Mẫu lập đề án đầu tư trồng rừng tỉnh Long An diện tích 720 ha

Tên dự án: Đề án trồng rừng tỉnh Long An diện tích 720ha, Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Long An. Dự án thuộc ngành: lâm nghiệp Thành phần của dự án: Thành phần chính: Trồng rừng bao gồm 700 ha. Thành phần phụ: Diện tích còn lại dùng để xây dựng các công trình phục vụ dự án, hệ thống kênh mương, ranh cản lửa pccc chiếm 2,5% diện tích toàn khu: 20 ha. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng đề án trồng rừng sản xuất tỉnh Long An

Ngày đăng: 17-02-2023

633 lượt xem

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty: Công ty TNHH

-  Địa chỉ:  tỉnh Long An, Việt Nam.

  • Ngành nghề chính: Trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ, sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm khác, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư 

  • Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ            : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM
  • Điện thoại      : (028) 22142126   -              Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

+ Thành phần chính: Trồng rừng bao gồm 700 ha

+ Thành phần phụ: Diện tích còn lại dùng để xây dựng các công trình phục vụ dự án, hệ thống kênh mương, ranh cản lửa pccc chiếm 2,5% diện tích toàn khu: 20 ha

  • Mục tiêu đầu tư: Xây dựng đề án trồng rừng sản xuất tỉnh Long An
  • Mục đích đầu tư:

+ Căn cứ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Long An cũng như nguồn lực của Công ty, mục tiêu sản xuất kinh doanh tại vùng dự án của Công ty được xác định “Áp dụng tiến bộ kĩ thuật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, phát huy tối đa tiềm năng đất đai và những nhân tố thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội của vùng dự án, phấn đấu xây dựng hệ thống rừng trồng có năng suất cao, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường sinh thái và có khả năng cung cấp lâu dài nguyên vật liệu là gỗ cho thị trường tiêu thụ.

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương.

+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương.

+ Đóng góp cho ngân sách một khoản lợi nhuận từ kinh doanh

  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:

+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp Long An LADFECO thành lập.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRỒNG RỪNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

III.1. Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động thực vật rừng

III.1.1. Pháp luật Việt Nam - Quy định quản lý

 1.Luật Lâm Nghiệp 17/2017/QH14

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 15/11/2017 đến nay. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

 2.Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.

 3.Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Nghị định đã phân chia động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 02 nhóm tùy theo mức độ nguy cấp và sự bảo vệ của pháp luật đối với các loài đó. Trong đó:

  • Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
  • Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

 4.Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

 Nghị định quy định trình tự, thủ tục cụ thể hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:

  • Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
  • Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 5.Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đến nay về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Nghị định quy định hệ thống các tiêu chí để đánh giá và xác định loài ĐVHD đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nếu (i) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và (ii) Là loài đặc hữu có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa – lịch sử.

 Nghị định cũng quy định nguyên tắc bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và cơ chế chặt chẽ để quản lý việc khai thác, trao đổi, mua bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, nuôi trồng và cứu hộ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

 6.Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển được ban hành kèm theo Quyết định 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/07/2008 về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Theo đó, Danh mục áp dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN (Phiên bản 2.2, 1994) và Sách đỏ Việt Nam 2007 để đánh giá mức độ quý hiếm của loài thủy sinh theo các bậc: Tuyệt chủng (EX); Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW); Rất nguy cấp (CR); Nguy cấp (EN); Sẽ nguy cấp (VU).

III.2. Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa

 Đường ranh cản lửa dùng để ngăn cách lửa (nếu có xảy ra cháy rừng) giữa các khu vực trồng cây rừng sản xuất lấy gỗ, kết hợp làm đường vận chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác gỗ. Thiết kế hệ thống ranh cản lửa theo các tiêu chí sau:

- Đường ranh rộng khoảng 8m - 10 m được san ủi trắng hoặc phát dọn sạch thực bì.

- Tận dụng triệt để hệ thống suối, mương thoát nước, đường giao thông làm đường ranh cản lửa.

- Tùy theo địa hình bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện chăm sóc cơ giới hay thủ công, lực lượng canh coi bảo vệ mà thiết kế cự ly giữa các ranh cản lửa: từ 100 đến 200 m.

- Nơi có độ dốc dưới 150 ranh đặt vuông góc với hướng gió hại trong mùa khô. Nơi địa hình phức tạp, độ dốc từ 150-200 bố trí ranh theo đường đồng mức.

III.3. Phòng cháy, chữa cháy rừng

 Tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “Phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời” trên nguyên tắc 4 tại chỗ, chuẩn bị những trang bị dụng cụ cần thiết để khi có cháy rừng xảy ra kịp thời dập tắt, triển khai thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước như sau:

 + Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.

 + Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng”.

 + Các chỉ thị và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng do UBND tỉnh Long An và Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

 - Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân xung quanh khu vực dự án.

 - Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

 - Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.

 - Tổ chức tập huấn và diễn tập phòng chống cháy rừng để đúc rút được những kinh nghiệm, phản ứng nhanh chóng kịp thời trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

 - Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, đồng thời tăng cường mối liên hệ với lực lượng kiểm lâm sở tại để có sự phối hợp tốt trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt.

III.4. Giải pháp khai thác, tỉa thưa rừng trồng xen cây rừng

III.4.1. Tỉa thưa rừng trồng

 Trên cơ sở kết quả xác định đặc điểm khu rừng khu vực dự án, nhằm kinh doanh du lịch sinh thái, đồng thời đáp ứng được những căn cứ phù hợp khi bố trí sử dụng đất, Chủ đầu tư Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp Long An LADFECO đề nghị kế hoạch tỉa thưa như sau:

 a) Tổng diện tích tỉa thưa sau 5 năm trồng mới

 Đề xuất chủ rừng thực hiện tỉa thưa, sau tỉa thưa bàn giao đất cho Chủ đầu tư trồng mới cây rừng phục vụ cho nhu cầu khai thác gỗ làm nguyên liệu đầu vào cho thị trường ngành lâm nghiệp hiện nay. Quy trình cắt tỉa kiểm tra phải được chấp thuận của ban quản lý rừng.

 b) Nội dung kỹ thuật

 Tiến hành tỉa thưa nhằm mở tán rừng đạt độ tàn che 0,3 bố trí chặt tỉa cây, bình quân cây còn lại khoảng hơn 550 cây/ha, chừa lại mật độ phù hợp để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

 Việc lựa chọn cây khai thác căn cứ vào nhiều tiêu chí tổng hợp, mục đích nhằm bảo đảm việc khai thác sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện cấu trúc rừng trong tương lai và có thể tận dụng làm giảm tác động đến môi trường trong khai thác dự án.

III.4.2. Tiêu chí lựa chọn cây tỉa thưa

 + Sự cạnh tranh tán lá: đây là tiêu chí cơ bản, tỉa chặt cây cạnh tranh tán lá với mục đích kết hợp trồng mới, tạo điều kiện cho cây còn lại sinh trưởng tốt. Nếu 2 cây cùng loài đứng cạnh nhau thì chặt cây yếu hơn.

 + Chặt những cây sâu bệnh và có hình dáng không đẹp: để giảm nguy cơ sâu bệnh lan truyền và nâng cao chất lượng rừng trong tương lai.

 + Chặt tỉa cây rừng và đảm bảo độ tàn che rừng sau khai thác không nhỏ hơn (60%).

 + Bảo đảm duy trì khoảng cách thích hợp giữa các cây sau khai thác cho từng cấp kính: khoảng cách giữa hai cây cùng cấp kính phải bảo đảm không vượt quá khoảng cách thích hợp.

 + Không chặt cây ở địa hình dốc, trơn trượt, núi đá: tránh nguy cơ xói mòn đất và tổn hại đến những cây dưới chân dốc.

III.5. Giải pháp bảo vệ, trồng rừng

III.5.1. Biện pháp tổ chức

 Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng sản xuất, Công ty bố trí từ 2 - 3 nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ rừng và diện tích đất thuộc phạm vi dự án, thường xuyên tuần tra bảo vệ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm trái phép đến tài nguyên rừng. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, Chủ đầu tư Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp Long An LADFECO trong công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

 - Tuyên truyền đến người dân địa phương trên địa bàn nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài sản của rừng, cùng hợp tác với Công ty trong hoạt động của đề án.

 - Hàng năm xây dựng phương án, triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng đúng quy định của cơ quan chức năng thẩm quyền.

- Bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phục vụ tuần tra, canh giữ trong thực hiện công tác PCCC trong mùa khô, làm tốt công tác PCCC trong phạm vi khu vực đề án 720ha.

III.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác lâm sinh 1.000m2

 a) Chòi canh lửa

 - Thực hiện theo quyết định 801/QĐ ngày 26/9/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng, rừng Thông, rừng Tràm và một số loại rừng dễ cháy khác.

 - Vị trí và kích thước xây dựng chòi canh lửa cần tuân thủ các nguyên tắc sau: chòi phải đặt ở nơi có tầm nhìn xa nhất để dễ dàng phát hiện những đám khói hoặc lửa bốc lên, dự đoán được mức độ cháy to hay nhỏ để huy động kịp thời lực lượng đến dập tắt cháy rừng.

 - Kết cấu xây dựng: Chiều cao chòi canh lửa phải cao hơn chiều cao của khu rừng, chòi canh lửa được làm bằng nguyên liệu gỗ (nhóm 5, 6), mái lợp tôn đảm bảo sử dụng lâu dài.

 - Khối lượng xây dựng chòi canh lửa: 03 chòi.

 b) Bảng tường quy ước bảo vệ rừng

- Vị trí: Đặt ở đầu khu vực trồng rừng, nơi đường mòn có nhiều người qua lại nhằm mục đích cảnh báo về các hành động xâm hại rừng, hoặc tác động đốt lửa gây cháy rừng.

 - Kết cấu xây dựng: Bảng tường được xây dựng bằng gạch, móng đá chẻ có kích thước: cao 2,2m x dài 2,3 m x dày 0,2 m. Hai mặt bảng tường được sơn kẻ chữ có nội dung tuyên truyền về việc quản lý bảo vệ rừng.

 - Số lượng bảng tường: 02 bảng.

 c) Biển báo bảo vệ rừng

 - Biển báo được được làm bằng tấm kim loại (tôn), hình dáng, kích thước biển báo theo quy định hiện hành của ngành.

 - Vị trí đặt biển báo: ở ven rừng trồng, nơi đường mòn có nhiều người qua lại nhằm mục đích cảnh báo về các hành động xâm hại rừng, hoặc tác động đốt lửa gây cháy rừng.

 - Số lượng biển báo bảo vệ rừng: 10 cái.

 d) Đường nội vùng

 Bố trí xây dựng đường nội vùng khu dự án nhằm phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ và khai thác cây rừng lấy gỗ trên cơ sở tận dụng các lối mòn, cải tạo, mở rộng thêm đủ để người và phương tiện thô sơ đi lại.

 e) Xây dựng mới đường ranh cản lửa

 - Bố trí xây dựng hệ thống ranh cản lửa nhằm mục đích phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn cách khu vực dễ phát sinh lửa với các khu vực trồng rừng thuận tiện cho việc khống chế lửa khi có rủi ro xảy ra. Đường ranh cản lửa trắng còn là đường vận chuyển cây con, phục vụ đi lại trong quá trình trồng, chăm sóc, tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Ranh cản lửa trắng rộng 8 m, được bố trí theo từng khu vực trồng rừng, diện tích đường ranh chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 8 % diện tích đất rừng.

 f) Bảo dưỡng ranh cản lửa hằng năm

 Các tuyến ranh cản lửa phải được duy tu bảo dưỡng hàng năm vào các tháng đầu mùa khô. Biện pháp thực hiện là phát dọn và làm sạch toàn bộ thực bì đưa ra khỏi đường ranh hoặc gom đốt cục bộ giữa đường ranh để phát huy hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn vùng dự án, góp phần thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng chung của tỉnh Long An đã đề ra với tất cả các nhà đầu tư lĩnh vực trồng rừng sản xuất.

III.5.3. Kỹ thuật trồng rừng

Kỹ thuật trồng rừng: áp dụng với các loại cây trồng rừng trong đó cây chủ lực: tràm lá dài, sao đen, bạch đàn, keo lai.

  • Làm đất trồng rừng:
  • Kỹ thuật phát dọn thực bì.

Trước khi làm đất trồng rừng phải phát dọn thực bì. Thực bì là những thực vật sống trên đất trồng rừng sản xuất, thực bì trên đất trồng rừng hầu hết đều là cỏ dại như: Sim, Mua, Lau, Lách, các loài cỏ,... Nhìn chung cây cỏ dại là có hại cho cây trồng, vì chúng cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng với cây trồng, cây cỏ dại còn là nơi ẩn náu của sâu bệnh hại. Vì vậy, trước khi làm đất trồng rừng, tuỳ theo mức độ dày đặc, cao, thấp của thực bì, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng, sinh trưởng nhanh hay chậm, đất bằng hay dốc, xói mòn mạnh hay yếu v.v... Mà quyết định phương thức xử lý thực bì. Có 3 phương thức xử lý thực bì:

* Giữ nguyên thảm thực bì, không phải tác động: Phương thức này được áp dụng trên đất trồng rừng có cây cỏ dại mọc thưa thớt, thấp, bé, không có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không cản trở đến làm đất, cây trồng rừng là cây chịu bóng hoặc giai đoạn đầu chịu bóng.

* Phát dọn cục bộ: Phát dọn cục bộ là phát dọn một phần diện tích theo băng hoặc theo đám:

- Phát dọn theo đám: Chỉ phát dọn theo vị trí trồng cây hoặc theo hố trồng cây, kích thước đám phát dọn đường kính thông thường là 1,5 - 2m. Phương thức này thường được áp dụng ở những nơi đất có độ dốc lớn, thực bì thưa thớt. Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém tiền và nhân công, bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn. Nhược điểm chủ yếu là nếu diện tích phát dọn hẹp, thực bì phục hồi nhanh, tốn công chăm sóc rừng, sâu bệnh hại dễ phát sinh.

- Phát dọn theo băng, theo dải: Bề rộng băng chặt tuỳ thuộc mức độ dày đặc, chiều cao của thảm thực bì, độ dốc, mức độ xói mòn, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng vv... mà quyết định bề rộng của băng chặt, thông thường bề rộng của băng chặt tối thiểu phải bằng chiều cao của thảm thực bì. Trên băng chặt, dùng dao chặt sát gốc toàn bộ cây cỏ dại, chỉ để lại những cây tái sinh có giá trị. Cây đã chặt xếp gọn sang hai bên mép băng hoặc đưa ra ngoài. Chiều dài băng chặt phải chạy theo đường đồng mức. Băng chừa để lại có bề rộng bằng bề rộng của băng chặt hoặc gấp 2 - 3 lần. Băng chừa có thể được giữ nguyên không tác động hoặc chỉ chặt bỏ cây không mục đích, dây leo.

Phát dọn theo băng được áp dụng ở nơi đất dốc, xói mòn mạnh. Ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm được tiền và nhân lực đầu tư, bảo vệ được đất, tạo được hoàn cảnh tốt cho cây trồng. Nhược điểm là khó thi công, nếu bề rộng của băng chặt không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, sâu bệnh dễ phát sinh.

- Phát dọn toàn diện: Phát dọn toàn diện là dọn trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng. Phương thức này có thể thực hiện theo các phương thức cụ thể sau đây: Phát dọn toàn diện và đốt toàn bộ thực bì trên đất trồng rừng từ chân đồi đến đỉnh đồi đều được phát dọn, sau khi tận dụng những cây cỏ có thể dùng được, số cây còn lại rải đều trên mặt đất, phơi khô rồi đốt hoặc chất thành đống nhỏ, chờ khô rồi đốt.

Trước khi đốt phải làm đường băng cản lửa rộng ít nhất 50 m, quét dọn sạch cành khô, lá rụng, khi đốt phải chờ lúc lặng gió, châm lửa đốt từ phía cuối ngọn gió, cử người trông coi.

Ưu điểm của xử lý bằng cách đốt là đỡ tốn công, tăng lượng tro cho đất và diệt được một số sâu bệnh hại.

Nhược điểm là lớp đất mặt dễ bị bào mòn, khi đốt do nhiệt độ cao làm cho tính chất lý - hoá tính của đất thay đổi theo chiều hướng xấu đi, một số sinh vật đất có lợi bị tiêu huỷ. Phương thức này được áp dụng nơi có độ dốc dưới 150, xói mòn nhẹ, nơi nhân lực ít, xa các khu dân cư.

- Phát dọn toàn diện và để thực bì tự hoại mục: Thực bì được phát dọn, tận thu cây cỏ có thể sử dụng, sau đó xếp thực bì thành băng rộng 0,5 - 1 m theo đường đồng mức hoặc chia nhỏ rồi rải đều trên mặt đất để tự hoại mục.

Phương thức này có ưu điểm là tăng lượng mùn cho đất, hạn chế lượng nước bốc hơi mặt đất, hạn chế xói mòn. Nhược điểm là không thuận tiện cho làm đất trồng rừng và nếu làm không đúng kỹ thuật thì sâu bệnh dễ phát triển, dễ gây cháy rừng.

- Phát dọn toàn diện có để chỏm hoặc băng xanh: Thực bì được giữ lại ở đỉnh đồi núi có đường kính rộng 5 - 10 m hoặc thực bì được giữ lại thành băng xanh rộng 1 - 2 m, chiều dài chạy theo đường đồng mức, ở giữa chiều dốc và ở chân dốc. Phương thức này được áp dụng ở nơi có độ dốc trên 150, chiều dài dốc trên 100 m, nơi bị xói mòn mạnh.

  • Kỹ thuật làm đất trồng rừng.

Làm đất là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm đảm bảo cho rừng trồng có tỉ lệ sống cao, thời gian để ổn định sau khi trồng ngắn, tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng nhanh. Làm đất trồng rừng sản xuất có nhiều điểm giống làm đất trồng cây nông nghiệp và vườn ươm, song cũng có những đặc điểm riêng vì:

+ Đất để trồng rừng đại bộ phận là đồi núi dốc, nhìn chung là đất hoang, đất thường có điều kiện cực đoan, thảm thực bì có thể thưa thớt, cằn cỗi hoặc dày đặc.

+ Đối tượng của trồng rừng là thực vật sống lâu năm, chu kỳ kinh doanh dài, hệ rễ ăn sâu, rộng, do đó không thể mỗi năm tiến hành làm đất một lần được, mà phải cách mấy năm, thậm chí mấy chục năm mới làm đất một lần.

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng đến nhiệm vụ, phương thức phương pháp làm đất trồng rừng sản xuất.

Nhiệm vụ chủ yếu của làm đất trồng rừng là:

Cải thiện điều kiện lập địa: Nhiệm vụ cơ bản của làm đất trồng rừng là cải thiện điều kiện lập địa, đặc biệt là điều kiện ánh sáng và đất, tác dụng cụ thể biểu hiện trên các mặt sau:

Tác dụng của làm đất đối với điều kiện ánh sáng: Trên đất trồng rừng có thảm thực bì dày đặc, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của làm đất là phải điều tiết được quan hệ cạnh tranh ánh sáng, cạnh tranh của hệ rễ giữa thực bì và cây trồng. Ở những nơi đất trồng rừng có đầy đủ nước, giải quyết được vấn đề ánh sáng cho rừng non, thường được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Tác dụng của làm đất đến điều kiện nhiệt độ trong đất: Trong phạm vi địa hình nhất định của một vùng có thực bì tự nhiên dày đặc che phủ, muốn làm thay đổi nhiệt độ trong đất, phải thông qua thay đổi điều kiện chiếu sáng. Trong khi làm đất, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thực bì tự nhiên làm cho đất quang sáng, do đó nhiệt độ mặt đất tăng, có lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất phân giải các chất hữu cơ, vì vậy có lợi cho sinh trưởng của hệ rễ cây trồng, làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Song có vùng đất quá khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, cây trồng chịu được hoặc yêu cầu có độ che bóng nhất định, trong trường hợp đó cần phải giữ lại một phần thực bì hoặc phải gieo trồng các loài cây có tác dụng che bóng chung quanh hố trồng, nhằm bảo vệ cây non, tránh được nắng gió hại, sương giá và cải tạo đất.

Tác dụng của làm đất với tình hình nước trong đất: Làm đất có tác dụng làm tăng độ ẩm của đất chủ yếu do đất nhỏ, tơi xốp, cắt đứt mao quản, do đó làm tăng tính thấm nước, giảm được bốc hơi và tiêu hao nước của cỏ dại. Mặt khác thông qua làm đất có thể cải tạo được kiểu địa hình có lợi cho thấm và giữ nước làm ruộng bậc thang, hố lõm, rãnh... những vùng úng trũng hoặc ngập nước, để làm cho đất thoát nước phải đào rãnh, đắp ụ, đắp luống cao.

Tác dụng của làm đất đối với tình hình chất dinh dưỡng trong đất: Chất dinh dưỡng khoáng có trong đất trồng rừng nhiều hay ít, chủ yếu do độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ đá lẫn... làm đất có thể thay đổi được một phần của nhiều nhân tố trên theo hướng có lợi cho cây trồng.

Thông qua làm đất còn tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt, điều đó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó là một trong những cơ sở chủ yếu để chống hạn, chống gió bão và tạo điều kiện cho rừng mau khép tán, sớm hình thành một quần thể.

Đảm bảo mật độ trồng và phối trí cây hợp lý: Đất trồng rừng do đặc điểm có nhiều đá nổi trên mặt, đá chìm, cây tái sinh có giá trị kinh tế mọc rải rác hoặc tập trung, do đó mật độ và phối trí các điểm gieo trồng trên thực tế thường không được như tính toán, nhiệm vụ của làm đất là khắc phục một phần những khó khăn trên đảm bảo rừng trồng có mật độ và phối trí hợp lí.

Những nhiệm vụ của làm đất trên đây, cũng là những chỉ tiêu kỹ thuật lớn của công tác làm đất. Làm đất trồng rừng cần xuất phát từ đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây trồng, điều kiện lập địa, song cũng cần chú ý tới điều kiện kinh tế, đặc biệt ở vùng thực hiện đề án trồng rừng 720ha, trình độ dân trí còn thấp, làm đất cần phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời giá thành phải hạ.

  • Phương thức và phương pháp làm đất trồng rừng.

* Phương thức làm đất cục bộ:

- Phương thức làm đất cục bộ ở đất bằng, có các phương pháp như sau:

+ Phương pháp làm đất theo dải, theo luống:

Dải bằng: Diện tích dải rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào công cụ làm đất và điều kiện lập địa, nhìn chung có thể rộng từ: 0,5 - 5m, dải nọ cách dải kia bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của dải, những vùng đất có khả năng thoát nước tốt thường được áp dụng theo phương pháp này.

Luống lõm: Luống được tạo thành do hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 – 0,7m, sâu từ 0,15 - 0,3m, hướng của luống nếu có điều kiện nên thẳng góc với hướng gió hại hoặc chạy theo đường đồng mức (nếu có độ dốc nhỏ).

Để tránh tạo thành dòng chảy mạnh gây xói mòn, trên từng đoạn dài của rãnh luống phải đắp những ụ đất. Luống lõm được áp dụng ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, đất có tầng mặt dày, khô hạn, thoát nước tốt, cây trồng ưa ẩm hoặc chịu ẩm.

Luống cao: Được tạo thành do một hoặc hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 - 0,7m, cao từ 0,2 - 0,3m, hướng luống chạy theo đường thoát nước tốt nhất. Luống cao thường được áp dụng ở những vùng đất trũng, thoát nước không tốt, đất hoang cỏ dại dày đặc, đất sau khai thác có độ ẩm cao.

+ Phương pháp làm đất theo hố nơi đất bằng:

Hố bằng: Hố có hình vuông hay hình tròn, kích thước hố tuỳ thuộc cường độ kinh doanh, điều kiện lập địa, thực bì, đặc tính sinh vật học loài cây trồng, nhìn chung thường có kích thước từ 0,3 - 1m, sâu 0,2 - 0,5m.

Hố lõm: Hố tròn hoặc vuông có đường kính từ 0,3 - 1m, sâu 0,3 - 0,5m, xung quanh hố hoặc phía có gió hại được đắp cao 0,1 - 0,3m.

Hố lồi: Hố thường có kích thước từ 0,2 - 1m, cao từ 0,2 - 0,3m. Đối tượng làm đất theo hố cũng giống như theo dải, theo luống, song do chướng ngại vật hoặc điều kiện kinh tế hạn chế nên không làm theo dải, theo luống được.

Phương thức làm đất cục bộ trên đất dốc, có các phương pháp như sau:

+ Phương pháp làm đất theo dải, bậc thang, theo rãnh:

Dải nghiêng: Hướng của dải chạy theo đường đồng mức, bề rộng tuỳ theo điều kiện lập địa và tính năng của công cụ, yêu cầu về phòng hộ, nói chung thường từ 0,5 - 3m, cự li các dải từ 1 - 2m, áp dụng ở nơi có độ dốc nhỏ (dưới 150m), đất có tầng dày, cỏ dại nhiều xói mòn nhẹ.

Bậc thang: Bề rộng bậc thang phụ thuộc vào điều kiện lập địa, nơi đất dốc, sỏi đá nhiều, bề rộng 0,3 - 0,6m, đất tốt 0,5 - 1m, nói chung bề rộng thường dưới 1m, mặt bậc thang bằng hoặc hơi nghiêng về phía ngược chiều dốc.

Đây là phương pháp làm đất có thể làm thay đổi điều kiện lập địa triệt để nhất.

Rãnh: Rãnh đào theo đường đồng mức, đất đào lên đắp ở phía dưới dốc, chiều rộng và chiều sâu của rãnh do lượng nước chảy trên mặt quyết định. Theo chiều dài của rãnh, cách một cự li nhất định phải đắp một bờ nhỏ chắn ngang để tránh xói mòn.

Phương pháp này được áp dụng ở nơi có tầng đất mặt tương đối dày, đất bị xói mòn mạnh.

+ Phương pháp làm đất theo hố trên đất dốc:

Hố nghiêng: Hố có hình vuông hoặc tròn, thường có kích thước: 0,3 x 0,3 x 0,3m, hoặc 0,2 x 0,2 x 0,2m, các hố đào thường bố trí theo hình nanh sấu. Sau khi đào khoảng 2 - 3 tuần lễ nên tiến hành lấp hố, đất lấp hố phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ, đá cục.

Đây là phương pháp làm đất chủ yếu để trồng rừng sản xuất của nước ta hiện nay.

Hố bậc thang: Hố có bề rộng từ 0,3 - 1m, mặt hố bằng hoặc hơi nghiêng về phía trên dốc, có thể đắp bờ cao 0,15 - 0,2m, trong một hố có thể trồng một hoặc nhiều cây. Hố bậc thang được áp dụng chủ yếu ở vùng đất có độ dốc lớn, đất bị xói mòn mạnh, đất có tầng mặt tương đối dày.

Hố vẩy cá: Hố có chiều dài 1 - 2m, rộng 0,5 - 0,7m, đất đào lên được đắp ở phía dưới dốc theo hình trăng non, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có hoặc không cần mở một chỗ để thoát nước, mặt hố hơi dốc nghiêng về phía trên dốc. Phương pháp này thường được dùng ở nơi khô hạn, ít mưa.

* Bón phân cho rừng trồng cây lấy gỗ

Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, đến sản lượng và chất lượng sản lượng cần thu hoạch. Trong lâm nghiệp bón phân cho rừng trồng được áp dụng khoảng trên 50 năm gần đây. Bón phân cho rừng trồng đều cho kết quả nhanh và nâng cao được tỷ lệ sống, làm tăng lượng sinh trưởng, nâng cao được sản lượng và chất lượng sản phẩm, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh hại, với thiên tai, cải tạo đất v.v... vì vậy các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đều sử dụng phân bón cho rừng trồng, ở nước ta trong những năm gần đây đã sử dụng phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh cho rừng trồng, đã nâng cao được chất lượng và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh của rừng trồng sản xuất.

Phân bón có hiệu quả nhanh, rõ rệt đối với rừng trồng, song loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế của nó, còn tuỳ thuộc nhiều nhân tố, do đó khi sử dụng phân cần lưu ý các nhân tố sau:

 + Đất: Phân bón và đất có quan hệ qua lại mật thiết và đều ảnh hưởng đến rừng trồng do vậy khi bón phân cần nghiên cứu đất về các mặt: Hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng có trong đất, thành phần cơ giới, độ chua (pH) v.v... để quyết định chọn loại phân, liều lượng và nồng độ bón cho thích hợp.

+ Loài cây: Mục đích chủ yếu của bón phân là nhằm cải thiện điều kiện sống cho cây trồng, do đó khi bón phân phải xuất phát từ đặc tính sinh vật học của loài cây trồng, các loài cây khác nhau và thậm chí trong cùng một loại cây song ở các giai đoạn tuổi khác nhau, yêu cầu chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Nói chung cây lá kim có yêu cầu chất dinh dưỡng thấp hơn cây lá rộng, ở giai đoạn tuổi non cây yêu cầu về đạm nhiều hơn so với lân và khu.

+ Loại phân bón: Mỗi loại phân bón có tính chất khác nhau, sau khi bón phân vào đất hiệu quả đối với cây trồng lấy gỗ và đất có khác nhau. Vì vậy trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm để quyết định chọn loại phân và phương pháp bón. Nói chung các loại cây trồng đều cần đến đạm, lân và khu nhiều nhất, một số nguyên tố đa dạng và vi lượng khác.

- Phương thức và phương pháp bón phân. Trong trồng rừng sản xuất có hai phương thức bón phân chủ yếu là bón lót và bón thúc.

Bón lót là bón trước hoặc đồng thời lúc trồng cây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng có thể bón thúc một hoặc nhiều lần, bón thúc nên tiến hành vào giai đoạn tuổi mà cây sinh trưởng mạnh nhất. Phương pháp bón phân nhằm tạo điều kiện cho cây trồng có thể hấp thụ được nhiều phân nhất hoặc kết hợp để cải tạo đất, có nhiều phương pháp bón như bón tập trung vào gốc, vào rãnh, bón vòng quanh gốc cây, hoặc rải đều trên mặt đất, tuỳ theo mục đích, loại phân, cây trồng, điều kiện hoàn cảnh và kinh tế mà chọn phương pháp bón cho thích hợp.

  • Phương thức và phương pháp trồng rừng sản xuất

* Trồng rừng dưới tán rừng.

Trước khi khai thác rừng từ 1 -3 năm, chặt hết toàn bộ hoặc một phần cây bụi, cây non của loài cây thứ yếu mọc ở dưới tán rừng, sau đó tuỳ tình hình cây bụi, cỏ dại mà chọn cách làm đất cho thích hợp, nhìn chung cây bụi, cỏ dại càng dày đặc diện tích ô đất làm càng lớn.

Trên những ô đất đã làm tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây con. Sau khi trồng từ 1-3 năm tuỳ theo yêu cầu về ánh sáng của cây trồng mà khai thác một phần hoặc toàn bộ cây rừng. Ưu điểm của phương thức này là lợi dụng được điều kiện hoàn cảnh rừng đất tơi xốp, chưa bị nhiễm sâu bệnh hại, cỏ dại chưa xâm lấn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được điều hoà.

Dưới tán rừng cây non không bị sương giá, nắng hại, vì vậy đỡ tốn công làm đất chăm sóc. Mặt khác lợi dụng được đất tương đối sớm, rút ngắn được chu kỳ khai thác. Song nhược điểm khi khai thác là cây trồng dễ bị tổn thương cơ giới. Phương thức này có thể áp dụng cho hầu hết các cây ưa bóng hoặc lúc nhỏ chịu bóng, ở những nơi sau khai thác cỏ mọc nhiều và nhanh.

* Phương thức trồng rừng cục bộ.

Trên những vùng đất sau khai thác đã tái sinh tự nhiên nhưng không đều hoặc số lượng cây mục đích tái sinh ít, chất lượng kém, trên đất đã khoanh núi nuôi rừng nhưng rừng mới bắt đầu phục hồi. Số lượng cây mục đích còn ít, những nơi này có thể trồng rừng cục bộ nghĩa là phối hợp tái sinh tự nhiên với trồng nhân tạo.

Có hai phương thức trồng rừng cục bộ là trồng theo hành lang (giải, băng) và theo cụm (khóm).

+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo hành lang: Tuỳ theo mục đích trồng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của loài cây trồng và tình hình thực bì mà quyết định bề rộng của hành lang, cự li giữa các hành lang cho thích hợp.

Trong hành lang phát bỏ toàn bộ hoặc chỉ giữ lại cây mục đích, sau đó làm đất theo hố, ô, hoặc theo băng, cách một cự li nhất định trồng một cây, một nhóm cây hoặc gieo hạt thẳng. Băng chừa được giữ nguyên không tác động hoặc được chặt nuôi dưỡng chỉ giữ lại cây mục đích.

Phương thức này lợi dụng được điều kiện tiểu khí hậu và đất tốt của rừng, cây trồng được băng chừa lại giữ đất, giữ nước, chống sói mòn, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời có tác dụng che chở cho cây non tránh được thời tiết bất lợi, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, giảm được công chăm sóc.

Khuyết điểm chủ yếu của phương thức này là nếu bề rộng của hành lang không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, mặt khác băng chừa là nơi ẩn náu của nhiều loại côn trùng, dã thú phá hoại.

Ở nước ta phương thức trồng rừng sản xuất cục bộ theo hành lang đã áp dụng thành công với nhiều loại cây.

+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo khóm (cụm): Tuỳ theo tình hình tái sinh, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của cây trồng mà quyết định số lượng và phân bố các khóm cho thích hợp.

Nguyên tắc của phương thức này là trong mỗi khóm phải trồng dày (trồng nhiều cây con hay gieo nhiều hạt), trong quá trình chăm sóc mỗi cụm chỉ giữ lại 1 -2 cây tốt nhất. Ưu điểm của trồng theo khóm là do số lượng cá thể nhiều nên sớm hình thành quần thể thực vật có lợi cho cây non cạnh tranh với cỏ dại và các yếu tố có hại của thời tiết, dễ dàng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

Song tốn hạt giống, cây con, khó hoặc không sử dụng được cơ giới hoá trong trồng rừng và chăm sóc. Phương thức này được áp dụng ở nơi sau khai thác cỏ dại mọc nhiều, tái sinh tự nhiên không đều, nơi khoanh núi nuôi rừng những cây chủ yếu tái sinh ít.
 * Phương thức trồng rừng toàn diện.

Trồng rừng được tiến hành đều khắp trên đất trồng, không có sự tham gia của cây con tái sinh tự nhiên. Ở nước ta phương thức trồng rừng toàn diện được áp dụng rộng rãi trên đất tầng thứ sinh nghèo kiệt, đất sau khai thác còn tính chất đất rừng để trồng cây sưa, cây đàn hương v.v… Trên đất đồi núi nghèo xấu, đã mất tính chất đất rừng để gây trồng cây Bạch đàn, v.v....

* Phương pháp trồng rừng bằng gieo hạt thẳng.

Đặc điểm của phương pháp này là dùng hạt giống gieo trực tiếp trên đất trồng rừng sản xuất không qua giai đoạn vườn ươm.

So sánh với phương pháp có ưu - khuyết điểm như sau:

Ưu điểm:

+ Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng là phương pháp thích hợp nhất với đặc tính sinh vật học của cây trồng vì hạt được gieo trực tiếp trên đất trồng rừng, cây non mới lên đã được sống trong hoàn cảnh của nơi trồng.

 + Do gieo hạt thẳng nên cây có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh không bị biến hình hoặc phát triển không bình thường.

+ Số lượng hạt gieo nhiều nên số lượng cây non mọc nhiều, dễ dàng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

+ Có thể dùng máy bay để gieo hạt thẳng ở những vùng đất rộng lớn, do đó đẩy nhanh được tốc độ trồng rừng, đỡ tốn công, giá thành trồng rừng hạ, đầu tư ít.

Nhược điểm:

+ Sau khi trồng số lần và thời gian chăm sóc nhiều hơn, tốn nhiều hạt giống hơn so với trồng rừng bằng cây con. Hạt sau khi gieo xuống đất cây con mới nhú mầm dễ bị nguy hại bởi chim, kiến, cỏ dại và thời tiết bất lợi v.v...

+ Công tác trồng rừng thường bị hạn chế bởi tính chu kỳ được mùa hạt giống, kỹ thuật cất trữ hạt, điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật học của loài cây trồng.

Đặc điểm kỹ thuật:

+ Chọn nơi gieo: Gieo hạt bằng tay thường thực hiện ở nơi có diện tích nhỏ bé nên chọn nơi có khí hậu ôn hoà, đất tốt ẩm xốp, ít cỏ dại và nguy hại của chim thú.

Phương pháp trồng rừng bằng cây con.

Trồng rừng bằng cây con là dùng cây con, chủ yếu đã được nuôi dưỡng trong vườn ươm một thời gian, làm nguyên liệu để trồng rừng. Đây là phương pháp trồng rừng chắc chắn nhất và được áp dụng rộng rãi nhất, so với trồng rừng bằng gieo hạt thẳng có những ưu khuyết điểm sau:

Ưu điểm:

+ Cây con đem trồng có đủ thân, rễ, lá nên có sức đề kháng cao sơ với hoàn cảnh, chủ yếu là khô hạn và cỏ dại, vì vậy phương pháp trồng rừng này có thể áp dụng trong mọi lập địa.

+ Tiết kiệm được hạt giống, giảm được thời gian và số lần chăm sóc.

Nhược điểm: Phương pháp này là quá trình sản xuất phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí sức lao động do phải ươm cây, do vận chuyển cây con nên giá thành thường cao hơn so với gieo hạt thẳng cây con dễ bị tổn thương cơ giới và hệ rễ bị biến hình.

Đặc điểm kỹ thuật:

+ Loại cây con: Cây con sử dụng để trồng rừng có thể chia làm hai loại:

Cây con được tạo thành từ hạt giống (cây thực sinh) bao gồm cây gieo ươm ở vườn ươm (cây gieo, cây cấy, cây thân cụt) và cây dại (tái sinh tự nhiên từ hạt). Cây con được tạo thành từ thân, cành, rễ (cây phân sinh).

Trong công tác trồng rừng sản xuất của nước ta hiện nay loại cây con được sử dụng phổ biến nhất là những cây được gieo ươm nuôi dưỡng ở vườn ươm từ hạt giống, cây dại rất ít được sử dụng vì số lượng đủ tiêu chuẩn ít, phân tán, chỉ có thể lợi dụng để trồng dặm trên diện tích hẹp vào những năm thiếu cây con.

+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tỷ lệ sống, thời gian ổn định sau khi trồng và tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng, ngoài ảnh hưởng của điều kiện lập địa, kỹ thuật trồng, chăm sóc, còn do cây con đem trồng có đủ tiêu chuẩn hay không quyết định. Tiêu chuẩn cây con bao gồm phẩm chất và tuổi. Đánh giá phẩm chất cây con tốt hay xấu chủ yếu căn cứ vào hình thái cây ươm, biểu hiện ở đường kính cổ rễ, chiều cao thân cây phải đạt được một kích thước nhất định tuỳ theo loài cây.

Ngoài ra với cây lá kim phải còn ngọn, cây lá rộng không được tỉa cành và một số tiêu chuẩn khác như không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới.v.v... Về tuổi cây con, tuỳ theo mục đích, điều kiện lập địa, trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng, giá thành rừng trồng v.v... mà quy định tuổi khác nhau.

Trồng cây con nhỏ tuổi, ít tốn công chăm sóc ở vườn ươm và công vận chuyển, song sức chống đỡ với khô hạn, cỏ dại và thời tiết bất lợi, nói chung là yếu, mặt khác thường tốn công chăm sóc sau khi trồng.

Cây con lớn tuổi có sức chống cỏ dại xâm lấn, chống hạn cao, sau khi trồng rừng mau khép tán, giảm được công chăm sóc, song thời gian nuôi cây ở vườn ươm kéo dài, tốn công vận chuyển, cây dễ bị tổn thương cơ giới.

Vì vậy với mỗi loại cây khác nhau, thậm chí cùng một loại cây, song phải tuỳ điều kiện cụ thể mà quy định tuổi cho thích hợp.

Những năm gần đây do trình độ cơ giới hoá cao trong bóng cây, vận chuyển, trồng và để đạt mục đích rừng sau khi trồng nhanh chóng cho gỗ hoặc phát huy tác dụng phòng hộ, ở một số nước lâm nghiệp tiên tiến, có khuynh hướng dùng cây con có tuổi tương đối lớn để trồng và Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp Long An LADFECO cũng áp dụng hình thức dùng cây con có tuổi tương đối lớn, cứng cáp để gây trồng.

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

V.1. Đánh giá tác động môi trường dự án trồng rừng diện tích 720 ha

V.2. Giới thiệu chung

Đề án trồng rừng tỉnh Long An được xây dựng tại tỉnh Long An với diện tích xây dựng: 720ha. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng đề án trồng rừng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và khi đề án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

V.2.1. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

V.2.1.1. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

  • Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trương
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
  • Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.

V.2.1.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

  • QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
  • QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
  • QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về tiếng ồn.
  • QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về độ rung.
  • QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  • QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng nước mặt.
  • QCVN 09-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng nước ngầm.
  • Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

V.2.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

Để tiến hành thiết kế và thi công đề án trồng rừng tỉnh Long An với diện tích lớn 720ha đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các Quy chuẩn môi trường Việt Nam. Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những tiêu chuẩn trên sẽ được áp dụng.

Bảng Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí

Tên chất

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3)

Trung bình 1 giờ

Trung bình 8 giờ

Trung bình 24 giờ

SO2

350

-

125

CO

30000

10000

-

NO­2

200

-

100

O3

200

120

-

Tổng bụi lơ lửng (TSB)

300

-

200

Bụi PM10

-

-

150

Bụi PM2,5

-

-

50

Pb

-

-

1,5

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

A1

A2

B1

B2

1.

PH

 

6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

2.

BOD5 (200c)

mg/l

4

6

15

25

3.

COD

mg/l

10

15

30

50

4.

O6xy hòa tan (DO)

mg/l

≥6

≥5

≥4

≥2

5.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

20

30

50

100

6.

Amoni (NH4+ tính theo N)

mg/l

0,3

0,3

0,9

0,9

7.

Clorua (Cl-)

mg/l

250

350

350

-

8.

Florua (F-)

mg/l

1

1,5

1,5

2

9.

Nitrit (NO-2 tính theo N)

mg/l

0,05

0,05

0,05

0,05

10.

Nitrat (NO-3 tính theo N)

mg/l

2

5

10

15

11.

Phosphat (PO43- tính theo P)

mg/l

0,1

0,2

0,3

0,5

12.

Xyanua (CN-)

mg/l

0,05

0,05

0,05

0,05

13.

Asen (As)

mg/l

0,01

0,02

0,05

0,1

14.

Cadimi (Cd)

mg/l

0,005

0,005

0,01

0,01

15.

Chì (Pb)

mg/l

0,02

0,02

0,05

0,05

16.

Crom VI (Cr6+)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

17.

Tổng Crom

mg/l

0,05

0,1

0,5

1

18.

Đồng (Cu)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1

19.

Kẽm (Zn)

mg/l

0,5

1

1,5

2

20.

Niken (Ni)

mg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

21.

Mangan (Mn)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1

22.

Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,002

23.

Sắt (Fe)

mg/l

0,5

1

1,5

2

24.

Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,1

0,2

0,4

0,5

25.

Aldrin

µg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

26.

Benzene hexachloride (BHC)

µg/l

0,02

0,02

0,02

0,02

27.

Dieldrin

µg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

28.

Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs)

µg/l

1,0

1,0

1,0

1,0

29.

Heptachlor & heptachlorepoxide

µg/l

0,2

0,2

0,2

0,2

30.

Tổng Phenol

mg/l

0,005

0,005

0,01

0,02

31.

Tổng dầu, mỡ (oils & grease)

mg/l

0,3

0,5

1

1

32.

Tổng các bon hữu cơ (Total Organic Carbon, TOC)

mg/l

4

-

-

-

33.

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

0,1

0,1

34.

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

1,0

1,0

35.

Coliform

MPN hoặc CFU/100 ml

2500

5000

7500

10000

36.

E.coli

MPN hoặc CFU/100 ml

20

50

100

200

 

Ghi chú:

Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần.

A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Nồng độ giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng QCVN 14:2008/BTNMT

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

-

5-9

5-9

2

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

500

1000

5

Sunfua tính (theo H2S)

mg/l

1.0

4.0

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (NO3-) (tính theo N)

mg/l

30

50

8

Dầu mỡ động, thực vật

mg/l

10

20

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

10

Phosphat (PO43-) (tính theo P)

mg/l

6

10

11

Tổng Coliforms

MPN/100ml

3.000

5.000

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

V.2.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng

V.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Khu đất dự án có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng đề án trồng rừng tỉnh Long An cần mặt bằng rộng, điều kiện tự nhiên khí hậu địa chất phù hợp với đặc tính thích nghi của các loại cây trồng lấy gỗ. Khu đất có các đặc điểm sau:

V.2.3.2.  Địa hình

Việc triển khai đề án cần phải tính toán khi xây dựng trên mặt bằng có tính ổn định thấp, tính đến khả năng biến đổi khí hậu trong tương lai.

V.2.3.3. Tác động của dự án tới môi trường

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện “Đề án trồng rừng tỉnh Long An diện tích 720hatại  tỉnh Long An và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động.

  • Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn xây dựng.

- Giai đoạn hoạt động.

a) Các tác động ảnh hưởng

  1. Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng

Tác động của bụi, khí thải:

Bụi phát sinh trong quá trình phát quang thảm vật tại khu vực dự án. Lượng bụi phát tán tùy thuộc vào lượng sinh khối thực vật phát sinh trong thời gian thực hiện phát quang. Thành phần bụi chủ yếu phát sinh từ hoạt động này là bụi gỗ, bụi bám dính trên thân lá thực vật, bụi từ mặt đất cuốn lên trong quá trình cây đổ. Đặc điểm của loại bụi này có kích thước lớn, có độ ẩm cao nên khả năng khuếch tán vào không khí thấp, dễ lắng trong môi trường tự nhiên.

Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng: Hoạt động của các loại phương tiện vận chuyển có sử dụng các loại nhiên liệu đốt cháy (xăng, dầu DO,…) làm phát sinh khí thải ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.

Bụi và khí thải từ quá trình sơn, hàn công trình xây dựng: Trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị, quá trình hàn được sử dụng để liên kết các vật liệu kim loại với nhau. Quá trình hàn sẽ phát sinh một lượng bụi và hơi khí thải nhất định. Thành phần chính phát sinh từ quá trình hàn là bụi và hơi kim loại. khói hàn sẽ lan toả vào môi trường không khí, phát tán ra xung quanh lân cận khu vực Dự án. Tác động này sẽ gây ảnh hưởng hệ hô hấp của các sinh vật và thực vật lân cận. Tác động lâu dài cho đi sâu vào hệ hô hấp, tế bào bên trong của động vật và hệ thực vật gây các chứng bệnh nặng nề và ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái của khu vực.

Tác động của nước thải:

Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa khi rơi xuống mặt bằng dự án làm cuốn theo các chất bẩn, đất, cát, cành lá khô và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất trong khu vực dự án xuống lưu vực xung quanh dự án. Lượng nước mưa này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. So với các nguồn nước thải khác thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là khá sạch và tác động này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn chuẩn bị dự án chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần gây ô nhiễm môi trường nước như: các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và các loại vi sinh.

Nước thải xây dựng: Trong quá trình xây dựng dự án có sử dụng nước phục vụ hoạt động phối trộn nguyên vật liệu phục vụ thi công: nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công,...

Thành phần: Thành phần chính trong nước thải xây dựng chứa chủ yếu là bùn, đất cát, xi măng, dầu mỡ phát sinh trong quá trình thi công và vệ sinh máy móc, thiết bị

Nếu nước thải không được quản lý và để chảy tràn trên bề mặt gây ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực thi công, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Tác động của chất thải rắn

Chất thải sinh khối (rễ, cành, lá,…) từ hoạt động phát quang. Chất thải nếu không được xử lý ngay, khi bị ẩm do nước mưa bị phân hủy sẽ gây ra mùi khó chịu.

Chất thải sinh hoạt: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị dự án từ công nhân.

Mặc dù khối lượng rác thải sinh hoạt không quá lớn nhưng do có thành phần hữu cơ cao nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng lắp đặt máy móc, thiết bị ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi, gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí khu vực dự án. Và tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.

Chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị chủ yếu là cát, đá, bao xi măng, xà bần thải, sắt thép vụn, nylon, thùng carton, pallet gỗ đóng gói khi chuyên chở máy móc thiết bị thải ra,….

Tác động của tiếng ồn và độ rung từ quá trình chuẩn bị và xây dựng dự án

Trong thời gian chuẩn bị dự án, các hoạt động gây ra tiếng ồn bao gồm: hoạt động của máy cưa, xe tải vận chuyển,… Khi có nhiều nguồn ồn phát ra cùng lúc, tại bất kỳ điểm nào trên khu vực dự án, đều chịu tác động tổng hợp của các nguồn ồn mang lại.

Tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh thính giác của con người, gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian lâu dài sẽ làm giảm thính giác, dẫn tới điếc nghề nghiệp. Nguồn tác động này làm giảm chức năng của thính giác, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người, gây ra cảm giác sợ hãi, âu lo, mệt mỏi, mất ngủ, giật mình, giảm năng suất lao động của công nhân và gia tăng tỉ lệ tai nạn lao động.

Tác hại của độ rung: Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...

Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh.

  1. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Tác động do bụi và khí thải:

Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu: Phân bón, thuốc BVTV và thành phẩm đến nơi tiêu thụ. Các phương tiện vận chuyển cũng sử dụng dầu DO, nên cũng sẽ thải ra môi trường các loại chất ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx , CO, VOC,…

Tác hại của các chất ô nhiễm từ khí thải

  • Bụi:
  • Đối với sức khỏe của công nhân chăm sóc cây rừng, công nhân tại khu vực thực hiện đề án và người dân xung quanh: bụi có kích thước từ 0,01 – 10 mm (bụi bay) thường gây tổn hại cho cơ quan hô hấp. Bụi có kích thước lớn hơn 10 mm thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng.
  • Đối với hệ sinh thái: Bụi góp phần chính vào ô nhiễm do các hạt lơ lửng và các sol khí, có tác dụng hấp phụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và do đó làm giảm bớt tầm nhìn. Với nồng độ bụi khoảng 0,1 mg/m3, tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km).
  • SO2, NOx:
  • Đối với sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh: Các khí SO2, NOx là các chất khí kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axit. SO2, NOx, vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc hòa tan vào máu tuần hoàn, kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 mm, chúng sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
  • Đối với thực vật: Các khí SO2, NOx khi bị oxi hóa trong không khí kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thảm thực vật và cây trồng, thậm chí hủy diệt hệ sinh thái và thảm thực vật, ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1-2 ppm có thể gây ảnh hưởng đến lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Các thực vật nhạy cảm, đặc biệt là thực vật bậc thấp có thể bị gây độc ở nồng độ 0,15-0,30 ppm.
  • Đối với vật liệu: Sự có mặt của SO2, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu trong các công trình.
  • CO: liên kết với Hemoglobin tạo thành cacboxy-hemoglobin rất bền vững, dẫn đến sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, các tế bào. Khi ngộ độc CO sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai và khi ngộ độc nặng có thể tử vong.

Tác động của nước thải:

Nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải vệ sinh của công nhân.

Nước thải sinh hoạt có chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh. Khối lượng nước thải phát sinh này sẽ làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ đời sống của người công nhân. Đồng thời gây ô nhiễm cho môi trường nước nếu như dự án không có các biện pháp xử lý thích hợp.

Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa khi rơi xuống mặt bằng dự án làm cuốn theo các chất bẩn, đất, cát, cành lá khô và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống lưu vực xung quanh dự án. Lượng nước mưa này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. So với các nguồn nước thải khác thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là khá sạch nếu không chảy tràn qua các khu vực ô nhiễm.

Tác động của chất thải rắn:

Chất thải sinh hoạt từ hoạt động ăn uống của công nhân tại dự án. Chất thải sinh hoạt có chứa 76 – 82% chất hữu cơ và 18 – 24% các chất khác. Mặc dù khối lượng rác thải sinh hoạt không quá lớn nhưng do có thành phần hữu cơ cao nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian vận hành ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi, gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí khu vực dự án. Và tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên làm việc tại dự án.

Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án: Bao bì phân bón, thiết bị máy móc làm vườn hư hỏng, …

Chất thải rắn sinh khối từ quá trình phát dọn, làm cỏ của dự án.

Chất thải nguy hại: Bao bì thải chứa thành phần nguy hại, dầu nhớt thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc, giẻ lau dính dầu nhớt ,..

Tác động của tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu từ hoạt động của thiết bị, máy móc cắt cỏ và phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

Mức tác động có thể phân làm 3 cấp đối với con người như sau: Tiếng ồn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân trực tiếp tham gia vào khu vực trồng rừng sản xuất trong khoảng bán kính từ <50m. Độ ồn làm giảm năng suất lao động, gây ra trạng thái mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng tập trung dễ dẫn đến tai nạn lao động. Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính từ 50 - 100m; Nhẹ: Tất cả các đối tượng chịu tác động trong bán kính trên 100m.

b) Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

  1. Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự án

Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải

Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện vận chuyển:

  • Tất cả các máy móc, thiết bị phát quang và phương tiện vận chuyển sẽ được bảo dưỡng thường xuyên để giảm thiểu sự phát sinh bụi và khí thải;
  • Bố trí tuyến vận chuyển và thời gian vận chuyển hợp lý. Hạn chế vận chuyển trên các tuyến thường xuyên tắc nghẽn giao thông đặc biệt trong các giờ cao điểm.
  • Thành lập tổ vệ sinh, dọn vệ sinh hàng ngày tại dự án. Thực hiện phát quang đến đâu dọn dẹp đến đó;
  • Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết: quần áo bảo hộ lao động, ủng, khẩu trang,… cho người lao động thi công trực tiếp.

Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn:

  • Hạn chế thi công vào những ngày mưa;
  • Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông, không để phế thải hay bụi bặm xâm nhập vào cống thoát nước gây tắc nghẽn;
  • Dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng mặt bằng thi công đảm bảo thoát nước mặt, tránh gây ứ đọng nước.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:

  • Nhà vệ sinh di động được bố trí trong khu vực dự án, để xử lý hết lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom chất thải từ nhà vệ sinh di động ngay khi bể chứa đầy.

Nước thải xây dựng:

  • Công ty sẽ tái sử dụng hoàn toàn nước thải xây dựng. Gắn bẫy cát để lắng bùn, cát, đất,... trong nước thải xây dựng và tuần hoàn tái sử dụng lượng nước thải này cho công đoạn trộn bê tông trong quá trình xây dựng.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải sinh khối: Thu gom và hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý theo quy định.

Chất thải rắn sinh hoạt:

  • Không tổ chức bếp ăn tập thể tại công trường để giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Công nhân xây dựng và lắp đặt thiết bị sẽ ăn tại các quán ăn ở khu dân cư gần dự án.
  • Công ty sẽ bố trí 01 thùng chứa rác bằng nhựa, có nắp đậy, dung tích 240 L để thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các quy định hiện hành.

Chất thải xây dựng:

  • Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh;
  • Tận dụng san nền tại chỗ đối với đất, đá, gạch,…
  • Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các quy định hiện hành đối với lượng chất thải xây dựng không thể tận dụng và thu hồi.

Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung từ phương tiện thi công

  • Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như hệ thống nén khí,…
  • Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế độ rung;
  • Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phục vụ dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường;
  • Không thi công vào các giờ cao điểm để tránh gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
  1. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào dự án:

  • Các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dự án cũng phát sinh lượng bụi như: xe gắn máy, xe ô tô, sẽ được khắc phục bằng cách tưới nước sân bãi khu vực dự án để làm giảm lượng bụi cuốn lên từ mặt đường giao thông phát tán vào môi trường không khí.
  • Có bảng hướng dẫn, quy định các loại phương tiện giao thông khi đi vào khu vực như: xuống xe, tắt máy, khi vào bên trong khu vực, để đúng nơi quy định đối với xe gắn máy hoặc giảm ga, giảm tốc độ đối với ô tô,…

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

Nước mưa chảy tràn: Xây dựng hệ thống thu gom thoát nước tách riêng với nước thải. Bố trí hệ thống thu gom thoát nước phân bố đều để đảmbảo lượng nước mưa sẽ được thu gom về các hố ga được lắng cặn hiệu quả, qua hệ thống lưới lọc rác trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Nước thải sinh hoạt:

Xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước thải đảm bảo thu gom tất cả lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án.

Nước nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi tập trung về trạm xử lý của dự án.

Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.

Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30 %, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.

Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt:

  • Thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào các thùng chứa thích hợp, Công ty sẽ bố trí các thùng chứa có dung tích 25L – 120L, vật liệu PVC, có nắp đậy, đặt các thùng chứa tại các khu vực phát sinh (khu vực nhà xưởng, văn phòng,…) để lưu chứa. Sau đó, chất thải rắn sinh hoạt từ các thùng chứa này được thu gom về kho chứa chất thải rắn sinh hoạt của dự án.
  • Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý với tần suất 1 lần/ngày.

Chất thải công nghiệp thông thường (bao bì phân bón,…):

  • Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh đưa vào kho chứa.
  • Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý.

Chất thải nguy hại ( bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn thải…):

  • Xây dựng kho chứa chất thải nguy hại riêng biệt, đúng theo quy định về quản lý chất thải nguy hại
  • Thu gom và phân loại chất thải nguy hại vào các thùng chứa riêng biệt vàcó dán nhãn.
  • Lưu trữ chất thải nguy hại tại kho chứa có nền gạch chống thấm, mái che, tường bao, có gờ, rãnh, rốn thu gom chất thải nguy hại dạng lỏng trong trường hợp tràn đổ, có đầy đủ các phương tiện PCCC và có dán nhãn chất thải nguy hại,... theo đúng quy định.
  • Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

  • Sử dụng máy móc thiết bị mới có chất lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Tiến hành kiểm tra, bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, định kỳ 3 tháng bôi trơn dầu máy;
  • Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ,…

c) Kết luận

Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.

Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Chủ đầu tư Công ty TNHH SXKD XNK Tổng hợp Long An LADFECO sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.

Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi đề án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không tác động về lâu dài.

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VI.1. Nội dung tổng mức đầu tư

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Đề án trồng rừng tỉnh Long An 720ha, làm cơ sở lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị, Chi phí trồng rừng sản xuất và bón phân trong năm đầu, Chi phí quản lý dự án, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác, Dự phòng phí ( bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng).

  1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

Nhằm mục đích trồng rừng sản xuất dự án xây dựng các công trình phụ trợ cho việc trồng rừng và bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy rừng.

Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí san lấp mặt bằng phần đất xây dựng công trình phụ trợ và nhà văn phòng và nhổ gốc cây, chi phí xây dựng hàng rào (phí xây dựng, cọc bê tông, lưới B40, cổng chính, cổng phụ…); và khu vực quản lý kinh doanh (văn phòng làm việc, nhà bảo vệ, nhà công nhân, nhà để xe,…).

  1. Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu tư để quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng. Định mức chi phí quản lý dự án được xác định.

  1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Khảo sát hiện trường, thiết kế kĩ thuật, lập dự toán, thẩm tra hiện trường dự án, thẩm tra thiết kế, dự toán, lập hồ sơ thầu, giám sát thi công, đo đạc nghiệm thu hoàn công.

  1. Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

Chi phí bảo hiểm công trình;

Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Xem thêm: Mẫu thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com