Thuyết minh dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK

Thuyết minh dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành sản xuất phân bón

Ngày đăng: 29-06-2024

166 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 2

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.. 5

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ.. 5

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN.. 5

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.. 6

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ.. 7

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.. 8

5.1. Mục tiêu chung. 8

5.2. Mục tiêu cụ thể. 8

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 10

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN   10

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 10

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 12

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN.. 14

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN.. 18

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án. 18

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư. 20

IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.. 24

4.1. Địa điểm xây dựng. 24

4.2. Hình thức đầu tư. 25

V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.. 26

5.1. Nhu cầu sử dụng đất 26

5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 26

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. 27

I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.. 27

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ. 27

2.1. Giới thiệu chung về phân bón. 27

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón. 29

2.3. Dây chuyền tạo hạt phân bón phức hợp một hạt công nghệ hơi nước. 33

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 40

I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.. 40

1.1. Chuẩn bị mặt bằng. 40

1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 40

1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 40

II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.. 40

2.1. Các phương án xây dựng công trình. 40

2.2. Các phương án kiến trúc. 41

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 42

3.1. Phương án tổ chức thực hiện. 42

3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý. 43

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 44

I. GIỚI THIỆU CHUNG.. 44

II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. 44

III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 46

IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.. 46

4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình. 46

4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 48

V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. 51

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG.. 51

6.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 51

6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 57

VII. KẾT LUẬN.. 59

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.. 60

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. 60

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. 62

2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 62

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 62

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: 62

2.4. Phương án vay. 63

2.5. Các thông số tài chính của dự án. 63

KẾT LUẬN.. 66

I. KẾT LUẬN. 66

II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. 66

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.. 67

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án. 67

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. 71

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. 76

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm. 81

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. 82

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn. 83

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. 86

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). 89

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 92

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN 

Mã số doanh nghiệp: ......... - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai cấp thay đổi lần thứ: 11, ngày 11 tháng 03 năm 2022.

Địa chỉ trụ sở: ........, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: ............

Chức danh: Tổng giám đốc

Dân tộc: Kinh

Giới tính: Nam

Sinh ngày: ........

Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Thẻ căn cước công dân

Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: .........

Ngày cấp: .......

Nơi cấp: Cục Cảnh sát QLHC về TTXH

Địa chỉ thường trú: ........., phường Kim Tân, TP Lào Cai

Địa chỉ liên lạc: ......, phường Kim Tân, TP Lào Cai

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK”

Địa điểm thực hiện dự án: ....... xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 18.716,3 m2 (1,87 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án:              128.316.730.000 đồng(Một trăm hai mươi tám tỷ, ba trăm mười sáu triệu, bảy trăm ba mươi nghìn đồng)

Trong đó:

  • Vốn tự có (30%)                      : 38.495.019.000 đồng.
  • Vốn vay - huy động (70%)      : 89.821.711.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Cung cấp phân bón NPK

80.000,0

tấn/năm

Cung cấp phân bón trung vi lượng

15.000,0

tấn/năm

 

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 29,25 triệu tấn/năm. Nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta khoảng 10,5 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng từ các nhà máy sản xuất trong nước cung ứng khoảng 7,5 triệu tấn. Các Nhà máy sản xuất phân bón đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như: phân lân, phân urê, phân bón hỗn hợp NPK (trừ phân SA và phân Kali phải nhập khẩu). Từ một nước phụ thuộc vào nguồn cung phân bón của nước ngoài, đến nay Việt Nam đã xuất khẩu phân bón sang hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả các nước phát triển như Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, I-ta-li-a… Nhiều Nhà máy sản xuất phân bón vô cơ của Việt Nam được đánh giá cao về công nghệ sản xuất và chất lượng.

Mặc dù đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước nhưng thời gian qua, nhiều Nhà máy sản xuất phân bón chỉ chú trọng vào số lượng chứ chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng sản phẩm. Cả ba loại phân bón chủ lực là: phân lân, phân urê, phân bón hỗn hợp NPK đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức.

Các sản phẩm phân bón trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của hàng nhập khẩu. Nguyên nhân là do các nước có lợi thế công nghệ sản xuất và một số nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN). Giá phân bón thời gian qua biến động tăng do giá nguyên liệu đầu vào (như NH3, S) tăng cao, giá dầu và chi phí vận chuyển cũng tăng, gây ảnh hưởng đến giá và sức tiêu thụ phân bón… Trước những thực tế nêu trên, để phát triển ngành phân bón bền vững, việc nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón là xu thế tất yếu.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK” tại Thôn Ngầm Thỉn, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất của tỉnh Lào Cai.

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
  • Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
  • Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021.

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

5.1. Mục tiêu chung

  • Phát triển dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành sản xuất phân bón, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
  • Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lào Cai.
  • Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lào Cai.
    • Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

5.2. Mục tiêu cụ thể

  • Phát triển Nhà máy sản xuất phân bón NPK chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, góp phần cung cấp sản phẩm sản xuất phân bón chất lượng cao, nâng cao giá trị, năng suất cho các loại cây nông nghiệp cho thị trường khu vực Tỉnh Lào Cai và khu vực lân cận, định hướng xuất khẩu.
  • Sản xuất quy mô đủ lớn, có sản phẩm hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành phân bón.
  • Cung cấp sản phẩm phân bón cho thị trường khu vực tỉnh Lào Cai và khu vực lân cận.
  • Hình thành khu sản xuất phân bón chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
  • Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Cung cấp phân bón NPK

80.000,0

tấn/năm

Cung cấp phân bón trung vi lượng

15.000,0

tấn/năm

 
  • Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
  • Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lào Cai nói chung.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km. Lào Cai có diện tích tự nhiên 6.364,03 km2.

- Phía bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Vân Nam)

- Phía tây giáp tỉnh Lai Châu

- Phía đông giáp tỉnh Hà Giang

- Phía nam giáp tỉnh Yên Bái

Điều kiện địa hình

Địa hình của Lào Cai gồm nhiều đồi núi và thung lũng với độ chia cắt sâu, chia cắt ngang, độ dốc rất lớn. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Lào Cai là tỉnh có nhiều đỉnh núi cao như: Phu Ta Leng - 3096m, Lang Lung - 2913m, Tả Giàng Phìn - 2850m, đặc biệt Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất cả nước 3143m.

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất tỉnh Lào Cai rất phong phú và đa dạng, diện tích đất tự nhiên là 636.403 ha. Đất được chia thành 10 nhóm đất chính: đất mùn trên núi, đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất đen, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất phù sa, đất lầy…phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của Lào Cai chủ yếu tập trung vào một số sông lớn là: sông Hồng (chiều dài trong tỉnh 120 km), sông Chảy (chiều dài trong tỉnh 124 km), Ngòi Nhù (chiều dài trong tỉnh 68 km). Tài nguyên nước dưới đất của Lào Cai khá phong phú, phần lớn tồn tại ở dạng nước ngầm với trữ lượng khoảng 30 triệu m3 (trong đó trữ lượng động là 4,448 triệu m3).

Khí hậu

Do phân hóa về độ cao địa hình, khí hậu của Lào Cai phân hóa thành 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Đai khí hậu nhiệt đới (< 700 m, 20 -22 độ C), đai khí hậu á nhiệt đới (700 m -1.800 m, 18 -20 độ C), đai khí hậu ôn đới (> 1.800 m, dưới 15 độ C, vào mùa đông có thể giảm xuống dưới 0 độ C và có băng giá, mưa tuyết); Các vùng tiểu khí hậu gồm: tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp, tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Tài nguyên rừng

Trong đó, rừng tự nhiên 140.512 ha gồm 60.928 ha rừng kinh doanh, 79.584 ha rừng phòng hộ với 803 ha rừng giàu có tổng trữ lượng gỗ đạt 160,75 m3/ha; 10.982 ha rừng trung bình có trữ lượng gỗ là 139,54 m3/ha.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú: có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng, v.v… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là tài nguyên nổi bật và thế mạnh kinh tế của tỉnh Lào Cai. Các công trình nghiên cứu, tìm kiếm đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Khoáng sản phong phú về chủng loại, gồm cả khoáng sản kim loại, phi kim loại và nhiên liệu với 31 loại khác nhau, đáng kể nhất là đồng, sắt và apatit.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế tháng 5 năm 2022 Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong tháng chủ yếu tập trung chăm sóc, làm cỏ, bón phân cho cây trồng vụ xuân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo trồng lúa, ngô mùa sớm ở vùng cao; công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản được thực hiện tốt không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ trồng rừng năm 2022.

Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2022 vẫn được duy trì cơ bản ổn định. Đồng thời, công nghiệp điện nước tăng nhẹ, do trong tháng có đợt mưa lớn kéo dài, tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện phát huy tối đa năng suất. Tính đến tháng 5/2022, có 67 dự án đã hoàn thành với tổng công suất lắp máy 1.080,35MW, hoạt động phát điện ổn định. Hiện đã triển khai hoàn thành cấp điện cho 80/87 thôn bản trắng, còn lại 07 thôn chưa có điện (thị xã Sa Pa 03 thôn; huyện Bát Xát 04 thôn).

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 3.833,7 tỷ đồng, bằng 104,3% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước đạt 17.080,9 tỷ đồng, bằng 37,13% so với KH và bằng 106,55% so CK 2021.

Xây dựng cơ bản

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các quy hoạch trọng điểm như: Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị du lịch Sa Pa, Quy hoạch phân khu Khu du lịch Y Tý (đã phê duyệt tại Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 03/6/2022), Quy hoạch chung hai bên dọc sông Hồng… Đôn đốc, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm: dự án Cảng hàng không Sa Pa; Nút giao cao tốc Phố Lu; Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối (phần hạ tầng kết nối); Tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến QL.70; Cầu Phú Thịnh,…

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ngay từ đầu năm, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm kích cầu nền kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đã giao: 4.750 tỷ đồng (tăng 124 tỷ đồng nguồn vốn kéo dài theo Nghị Quyết số 02/NQ-HĐND). Giá trị giải ngân đến ngày 01/6/2022 đạt 1.022 tỷ đồng, bằng 22% KH.

Hoạt động thương mại:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh khá sôi động so với tháng trước. Nguồn cung các loại hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú; không có hiện tượng thiếu hàng tăng giá ở tất cả các nhóm hàng, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân.

Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 5 ước đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 4,3% so với tháng trước, tăng 12,4% so với CK. Lũy kế 05 tháng đầu năm đạt 10.052,5 tỷ đồng, đạt 32,7% so với KH, bằng 87,9% so với CK.

Xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành hiện vẫn duy trì thông quan đối với các mặt hàng không vận chuyển bằng xe lạnh. Hiện do Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid-19 linh hoạt”, phía huyện Hà Khẫu đã bước đầu nới lỏng giãn cách, tuy nhiên việc đảm bảo an toàn phòng dịch trong hoạt động thông quan vẫn được thực hiện chặt chẽ nên hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai vẫn còn hạn chế.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu trong tháng 5 ước đạt 142,65 triệu USD giảm 4,18% so với tháng 4/2022, giảm 57,63% so với cùng kỳ 2021. Lũy kế thực hiện 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 771,93 triệu USD, giảm 52,22% so với cùng kỳ 2021, đạt 17,54% so KH.

Dân số

Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của tỉnh Lào Cai cho thấy, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh Lào Cai là 730.420 người, là tỉnh có dân số đông dân thứ 55 trong cả nước (55/63 tỉnh, thành phố). Trong đó, dân số nam là 371.306 người (chiếm 50,83%), dân số nữ là 359.114 người (chiếm 49,17%). Như vậy, sau 10 năm (giai đoạn 2009-2019), quy mô dân số tỉnh Lào Cai tăng thêm 115.829 người; tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,73%/năm.

Cùng với mức tăng dân số, mật đô dân số tỉnh Lào Cai là 115 người/km2, tăng 19 người/km2 so với năm 2009; với kết quả này, tỉnh Lào Cai có mật độ dân số đứng thứ 52 cả nước. Tỷ số giới tính là 103,4 nam/100 nữ; trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 94,9 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 103,8 nam/100 nữ.

Về phân bố dân cư, tỉnh Lào Cai có 171.456 người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 23,47% tổng dân số; 558.964 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 76,53%. Tổng số người dân tộc Kinh là 246.756 người, chiếm 33,78% dân số trong tỉnh, còn lại là người dân tộc khác. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn của toàn tỉnh là 82,7% (trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 74,9%, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,2%).

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra 2019, Lào Cai có khoảng 88,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông đang đi học. Có sự khác biệt về tình trạng không đi học của học sinh ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 4,3 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 14,2% và 3,3%; tỷ lệ không đi học của dân số nữ thấp hơn dân số nam, tương ứng là 11,9% và 12,5%.

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN

Theo Hiệp hội phân bón thế giới (IFA), công suất thiết kế các nhà máy phân đạm ure trên toàn cầu là 216 triệu tấn, trung bình vận hành ở tải 80% là 172 triệu tấn tương ứng với nhu cầu hàng năm.

Năm 2021 ghi nhận công suất trung bình đạt 78,6% đây là mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ do việc gián đoạn nguồn cung năng lượng trong năm 2021 và việc đóng cửa một số nhà máy phân ure ở châu Âu do thiếu nguyên liệu, thiếu lao động và máy móc thiết bị sửa chữa vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cùng đó, nhu cầu ure cũng giảm nhẹ do giá phân bón tăng nhanh hơn giá bán nông sản, ngoài ra biến đổi khí hậu cũng góp phần làm giảm diện tích canh tác ở nhiều khu vực.

Tại Hội nghị IFA năm nay, các dự báo ghi nhận năm 2023 nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ hồi phục nhẹ, ở mức từ 1,2%-1,9%. Nguyên nhân chính là sau đại dịch, sản xuất nông nghiệp đã tăng trở lại.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lương thực do xung đột Nga-Ukraine khiến nhiều quốc gia sẽ phải gia tăng diện tích canh tác để tự túc lương thực thay vì nhập khẩu như trước đây.

Hiện nay, giá đạm ure tại khu vực đã giảm từ trên 800$ xuống còn khoảng 620$/tấn (giá FOB) nhưng kali, DAP vẫn xoay quanh mức 950-1.000$/tấn FOB là rất cao so với khả năng chi trả của nông dân hiện tại.

Dự báo trong thời gian tới giá DAP, kali sẽ giảm mạnh còn giá urea sẽ ổn định xoay quanh mức giá 600$/tấn FOB. Giá urea sẽ khó có thể giảm thêm do giá thành sản xuất tại hầu hết các khu vực đều đã tăng so với 2021.

Đến nay, các quốc gia tại châu Âu và Mỹ Latinh vẫn đang phải nhập khẩu ure ở mức 740 $/tấn (giá CFR). Mức giá này thậm chí được cho là thấp hơn giá thành sản xuất ure tại châu Âu.

Theo Argus Nitrogen ngày 23/6/2022, do thiếu hụt nguồn khí từ Nga nên giá khí sản xuất đạm ure tại châu Âu đã đạt mức trên 40$/mmBtu, tương đương giá thành ure xuất xưởng là 800-900$/tấn và giá ammonia là 1.375$/tấn.

Trong nước dư cung đạm ure và giá ổn định Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), nhu cầu phân bón cả nước khoảng 11 triệu tấn/năm bao gồm cả phân vô cơ và hữu cơ. Hiện năng lực sản xuất của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn, còn lại nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn.

Trong đó, với phân đạm ure, Việt Nam có 4 nhà máy là đạm Phú Mỹ, đạm Cà Mau, đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình với tổng công suất khoảng 2,65 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu trong nước chỉ khoảng từ 1,8-2 triệu tấn/năm.

Riêng với phân đạm ure, ngay cả trong điều kiện nông dân nhiều tỉnh thành không bỏ vụ ba như hiện nay thì Việt Nam vẫn dư thừa hơn 500 nghìn tấn/năm. Vì vậy, đây chính là cơ hội cho các nhà máy sản xuất ure trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, giảm tồn kho.

Thực tế, một số thương hiệu phân đạm ure trong nước như đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu tại một số thị trường khó tính như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Australia.

Thị trường phân bón trong nước những ngày qua ghi nhận giá một số loại phân bón có dấu hiệu ổn định hoặc đi ngang, thậm chí giảm nhiệt nhẹ. Nhất là giá ure đã giảm khoảng 5% so với cùng kỳ tháng trước.

Nhận định về thị trường phân bón từ nay đến cuối năm, ông Phùng Hà, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho rằng, từ đầu năm 2022, giá ure trên toàn thế giới có dấu hiệu giảm dần trong tháng Ba, tăng nhẹ trở lại vào tháng Tư và tháng Năm.

Ông Phùng Hà cũng nhận định, với giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm, giá phân bón hạ nhiệt hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn.

Cũng theo ông Hà, thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề xuất mức thuế 5% với mặt hàng phân bón xuất khẩu để góp phần tăng nguồn cung trong nước và giúp hạ nhiệt giá phân bón. Tuy nhiên, việc bình ổn giá phân bón không chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp mà phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành của nhà nước.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang phải đối mặt với tình trạng nguyên liệu đầu vào tăng quá cao. So với thời điểm này năm ngoái, giá một số loại nguyên liệu đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.

Vì vậy, việc áp thuế xuất khẩu để tăng nguồn cung cho thị trường trong nước với những loại phân bón đã dư cung chưa phải là giải pháp hiệu quả để hạ nhiệt giá phân bón, thậm chí còn khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước doanh nghiệp nước ngoài bởi phân bón cùng chủng loại nhập khẩu về Việt Nam không bị đánh thuế nhập khẩu nhưng phân bón xuất khẩu từ Việt Nam sẽ bị áp 5%.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, việc áp 5% thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón cần phải được tính toán cẩn trọng hơn nữa.

Đối với ngành sản xuất phân bón trong nước hiện không được ưu đãi gì từ giá than, giá điện, các chính sách về thuế phí. Nếu lập luận việc áp thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón thì sẽ hạ nhiệt được giá bán trong nước thì không hợp lý.

Yếu tố hạ giá hay không là do giá đầu vào của nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất chứ không nằm ở chỗ hạn chế xuất khẩu.

Việc áp thuế 5% với xuất khẩu phân bón cũng không nên áp dụng cho tất cả các loại phân bón mà chỉ nên áp dụng với các loại phân bón mà Việt Nam đang phải nhập khẩu hoặc chưa sản xuất được. Còn với những chủng loại phân bón mà trong nước cung đã vượt cầu thì cần khuyến khích xuất khẩu.

Theo cập nhật mới nhất của FAV, với giá phân bón tăng cao trong khi giá nông sản không tăng tương ứng nên nông dân bỏ ruộng hoặc giảm bón phân nên nhu cầu giảm 30-40% so với bình thường.

Thực tế là để giảm giá thành sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều phải tối đa hóa công suất. Vì vậy, việc áp thuế xuất khẩu để giữ lại lượng phân bón trong bối cảnh thị trường trong nước dư cung sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Thị trường nhập khẩu phân bón năm 2022

7 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,95 triệu tấn, trị giá gần 911,06  triệu USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2022 cả nước nhập khẩu 168.755 tấn phân bón, tương đương 66,87 triệu USD, giá trung bình 396,2 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 6/2022, với mức giảm tương ứng 27%, 37,9% và 14,8%. So với tháng 7/2021 thì giảm mạnh 67% về lượng, giảm 57,5% kim ngạch nhưng tăng mạnh 29% về giá.

Trong tháng 7/2022 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc giảm trở lại, sau 3 tháng tăng liên tiếp, tháng 7 giảm 21,8% về lượng, giảm 27,6% kim ngạch, giảm 7,4% về giá so với tháng 6/2022, đạt 107.652 tấn, tương đương 42,13 triệu USD, giá 391,4 USD/tấn; So với tháng 7/2021 thì giảm 48,9% về lượng, giảm 27,8% kim ngạch nhưng tăng mạnh 41,2% về giá. Ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Nga tiếp tục giảm mạnh, giảm 74,7% về lượng và giảm 76% kim ngạch so với tháng 6/2022, đạt 2.592 tấn, tương đương 2,01 triệu USD; so với tháng 7/2021 cũng giảm mạnh 94,9% về lượng, giảm 88% kim ngạch.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 1,95 triệu tấn, trị giá trên 911,06 triệu USD, giá trung bình đạt 468,2 USD/tấn, giảm 31,2% về khối lượng, nhưng tăng 13,3% về kim ngach và tăng 64,7% về giá so với 7 tháng đầu năm 2021. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 48,6% trong tổng lượng và chiếm 42,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 945.809 tấn, tương đương 386,87 triệu USD, giá trung bình 409 USD/tấn, giảm 24,3% về lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch và tăng 50,6% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 7,7% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch, với 149.457 tấn, tương đương 96,72 triệu USD, giá trung bình 647 USD/tấn, giảm 39% về lượng, nhưng tăng 22,4% về kim ngạch và tăng 100,6% về giá so với 7 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 157.64 tấn, tương đương 98,28 triệu USD, giảm mạnh 56,5% về lượng, giảm 16,7% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 1,41 triệu tấn, tương đương 575,48 triệu USD, giảm 24,8% về lượng nhưng tăng 11,4% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 72,5% trong tổng lượng và chiếm 63,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 304.868 tấn, tương đương 96,65 triệu USD, giảm 17% về lượng nhưng tăng 26,6% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 15,7% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

1.1. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

I. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. Địa điểm xây dựng

Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK” được thực hiện tại Thôn Ngầm Thỉn, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Vị trí thực hiện dự án

Sơ đồ vị trí thực hiện dự án

1.2. Hình thức đầu tư

Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.

II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

2.1. Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

2.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

>>. XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy thức ăn chăn nuôi

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com