Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại vườn quốc gia Bạch Mã

Trước xu thế phát triển chung về du lịch sinh thái (DLST) trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn, hoạt động xây dựng đề án “Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí ở VQG Bạch Mã giai đoạn 2022 - 2030” là cần thiết và phù hợp với bối cảnh phát triển chung.

Ngày đăng: 18-03-2023

580 lượt xem

ĐỀ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH Mà

MỞ ĐẦU.. 1

1.  Sự cần thiết của Đề án. 1

2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở VQG Bạch Mã. 3

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch. 4

1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích.. 4

1.1.2. Địa hình và địa chất 5

1.1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch.. 6

1.1.4. Thủy văn.. 8

1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất 8

1.1.6. Diện tích rừng. 11

1.1.7. Đa dạng sinh học. 14

1.1.8. Cảnh quan thiên nhiên.. 17

1.2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa. 17

1.2.1. Dân sinh.. 17

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18

1.2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa. 21

1.3. Giao thông. 25

1.4. Hiện trạng hoạt động du lịch. 26

1.4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguồn nhân lực. 26

1.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.. 27

1.4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch.. 29

1.4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch.. 31

1.4.5. Đầu tư du lịch.. 42

1.4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch.. 43

1.4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá. 44

1.4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng. 45

1.4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường. 45

1.4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch.. 46

1.4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh.. 47

1.5. Đánh giá tổng quát điều kiện phát triển du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. 48

1.5.1. Thuận lợi 48

1.5.2. Khó khăn.. 50

1.5.3. Cơ hội 51

1.5.4. Thách thức. 52

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ  GIAI ĐOẠN 2022-2030

2.1. Căn cứ xây dựng Đề án. 54

2.1.1. Căn cứ pháp lý.. 54

2.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.. 56

2.2. Quan điểm, định hướng phát triển. 60

2.2.1. Quan điểm... 60

2.2.2. Định hướng phát triển.. 60

2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển. 82

2.3.1. Mục tiêu chung. 82

2.3.2. Mục tiêu cụ thể. 82

2.3.3. Các chỉ tiêu phát triển.. 82

2.4. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2022-2030

2.4.1. Tác động từ chính sách.. 83

2.4.2. Tác động từ các cộng đồng và các công ty du lịch.. 84

2.4.3. Tác động từ nội tại Ban quản lý.. 85

2.4.4. Tác động từ các yếu tố khác. 85

2.5. Nội dung phát triển các địa điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí giai đoạn 2021-2030. 

2.5.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các điểm du lịch.. 86

2.5.2. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các tuyến du lịch.. 122

2.6. Đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện. 134

2.6.1. Khái toán đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư.. 134

2.6.2. Các dự án ưu tiên.. 139

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ GẮN VỚI BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2022-2030

3.1. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 144

3.1.1. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng. 144

3.1.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 144

3.1.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch.. 145

3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách. 146

3.3. Nhóm các giải pháp nâng cao và phát triển nguồn nhân lực du lịch. 147

3.4. Nhóm giải pháp phát triển CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 149

3.5. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. 149

3.6. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch. 150

3.7. Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch. 151

3.8. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch. 152

3.9. Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. 153

3.10. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục. 154

3.11. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch. 154

3.11.1. Giải pháp về an toàn cho du khách.. 154

3.11.2. Giải pháp về an ninh trong tổ chức hoạt động du lịch.. 155

3.12. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh.. 155

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ GIÁM SÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.. 156

4.1. Tổ chức thực hiện Đề án. 156

4.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp.. 156

4.1.2. Ban quản lý VQG Bạch Mã. 156

4.1.3. Các cơ quan ban, ngành địa phương liên quan.. 156

4.1.4. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương. 157

4.1.5. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư.. 157

4.2. Tổ chức quản lý giám sát. 157

4.2.1. Phương án giám sát 157

4.2.1. Phương án đánh giá. 158

4.3. Hiệu quả của Đề án. 158

4.3.1. Hiệu quả kinh tế. 158

4.3.2. Hiệu quả văn hóa xã hội 159

4.3.3. Hiệu  quả bảo vệ môi trường. 159

4.3.4. Hiệu quả quốc phòng, an ninh.. 160

CHƯƠNG 5. 161

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 161

5.1. Kết luận. 161

5.2. Kiến nghị 162

PHỤ LỤC.. 164

Phụ lục 1: Khai toán kinh phí thực hiện Đề án. 164

Phụ lục 2: Danh lục các loài động vật quý hiếm ở VQG Bạch Mã. 175

Phụ lục 3: Đánh giá theo tiêu chí lựa chọn các điểm phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bạch Mã  185

Phụ lục 4: Kinh nghiệm trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 205

Phụ lục 5: Các loại bản đồ quy hoạch. 213

Phụ lục 6: Một số hình ảnh khảo sát thực tế. 216

1. Tiềm năng du lịch văn hóa ở khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Vườn Quốc gia 

a.Tài nguyên văn hóa vật thể

(1) Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.

Để đến được Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, du khách sẽ di chuyển bằng thuyền, thưởng ngoạn cảnh trên lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước. Được xây dựng hài hòa trong một chỉnh thể của kiến trúc Phật giáo và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã cũng có chính điện thờ Phật tổ đang ngồi tu niệm dưới gốc cây bồ đề, phía sau chính điện là khu vực tổ đường thờ tổ sư Đạt ma của thiền phái Trúc Lâm. Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã là một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành điểm tham quan, du lịch quan trọng trong việc kết nối với hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ chở khách thăm quan Thiền Viện Trúc lâm Bạch Mã, ngắm cảnh đẹp quanh Hồ Truồi do Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Thanh niên Lộc Hòa thực hiện với 12 thuyền được cấp phép hoạt động từ năm 2010.

Về tổ chức của Hợp tác xã (HTX) bao gồm 7 thành viên, bao gồm chủ nhiệm, kế toán, 3 nhân viên bán vé, giữ xe, xã viên của Hợp tác xã là chủ các phương tiện vận chuyển hành khách. Về số lượng du khách khách hàng năm đến thăm quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã và các điểm xung quanh năm khoảng 43.000-45.000 người/năm (năm 2014-2015), trong đó thăm quan Thiền Viện Trúc Lâm chiếm khoảng 90 %, còn lại thăm quan Hồ, các suối là 10% lượng du khách. Riêng tiền vé dịch vụ chở du khách (20.000 đồng/người), tổng doanh thu từ dịch vụ chở du khách thăm quan đạt khoảng 900.000.000 đồng/năm[1].

Về cơ chế chia sẻ lợi ích: xã viên trực tiếp làm dịch vụ chở khách được hưởng 65% tiền vé, Hợp tác xã thu 35%, bao gồm cả thuế, trả lương nhân viên, quản lý và các khoản trích nộp khác theo quy định.

Về công tác bảo vệ môi trường: HTX thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở du khách về bảo vệ môi trường, PCCCR, cuối ngày bố trí 1 thuyền ở lại kiểm tra tình hình PCCCR, tai nạn…sau đó mới về. HTX tổ chức dọn vệ sinh rác thải 3 lần/tuần.

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia

Hình 3. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

(Nguồn:UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2022)

(2) Bạch Vân Tự

Bạch Vân Tự là một ngôi chùa toạ lạc trên đỉnh Bạch Mã, thuộc VQG Bạch Mã. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng từ khá lâu, nổi tiếng với sự linh thiêng cùng núi rừng Bạch Mã. Đến Bạch Vân Tự, du khách có thể tham quan, chiêm bái, vãn cảnh chùa. Có thể thấy, đây là một điểm tham quan quan trọng trong hoạt động tham quan, du lịch tại khu vực đỉnh Bạch Mã, có thể kết nối với các sản phẩm chủ đạo như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với các sản phẩm tham quan, du lịch tâm linh tại chùa Bạch Vân.

(3) Chùa Cảnh Phước

Chùa Cảnh Phước - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh tọa lạc tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, cách VQG Bạch Mã khoảng 5km. Chùa Cảnh Phước là một ngôi chùa đã tồn tại khá lâu, đây là ngôi chùa thuần túy được bà con nhân dân trong làng dựng lên, chùa mang đậm nét tín ngưỡng dân gian. Chùa không những là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, đời sống tâm linh của dân làng, mà còn là hình ảnh gợi nhớ về quê cha, đất tổ đối với những người con xa hương.

Chùa Cảnh Phước lại có giá trị về mặt kiến trúc và mỹ thuật, mang phong cách triều Nguyễn, với những nét kiến trúc độc đáo; đó là một ngôi nhà rường vuông với hệ thống cột, kèo, xuyên, trến, cùng với các họa tiết chạm khắc trên gỗ, các môtip, đề tài trang trí ở phần mái, bờ nóc, bờ quyết; các đầu cù, vì kèo, xuyên... được trang trí, chạm trỗ tỉ mỉ, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và tinh tế của những nghệ nhân xưa. Có thể thấy, đây là một trong những ngôi chùa có nhiều giá trị về văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật giàu tiềm năng để phát triển du lịch, trở thành điểm tham quan, kết nối hình thành các chương trình du lịch gắn với hoạt động khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng của VQG Bạch Mã.

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia

Hình 4. Chùa Cảnh Phước

(Nguồn:UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2022)

(4) Địa đạo Bạch Mã

Di tích địa đạo Bạch Mã thuộc VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm hai hệ thống địa đạo dài hàng trăm mét với chức năng là một “đài quan sát tiền tiêu” trong kháng chiến chống Mỹ. Nằm trên con đường mòn lên Vọng Hải Đài (cao 1.450 m), địa đạo Bạch Mã được các chiến sĩ lực lượng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 (Quân khu Trị-Thiên) tạo nên để chống lại kế hoạch đánh chiếm đỉnh Bạch Mã của quân đội chế độ cũ vào đầu năm 1973. Dựa vào hệ thống địa đạo này, sau hai tuần chiến đấu, các chiến sĩ Trung đoàn 4 đã đánh bạt quân địch ra khỏi đỉnh Bạch Mã. Cuối năm 2009, di tích đón nhận Bằng công nhận Di tích cấp Quốc gia. Hiện nay, di tích này là một điểm đến thú vị cho mỗi du khách khi đến với VQG Bạch Mã.

Địa đạo vườn quốc gia bạch mã

Hình 5. Địa đạo Bạch Mã

(Nguồn:Trung tâm CCD, 2022)

b. Tài nguyên văn hóa phi vật thể

VQG Bạch Mã nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), huyện Đông Giang (Quảng Nam), nơi đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Cơ Tu, Vân Kiều, Kinh và một số ít dân tộc khác. Các dân tộc này có những văn hoá rất đặc sắc, là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch.

* Đời sống tâm linh, tín ngưỡng

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, người Cơ Tu tin rằng mọi sự vật, hiện tượng đều mang tính siêu nhiên, có sự can thiệp của thần linh và tín ngưỡng này đã chi phối hầu hết mọi mặt trong đời sống của họ, từ những việc lớn như dựng nhà, chọn nương, cưới hỏi, tang ma... cho đến những việc nhỏ như thu hoạch, làm rẫy, săn bắn, bởi vậy họ có nhiều lễ cúng tế. Trong mỗi Làng của người Cơ Tu đều có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa bảo vệ cả làng.

Đời sống tâm linh, tín ngưỡng của các cộng đồng dân tộc rất đặc sắc và phong phú, là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa - tâm linh quan trọng giúp thu hút và hấp dẫn khách du lịch đến khám phá địa phương và VQG Bạch Mã. Trong thời gian tới, bên cạnh phát triển hoạt động du lịch sinh thái gắn với công tác bảo vệ tài nguyên rừng, VQG Bạch Mã cần có những định hướng trong khai thác và phát triển hoạt động du lịch sinh thái kết hợp các giá trị, tài nguyên tâm linh, tín người của cộng đồng địa phương, giúp đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương thông qua tạo việc làm và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

* Nghệ thuật truyền thống

Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa Cơ Tu, là yếu tố làm nên nét đặc sắc của lễ hội truyền thống. Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, là những thành tố tạo nên tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Cơ Tu. Trong đó có hai di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian: Vũ điệu tung tung Da Dã và nghệ thuật hát lý-nói lý của đồng bào Cơ Tu đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tài sản tinh thần quý giá đó đã được đồng bào tích lũy bao đời, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Các loại hình âm nhạc và múa dân gian là tài nguyên du lịch quan trọng của địa phương, đặc biệt trong du lịch cộng đồng, âm nhạc và múa dân gian là một trong những hình thức, sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch. Trong xây dựng và phát triển du lịch VQG Bạch Mã cần quan tâm, liên kết khai thác các giá trị văn hóa từ âm nhạc và múa dân gian tại các cộng đồng vùng đệm nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa cộng đồng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Vườn.

* Lễ hội

Dân tộc Cơ Tu còn bảo lưu nhiều lễ hội liên quan đến tập quán canh tác nương rẫy, nghi lễ vòng đời người, lễ hội cộng đồng... Trong đó, lớn hơn cả là lễ đâm trâu, lễ "dồn mồ". Đồng bào ăn tết theo làng, vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa. Trong các lễ hội của người Cơ Tu, các lễ hội lâu đời và quan trọng nhất là lễ dựng cây nêu, cột tế thần và nghi lễ hiến sinh. Người Cơ Tu làm cột lễ vào các dịp lễ hội quan trọng như Lễ Kết nghĩa, Lễ Ăn mừng lúa mới, Lễ cúng đất…

Nhìn chung, khu vực vùng đệm VQG Bạch Mã có tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống đa dạng và đặc sắc gắn với các đồng bào Vân Kiều, Cơ Tu. Trong khai thác và phát triển du lịch, Vườn có thể đa dạng hóa sản phẩm du lịch thông qua hợp tác và liên kết khai thác các giá trị về ẩm thực, lễ hội, văn nghệ truyền thống… Tuy nhiên, quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa làm các giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc bị thay đổi và mai một theo hướng tiêu cực, đặt ra cho VQG Bạch Mã nhiều thách thức trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho các cộng đồng trong khai thác và phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững.

2. Giao thông

a) Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

Hiện nay tất cả các xã trong vùng đệm của VQG Bạch Mã đã có đường ô tô đến được UBND xã, đường vào các thôn bản cũng đã được bê tông hóa phục vụ đi lại cho người dân. Tổng chiều dài đường bộ đã rải nhựa kiên cố là 480 km, đường thủy 51 km.

Giao thông đi lại tương đối thuận lợi, đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A đi qua địa phận của các xã thuộc huyện Phú Lộc (Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc và Lộc Điền), Tỉnh lộ 14B là huyết mạch giao thông từ ngã ba La Sơn đi Nam Đông; đường Bạch Mã từ Cầu Hai lên đỉnh Bạch Mã phục vụ tham quan du lịch. Ngoài ra hệ thống đường nhánh nội tỉnh và đường dân sinh rất thuận tiện đi lại giữa các xã, thậm chí gần đây một số đường dân sinh đã được mở vào tiếp giáp tận rừng tự nhiên đã tạo ra sức ép không nhỏ cho VQG Bạch Mã trong việc ngăn chặn người vào rừng trái phép.

Đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan có chiều dài 83,9 km (điểm đầu tại Km 0 Tỉnh lộ 14B, tỉnh Thừa Thiên Huế; điểm cuối tại Km 23+ 909 Quốc lộ 14B, thành phố Đà Nẵng là dự án thành phần của Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Túy Loan) đã hoàn thiện. Trong đó, đoạn Khe Tre - Hòa Liên có chiều dài 11,5 km chạy qua phân khu Dịch vụ hành chính VQG Bạch Mã mà không có đường tiếp cận với VQG Bạch Mã, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển DLST của VQG. Trong thời gian tới cần có định hướng giải quyết vấn đề này, để du khách có thể tiếp cận với VQG thuận lợi hơn.

b) Hệ thống giao thông đường thủy

Do VQG Bạch Mã nằm ở vùng bán sơn địa kéo dài từ vùng núi cao đến sát đầm phá, biển Đông nên hệ thống giao thông đường thủy trong vùng khá phát triển, đi lại tương đối thuận lợi. Trong VQG Bạch Mã có hồ Truồi với diện tích mặt nước khoảng 345 ha, là khu vực khá thuận lợi để phát triển DLST, vui chơi giải trí. Trong khu vực vùng đệm đã hình thành các đập thủy điện như Sông Kôn, Thượng Lộ, Thượng Nhật. Các đập thủy điện này nằm xa bên ngoài ranh giới VQG Bạch Mã nhưng khi mức nước dâng đến cao trình tối đa cũng đã tiếp giáp đến VQG (đặc biệt thủy điện Thượng Nhật (đang chuẩn bị đưa vào sử dụng) có nguy cơ gây ngập vào VQG Bạch Mã khi ở cao trình tối đa), tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại bằng đường thủy. Ngoài ra, một số con sông suối lớn bắt nguồn từ VQG Bạch Mã như sông Truồi, sông Cầu Hai, Cu Đê, Thượng Nhật, Khe Ao... cũng là điều kiện giao thông đường thủy trong khu vực.

Nằm cách cảng Chân Mây khoảng 70 km về phía Bắc, Vườn quốc gia Bạch Mã cũng rất thuận lợi đối với giao thông đường thủy đi ra Biển Đông.

Có thể thấy, hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện trong khu vực VQG Bạch Mã và vùng phụ cận. Hệ thống đường bộ, đường thuỷ được đầu tư, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và giao thương hàng hoá của người dân địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đây là lợi thế lớn tạo ra động lực quan trọng để phát triển hoạt động du lịch sinh thái của VQG bạch Mã liên kết với các vùng phụ cận trong khu vực.

3. Hiện trạng hoạt động du lịch

3.1. Hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch

a. Hiện trạng các điểm du lịch, điểm tham quan

(1) Khu vực đỉnh Bạch Mã

- Vị trí: Thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 230, 231.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Đỉnh Bạch Mã nằm ở độ cao 1.444m so với mực nước biển là một địa danh du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vỹ, nơi đây từng là khu nghỉ dưỡng cho sĩ quan Pháp và giới thượng lưu Huế, người Pháp đã cho xây dựng hàng trăm công trình nghỉ dưỡng là các khu biệt thự kiểu Pháp cách đây hàng trăm năm. Đỉnh Bạch Mã với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, xanh tươi với thác nước, suối rừng, cùng thảm động thực vật đa dạng với hàng trăm loài sinh vật quý hiếm. Bên cạnh đó, khí hậu mát mẻ là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với đỉnh Bạch Mã. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trên đỉnh Bạch Mã là vào mùa mưa (tháng 9 -12), đường lên đỉnh Bạch Mã thường xuyên bị sạt lở gây khó khăn về mặt giao thông, đồng thời mùa mưa các điểm du lịch, các biệt thự, nhà nghỉ, nhà hàng xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch tại đây. Trong thời gian tới, để phát triển hoạt động du lịch mạnh mẽ hơn, vấn đề liên quan đến thời tiết cần được quan tâm, có những giải pháp trong xây dựng, thích ứng với thời tiết, biến vấn đề bất lợi thành điểm độc nhất của đỉnh Bạch Mã trong khai thác các sản phẩm du lịch vào mùa mưa.

Quang đỉnh vườn quốc gia bạch mã

Hình 7. Quang cảnh đỉnh Bạch Mã

(Nguồn: VnExpress, 2019)

(2) Khu vực chân đỉnh Bạch Mã

- Vị trí: Thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 214.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực chân đỉnh Bạch Mã là tổ hợp các công trình dịch vụ, hành chính, trụ sở làm việc. Ở đây du khách có thể mua vé và đặt các dịch vụ cần thiết như vận chuyển, phòng nghỉ, ăn uống, hướng dẫn, … tại bộ phận lễ tân. Ngoài khu vực lễ tân, Trung tâm có 1 phòng sảnh khá lớn (khoảng 250 m2) dành cho việc trưng bày và giới thiệu các chủ đề tuyên truyền về đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên nói chung và của VQG Bạch Mã. Bên cạnh đó còn có 1 khu vực nghe nhìn dành cho khách xem phim và tranh ảnh về Bạch Mã, đồng thời cũng như là nơi để giáo dục về môi trường, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

(3) Khu vực Hồ Truồi

- Vị trí: Nằm tại xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc, TT Huế, thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 205, 207, 208, 209.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Hồ Truồi nằm dưới chân núi Bạch Mã hùng vĩ, quanh năm chìm trong mây trắng. Hồ Truồi có diện tích khoảng 380ha, dung tích lòng hồ đến 60 triệu mét khối nước với bốn con suối chính đổ vào lòng hồ là suối Vũng Thùng, suối Hợp Hai, suối Ba Trại, suối Ông viên, mỗi suối đều có những vẻ đẹp khác nhau. Đến hồ Truồi, khách du lịch có thể dạo quanh hồ, khám phá thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp tự nhiên của các con suối kết hợp tham quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, lễ Phật, thăm vườn Quốc gia Bạch Mã. Hồ Truồi và Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã là một trong những điểm du lịch có giá trị đặc sắc về tự nhiên lẫn văn hóa tâm linh. Hằng năm, du khách trong nước cũng như nước ngoài đến đây để đi hành hương, tham quan, vãng cảnh, dạo quanh hồ. Phương tiện duy nhất lưu thông trên khu vực hồ Truồi và đi qua Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là thuyền máy.

Trong thời gian tới với quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại hồ Truồi, cần nghiên cứu xây dựng, đầu tư các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch đến với hồ Truồi. Phát triển du lịch tại hồ Truồi cần tuân thủ theo các quy định của Nhà nước, các nguyên tắc về phát triển du lịch sinh thái, giảm thiểu tối đa các tác động đến cảnh quan, mặt nước, hệ động thực vật tại khu vực hồ Truồi.

Quang cảnh hồ Truồi

Hình 8. Vị trí và quang cảnh hồ Truồi

(Nguồn: Trung tâm CCD, 2019)

(4) Khu vực Thác trượt Bạch Mã

- Vị trí: Thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 214, 227.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực Thác Trượt Bạch Mã đã và đang được khai thác bởi Bạch Mã Village với các công trình phục vụ khách du lịch như Nhà hàng, khu Cafe, phòng lưu trú, khu cắm trại (camping),… Bạch Mã Village rộng gần 3ha, toạ lạc tại thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc là một khu du lịch nằm trong vùng đệm của VQG Bạch Mã. Với vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh quan, Bạch Mã Village là khu du lịch thu hút đông đảo khách du lịch với mọi lứa tuổi với các hoạt động, vui chơi giải trí đa dạng và phong phú như ăn uống, nghỉ dưỡng, các trò chơi mạo hiểm, vui chơi giải trí, cắm trại, ngắm thác nước tự nhiên, v.v. Với hoạt động kinh doanh của Bạch Mã Village đã và đang đem lại hiệu quả thành công cùng với phương thức thuê MTR của VQG Bạch Mã. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động du lịch, cần định hướng tiếp tục triển khai hoạt động cho thuê MTR, cũng như liên doanh, liên kết trong xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn.

Trượt thác Bạch Mã

Hình 9. Khu vực Thác Trượt Bạch Mã

(Nguồn: Trung tâm CCD, 2022)

(5) Khu vực Nhà vườn Khe Su

- Vị trí: Thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 214

- Hiện trạng phát triển du lịch: Hiện nay khu vực nhà vườn Khe Su đã và đang được khai thác bởi một số hộ dân xung quanh thác và suối, chủ yếu mang tính tự phát. Các hộ dân kinh doanh các dịch vụ như lán nghỉ ven suối, phục vụ ăn uống, và vui chơi giải trí. Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở đây còn chưa đặc sắc, chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan, khách đại chúng. Để thúc đẩy hoạt động du lịch trong thời gian tới, cần có những định hướng trong việc kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp với phương thức thuê MTR của VQG Bạch Mã nhằm thực hiện kinh doanh các hoạt động du lịch như dịch vụ lưu trú (hoemstay), dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng, các sản phẩm trải nghiệm thác nước, suối tự nhiên, trải nghiệm ẩm thực, văn hoá truyền thống, v.v.

(6) Khu vực Đá Dựng

- Vị trí: Thuộc phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Bạch Mã thuộc Tiểu khu 228, 230.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Hiện nay, hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực Đá Dựng được các hộ dân kinh doanh tự phát. Theo khảo sát thực tế có khoảng 04 hộ dân đang tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan như lán nghỉ ven suối, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi giải trí. Trong thời gian tới để phát triển hoạt động du lịch gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã cần có những định hướng trong thuê MTR, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong xây dựng, nâng cao các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dựa trên các nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

(7) Khu vực Nhị Hồ

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 228.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực Nhị Hồ nằm trong ranh giới của VQG Bạch Mã, nơi đây thu hút bởi thác nước tự nhiên – Thác Nhị Hồ. Thác Nhị Hồ là một thác nước đẹp, hùng vĩ, dòng thác tương đối dài, thoải có những bãi rộng có thể tổ chức các hoạt động như tắm thác, vui chơi dưới nước. Hiện nay, khu vực Nhị Hồ đang được khai thác bởi các hộ dân và quản lý của chính quyền xã. Các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực này chủ yếu là hoạt động thu vé tham quan, dịch vụ ăn uống, lán nghỉ ven suối,…Do được khai thác tự phát, thiếu đầu tư nên các hoạt động du lịch tại khu vực thác Nhị Hồ chủ yếu phục vụ khách tham quan trong ngày, chủ yếu vào mùa hè với lợi thế về không khí mát mẻ và thác nước tự nhiên. Tuy nhiên với định hướng phát triển du lịch của VQG Bạch Mã, việc khai thác du lịch tại đây cần được định hướng, quy hoạch, phối hợp chặt chẽ giữa VQG Bạch Mã, chính quyền và cộng đồng địa phương nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Nhị hồ vườn quốc gia bạch mã

Hình 12. Khu vực Nhị Hồ

(Nguồn: Trung tâm CCD, 2022)

(8) Khu vực Thác Mơ

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã thuộc tiểu khu 370.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực Thác Mơ nằm trong vùng đệm của VQG Bạch Mã. Nơi đây được biết đến là một trong những điểm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái hấp dẫn đối với khách du lịch từ Đà Nẵng, TP. Huế,…Hiện nay, Khu vực Thác Mơ đang được khai thác bởi công ty TNHH Yes Hue Eco với các hoạt động như kinh doanh lưu trú, ăn uống, cafe, cắm trại, các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước,…Giá dịch vụ tham quan Khu du lịch Thác Mơ là 150.000 VNĐ/1 người bao gồm đồ ăn nhẹ. Với định hướng phát triển hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã, cần tập trung xây dựng thêm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đặc sắc dựa trên phương thức cho thuê MTR khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu để phát triển du lịch.

(9) Khu vực Thác Phướn

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã  thuộc tiểu khu 376.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Thác Phướn là thác nước tự nhiên đẹp và hùng vĩ thuộc VQG Bạch Mã. Các hoạt động du lịch hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, và chủ yếu là hoạt động tham quan, tắm thác. Trong thời gian tới, với chiến lược phát triển hoạt động du lịch trong VQG Bạch Mã, cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề dựa trên nguyên tắc khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tại thác Phướn, góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

(10) Khu vực Khe Ao

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của Vườn quốc gia Bạch Mã tiểu khu 384, 385, 386.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Hiện nay, hoạt động du lịch chưa được phát triển tại khu vực Khe Ao. Tuy nhiên, khu vực giàu tiềm năng trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Khu vực Khe Ao có diện tích đất tương đối bằng phẳng, có vị trí và địa thế cảnh quan đẹp, gần đường cao tốc La Sơn – Thuý Loan dễ dàng trong việc tiếp cận. Ngoài ra, việc kết nối với các điểm du lịch, điểm tham quan khác cũng thuận lợi như kết nối với điểm Mỏ Rang, các điểm du lịch văn hoá, lịch sử ở Nam Đông. Trong chiến lược phát triển du lịch thái tại VQG Bạch Mã, cần nghiên cứu, đầu tư phát triển các công trình, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, giao thông và điều kiện tiếp cận thuận lợi.

(11) Khu vực Mỏ Rang

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của Vườn quốc gia Bạch Mã tiểu khu 389, 412, 413.

- Hiện trạng phát triển du lịch: Hoạt động du lịch tại khu vực Mỏ Rang chưa được phát triển. Khu vực có nhiều tiềm năng trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Khu vực Mỏ Rang có diện tích rộng khoảng 300ha với các điều kiện thuận lợi như gần cao tốc La Sơn – Tuý Loan dễ dàng đón các dòng khách từ Đà Nẵng. Hơn nữa khu vực thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính có diện tích đất bằng, thuận lợi cho việc đầu tư, xây dựng các công trình, hạ tầng du lịch phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Trong thời gian tới, với chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bạch Mã, khu vực Mỏ Rang là một trong những khu vực giàu tiềm năng trong đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, kết nối với các điểm du lịch, điểm tham quan trong VQG Bạch Mã như khu vực Thác Đỗ Quyên, đỉnh Bạch Mã, v.v.

Khu vực mỏ rang vườn quốc gia

Hình 15. Khu vực Mỏ Rang

(Nguồn: Trung tâm CCD, 2022)

(12) Khu vực Chà Măng – Thượng Nhật

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã tiểu khu 429

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực Chà Măng – Thượng Nhật nằm ẩn sau trong VQG Bạch Mã. Nơi đây có tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên hồ nước, hệ sinh thái rừng và hệ thống suối thác tự nhiên còn khá hoang sơ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch thưởng ngoạn lòng hồ, du lịch nghiên cứu, khám phá rừng tự nhiên,…, tuy nhiên cũng là điều kiện khó khăn, do việc tiếp cận khu vực này còn khá nhiều khó khăn. Về giao thông đường bộ, đường giao thông còn chưa được đầu tư, chủ yếu là đường đất, đá và chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, mưa lũ, sạt lở nhiều dẫn đến việc tiếp cận khá khó khăn. Về giao thông đường thuỷ, các thuyền chủ yếu là của người dân hoạt động phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản tại vùng lòng hồ, việc khai thác du lịch đường thuỷ chưa được khai thác. Trong thời gian tới, để khai thác các hoạt động du lịch tại khu vực này, cần lựa chọn phương thức đầu tư phát triển phù hợp, phân chia giai đoạn đầu tư, phát triển giảm thiểu các tác động đến môi trường và cảnh quan tự nhiên của VQG Bạch Mã.

(13) Khu vực Thác Đỗ Quyên

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã tiểu khu 429

- Hiện trạng phát triển du lịch: Thác Đỗ Quyên là một ngọn thác nổi tiếng của núi rừng Bạch Mã. Thác nước đổ theo một vách đá dựng đứng, cao ước chừng 300m. Sở dĩ có tên Đỗ Quyên là bởi dọc 2 bên thác có rất nhiều cây đỗ quyên, vào mùa xuân, hoa đồng loạt nở bung sắc, rực rỡ. Hiện nay, để khai thác thác Đỗ Quyên trong phát triển du lịch, VQG Bạch Mã đã xây dựng và cải tạo một số công trình như đường mòn bê tông, cầu bắc ngang thác, các điểm chờ, điểm nghỉ, trồng hoa đỗ quyên, v.v. nhằm tạo ra các điểm nhấn cho khách du lịch. Trong thời gian tới, Thác Đỗ Quyên là điểm tham quan quan trọng trong hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã, theo đó cần xây dựng các sản phẩm hay các dịch vụ khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của thác Đỗ Quyên như trải nghiệm, tham quan ngắm thác,…nhằm tạo ra đa dạng hơn các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch.

Thác đỗ quyên

Hình 17. Thác Đỗ Quyên

(Nguồn: N.Phong, 2022)

(14) Khu vực Thác Trĩ Sao

- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính của VQG Bạch Mã tiểu khu 429

- Hiện trạng phát triển du lịch: Thác Trĩ sao hay đường mòn Trĩ Sao là một trong những khu vực đẹp với thiên nhiên hoang sơ của VQG Bạch Mã. Thác Trĩ Sao là một thác nước tương đối lớn, thác nước đẹp có nhiều vũng, hồ nhỏ dọc theo dòng chảy tạo nên những không gian ngắm thác và khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp. Tiếp cận Thác Trĩ Sao tương đối dễ dàng thông qua đường mòn Trĩ Sao đã được cải tạo giúp việc di chuyển của khách du lịch được thuận lợi. Trong thời gian tới, việc phát triển du lịch tại khu vực Thác Trĩ Sao cần được đẩy mạnh hơn với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cắm trại, hay các sản phẩm du lịch mạo hiểm, đi bộ xuyên rừng kết nối với khu vực Hồ Truồi, v.v.

(15) Khu vực Ngũ Hồ

- Vị trí: Khoảnh 1, Khoảnh 3 tiểu khu 231 Phân khu Dịch vụ - Hành chính

- Hiện trạng phát triển du lịch: Khu vực Ngũ Hồ là một trong những điểm đến của khách du lịch đi bộ trong VQG Bạch Mã. Tiếp cận khu vực Ngũ Hồ bằng đường mòn trong rừng, du khách sẽ thưởng ngoạn một loạt các thác nước đẹp, tự nhiên bên cạnh các hồ nước xanh, thơ mộng. Ngũ hồ là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau. Nước trong các hồ này rất trong xanh, trên hồ có các thác nước đổ xuống tạo nên phong cảnh thiên nhiên cực kỳ hấp dẫn. Khu vực Ngũ Hồ rất giàu tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch gắn với các sản phẩm như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm v.v. Trong thời gian tới, chắc chắn khu vực Ngũ Hồ sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách ưa trải nghiệm, khám phá thiên nhiên.

b. Hiện trạng các tuyến du lịch, chương trình du lịch

Việc khai thác các hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã đã được triển khai từ năm 2013, với các tuyến du lịch, tham quan chủ yếu tập trung tại khu vực đỉnh Bạch Mã. Trong đó, tập trung vào các tuyến đường mòn như tuyến Hải Vọng Đài, tuyến Thác Đỗ Quyên, tuyến Thác Ngũ Hồ, tuyến Trĩ Sao, tuyến rừng chò đen, v.v.

Các tuyến đường mòn được xây dựng bê tông hoá nhằm đưa khách du lịch đến các điểm có phong cảnh, suối thác đẹp hay các tài nguyên sinh thái, lịch sử có giá trị trong VQG Bạch Mã. Theo đó có 4 trong 8 tuyến đường mòn được đánh các cọc số thứ tự (trung bình khoảng 6 điểm/ 1 đường) nhằm giới thiệu cho khách du lịch về các điểm tham quan, các chủ đề về thiên nhiên, đa dạng sinh học, văn hoá lịch sử trong khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp giải trí vườn quốc gia Bạch Mã.

Nhìn chung, các tuyến du lịch sinh thái trong VQG Bạch Mã đã và đang khai thác tương đối hiệu quả các điểm tham quan với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và giá trị về lịch sử, văn hoá. Các tuyến du lịch sinh thái này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, kết nối các điểm tham quan đặc sắc tạo thành tuyến du lịch riêng biệt mang đến những trải nghiệm đa dạng hơn cho khách du lịch khi đến Bạch Mã. Tuy nhiên, các tuyến du lịch này mới chỉ dừng lại ở khu vực đỉnh Bạch Mã, các khu vực giàu tiềm năng khác chưa được kết nối và khai thác. Hơn nữa, các dịch vụ du lịch phục vụ trên tuyến còn chưa thực sự phát triển, chưa có nhiều điểm nhấn trên các tuyến du lịch này. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy các giá trị của các điểm tham quan, du lịch trong VQG Bạch Mã, cần có những nghiên cứu trong xây dựng các tuyến du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng của VQG như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với các sản phẩm du lịch khác như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khoẻ,…tạo nên những chương trình du lịch đa dạng và mang đến nhiều hơn những trải nghiệm ấn tượng và thú vị cho khách du lịch khi đến với Bạch Mã.

4. Đầu tư du lịch

Hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã mới thực sự phát triển trong một vài năm trở lại đây. Việc đầu tư cho du lịch bước đầu đã và đang được thực hiện. Năm 2008, dự án cải tạo và nâng cấp con đường QL1A lên đỉnh Bạch Mã (20km) được Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư khởi công từ tháng 10/2009 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2013. Đây có thể nói là dự án trọng điểm để phát triển hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã. Bên cạnh dự án nâng cấp tuyến đường QL1A lên đỉnh Bạch Mã năm 2008, VQG Bạch Mã hàng năm thường xuyên đầu tư cho các dự án như nâng cấp, duy tu các tuyến đường mòn như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn Đỗ Quyên, đường mòn Ngũ Hồ, xây dựng đường vào Thác Đỗ Quyên, v.v. tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch và tiếp cận của khách du lịch đến với các khu vực này.

Về các cơ sở lưu trú, nhà hàng, VQG đã dành ngân sách cho việc duy tu, nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị phục vụ khách du lịch lưu trú. Tuy nhiên dó chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện thời tiết, khí hậu khu vực đỉnh Bạch Mã, gây nên những ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp nhanh chóng.

Nhìn chung, việc đầu tư cho du lịch đã và đang được VQG Bạch Mã và các cơ quan chức năng quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng đầu tư từ nội lực của VQG Bạch Mã là không nhiều, do thiếu nguồn ngân sách, cơ chế chính sách còn hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Bạch Mã, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tư trong việc đầu tư, khai thác và phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đồng thời phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã.  

4.1. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch

Một số Luật và Nghị định của Chính phủ về phát triển du lịch, phương án QLRBV giai đoạn 2022 – 2030 của VQG Bạch Mã đã góp phần định hướng những mục tiêu của VQG, đặc biệt là liên kết hợp tác, cho thuê môi trường rừng nhằm thúc đẩy khai thác du lịch.

+ Hợp tác trong kinh doanh lưu trú và các dịch vụ tại khu vực đỉnh Bạch Mã: Việc hợp tác với một số công ty, doanh nghiệp trong kinh doanh các dịch vụ tại khu vực đỉnh Bạch Mã như công ty du lịch Hương Giang, công ty khách sạn Xanh,…trong việc cho thuê các khu biệt thự nhằm khai thác các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc cơ sở hạ tầng xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hợp tác kinh doanh du lịch trong tương lai.

+ Hợp tác trong quảng bá du lịch: VQG Bạch Mã đã hợp tác với các khách sạn ở TP. Huế, Hội An trong việc quảng bá du lịch, cung cấp thông tin. Phối hợp với Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phú Lộc và các đơn vị du lịch tổ chức các hoạt động, sự kiện quảng bá du lịch trong nhiều năm qua.

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình DLST dựa vào cộng đồng ở thôn Khe Su, Thác trượt Thủy Điện, thuộc vùng đệm của Vườn thông qua các hình thức Homestay, du lịch dịch vụ tại địa phương, góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Ngoài ra, đã huy động 1 số dự án nhỏ, tập huấn nâng cao năng lực làm du lịch cho các hộ dân ở thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc.

Nhìn chung, việc liên kết hợp tác và sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển du lịch tại VQG Bạch Mã đã và đang được quan tâm. Song, việc liên kết hợp tác cần định hướng, lựa chọn các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức giàu tiềm năng, định hướng phát triển du lịch sinh thái kết hợp chặt chẽ với các nguyên tắc bảo tồn, cân bằng giữa các mục tiêu, không chạy theo mục tiêu kinh tế hay kinh doanh các dịch vụ kém chất lượng, du lịch đại trà. Do vậy, trong thời gian tới, VQG Bạch Mã cần lưu tâm đến công tác tìm kiếm, liên kết hợp tác và kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của VQG Bạch Mã.

4.2. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá

Xúc tiến, quảng bá là một trong những công tác quan trọng trong phát triển du lịch của mỗi điểm đến, mỗi quốc gia. Trong giai đoạn vừa qua, vườn quốc gia Bạch Mã đã quan tâm, chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. VQG Bạch Mã đã tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch qua phim ảnh, trang web, tờ rơi thông tin, bảng biển về tour tuyến đặt tại các khách sạn ở Huế, Hội An, Văn phòng đại diện VQG Bạch Mã tại thành phố Huế. Ngoài ra, từ năm 2007, VQG Bạch Mã đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phú Lộc và các đơn vị du lịch tổ chức chương trình “Ấn tượng Bạch Mã” qua các năm.

Vườn quốc gia bạch mã

Hình 19. Trang website truyền thông du lịch của VQG Bạch Mã

(Nguồn: VQG Bạch Mã, 2023)

Công tác truyền thông, quảng bá du lịch sinh thái được thực hiện bằng nhiều hình thức: tiếp tục phối hợp với các đơn vị lữ hành tổ chức Tour hàng ngày Huế - Bạch Mã; cung cấp thông tin, tờ rơi cho du khách; phối hợp địa phương tổ chức chặng đua xe đạp “Couple de Huế” leo núi Bạch Mã với 256 vận động viên đến từ 24 quốc gia tham gia; xây dựng các sản phẩm du lịch mới như Huế - Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã - Bạch Mã; Huế - Bạch Mã - Bạch Mã Village; Huế - Bạch Mã - Lăng Cô; Tour trải nghiệm Bạch Mã cho học sinh,... và quảng bá trên website bachmapark.com, các khách sạn, đơn vị lữ hành, trường học.

Trong thời gian, với chiến lược đẩy mạnh hoạt động du lịch, VQG Bạch Mã cần quan tâm hơn nữa đối với công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp trong việc truyền tải thông tin, truyền thông cho hoạt động du lịch và hình ảnh của VQG Bạch Mã đến đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

4.3. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng

Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã còn nhiều hạn chế bởi lẽ hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Cộng đồng địa phương đã và đang thực hiện kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, vận chuyển,…tại các vùng đệm, vùng phụ cận hoặc khu vực cổng Vườn mà chưa thực sự tham gia vào các hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã.

Do vậy, trong thời gian tới, việc hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã cần được quan tâm hơn nữa. VQG Bạch Mã cần có những định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trong đó VQG Bạch Mã cần liên kết với cộng đồng địa phương trong phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại thôn, bản thuộc các xã vùng đệm, cùng cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào phát triển, vận hành các hoạt động du lịch, nhằm mục đích chia sẻ lợi ích và hỗ trợ cộng đồng phát triển kinh tế, tạo việc làm và giảm sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên thiên nhiên và rừng tự nhiên.

4.4. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường

Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của VQG Bạch Mã. Theo đó, công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đã tập trung và đạt được nhiều kết quả chính sau đây:

- Công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên đã được Ban quản lý VQG Bạch Mã đặc biệt quan tâm và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học, gìn giữ môi trường, ngăn ngừa những thảm họa về môi sinh cho con người và phát huy hết chức năng của rừng.

- Công tác phối hợp giữa Ban quản lý VQG Bạch Mã với các cơ quan chức năng, đơn vị giáp ranh và chính quyền địa phương thường xuyên tuần tra, kiểm soát rừng; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương trong lĩnh vực quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn các xã vùng đệm và khu vực; Vườn đã tiến hành ký quy chế phối hợp giữa VQG Bạch Mã với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lộc, huyện Đông Giang trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học qua các năm. Hàng năm Vườn tổ chức tập huấn công tác diễn tập PCCCR cho lực lượng kiểm lâm và các hộ dân trên địa bàn phục vụ huy động lực lượng khi có cháy lớn xảy ra.

- Công tác phối hợp và hướng dẫn, giúp đỡ UBND các xã vùng đệm trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; thành lập và thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR của xã; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên để chỉ đạo các thôn, các đoàn thể tổ chức thực hiện.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác bảo vệ môi trường du lịch phải gắn liền với việc quản lý thực hiện các chương trình BVR. Các chương trình được thực hiện chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông qua thực hiện chương trình BVR nhằm không xảy ra cháy rừng, xâm nhập trái phép; tình trạng khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng được kiểm soát và ngăn chặn có hiệu quả, an ninh rừng đặc dụng cơ bản đã ổn định, tài nguyên du lịch được bảo vệ tốt đảm bảo môi trường để phát triển các hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã.

4.5. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch

Hoạt động diễn giải thông qua du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng và bảo vệ tài nguyên rừng nói chung. Hoạt động diễn giải góp phần nâng cao nhận thức cho khách du lịch và người dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, cũng như hỗ trợ công tác giám sát hiệu quả hoạt động du lịch tại các điểm tham quan. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác diễn giải môi trường thông qua du lịch gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều yếu tố về phương tiện, con người và môi trường. 

Hệ thống bảng biển chỉ dẫn, diễn giải thông tin trong VQG Bạch Mã hầu hết đã được đầu tư, xây dựng, đảm bảo cung cấp các thông tin về du lịch, thông tin về môi trường, đa dạng sinh học của VQG Bạch Mã đến với khách du lịch.

Ngoài hệ thống bảng biển diễn giải thông tin, đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào hoạt động hướng dẫn, diễn giải cho khách du lịch bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, tuy nhiên cần cải thiện, nâng cao trình độ và kỹ năng. Đội ngũ nhân lực tham gia vào diễn giải môi trường chủ yếu là các cán bộ kiêm nhiệm do vậy cần được tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiến thức về diễn giải môi trường.

Nhận xét chung, công tác diễn giải môi trường thông qua du lịch của VQG Bạch Mã hiện nay bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của khách du lịch song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các phương thức diễn giải chưa đa dạng, đội ngũ nhân lực tham gia vào diễn giải môi trường còn nhiều hạn chế. Do vậy mà ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động diễn giải môi trường và nâng cao nhận thức cho khách du lịch và cộng đồng địa phương. Trong thời gian tới, để phát huy hiệu quả vai trò của diễn giải môi trường thông qua du lịch, VQG Bạch Mã cần đặc biệt quan tâm để xây dựng hệ thống thông tin diễn giải một cách bài bản, hấp dẫn và chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển du lịch trong tương lai, góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức của cộng đồng và du khách khi đến VQG Bạch Mã.

4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Bạch Mã đã và đang đạt được nhiều hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hàng năm lượng khách du lịch đến Bạch Mã trung bình khoảng 20.000 lượt (trong đó khách tham quan trong ngày chiếm gần 80%; tỉ lệ du khách nội địa chiếm gần 70%; trên 80% khách đến vào mùa khô; 50% du khách đến vào dịp Lễ, cuối tuần). Doanh thu từ tiền bán vé trung bình hàng năm khoảng hơn 01 tỷ đồng. Điều này cho thấy, việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bạch Mã là hoàn toàn phù hợp, thu hút sự quan tâm ngày càng đông đảo của khách du lịch trong và ngoài nước.

Xem thêm: Lập dự án sản xuất trồng đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu

 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE