tràn ra vùng nước vũng.
- Khối lượng: Từ thời điểm phát hiện đến khi đóng tất cả các vách ngăn trong hầm hàng và vá bịt lỗ thủng thì ước tính lượng dầu tràn ra ngoài khoảng 3 m3.
- Thời điểm xảy ra sự cố vào ban ngày, trời nắng với điều kiện khí tượng thủy văn tại thời điểm xảy ra sự cố như sau:
+ Gió thổi từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam (từ phía cửa biển vào vũng).
+ Với gió cấp 4 có:    Vgió <3,4m/s.
+ Dòng chảy:     Ddx < 0,5m/s.
_ Phương án ứng phó:
Người phát hiện sự cố la hét để báo động tới những người xung quanh về sự cố trên. Người phát hiện hoặc người có mặt trực tiếp tại hiện trường nhanh chóng thông báo đến Đội trưởng đội ƯPSCTD về sự cố tràn dầu. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm, nguyên nhân sự cố, mức độ sự cố...
Sau khi ghi nhận thông tin và xác minh tính xác thực của sự cố, Đội trưởng Đội ƯPSCTD của tàu nhanh chóng thông báo:
- Thành viên Đội ƯPSCTD của Cửa hàng khẩn trương chuyển thiết bị đến khu vực xảy ra sự cố và triển khai các hoạt động ứng phó sự cố.
- BCH ƯPSCTD Công ty nhanh chóng huy động phương tiện, trang thiết bị ứng phó và có mặt để hỗ trợ công tác ứng phó dầu tràn. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm, loại sự cố, mức độ sự cố...
- Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang ngắt toàn bộ các thiết bị điện tại cảng cá Thọ Quang, thông báo cho các tiểu thương không sử dung các nguồn lửa nguồn nhiệt trong suốt quá trình triển khai ứng phó và hỗ trợ công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang.
Sau khi nhận được thông tin từ Thuyền trưởng, BCH ƯPSCTD của Công ty nhanh chóng thông báo:
- Đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu chuẩn bị sẵn sàng tham gia hỗ trợ ứng phó và tàu dầu DP3 điều động nhân viên và bộ ứng phó sự cố tràn dầu trên tàu tham gia ứng phó.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố để nắm bắt tình hình, giám sát quá trình triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu của Tàu và chuẩn bị, sẵn sàng phối hợp triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng khi sự cố tràn dầu tại cơ sở diễn biến phức tạp, vượt quá tầm kiểm soát của tàu và quy mô sự cố >20 tấn.
- Thông báo cho các đơn vị chức năng của thành phố: BCH PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, Công an TP. Đà Nẵng, BCH Bộ đội biên phòng thành phố, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.
Đội ƯPSCTD nhanh chóng trang bị đồ bảo hộ chống nhiễm xăng dầu, có mặt tại hiện trường chia thành các tổ công tác (tổ ứng phó khẩn cấp, tổ y tế, hậu cần, tổ PCCC, tổ bảo vệ hiện trường) như đã phân công ở trên và thực hiện các công tác ứng phó dưới sự chỉ đạo của Đội trưởng Đội ƯPSCTD cửa hàng, cụ thể:
Ứng phó khẩn cấp
Ông Nguyễn Văn Bỗn ngay lập tức triển khai các hoạt động ứng phó khẩn cấp của tàu, gồm:
- Cắt nguồn điện, thiết bị có khả năng gây ra sự cố cháy nổ trên tàu.
- Dùng loa pin cầm tay hoặc hô hét thông báo, báo động cho ngư dân và các phương tiện thuỷ trong khu vực lân cận dừng ngay các hoạt động và rời xa khu vực dầu loang, cảnh giới tàu và nhân dân không được vào khu vực nguy hiểm.
Phòng chống cháy nổ: do ông Nguyễn Văn Bỗn tập trung các vật tư, thiết bị PCCC chuẩn bị sẵn sàng để triển khai công tác phòng chống cháy, nổ.
Bảo vệ hiện trường: do Ông Đặng Trung Tá của tàu dùng loa pin cầm tay thông báo cho các phương tiện đang lưu thông trong khu vực không vào khu vực nguy hiểm.
Y tế và hậu cần: Trong quá trình ứng phó, nếu có người bị nạn, ông Nguyễn Văn Bỗn nhanh chóng thông báo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Đồn biên phòng Sơn Trà hỗ trợ đưa người bị nạn khỏi khu vực nguy hiểm, sơ cấp cứu và chuyển người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chu đáo.
Tiến hành các bước thu gom dầu tràn ban đầu: do ông Nguyễn Ngọc Tú kết nối các đoạn phao quây thấm dầu và triển khai phao quây thấm dầu theo hướng vết dầu loang ứng phó sự cố ban đầu để ngăn không cho dầu tràn loang rộng ra khu vực Âu thuyền Thọ Quang và khắc phục vị trí gây ra sự cố tràn dầu.
- Khi lực lượng của tàu dầu DP3 đến hiện trường nhanh chóng phối hợp với đội ƯPSCTD của tàu DP1 kết nối các đoạn phao quây thấm dầu và triển khai phao quây thấm dầu cô lập vị trí xảy ra sự cố, rải các tấm thấm dầu để ngăn không cho dầu tràn loang rộng.
- Khi đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu đến hiện trường, ngay lập tức phối hợp với Đội ƯPSCTD của tàu triển khai các hoạt động thu gom dầu toàn bộ lượng dầu tràn:
+ Dùng Cano SOS – 09 và Ca nô BP 31-10-05 cùng kíp tàu vận chuyển 90m phao ngăn dầu chuyên dụng đến hiện trường và triển khai phao quây thấm dầu theo hướng đón chặn vệt dầu loang, dần dần di chuyển về hướng phương tiện bị tai nạn để cô lập nguồn gây ra sự cố tràn dầu.
+ Cano BP 31-07-03 cùng kíp tàu vận chuyển bơm hút dầu tràn chuyên dụng, bồn chứa dầu cơ động triển khai trên nước, bể mềm cơ động và tấm thấm dầu đến hiện trường triển khai phương án bơm hút dầu tràn, rải tấm thấm dầu thu gom toàn bộ lượng dầu tràn còn lại trên mặt nước.
+ Thu gom các tấm thấm dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Nếu phát hiện dầu tràn vượt ra khỏi phao quây (do điều kiện sóng, gió), tiếp tục triển khai vòng phao quây ngoài và báo cáo BCH ƯPSCTD Công ty để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó.
+ Sau khi kết thúc quá trình thu gom dầu, các phương tiện vận chuyển trang thiết bị nhiễm dầu và dầu thu gom được về khu vực cầu cảng của Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và phối hợp với BCH ƯPSCTD Công ty hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý đúng nơi quy định.
Thông báo, báo động các lực chính quyền địa phương hỗ trợ công tác ứng phó sự cố tràn dầu:
- Đồn Biên phòng Sơn Trà và Trạm biên phòng Thọ Quang điều động 01 ca nô cùng kíp tàu thực công tác triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ (nếu có) và dùng loa pin cầm tay thông báo cho các phương tiện biết không vào khu vực sự cố để bảo đảm an toàn, an ninh khu vực.
- P. Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an thành phố, Đội cảnh sát PCCC&CNCH đường sông, Hải đội 2 biên phòng Đà Nẵng sử dụng 02 ca nô có trang bị máy bơm chữa cháy phun nước làm mát các tàu xung quanh 02 tàu bị nạn để phòng chống cháy, nổ và cháy lan.
- Công an phường Thọ Quang, Công an quận Sơn Trà hỗ trợ công tác thông báo cho các người dân khu vực hạn chế sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt phòng chống cháy, nổ để đảm bản an toàn, an ninh tại khu vực cảng cá.
- UBND phường Thọ Quang, UBND quận Sơn Trà hỗ trợ thông báo cho người dân khu vực biết không vào khu vực nguy hiểm.
Liên tục quan trắc và đánh giá lại chiến lược ứng cứu đã chọn. Thường xuyên báo cáo đơn vị chủ quản và Sở TN&MT thành phố về công tác ứng phó và đề nghị nguồn lực nếu cần để tăng cường hiệu quả cho công tác ƯPSCTD.
Kết thúc quá trình ứng phó, BCH ƯPSCTD Công ty phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá môi trường và lập báo cáo môi trường gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.
Nếu quy mô SCTD vượt quá khả năng tự ứng cứu của Cơ sở (trên 20 tấn):
- Đội trưởng đội ƯPSCTD tiến hành ngay các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban đầu như đã trình bày ở trên và báo động cho BCH ƯPSCTD Công ty để báo động cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, BCH PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự thành phố, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, BCH Bộ đội Biên phòng để nhận được sự trợ giúp kịp thời.
- Thông báo cho các đơn vị lân cận để nhận được sự hỗ trợ kịp thời về nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật tư ứng phó.
- Thông báo cho các đơn vị lân cận để ngừng xuất nhập hàng, sơ tán tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm khi vệt dầu bắt đầu loang gần đến cầu Mân Quang.
- Đội trưởng đội ƯPSCTD của tàu, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hỗ trợ bên ngoài để tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó.
2. Khu vực cột bơm
a) Tình huống sự cố: Khi nhân viên đang xuất bán xăng dầu từ hệ thống cột bơm cho khách hàng thì ống mềm của cột bơm bị bục, vỡ dẫn đến dầu tràn ra môi trường. Nhân viên bán hàng mất khoảng 01 phút mới ngắt được bơm. Với công suất vòi bơm từ 40 - 70 lít/phút nên lượng dầu tràn ra ngoài ước tính khoảng từ 40 – 70 lít loang trên nền khu vực cột bơm xăng dầu.
b) Thời gian xảy ra sự cố: vào lúc 08h00 sáng
c) Phương án triển khai ứng phó 
Người phát hiện sự cố la hét để báo động tới những người xung quanh về sự cố trên.
Sau khi ghi nhận thông tin và xác minh tính xác thực của sự cố, Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu nhanh chóng thông báo:
- Thành viên Đội ƯPSCTD của Trạm xăng dầu khẩn trương chuyển thiết bị đến khu vực xảy ra sự cố và triển khai các hoạt động ứng phó sự cố.
- BCH ƯPSCTD của Công ty chuẩn bị huy động phương tiện, trang thiết bị ứng phó hỗ trợ công tác ứng phó dầu tràn. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm, loại sự cố, mức độ sự cố...
Đồng thời, Chỉ huy hiện trường sẵn sàng thông báo đề nghị sự hỗ trợ của lực lượng chính quyền địa phương nếu như SCTD vượt quá tầm kiểm soát của cơ sở như:
- P. Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế qua số 114 để hỗ trợ triển khai công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực.
- Công an huyện A Lưới, Công an xã Phú Vinh , hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực.
- UBND huyện A Lưới, UBND xã Phú Vinh hỗ trợ thông báo cho người dân xung quanh khu vực Trạm xăng dầu ngắt các thiết bị điện, không sử dụng các nguồn nhiệt, nguồn lửa đề phòng cháy nổ.
Sau khi nhận thông tin sự cố, BCH ƯPSCTD Công ty sẵn sàng thông báo, huy động lực lượng ứng phó bên ngoài nếu SCTD vượt quá tầm kiểm soát:
- Văn phòng thường trực BCH PCTT & TKCN tỉnh và Trực ban BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh về công tác ứng phó và đề nghị nguồn lực nếu cần để tăng cường hiệu quả cho công tác ƯPSCTD.
- Trạm xăng dầu trưởng các Trạm xăng dầu xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị sẵn sàng tham gia hỗ trợ ứng phó khi có lệnh điều động.
Đội ƯPSCTD nhanh chóng trang bị đồ bảo hộ chống nhiễm dầu, có mặt tại hiện trường phân chia nhiệm vụ, công tác (ứng phó khẩn cấp; y tế, hậu cần; PCCC; bảo vệ hiện trường) như đã phân công ở trên và thực hiện các công tác ứng phó dưới sự chỉ đạo của Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng, cụ thể:
- Công tác ứng phó khẩn cấp:
+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện dẫn vào khu vực sự cố và cấm các hoạt động gây ra tia lửa và tỏa nhiệt đề phòng cháy nổ.
+ Phối hợp với các nhân viên tại khu vực cột bơm thông báo, dừng hoạt động bơm hàng cho khách.
- Công tác y tế, hậu cần chuyển các vật tư ý tế đến hiện trường để sơ cứu tại chỗ hoặc điện thoại xe cấp cứu qua số 115 đưa người bị thương đi sơ cứu/cấp cứu (nếu có) và chuẩn bị lương thực, nước uống cho lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường.
- Công tác PCCC vận chuyển bình bọt MFZT35, bình bọt MFZ8, bình MT5 đến vị trí xảy ra sự cố để xử lý ngay đám cháy nhỏ ban đầu không để cháy lan thành đám lửa lớn.
- Công tác thu gom dầu tràn triển khai các hoạt động:
+ Lực lượng tại Trạm xăng dầu di chuyển bộ ứng phó khẩn cấp đến hiện trường tiến hành:
• Kết nối các đoạn phao quây thấm dầu, triển khai phao quây thấm dầu theo hướng vết dầu loang và sử dụng cát vàng rải vòng ngoài để cô lập vị trí dầu tràn;
• Sử dụng tấm thấm và bột thấm dầu để thấm hút lượng dầu tràn trên mặt nền khu vực bán hàng;
• Thu gom các tấm thấm dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Chuyển dầu thu hồi và bao đựng chất thải nguy hại về Khu vực lưu, chứa chất thải nguy hại của Trạm xăng dầu và yêu cầu Công ty ký kết hợp đồng xử lý CTNH thu gom và vận chuyển đi xử lý đúng nơi quy định.
- Sau khi kết thúc quá trình ứng phó sự cố tràn dầu, Công ty sẽ lập báo cáo gửi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh. Phối hợp tiến hành đánh giá môi trường và lập báo cáo môi trường gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Đường ống công nghệ từ bể đến cột bơm

a) Tình huống giả định: Khi đang xuất bán xăng dầu cho xe khách tại công đoạn bán lẻ xăng dầu thì nhân viên bán hàng phát hiện đường ống công nghệ bị thủng, gãy vỡ dẫn đến xăng dầu trong rãnh công nghệ phun trào ra ngoài. Khối lượng xăng dầu tràn ra ngoài khoảng 600 lít loang trên rãnh công nghệ và sàn nền Trạm xăng.
b) Thời gian xảy ra sự cố: vào lúc 21h30
c) Phương án triển khai ứng phó:
Khi phát hiện sự cố, nhân viên trực tại Trạm xăng dầu nhanh chóng thông báo cho Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu bằng điện thoại và nhanh chóng di chuyển bộ ứng phó khẩn cấp và các trang thiết bị PCCC đến vị trí xảy ra sự cố.
Sau khi ghi nhận thông tin và xác minh tính xác thực của sự cố, Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu nhanh chóng thông báo:
- Thành viên Đội ƯPSCTD của Trạm xăng dầu khẩn trương chuyển thiết bị đến khu vực xảy ra sự cố và triển khai các hoạt động ứng phó sự cố.
- BCH ƯPSCTD của Công ty chuẩn bị huy động phương tiện, trang thiết bị ứng phó hỗ trợ công tác ứng phó dầu tràn. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm, loại sự cố, mức độ sự cố...
Đồng thời, Chỉ huy hiện trường sẵn sàng thông báo đề nghị sự hỗ trợ của lực lượng chính quyền địa phương nếu như SCTD vượt quá tầm kiểm soát của cơ sở như:
- P. Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế qua số 114 để hỗ trợ triển khai công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực.
- Công an huyện A Lưới, Công an xã Phú Vinh , hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực.
- UBND huyện A Lưới, UBND xã Phú Vinh hỗ trợ thông báo cho người dân xung quanh khu vực Trạm xăng dầu ngắt các thiết bị điện, không sử dụng các nguồn nhiệt, nguồn lửa đề phòng cháy nổ.
Sau khi nhận thông tin sự cố, BCH ƯPSCTD của Công ty sẵn sàng thông báo, huy động lực lượng ứng phó bên ngoài nếu SCTD vượt quá tầm kiểm soát:
- Văn phòng thường trực BCH PCTT & TKCN tỉnh và Trực ban BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh về công tác ứng phó và đề nghị nguồn lực nếu cần để tăng cường hiệu quả cho công tác ƯPSCTD.
- Trạm xăng dầu trưởng các Trạm xăng dầu xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị sẵn sàng tham gia hỗ trợ ứng phó khi có lệnh điều động.
Đội ƯPSCTD nhanh chóng trang bị đồ bảo hộ chống nhiễm dầu, có mặt tại hiện trường phân chia nhiệm vụ, công tác (ứng phó khẩn cấp; y tế, hậu cần; PCCC; bảo vệ hiện trường) như đã phân công ở trên và thực hiện các công tác ứng phó dưới sự chỉ đạo của Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng, cụ thể:
- Công tác ứng phó khẩn cấp:
+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện dẫn vào khu vực sự cố và cấm các hoạt động gây ra tia lửa và tỏa nhiệt đề phòng cháy nổ.
+ Phối hợp với các nhân viên tại khu vực cột bơm thông báo, dừng hoạt động bơm hàng cho khách.
- Công tác y tế, hậu cần chuyển các vật tư ý tế đến hiện trường để sơ cứu tại chỗ hoặc điện thoại xe cấp cứu qua số 115 đưa người bị thương đi sơ cứu/cấp cứu (nếu có) và chuẩn bị lương thực, nước uống cho lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường.
- Công tác PCCC thường trực tại các trang thiết bị PCCC (bình bọt MFZT35, bình bọt MFZ8, bình MT5) để xử lý ngay đám cháy nhỏ ban đầu không để cháy lan thành đám lửa lớn.
- Tổ thu gom dầu tràn triển khai các hoạt động:
+ Lực lượng tại Trạm xăng dầu thực hiện:
• Kết nối các đoạn phao quây thấm dầu, triển khai phao quây thấm dầu theo hướng vết dầu loang và sử dụng cát vàng rải vòng ngoài để cô lập vị trí dầu tràn;
• Sử dụng tấm thấm và bột thấm dầu để thấm hút lượng dầu tràn trên mặt nền khu vực rãnh công nghệ và mặt nền Trạm xăng;
• Thu gom các tấm thấm dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Sau khi có mặt tại hiện trường, lực lượng của các Trạm xăng dầu xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo Chỉ huy hiện trường và phối hợp với lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của Trạm xăng dầu sử dụng tấm thấm và bột thấm dầu để làm sạch mặt nền.
•  Triển khai phao quây thấm dầu trong mương thu gom nước thải của Trạm xăng dầu
•  Chuyển dầu thu hồi và bao đựng chất thải nguy hại về khu vực lưu, chứa chất thải nguy hại của Trạm xăng dầu và yêu cầu Công ty ký kết hợp đồng thu gom CTNH thu gom và vận chuyển đi xử lý đúng nơi quy định.
• Thu gom các tấm thấm dầu, phao quây dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Để xử lý lượng dầu tràn ra trong bể tách dầu mỡ: Thuê bơm hút dầu để hút toàn bộ lượng dầu trong bể tách dầu mỡ sang bể hoặc thùng chứa.
+ Đất, cát nhiễm dầu trong mương thu gom nước thải và bể tách dầu mỡ được xử lý bằng bột thấm hút dầu.
- Sau khi kết thúc quá trình ứng phó sự cố tràn dầu, Công ty sẽ lập báo cáo gửi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh. Phối hợp tiến hành đánh giá môi trường và lập báo cáo môi trường gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Khu vực bể chứa xăng dầu

a) Tình huống giả định: Bồn chứa dầu bị nứt, thủng dầu thấm vào đất và tràn ra xung quanh tại khu vực bồn bể do động đất hoặc bão lũ hoặc hiện tượng thời tiết bất thường. Khối lượng xăng dầu tràn ra ngoài khoảng từ 30 lít đến 100.000 lít, chảy loang ra khu vực xung quanh, chảy vào mương thu gom nước và chảy về bể tách dầu mỡ của Trạm xăng.
b) Thời gian phát hiện sự cố: vào ban đêm lúc 01h20.
c) Phương án triển khai ứng phó
Vào ban đêm, Trạm xăng dầu bố trí 2 nhân viên trực, khi phát hiện sự cố, nhân viên trực tại Trạm xăng dầu nhanh chóng thông báo cho Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu bằng điện thoại và nhanh chóng di chuyển bộ ứng phó khẩn cấp và các trang thiết bị PCCC đến vị trí xảy ra sự cố.
Sau khi ghi nhận thông tin và xác minh tính xác thực của sự cố, Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng dầu nhanh chóng thông báo:
- Thành viên Đội ƯPSCTD của Trạm xăng dầu khẩn trương chuyển thiết bị đến khu vực xảy ra sự cố và triển khai các hoạt động ứng phó sự cố.
- BCH ƯPSCTD Công ty nhanh chóng huy động phương tiện, trang thiết bị ứng phó và có mặt để hỗ trợ công tác ứng phó dầu tràn. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm, loại sự cố, mức độ sự cố.
Đồng thời, Chỉ huy hiện trường sẵn sàng thông báo đề nghị sự hỗ trợ của lực lượng chính quyền địa phương nếu như SCTD vượt quá tầm kiểm soát của cơ sở như:
- P. Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế qua số 114 để hỗ trợ triển khai công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực.
- Công an huyện A Lưới, Công an xã Phú Vinh , hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực.
- UBND huyện A Lưới, UBND xã Phú Vinh hỗ trợ thông báo cho người dân xung quanh khu vực Trạm xăng dầu ngắt các thiết bị điện, không sử dụng các nguồn nhiệt, nguồn lửa đề phòng cháy nổ.
Sau khi nhận thông tin sự cố, BCH ƯPSCTD Công ty thông báo, huy động lực lượng ứng phó bên ngoài nếu SCTD vượt quá tầm kiểm soát:
- Đơn vị bên ngoài có năng lực xử lý sự cố tràn dầu;
- Văn phòng thường trực BCH PCTT & TKCN tỉnh và Trực ban BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh về công tác ứng phó và đề nghị nguồn lực nếu cần để tăng cường hiệu quả cho công tác ƯPSCTD.
- Trạm xăng dầu trưởng các Trạm xăng dầu xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới và Tỉnh Thừa Thiên Huế huy động ít nhất 02 nhân viên của Trạm xăng dầu cùng phương tiện, trang thiết bị ứng phó và có mặt để hỗ trợ công tác ứng phó dầu tràn.
- Điều động 03 xe bồn đến Trạm xăng dầu số 22 để hỗ trợ công tác vận chuyển toàn bộ khối lượng xăng dầu ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
Đội ƯPSCTD nhanh chóng trang bị đồ bảo hộ chống nhiễm dầu, có mặt tại hiện trường phân chia nhiệm vụ, công tác (ứng phó khẩn cấp; y tế, hậu cần; PCCC; bảo vệ hiện trường) như đã phân công ở trên và thực hiện các công tác ứng phó dưới sự chỉ đạo của Đội trưởng Đội ƯPSCTD Trạm xăng, cụ thể:
- Công tác y tế, hậu cần chuyển các vật tư ý tế đến hiện trường để sơ cứu tại chỗ hoặc điện thoại xe cấp cứu qua số 115 đưa người bị thương đi sơ cứu/cấp cứu (nếu có) và chuẩn bị lương thực, nước uống cho lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường.
- Công tác PCCC thường trực tại các trang thiết bị PCCC (bình bọt MFZT35, bình bọt MFZ8, bình MT5) để xử lý ngay đám cháy nhỏ ban đầu không để cháy lan thành đám lửa lớn.
- Công tác thu gom dầu tràn triển khai các hoạt động:
+ Lực lượng tại Trạm xăng dầu di chuyển bộ ứng phó khẩn cấp đến hiện trường, tiến hành:
• Kết nối các đoạn phao quây thấm dầu, triển khai phao quây thấm dầu theo hướng vết dầu loang và sử dụng cát vàng rải vòng ngoài để cô lập vị trí dầu tràn;
• Sử dụng tấm thấm và bột thấm dầu để thấm hút lượng dầu tràn trên mặt nền khu vực bồn bể;
• Thu gom các tấm thấm dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Sau khi có mặt tại hiện trường, lực lượng của các Trạm xăng dầu xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo Chỉ huy hiện trường và phối hợp với lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của Trạm xăng dầu số 22;
• Kết nối các đoạn phao quây thấm dầu để cô lập vị trí dầu tràn và triển khai phao quây thấm dầu trong mương thu gom nước thải của Trạm xăng;
• Sử dụng tấm thấm và bột thấm dầu để thấm hút lượng dầu tràn trên mặt nền khu vực mương thu gom nước thải và bể tách dầu mỡ;
• Thu gom các tấm thấm dầu đã hết khả năng thấm hút đựng trong bao chứa chất thải nguy hại, thắt chặt nút dây buộc để hơi dầu không thoát ra ngoài.
+ Sau khi đến hiện trường, lực lượng đơn vị ứng phó được thuê từ bên ngoài báo cáo chỉ huy hiện trường và phối hợp triển khai các hoạt động ứng phó.
• Sử dụng tấm thấm dầu, bột thấm dầu làm sạch mặt nền khu vực bồn bể;
•  Tháo dở bể chứa đưa bể lên trên mặt đất, thu gom toàn bộ khối lượng đất nhiễm xăng dầu. Một phần đất nhiễm dầu sẽ được xử lý bằng bột thấm hút xăng dầu và một phần sẽ được Công ty ký kết hợp đồng ký kết thu gom CTNH vận chuyển và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.
+ Chuyển dầu thu hồi và bao đựng chất thải nguy hại về Khu vực lưu, chứa chất thải nguy hại của Trạm xăng dầu và yêu cầu Công ty ký kết hợp đồng ký kết thu gom CTNH thu gom và vận chuyển đi xử lý đúng nơi quy định.
- Trường hợp khi sự cố tràn dầu bắt đầu diễn biến phức tạp, vượt khả năng ứng phó của Công ty và quy mô sự cố >20 tấn, BCH ƯPSCTD của Công ty sẽ thông báo, báo động cho Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để hỗ trợ ứng phó:
+ Điều động lực lượng tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực cơ sở. Trong trường hợp cần thiết có thể ngăn chặn phương tiện không cho lưu thông trên đường Nguyễn Tất Thành và các tuyến đường xung quanh cơ sở.
+ Điều động lực lượng tham gia hỗ trợ di tản người dân cùng tài sản xung quanh khu vực cơ sở khi cần thiết.
+ Điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom dầu tràn.
+ Điều động phương tiện, thiết bị, nhân lực hỗ trợ hướng dẫn công tác xử lý sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường, quản lý chất thải sau thu gom, điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau dầu tràn.
- Sau khi kết thúc quá trình ứng phó sự cố tràn dầu, Công ty sẽ lập báo cáo gửi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh. Phối hợp tiến hành đánh giá môi trường và lập báo cáo môi trường gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com