Lập dự án đầu tư trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu

Thuyết minh dự án đầu tư trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu. Quỹ đất của dự án: thuộc đất rừng sản xuất được quy hoạch sử dụng vào việc trồng cây chủ yếu là cây đậu đỏ và các loại cây lâm nghiệp khác mang lại giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống cho lao động tại địa phương.

Ngày đăng: 14-03-2023

656 lượt xem

Thuyết minh dự án sản xuất trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

Giới thiệu chủ đầu tư

Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (028) 3514 6426                       ;           Fax:   028 3911 8579

Mô tả sơ bộ dự án

-    Tên dự án: Đầu tư trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu

Quỹ đất của dự án: thuộc đất rừng sản xuất được quy hoạch sử dụng vào việc trồng cây chủ yếu là cây đậu đỏ và các loại cây lâm nghiệp khác mang lại giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống cho lao động tại địa phương.

I.1.1. Kỹ thuật chăm sóc cây đậu

I.1.1.1. Tưới nước, trồng dặm

Đặc tính cây đậu đỏ chịu hạn tốt nên bạn chỉ cần tưới nước 10 ngày 1 lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới nhiều.

Việc trồng dặm là điều quan trọng để đám đậu mọc đều nhau. Khi cây được 2 lá mầm, bạn kiểm tra và dặm lại những chỗ cây không nảy mầm. Thao tác phải nhẹ nhàng để không gây hại đến cây.

I.1.1.2. Bón phân

Các ứng dụng về phân bón, đặc biệt là vai trò của phân lân và Kalicacbonat sử dụng để bón vào giai đoạn cây đậu còn non và giai đoạn bắt đầu ra hoa là vô cùng quan trọng, có thể làm tăng năng suất đáng kể, nhất là trên đất nghèo đạm. Đất kiềm trung tính cho khả năng tổng hợp đạm của cây đậu đỏ là cao nhất. Kiểm tra hàm lượng lân và Kali trong đất để đảm bảo đầy đủ lượng phân bón để cây đậu đạt năng suất và hiệu quả. Bón phân cho cây đậu đỏ lần 1 khi chúng có độ cao từ 4-5 inches và lần 2 khi ra hoa và bắt đầu hình thành quả. Đậu đỏ yêu cầu phốt pho, kali và phân bón tương tự các loại đậu ăn khác.

Việc bón thúc nên thực hiện khi cây được 3 lá thật. Cung cấp phân đạm và kali vào gốc (cách gốc 10cm) kết hợp với việc xới xáo đất để cào phá váng và che lấp phân. Cuối cùng bạn nhổ cỏ và tưới nước để phân tan hết.

Sau 20 – 25 ngày nữa lại bón thêm đợt phân lân và kali để chuẩn bị nuôi hoa nuôi quả chất lượng.

Cây đậu đỏ trồng từ 2 – 3 năm mới thu hoạch.

Lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/2năm:

– Phân hữu cơ hoai mục: 20 – 25 tấn

– Đạm urê: 450 – 500 kg.

– Supe lân: 350 – 400 kg.

– Kalisunphát: 350 – 400 kg.

Phương pháp bón

– Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ  + ½ lượng phân lân và ¼ lượng phân kali, trộn đều bổ theo hốc sau đó lấp đất lại.

– Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng phân kali.

– Phân đạm được chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 – 4 lấn, kết hợp với các lần làm cỏ xới xáo, mỗi lần 60 – 70 kg/ha.

I.1.2. Làm cỏ, bấm ngọn

Nên thăm vườn đậu để xử lý cỏ dại kịp thời nhất là giai đoạn cây sắp ra hoa. Cùng với đó là kết hợp làm cỏ với vun gốc để cây đứng vững.

Khi trồng cây đậu đỏ đạt chiều cao 40 – 45cm, bạn nên bấm ngọn để cây nhảy nhánh nhiều và không cao thêm. Việc này thực hiện thường xuyên cho đến khi cây ra hoa kết quả.

I.1.3. Phòng trừ sâu bệnh

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỏ thường bị rầy rệp hay sâu đục quả tấn công. Người trồng có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nhưng lưu ý đến thời gian phun thuốc không quá gần thời gian thu hoạch.

I.2. Thu hoạch

Chỉ mất khoảng 45 – 55 ngày là có thể bắt đầu thu hoạch lứa đậu đỏ đầu tiên. Nên lựa những quả đã chuyển màu để hái trước.

Cứ thu đến khi cây sạch trái thì nhổ bỏ làm đất lại.

Sau khi thu hái, bạn không nên để đống mà háy phơi ngay. Cuối cùng là tách vỏ, loại bỏ tạp chất rồi phơi tiếp 1 – 2 nắng cho khô rồi bảo quản nơi khô ráo thoáng mát sử dụng dần hoặc bán.

Dự án trồng đậu đỏ xuất khẩu

Hình 4: Thu hái, tách hạt, phơi khô lại rồi sử dụng

I.3. Lợi ích khi trồng đậu đỏ

Đầu tư trồng đậu đỏ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, protid,lipid, glucid, vitamin A1, B1, B2, canxi, phốt pho, sắt,… nên rất bổ dưỡng. Bạn có thể dùng đậu đỏ để nấu xôi, nấu chè,…Theo nhiều nghiên cứu, loại đậu này có nhiều công dụng sau:

Giảm lượng đường trong máu , cung cấp protein cho cơ thể. Hỗ trợ chức năng não, thần kinh, giúp đẩy nhanh quá trình thu thập thông tin cũng như nhận thức của não bộ. Cải thiện chức năng tiêu hóa, ổn định đường ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Hỗ trợ chức năng tim mạch, hạ thấp lượng cholesterol, tránh nguy cơ đột quỵ, những bệnh mạch máu hay đau tim;Bổ sung năng lượng cho cơ thể, bảo vệ hệ xương, làm đẹp da. Phòng chống một số loại ung thư nhờ chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong hạt đậu.

I.4. Quy trình trồng trọt, thu hái đậu đỏ được công ty đưa vào dự án (Quy trình VietGap)

Khi thuyết minh dự án trồng cây đậu đỏ, quy trình thu hái đậu đỏ theo yêu cầu sản xuất VietGap theo TCVN 11892-1:2017

Các yêu cầu về đảm bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể Tiêu chuẩn VIETGAP cụ thể tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:

-   An toàn Thực phẩm - không gây nguy hại, ngộ độc cho người tiêu dùng;

-   An toàn cho môi trường và hệ sinh thái xung quanh;

-   An toàn lao động cho người sản xuất, canh tác nông nghiệp;

-   An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;

Khi canh tác nông nghiệp Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 các trang trại và người nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:

ĐÚNG LOẠI, nghĩa là loại thuốc, phân bón và vật tư sử dụng trong canh tác phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng thuốc và phân bón bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cây trồng;

ĐÚNG LIỀU LƯỢNG, nghĩa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp. Việc này vừa đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí do sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón mà lại không đem hiệu quả.

ĐÚNG LÚC, nghĩa là sử dụng phân bón đúng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt sinh vật gây hại, tránh sử dụng tràn lan vừa gây lãnh phí.

ĐÚNG THỜI GIAN CÁCH LY, nghĩa là ở thời điểm thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ từ 07 ngày

- 14 ngày tùy theo loại thuốc sử dụng) để đảm bảo không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm được thu hoạch.

I.4.1. Đặc điểm thực vật học

Giống đậu đỏ Adzuki có nguồn gốc Himalaya và phát triển chạy dài trên các vùng đất đông Á xuống đến Đông Nam Á. Đậu đỏ Adzuki thường được trồng nhiều ở Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước đông nam Á.

1. Chọn vùng trồng

Trồng cây đậu đỏ thích hợp với các loại đất khác nhau, chủ yếu là đất thoát nước tốt, thông thoáng. Các loại đất phù sa, đất thịt pha cát, đất nhiều mùn, đất ít sét, đất giồng, đất cồn cao, đất đỏ, đất đen xám đều có thể trồng được đậu. Độ pH thích hợp 7,5 – 9,5. Đất cần được cày xới tơi xốp, sạch cỏ. Nếu địa hình trũng thấp thì đất cần được đánh rãnh để thoát nước. Đất nên được cày sâu khoảng 40cm và vùi dập cỏ trước một tuần rồi sau đó bừa lại để tiến hành trồng. Nếu có nhiều cỏ hoang thì cần phun vi sinh vật phân giải cenlulose rồi cho cày lật cỏ ngay sau đó, để đất như vậy sau 2 tuần thì cho bừa đất lại trước khi lên liếp, bón lót để gieo trồng.

2. Kỹ thuật trồng.

Thời vụ gieo trồng

Thời vụ: Vụ Xuân: Gieo trồng từ 20/1-25/2; Vụ hè thu: Gieo trồng từ 1/7 và kết thúc xong trước ngày 5/8.

Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Đất được cày sâu 40 – 45 cm, cày bừa kỹ nhiều lần cho đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng trước. Dùng vôi bột (400 kg/ha) rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa cho nhỏ đất.

2.3.  Phân bón và kỹ thuật bón phân

* Lượng phân bón cho 1ha

Lượng phân bón cho 1 ha đất trồng đậu đỏ

* Cách bón

 -  Bón lót: Trộn đều toàn bộ phân chuồng và phân lân supe bón theo rạch trước khi trồng.

-   Bón thúc: Chia làm 2 đợt, kết hợp với chăm sóc.

2.4. Mật độ trồng và chăm sóc:

-   Xử lý hạt giống & gieo hạt: Theo tài liệu khuyến nông của bang New South Wales, Úc (Ken Motley và cộng sự, 2004) và theo khoảng cách trồng thực tế, mỗi lỗ gieo từ 3-5 hạt thì lượng hạt giống cần cho 1ha khoảng 45kg. Trước khi gieo phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nảy mầm đều. Có thể ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30o C với chế phẩm sinh học Tricho trong 7-8 giờ (qua 1 đêm) cho hạt nở đều rồi đem gieo hoặc gieo trực tiếp không qua ngâm ủ. Một lít Tricho ngâm cho 100kg hạt giống với khoảng 100-120 lít nước. Khi gieo hạt, đất phải đủ ẩm đặc biệt là đối với hạt chưa được ngâm. Lấp đất mỏng lên hạt và phủ rơm sau khi gieo là tốt nhất càng tốt (nhằm để hạn chế cỏ).Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên để tránh hiện tượng quá khô hoặc quá ẩm.

-   Mật độ trồng: Mật độ trồng thích hợp hàng cách hàng 45-50cm; cây cách cây 16-18 cm. gieo 5 hạt/hốc, sau gieo lấp một lớp đất mỏng dày 7 – 8cm phủ kín hạt. Không gieo hạt trực tiếp vào phân để tránh ảnh hưởng đến quá trình này mầm.

 (khoảng hơn 450.000 cây/ha)

-   Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

2.5. Chăm sóc

-   Dặm: Sau khi gieo trồng thường xuyên kiểm tra, trồng dặm những chỗ mất cây, mất khoảng.

-   Chăm sóc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, tỉa những chỗ mọc dầy chỉ để 1 cây/khóm, bón thúc lần 1 kết hợp xới phá váng lấp phân.

-   Chăm sóc lần 2: Khi cây có từ 5 - 6 lá, làm cỏ, bón thúc phân đợt 2, kết hợp xới xáo vun gốc.

+ Lượng bón: Mỗi lần bón 1/2 lượng phân đạm urê và 1/2 lượng phân kali clorua.

+ Cách bón: Bón cách gốc 6 - 8cm, tuyệt đối không để phân dính vào lá đậu tương sẽ làm cháy lá.

2.6. Phòng trừ sâu bệnh

*   Bệnh hại:

*Bệnh chết rạp cây con (Pythium ssp., Fusarium ssp.): đã ngâm hạt và xử lý hạt theo quy trình trên nên có thể kiểm soát được bệnh này ít nhất là 90%. Cần chú ý không để ngập úng ở giai đoạn cây con.

*Bệnh rỉ sắt và đốm khuẩn (Xanthomonas): Xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa khi tán lá quá dày và độ ẩm cao. Biện pháp phòng trị: nếu bệnh nặng thường xuyên trên một diện tích chuyên canh thì nên phun chế phẩm sinh học Trich định kỳ 30 ngày/ lần; phun làm 4 lần, mỗi lần 4-5lit/ha (liều lượng 1 lit pha 250-400lit nước). Nếu bệnh dịch nặng có thể dùng đồng đỏ đạt chuẩn hữu cơ hoặc dùng nước vôi trong để phun dập dịch với liều lượng 2,5-4kg vôi ngâm cho 100 lít nước vôi để qua đêm cho nguội là lắng trong, lấy nước vôi trong phun lên cây để hạn chế bệnh. Không tăng lượng vôi vì dễ gây nóng rụng lá.

- Phun chế phẩm sinh học nấm Tricho 12-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh hại cây đậu đỏ.

*   Sâu hại: Hiện nay các vùng trồng phía bắc ít bị sâu hại gây hại nhiều, số loài cũng không nhiều. Trong mùa có thể xuất hiện sâu xanh, sâu cuốn lá, rệp mềm, rệp sáp trắng.

-   Mật số sâu ít nên thăm đồng và bắt sâu thường xuyên.

 -  Mật số sâu nhiều gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất đậu thì dùng dịch trích để phòng trừ sâu hại. Sau đây là kết quả nghiên cứu dịch trích tỏi ớt gừng để trừ sâu hại như sau: Cách làm dịch chiết tam vị: Tỏi tép đâm nát, ớt cay băm nhỏ, Riềng hoặc gừng đâm nát, giã nhỏ rồi ngâm tất cả với rượu cao độ trong vòng 48 giờ. Lọc lấy nước trong, lưu trữ dịch trích trong bình kín ở nơi mát và ghi chú lên bình chứa. Khi nào cần thì mang ra sử dụng với liều lượng là rượu ngâm pha thêm nước và dầu ăn. Phun trừ sâu ăn lá, xua đuổi côn trùng chích hút, ruồi đục quả bầu bí, dưa leo khổ qua. Phun lên cây trái và cây rau đậu.

- Phun chế phẩm sinh học tuyến sáp tam sắc 12-15 ngày/ lần để phòng trừ sâu hại cây đậu đỏ.

2.7. Thu hoạch

Đậu đỏ Adzuki có thời gian thu hoạch 100 -115 ngày tùy vào nhiệt độ mùa vụ khi trồng. Thu những những trái đã chín vàng. Nếu trời nắng có thể để trái chín rộ thu 2-3 lần, cách nhau khoảng 5 ngày. Nếu trái chín đều khoảng 85% thì nên thu hết một lần. Sau khi thu hoạch, trái đậu được phơi hoặc sấy thật khô và tiến hành tách vỏ quả. Hạt đậu thu được sẽ được bảo quản nơi khô ráo trong kho và mang ra tiêu thụ. Đối với đồng bào miền cao thường thu về treo giàn trong nhà để cho khô.

CHƯƠNG II: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

II.1.Hình thức đầu tư  

Dự án đầu tư trồng cây đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu là cơ sở để phát triển tiềm năng nông sản tại địa phương.

Đầu tư xây dựng Dự án cây đậu đỏ ứng dụng công nghệ cao trên khu đất 100 Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa về đẩy mạnh lĩnh vực nông nghiệp địa phương, nhưng không làm mất đi tính đa dạng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các loại cây hiện trạng đã có.

II.2. Diện tích mặt bằng khu trang trại trồng trọt dự kiến

II.2.1.Quy mô và tính chất:

II.3. Lựa chọn mô hình đầu tư

II.3.1.Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm

  • Xưởng sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch:

  • Số lượng gồm 1 nhà, diện tích 450 m2.

  • Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 20 m dài 25 m, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…

  • Nhà văn phòng:

  • Diện tích 160 m2.

  • Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, xà gồ thép, lợp ngói, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính, nền lót đá granite. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.

  • Khu nhà đón khách, trưng bày giới thiệu sản phẩm cây đậu đỏ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu:

  • Diện tích 200 m2.

  • Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, xà gồ thép, lợp ngói, tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính, nền lót đá granite. Được bố trí các phòng khám đông y và các phòng chức năng.

  • Nhà bảo vệ; Cổng và hàng rào

  • Khu trồng cây đậu đỏ;

  • Khu bể nước dự trữ phục vụ tưới tiêu gồm 5 bể dung tích 50m3/cái.

Phân chia thành nhiều khu vực trồng đậu đỏ

Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024 đầu tư các hạng mục sau:

        * Đầu tư đường giao thông nội bộ;

        * Hồ chứa nước 05 cái dung tích 50 m3/cái;

         * Khu đón khách, đối tác và giới thiệu sản phẩm

         * Đầu tư kho chứa và bảo quản thành phẩm hạt đậu đỏ;       

II.3.2. Giải pháp xây dựng khu trồng cây đậu đỏ

  • Hệ thống tưới nước nhỏ giọt Isarel

Trong quá trình thực hiện trồng cây đậu đỏ công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt công nghệ Isarel cho các diện tích trồng, hệ thống này lấy nước từ sông, suối chảy qua của khu vực dự án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng nguyên liệu.

Bản vẽ thiết kế tổng thể cho các khu tưới

Gồm: Ba nhóm tưới (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3).

  • Mỗi nhóm tưới có 2 khu tưới lớn được phụ trách bởi 2 máy bơm, mỗi máy bơm 30Hp.

Chi tiết khu tưới:

  • Nhóm tưới 1: mỗi máy bơm phụ trách 6 lô tưới nhỏ, 2 máy bơm phụ trách 12 lô tưới nhỏ.

  • Nhóm 2: mỗi máy bơm phụ trách 8 lô tưới nhỏ, 2 máy bơm phụ trách 16 lô tưới nhỏ.

  • Nhóm 3: mỗi máy bơm phụ trách 6 lô tưới nhỏ, 2 máy bơm phụ trách 12 lô tưới nhỏ.

  • Mỗi lô tưới nhỏ có diện tích 1.25 ha (100 m x 125 m).

Chi tiết đường ống chính và hệ van khoá điều khiển từng lô tưới.

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI

III.1.Mô tả nông sản

III.1.1.Đặc điểm thực vật

- Đầu tư trang trại trồng đậu đỏ phải có hệ thống mương rãnh để tưới nước vào mùa khô, tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Tưới dặm nếu hạn kéo dài, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đến từng cây tiết kiệm nước tưới, giữ được độ ẩm cao, giúp cây phát triển nhanh mang lại hiệu quả hơn.

1. Chọn máy bơm

Từ khu tưới ta thấy khu tưới nhiều nhất là gần 15.000 m2. Mỗi diện tích tưới có tổng chiều dài của dây phun mưa là: 5.000m dây, tương đương 25 cuộn. Gần 80 m3/giờ.

Mỗi đầu phun cần có cột áp 0.5 – 1 bar, chiều dài đường ống chính dài nhất là 250 – 300 m. Chúng ta cần máy bơm có cột áp khoảng 90 m và lưu lượng 78 khối trên giờ.

Máy bơm thích hợp nhất là: Pen tax CM50 – 250A.

Thông số kỹ thuật:

Model

CM50-250A

Công suất

30 HP/22KW

Đường kính hút – xả

76 – 60

Điện áp

3 phase/380V

Lưu lượng nước

27 ~ 79 m3/giờ (450 ~ 1300 lít/phút)

Cột áp

89.5 ~ 71.7 m

Áp suất vận hành

Max 10 bar

Kích thước đóng gói

815 x 355 x 535 mm

Khối lượng

149 kg

Bảo hành

12 tháng chính hãng

Hãng sản xuất

Pentax

Xuất xứ

Italia

2. Chọn bộ trung tâm

Để phù hợp với máy bơm sử dụng và lô tưới việc lựa chọn bộ lọc hay châm phân cũng cực kỳ quan trọng. Nhằm phù hợp với lưu lượng, cột áp, châm phân.

Bộ lọc: lựa chọn lọc có lưu lượng lớn hơn lưu lượng của bơm để đảm bảo tổn thất áp tốt nhất. Máy bơm chúng ta dùng có lưu lượng 80 m3/h, chọn hai lọc đĩa 90 lưu lượng 50 m3/h hoặc một lọc đĩa 114 lưu lượng 90 m3/h.

Bộ châm phân: giúp châm dinh dưỡng tới trực tiếp cho cây trồng thông qua nguyên lý lực hút ventury. Phân sẽ được dẫn vào đường ống chính từ các bồn chưa phụ và sẽ chuyển trực tiếp tới từng gốc cây đậu đỏ.

Đồng hồ đo áp: đo được áp suất từ 0 – 7 bar (kg/cm2)

Van xả khí: giúp xả khí đường ống bảo vệ dây phun mưa và bộ lọc

3. Đường ống chính

Đối với dự án này, đường ống sẽ đi âm trong lòng đất, chúng tôi khuyến khích sử dụng ống nhựa Tiên Phong hoặc Bình Minh bởi: độ bền cao, thương hiệu, chất lượng ổn định và chế độ chăm sóc khách hàng tốt.

Hệ thống ống nước được phân thành 2 cấp:

  • Cấp 1: sử dụng đường trục chính chạy dọc theo lối đi Ø90.

  • Cấp 2: đường ống chính cho các lô tưới dùng Ø60.

Dự án sử dụng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước và cũng sử dụng 6 trạm bơm ngay tại khu vực. Các trạm bơm hoạt động độc lập với nhau.

Chi tiết phân bố đường ống và hệ thống van khoá đã được thiết kế rõ ràng trong bản vẽ đi kèm.

  • Từ máy bơm đi qua bộ trung tâm sau đó đi thẳng vào đường ống cấp 1 là ống 90 có đường màu đỏ (trong bản vẽ chi tiết).

  • Giảm xuống ống 60 là ống cấp 2, ống cấp 2 thì được chia thành các lô tưới và được mở ra hay khoá lại bằng 1 van khoá trong từng lô tưới nhỏ.

  • Có khoảng 40 lô tưới nhỏ, mỗi lô tưới nhỏ mỗi lần tưới 2 lượt, được 12.500 m2 (1.25 ha).

  1. Dây tưới phun mưa

Dây tưới phun mưa được trải giữa 2 hàng cây đậu đỏ mỗi liếp trồng. Khi máy bơm hoạt động, nước được đưa qua hệ thống lọc và hệ thống trung tâm sẽ chạy trên đường ống chính Ø90 và được chia đều sang các đường ống nhánh Ø60, sau đó dùng thiết bị kết nối để chuyển nước sang dây phun mưa Ø34mm.

CHƯƠNG IV:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

IV.1.  Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 

IV.2.  Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

         Áp dụng chương trình hệ thống quản lý Trang trại trồng trọt nông sản công nghệ cao nhằm thu thập thông tin thực một cách tự động và cung cấp một báo cáo phân tích tổng hợp bao gồm toàn bộ các yếu tố khác nhau mà người quản lý phải biết như: Chỉ tiêu chất lượng giống, tình hình sinh trưởng phát triển, bệnh hại, và các thông tin khác. Tập huấn đội ngũ lao động tại chỗ chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên giỏi từ các viện nghiên cứu hàng đầu để cố vấn và làm việc trực tiếp, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của giống cây đậu đỏ được gieo trồng tại trang trại.

IV.3.  Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com