Dự án đầu tư trang trại nuôi heo công nghệ cao quy mô 16.000 con heo thịt hậu bị

Dự án đầu tư trang trại nuôi heo công nghệ cao quy mô 16.000 con heo thịt hậu bị. Chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

Ngày đăng: 09-08-2024

210 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. i

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .

1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. 1

1.3. Căn cứ pháp lý. 3

CHƯƠNG II: NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN.. 5

2.1. Nhu cầu thị trường. 5

2.2. Môi trường đầu tư. 6

CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN.. 10

3.1. Địa điểm đầu tư dự án. 10

3.2. Điều kiện tự nhiên. 10

3.3. Tình hình kinh tế xã hội vùng dự án. 12

CHƯƠNG IV:HẠNG MỤC ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT. 14

4.1. Hạng mục đầu tư. 14

4.9. Nhu cầu sử dụng đất 24

4.10. Tiến độ thực hiện dự án. 24

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT. 25

5.1. Qui trình chăn nuôi 25

5.2. Nguyên tắc chăn nuôi an toàn. 25

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 32

6.1. Đánh giá tác động môi trường. 32

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.. 38

7.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư. 38

7.2. Nội dung đầu tư. 38

7.2.2. Nguồn vốn đầu tư. 39

7.3. Phưong án trả nợ. 40

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.. 42

8.1. Cơ sở tính toán. 42

8.2. Chi phí – Doanh thu – Lợi nhuận. 43

8.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án 48

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN.. 51

10.1. Kết luận. 51

10.2. Kiến nghị 51

 

CHƯƠNG I:

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Chủ đầu tư:

- Đơn vị đầu tư: CÔNG TY KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU

- Tên Công ty viết tắt: CÔNG TY ........ GIA LAI

- Người đại diện theo pháp luật: ..........

- Chức vụ: Tổng Giám đốc.

- Địa chỉ: ............, Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai

Tel:   ............

Fax:   ...........

Email: ...........

Webiste: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .......... do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 23/11/2000. Đăng ký thay đổi lần thứ 19 ngày 25 tháng 04 năm 2013.

- Vốn điều lệ: 700.000.000.000 đồng ( Bảy trăm tỷ đồng).

1.2. Dự án đầu tư:

- Tên dự án:  Dự án đầu tư trang trại nuôi heo công nghệ cao;

- Địa điểm đầu tư: ................., huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

- Diện tích khu đất: 14,29 ha;

-  Mô hình chăn nuôi : Chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

- Đối tượng phục vụ  : Đáp ứng nhu cầu lượng thịt ngày một tăng của thị trường trong và ngoài tỉnh. Dự án xác định rõ đối tượng phục vụ là các lò mổ nằm trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, với phương châm “mang nguồn thực phẩm sạch cho cộng đồng”, đồng thời thực hiện mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp bà con nông dân chăn nuôi xóa đói giảm nghèo.

- Quy mô dự án: Qui mô trang trại nuôi 16.000 con heo thịt: Diện tích xây dựng chuồng trại 39.752 m2; đường giao thông 44.559 m2, cây xanh thảm cỏ: 58.589 m2; Tổng nhu cầu sử dụng đất: 142.900m2;

- Mục tiêu đầu tư: Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao quy mô 16.000 con heo hậu bị có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế địa phương và của doanh nghiệp. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; đưa ứng dụng công nghệ chăn nuôi mới, đạt năng suất và hiệu quả cao.

- Hình thức đầu tư : Chủ đầu tư bỏ vốn một phần và vay ngân hàng thương mại.

- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

- Tổng mức đầu tư: 86.503.000.000 Đồng (Tám mươi sáu tỷ năm trăm lẻ ba triệu đồng);

Dự án đầu tư từ nguồn vốn chủ đầu tư tự huy động và vốn vay ngân hàng thương mại, cụ thể:

+ Vốn chủ đầu tư tự huy động (30%): 25.950.900.000  đồng;

+ Vốn vay ngân hàng thương mại (70%):    60.552.100.000  đồng;

- Tiến độ thực hiện:

+ Thời gian xây dựng Dự án: Từ tháng 02/01/2021 – 30/09/2021;

+ Thời gian vận hành thử: Từ tháng 01/10/2022 –31/12/2022;

+ Thời gian hoạt động kinh doanh: Từ tháng 01/2023 – 01/2053;

1.3. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/201/QH 13 ngày 26/11/2014;

- Căn cứ Luật đầu tư số 67/2014/QH 13 ngày 26/11/2014;

- Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH 11 ngày 14/6/2005;

- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Căn cứ Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Căn cứ vào Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014.

- Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ qui định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;- Căn cứ Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014.

- Căn cứ vào Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/03/2016 về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

-Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

- Căn cứ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014.

- Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008.

- Căn cứ Nghị định số: 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

CHƯƠNG II:

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Nhu cầu thị trường

Từ trước đến nay thịt lợn (heo) luôn là một loại thức ăn thông dụng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, khi thu nhập của người dân tăng lên, đời sống đã được cải thiện, mọi người đều có nhu cầu nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình và nhu cầu về các loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được nâng cao trong đó có thịt lợn (heo). Như ở trên đã nói, tỉnh Gia Lai là địa bàn rất có ưu thế về phát triển mô hình chăn nuôi trang trại và thực tế đã trở thành vùng chăn nuôi trọng điểm của cả nước.

Qua nghiên cứu thị trường cho thấy nhu cầu tiêu thụ thịt heo sạch và chất lượng cao ngày một tăng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cùng với đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

  1. Thị trường xuất khẩu:

Theo xu hướng chung trên thế giới, nhu cầu thịt heo ngày càng tăng. Các nước phát triển hiện nay không con nuôi heo theo mô hình nhỏ lẻ cá thể hiệu quả thấp như nước ta hiện nay. Họ đã chú trọng phát triển mô hình chăn nuôi công nghệ cao tạo ra sản phẩm số lượng lớn - tránh dịch bệnh - xử lý tốt môi trường - ít phụ thuộc vào sự khắc nghiệt của khí hậu ở các khu vực khác nhau.

Trong số các nước ở gần Việt Nam, Thái Lan là điển hình về phát triển nuôi heo công nghiệp hiện đại đạt hiệu quả kinh tế cao, khả năng cung cấp thịt heo siêu nạc dồi dào không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dành cho xuất khẩu với kim ngạch rất cao. Công nghiệp chăn nuôi heo Thái Lan đã phát triển vượt bậc, cung ứng cho thị trường sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao mà chúng ta có thể tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm cho ngành chăn nuôi trong nước.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về sản phẩm heo thịt gia súc nói chung và thịt heo nói riêng hiện còn thấp, trong khi hiện nay nhu cầu của thế giới về sản phẩm này rất cao và nguồn cung ứng lại thiếu. Ngành chăn nuôi của chúng ta hiện nay đang trong tình trạng nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, chất lượng chưa cao trong khi chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Vì vậy, phương hướng phát triển chăn nuôi heo theo mô hình công nghiệp hiện đại là cần thiết nhằm tăng nhanh sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của đất nước.

  1. Thị trường trong nước:

Trong cơ cấu khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của người Việt Nam, thịt heo và cá là thành phần không thể thiếu và nhu cầu ngày càng tăng theo mức sống ngày càng tăng cao của người dân. Trong khi đó, nguồn cung cấp chưa đảm bảo ổn định do thiếu cơ sở chăn nuôi công nghiệp. Do vậy, thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chăn nuôi là rất lớn và có tương lai.

Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập tích cực vào kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân ngày càng cao đòi hỏi các sản phẩm tiêu dùng trong đó có thịt heo phải được sản xuất và phân phối theo các tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Chăn nuôi heo tập trung theo các mô hình trang trại đã được chuẩn hóa, phù hợp với các quy định về vệ sinh phòng dịch, đảm bảo môi trường đang được khuyến khích và từng bước mang lại các kết quả rất khả quan. Các sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo tập trung đang từng bước chiếm lĩnh các điểm phân phối hiện đại (các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh) lẫn các điểm phân phối truyền thống (chợ). Việc đầu tư xây dựng trang trại heo hậu bị theo quy trình tập trung, chuyên môn hóa nhằm hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất thực phẩm từ thịt heo là vấn đề đang được khuyến khích nhân rộng. Để khai thác hiệu quả của diện tích đất không phù hợp cho cây cao su phát triển nằm trong Dự án trồng cao su, việc triển khai đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo là điều cần thiết.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến đổi về khí hậu, môi trường sống ngày càng bị đe dọa cùng với sự biến đổi về các yếu tố xã hội ngày càng có tác động mạnh mẽ như tỷ lệ sinh đẻ, sự tự hóa hoặc lão hóa của dân số, quy mô gia đình…

Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thịt của thị trường ngày một tăng cao, trong khi đó người dân trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng từ 60% đến 70% thịt mỗi ngày, cho thấy lượng thịt thiếu so với nhu cầu thị trường là rất lớn, nguyên nhân chính là cung cấp lượng thịt hơi cho các lò mổ không đủ.                         

Bên cạnh đó do mức sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao thêm, đòi hỏi lượng thịt mỗi ngày cũng phải tăng theo để đảm bảo dinh dưỡng, chất đạm, chất béo và an toàn thực phẩm cho người dân. Đặc biệt tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây nguyên nói  chung, nhu cầu chăn nuôi của bà con rất cao, nhưng vì ảnh hưởng môi trường xung quanh, nguồn lương thực sẵn có còn để lãng phí rất nhiều, nguồn vốn còn hạn chế,... Do đó đây là lý do để chủ đầu tư thực hiện dự án.

2.2.Môi trường đầu tư

2.2.1. Môi trường tự nhiên

Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức thực hiện các Dự án đầu tư trồng cây cao su trên địa bàn các huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Bên cạnh vườn cao su phát triển tốt và đã đưa vào khai thác kinh doanh, trong vùng Dự án còn có một số phần diện tích khoảng từ 10 đến 20 ha bị ngập úng, cây cao su kém phát triển nằm manh mún, rải rác tại một số khu vực gần bờ lô, hợp thủy, cách xa suối và khu dân cư, không chồng lấn đất canh tác của dân hoặc rừng tự nhiên, phù hợp cho việc phát triển dự án Trang trại chăn nuôi công nghệ. Trong các khu đất không có các công trình công cộng, an ninh quốc phòng.

Hình ảnh 1: Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trên cơ sở những phân tích trên có thể kết luận địa điểm triển khai dự án: Khu đất đã lựa chọn đáp ứng được về diện tích và các điều kiện xây dựng trang trại chăn nuôi heo thịt. Địa điểm có thuận lợi về giao thông và các hạ tầng cơ sở như cấp điện, thông tin liên lạc. Mặt bằng dễ san lấp, độ cao nền đảm bảo phục vụ cho việc xây dựng, nền đất ổn định, khi xây dựng công trình không phải gia cố.

2.2.2. Môi trường công nghệ

Ngày nay yếu tố công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, thay đổi về công nghệ có thể cho ta thu được lợi nhuận rất cao và đặt biệt là các công nghệ mới có phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều yếu tố: xã hội, môi trường, sinh thái, chất lượng,... Vì vậy chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở đi trước về phương pháp chọn giống phù hợp, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi như thế nào để thu được chất lượng thịt tốt, chống ô nhiễm môi trường, năng suất và trọng lượng cơ thể lợn (heo) được cải thiện và có hiệu quả cao.

Thực tế chứng minh, việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học là giải pháp đưa các trang trại chăn nuôi lợn vượt qua những tác động, khó khăn trong thời gian dịch tả lợn Châu Phi hoành hành trên toàn tỉnh. Trong tiến trình tái đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi, mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại, đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích, vận động người dân xây dựng; từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, rủi ro cao…

Trong phát triển chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, việc xây dựng các chuỗi liên kết là một trong những yêu cầu quan trọng. Bước đầu trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Đây được coi là chuỗi liên kết bền vững thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi là hướng đi đầy triển vọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Chăn nuôi theo hướng công nghệ cao còn góp phần quan trong trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và cung ứng cho thị trường sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

2.2.3. Chính sách của nhà nước

Trong những năm trở lại đây nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng sâu,vùng xa, vùng có những khó khăn, bằng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, đã tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn làm giàu.

Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo đảm bảo hầu hết số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tăng cường quy mô cho vay, trả lãi ưu đãi, cơ chế vay phù hợp.

Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp sẽ tăng từ khoảng 30% năm 2020 thành 50% vào năm 2025. Nhằm đạt được chỉ tiêu trên, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo mô hình trang trại mà dự án đang nhắm đến để thực hiện.

2.3. Lý do lựa chọn mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc chăn nuôi heo ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khi mà ngành chăn nuôi phát triển và hình thành các khu chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2020 cho thấy, hàng năm có khoảng 120 triệu tấn phân, 80 triệu tấn nước tiểu từ vật nuôi. Và vì thiếu nơi chôn lấp, thu gom do đó người dân thường chọn ao, hồ, kênh, mương, ven thôn xóm...để đổ, xả tràn lan. Bên cạnh đó việc thu gom, xử lý rác thải và chất thải trên địa bàn tỉnh hiện nay còn hạn chế. Việc xử lý môi trường trong chăn nuôi rất quan trọng, ở nước ta cũng đang tồn tại rất nhiều công nghệ xử lý các chất thải này. Một trong những công nghệ phải kể tới, công nghệ khí sinh học, công nghệ khí ngược dòng, vi sinh vật, hóa chất... trong đó có công nghệ mới là ĐLSH (đệm lót sinh học).

Nguyên liệu để làm ĐLSH là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột bắp, bã sắn hoặc có thể tận dụng phần rau, cải, cây trồng dư thừa của miền Tây … Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và chống ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn. Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn. Ngoài ra phần phân và đệm lót sau 2 đến 5 năm sẽ tái sử dụng cho trồng cây, cung cấp phân sinh học xanh, sạch và chất lượng cao.

 Tóm lại, trong quá trình chăn nuôi, người dân có thể tiết kiệm được 60-80% lượng nước; 60% chi phí lao động; giảm 20% chi phí thức ăn … Một phần về dịch bệnh cũng giảm và đặc biệt là có ý nghĩa lớn đối với vệ sinh môi trường, an toàn sinh học. Đây là mô hình phù hợp với hiện nay, chống ô nhiễm môi trường, không gây mùi hôi thối xung quanh, tận dụng triệt để nguồn lương thực sẵn có của địa phương, đơn giản và dễ làm. Mô hình này được Đảng và Nhà nước đã và đang khuyến khích phát triển trên cơ sở ưu đãi về vốn vay. Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức sẽ đầu tư mô hình ĐLSH này vào trại chăn nuôi heo và đây sẽ là mô hình mẫu nhằm thay thế cho phương pháp nuôi truyền thống của nông dân vùng Tây nguyên,  đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 2.4. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án

Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập đồng thời tận dụng những loại lương thực thừa có sẵn trong nông nghiệp như: rau, bắp, sắn, cám gạo,… đặc biệt nguồn phân lợn (heo) sau khi thải ra đã được xử lý bằng men sinh học, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón vi sinh phục vụ chăm sóc vườn cây cao su, hạn chế trên 95% mùi hôi thối,  góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong sạch. Tuy mô hình chưa được đi sâu vào cộng đồng, nhưng với quyết tâm, chúng tôi hi vọng mô hình sẽ được đông đảo bà con hưởng ứng và được quý cơ quan nhà nước hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Tạo cơ hội hợp tác bền vững, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực. Góp phần hiện đại hóa ngành chăn nuôi, đem lại bộ mặt phát triển mới cho nông nghiệp và nông thôn.

CHƯƠNG III

 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

3.1. Địa điểm xây dựng dự án:

Dự án “Trang trại nuôi heo công nghệ” được đầu tư tại Tiểu khu 919, xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Hình 2 Vị trí khảo sát đầu tư dự án

Huyện Chư Prông ở về phía tây nam của tỉnh Gia Lai, phía bắc giáp thành phố Pleiku và huyện Ia Grai; phía đông, đông nam giáp huyện Chư Sê; phía nam giáp tỉnh Đăk Lăk; phía tây nam giáp huyện Đức Cơ và tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Có đường biên giới chung với nước bạn Campuchia với chiều dài là 42 km.

3.2. Điều kiện tự nhiên:

3.2.1.Đặc điểm địa chất, địa hình

- Đất đai: Đất đai Chư Prông chủ yếu là loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan và đen xám. Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét ít, chứa hàm lượng limom và cát mịn cao, mùn nhiều ở tầng mặt, giàu chất lân và kali phù hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn và dài ngày như đậu đỗ các loại, mè, lạc, chè, cao su, cà phê, hồ tiêu... Bên cạnh đó cũng có một số diện tích không phù hợp phát triển nông nghiệp cao su, phải chuyển đổi sang đầu tư đất năng lượng, cây công nghiệp ngắn ngày: mía đường ... đã được Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương tại các văn bản liên quan.

- Địa hình: Chư Prông thuộc cao nguyên Pleiku. Địa hình này có dạng vòm, đỉnh ở Chư Hdrung (Hàm Rồng) có độ cao 1.028m, quốc lộ 14 phân chia cao nguyên thành hai phần: sườn đông và sườn tây. Địa bàn huyện Chư Prông nằm ở sườn tây, có độ cao trung bình từ 700 - 800m, giảm dần về phía tây nam còn khoảng 200 - 300m.

Hình 3: Vị trí địa lý huyện Chư Prông

Hệ thống núi ở Chư Prông thuộc dãy Chư Djú, độ cao thấp dần về phía Tây Nam đến giáp biên giới Campuchia. Đỉnh cao nhất là Chư Prông 732m nằm về phía tây nam huyện. Ngoài ra còn có các dãy núi quanh vùng có độ cao trung bình trên dưới 500m.

- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Chư Prông mang đặc tính chung của khí hậu vùng cao nguyên Pleiku. Nhiệt độ trung bình 21,6°C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm không lớn (tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trên dưới 5°C). Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ 23,8°C; tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng đạt 18,6°C. Biên độ nhiệt dao động trong năm là 5,2°C. Nằm trong vùng khí hậu của Tây Nguyên, Chư Prông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5, đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Với thời gian 6 tháng mùa mưa kéo dài trong năm nên lượng mưa trên địa bàn chiếm 90% và có độ ẩm khá cao. Trong khi đó vào mùa khô do lượng mưa thấp, độ ẩm giảm, bên cạnh đó chế độ gió đông và đông bắc thổi mạnh nên lượng bốc hơi nước lớn, thường thiếu nước, gây khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do thuộc vùng cao nguyên Pleiku nên chế độ gió vùng Chư Prông cũng chịu ảnh hưởng gió mùa khu vực Đông Nam Á và thay đổi theo từng mùa. Mùa khô (đông) gió đông bắc, mùa mưa (hè) hướng chủ yếu là gió Tây và Tây Nam. Vào mùa khô, gió Tây khô nóng đã ảnh hưởng đến độ ẩm, nên thường gây hạn hán.

- Đặc điểm thủy văn: Do địa hình nghiêng dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam nên hệ thống suối trong huyện đều đổ về phía Tây Nam. Suối Ia Drăng, Ia Lốp chính là các nhánh của sông Sêrê Pok ở phía Tây Nam tỉnh bắt nguồn từ phía Tây dãy Hdrung. Lưu vực chiếm toàn bộ diện tích huyện Chư Prông và một phần phía Tây huyện Chư Sê tạo nên vùng trũng Ia Ga, Ia Mơr. Suối Ia Drăng chảy từ địa phận xã Ia Phìn, qua thị trấn, xã Ia Drăng, Ia Bòong, Ia Púch đổ về phía huyện Đức Cơ. Suối Ia Lốp chảy từ xã Ia Lâu, qua Ia Piơr sang địa phận tỉnh Đăk Lăk. Ngoài ra, còn có các suối khác như suối Ia Púch chảy từ vùng Bàu Cạn, qua các xã Bình Giáo, Ia Drăng, Ia o, Ia Púch về hội tụ tại suối Ia Drăng thuộc địa phận xã Ia Púch. Suối Ia Mơr bắt nguồn từ vùng xã Ia Băng, qua Ia Tôr, Ia Kli, Ia Bòng, Ia Me, Ia Ga và Ia Mơr. Do bắt nguồn từ vùng đồi núi trọc, nên lượng sinh thủy ít, nhưng vì nằm trong vùng mưa lớn của tỉnh nên đó chính là nguồn cung cấp nước quan trọng cho huyện Chư Prông và Chư Sê.

3.3. Tình hình kinh tế-xã hội vùng Dự án:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện Chư Prông năm 2020 ước đạt 74.248 ha đạt 100,89%KH, tăng 1,14% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 45.221 tấn đạt 106,38%KH, bằng 98,75% so với cùng kỳ, trong đó thóc 18.671 tấn đạt 126,1%KH.

Chăn nuôi: tổng đàn gia súc của huyện Chư Prông là 48.434 con, đạt 100,1% KH, tăng 0,51% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn, đến nay đã có 1.054 con lợn bệnh bị tiêu hủy với trọng lượng 56.926 kg. UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để triển khai chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, ban hành quyết định công bố dịch. Trong đó, tập trung chủ yếu các nhiệm vụ như: Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời vùng có ổ dịch và vùng bị uy hiếp; cử cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn; tổ chức tiêu hủy lợn bị bệnh; phun hóa chất khử trùng tiêu độc; hỗ trợ kinh phí cho các hộ có lợn bị tiêu hủy… Đến nay, các hộ dân có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong đợt 1 đã được hỗ trợ kinh phí 234.496.000 đồng.

Giao thông, Thương mại - Dịch vụ: Trên địa bàn huyện hiện có 07 chợ dân sinh, 03 trung tâm mua sắm và siêu thị tổng hợp, hàng trăm đại lý, cửa hàng tạp hóa bán lẻ, 10 nhà hàng tổ chức ăn uống, tổ chức tiệc cưới ở các xã, thị trấn...Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các thành phần kinh tế và các ngành trong năm là 2.012 tỷ đồng, đạt 100,1% KH, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Công nghiệp – Xây dựng; đền bù GPMB: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển về số lượng và quy mô sản xuất, cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng cũng như tiêu thụ sản phẩm của nhân dân. Một số sản phẩm chủ yếu như xay xát lương thực 26.620 tấn đạt 102%KH; đá xây dựng 184.400 m3 đạt 100%KH; điện sản xuất 56,380 triệu KW/h đạt 100%KH; phân vi sinh 16.830 tấn đạt 115,27%KH.

Công tác đền bù GPMB được triển khai theo đúng tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các nhà đầu tư trong công tác GPMB, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Y tế, dân số: hiện nay trên địa bàn huyện có 78 cơ sở hành nghề dược và 06 cơ sở hành nghề y tư nhân trong đó có 04 cơ sở có giấy phép hoạt động, 78 cơ sở được cấp giấy chứng nhận "thực hành tốt phân phối thuốc – GPP".

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Ước tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng số hộ trên địa bàn là 29.947 hộ với 130.116 người (dân số trung bình) đạt 99,7% KH tăng 1,59% so với cùng kỳ. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên đạt 1,25%.

>>> XEM THÊM: Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com