Thuyết minh dự án vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Thuyết minh dự án vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo mô hình công nghiệp sử dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra nguồn thực phẩm lớn chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Ngày đăng: 17-12-2024

12 lượt xem

CHƯƠNG I: THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ          3

I.   GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU TƯ........................................................................ 3

II.  CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ.................................................................................... 5

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ....................................................... 7

I.     KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH................... 7

II.  SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN...................................................... 21

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN..... 22

I.   MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.................................................................................. 22

II.  ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ.......................................................................................... 23

III.  QUY MÔ ĐẦU TƯ.......................................................................................... 25

IV.  CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG.............................. 27

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN.................................. 33

I.   QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM........................................................... 33

II.  QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI.............................................. 46

III.  MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA DỰ ÁN...................................... 48

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................... 50

I.   MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................ 50

II.  CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.......... 50

III.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ.................. 51

IV.  NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG.......................... 52

V.  CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................................................. 54

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ........................................... 59

I.   CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ............................................... 59

II.  KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ............................................................. 59

III.    PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ.... 60

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TIẾN ĐỘ...................................... 68

I.   TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................... 68

II.  TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN...................................................................................... 68

III.  QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN........................................................... 70

CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN............................................................ 71

I.   HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI.......................................................................... 71

II.  HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ...................................................................... 71

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 78

I.   KẾT LUẬN........................................................................................................... 78

II.  ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI............................................................................................ 78

CHƯƠNG I: THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

1. Giới thiệu chung về Nhà đầu tư:

Tên nhà đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV .......

Địa chỉ trụ sở chính: Khu Phú Thanh Tây, Phường Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 26/04/2019;

Điện thoại: ........ Mail:.......

Vốn điều lệ: .........tỷ đồng.

Người đại diện theo pháp luật: .........; Chức vụ: Giám đốc.

+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

+ Chỗ ở hiện tại: Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

2. Năng lực tài chính của Nhà đầu tư:

Công ty TNHH MTV .... cam kết bố trí đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định để thực hiện dự án với giá trị 21,27% tổng mức đầu tư dự án, tương ứng với số tiền làm tròn khoảng 20.000.000.000 đồng.

Tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV .... đến thời điểm báo cáo:

TT

Vốn chủ sở hữu

Giá trị (VNĐ)

 

1

Vốn chủ sở hữu đã đưa vào thực hiện các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh và trên cả nước của Công ty TNHH MTV ...

 

0

2

Tổng số vốn chủ sở hữu cam kết huy động đưa vào thực hiện dự án đề xuất

20.000.000.000

Báo cáo tình hình quan hệ tín dụng của Nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án: Công ty TNHH MTV ... có quan hệ tín dụng lành mạnh với các tổ chức tín dụng.

Năng lực kinh nghiệm:

Công ty TNHH MTV ... hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số ...... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 26/04/2019, với ngành nghề kinh doanh chính là nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi gia cầm, Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại…Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được gần 02 năm, nhưng Công ty TNHH MTV ... đã có những kinh nghiệm, thành công đáng kể trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Công ty TNHH MTV ... hiện nay đã và đang triển khai thực hiện lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại khu Phú Thanh Tây, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí với quy mô diện tích 3,5 ha.

Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Điền Công, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, Công ty TNHH MTV ... cam kết sẽ ký hợp tác đầu tư với đối tác có nhiều kinh nghiệm vượt trội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao để thực hiện đầu tư dự án đạt hiệu quả.

Sau đây là một số hình ảnh đã triển khai của công ty.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ Nghị định số 40/2019-NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược.

Căn cứ Thông tư 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/5/2015 quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ ban hành quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng V/v hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 13/2/2018 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

Căn cứ Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của Thành phố Uông Bí;

Căn cứ Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 7378/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 dự án Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Điền Công, tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Văn bản số 1320/UBND-QLĐT ngày 9/6/2021 của UBND thành phố Uông Bí về việc xác định vị trí, diện tích dự kiến thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản thuộc quy hoạch đã được UBND thành phố Uông Bí phê duyệt.

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I.KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một cực tăng trưởng quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng; là khu vực động lực trong vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ; là khu vực đầu mối quan trọng trong các tuyến hành lang kinh tế thuộc khu vực hợp tác kinh tế Việt – Trung;

Quảng Ninh là trung tâm phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm cung cấp năng lượng quốc gia; là cửa ngõ ra biển và ra quốc tế của khu vực. Quảng Ninh là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ về địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2020, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam.

Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực

Quảng Ninh luôn đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh thành có số thu ngân sách cao nhất; Năm 2020, Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 40.943 tỷ đồng, bằng 85% dự toán, bằng 97% so với cùng kỳ (thu xuất khẩu đạt 10.914 tỷ đồng, bằng 99% dự toán, tăng 3% cùng kỳ; thu nội địa đạt 30.028 tỷ đồng, bằng 81% dự toán, bằng 96% cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm đạt 49.300 tỷ đồng, t ăng 9,4% so với dự toán TW giao (45.045 tỷ đồng), tăng gần 3% so với dự toán HĐND tỉnh giao (48.000 tỷ đồng), tương đương tăng 1.300 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ (cùng kỳ thu 46.158 tỷ đồng). Trong đó: Thu xuất khẩu ước đạt 12.300 tỷ đồng tăng 29% so với dự toán TW giao (9.500 tỷ đồng), tăng 11,8% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 8% cùng kỳ, chiếm 24,9% tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh; Thu ngân sách nội địa ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 4,1% so với dự toán TW giao (35.545 tỷ đồng), đạt 100% dự toán do HĐND tỉnh giao, tăng 6,7% so với cùng kỳ (34.682 tỷ đồng), chiếm 75,1% tổng thu NSNN trên địa bàn.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh luôn giữ mức kinh tế tăng trưởng cao và phát triển toàn diện so với toàn quốc và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Năm 2020 Quảng Ninh gặt hái rất nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua, nhưng là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, trong đó: Khu vực nông lâm, thủy sản tăng 3,8%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,1%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 7,5% (dịch vụ tăng 7,4%, thuế sản phẩm tăng 7,6%) so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế so với cuối năm 2019 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ; tăng khu vực công nghiệp, xây dựng. Trong đó: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,1% (tương đương cùng kỳ); Khu vực II: Công nghiệp – xây dựng chiếm 50,4% (tăng 1,4%); Khu vực III: Dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 43,5% (giảm 1,4%). Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 6.700 USD, tăng 8,4% cùng kỳ. Năng suất lao động bình quân đầu người ước đạt 292,9 triệu đồng, tăng 10,6% cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 85.369 tỷ đồng, tăng 11,3% cùng kỳ.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong những năm gần đây và năm 2020 cho thấy sự tăng trưởng ổn định, mang tính bền vững. Với việc sớm nhận diện và định vị trong chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế, tỉnh Quảng Ninh đã xác định rõ mục tiêu phát triển và xây dựng các chiến lược phát triển; xác định và tổ chức thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, tỉnh đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo hướng bền vững, các tuyến đường cao tốc đang được đẩy nhanh hoàn thiện, như cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Móng Cái kết nối với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, ASEAN; Cảng hàng không Quảng Ninh, Cảng tàu biển khách quốc tế Hạ Long đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống.

Quảng Ninh đã thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng du lịch với hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội chất lượng cao; đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao ngang tầm quốc tế của các tập đoàn lớn có uy tín trong nước, như: Vingroup, Sun Group, FLC, BIM, Tuần Châu... làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị và ngành Du lịch Quảng Ninh, tạo được cú hích lớn trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Quảng Ninh tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại, tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. tập trung tăng thu ngân sách, kiểm soát chi ngân sách, đẩy nhanh hoàn thiện các dự án hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông trọng điểm…

* Mục tiêu phát triển kinh tế:

  • Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trên 10%.
  • Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 51.000 tỷ đồng. Trong đó: Thu xuất khẩu đạt 12.000 tỷ đồng, thu nội địa đạt 39.000 tỷ đồng.
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%.
  • Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 10%.
  • Thành lập mới trên 2.000 doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ đô thị hóa đạt 66,3%.
  • Giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI.
  • Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT- XH thành phố Uông Bí:

Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa.

Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc. Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.546,41ha.

  • Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh.
  • Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang)
  • Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng)
  • Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên.
  • Phía Tây giáp thị xã Đông Triều.

* Tiềm năng, lợi thế:

Ngày 28/10/1961, thị xã Uông Bí chính thức được thành lập. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngày 01/2/2008: Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 187/QĐ-BXD công nhận thị xã Uông Bí là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25/2/2011: Chính phủ Ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập TP Uông Bí trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/11/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2306/QĐ-TTg công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Uông Bí có nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh.

Uông Bí có Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) và Đình Đền Công là di tích Quốc gia đặc biệt. Thành phố còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Đền - Chùa Hang son, Chùa Ba Vàng, Chùa Phổ Am, Đình – Chùa Lạc Thanh và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh...

Thành phố có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (là khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác. Đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu...

* Quy mô dân số: Quy mô dân số của thành phố Uông Bí (theo số liệu năm 2015) là 120.933 người (dân số thường trú).

Tổng dân số thành phố (gồm thường trú và qui đổi): 180.331 người (bao gồm: dân số thường trú 125.981 người, dân số quy đổi 54.350 người).

Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thành ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm dần.

Mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 2,19%. Mật độ dân số 472 người/km2.

Mật độ dân số khu vực nội thành: 642 người/km2. Mật độ dân số khu vực ngoại thành: 98 người/km2.

Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính năm 2015

 

STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích Tự nhiên (ha)

Dân số thực tế thường

trú (người)

Số thôn, khu

Khu vực nội thành:

17.623,5

113.110

90

1

Phường Nam Khê

748,05

9.808

5

2

Phường Trưng Vương

352,67

8.627

7

3

Phường Quang Trung

1.404,88

21.009

13

4

Phường Bắc Sơn

2.744,93

6.480

9

5

Phường Vàng Danh

5.415,91

16.152

12

6

Phường Thanh Sơn

945,71

15.370

11

7

Phường Yên Thanh

1.441,05

8.593

7

8

Phường Phương Nam

2.172,49

13.266

14

9

Phường Phương Đông

2.397,81

13.805

12

Khu vực ngoại thành:

8.007,27

7.823

11

10

Xã Điền Công

1.246,00

1.950

3

11

Xã Thượng Yên Công

6.767,27

5.873

8

Tổng số toàn thành phố:

25.630,77

120.933

101

* Cơ cấu lao động: Số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân (số liệu năm 2015): 60.200 người.

Trong đó:

Lao động phi nông nghiệp: 45.680 người.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 75,9%.

Thống kê lao động thành phố giai đoạn năm 2012 - 2015

Lao động trong tuổi làm việc

 

2012

2013

2014

2015

Người

55.280

58.186

59.080

60.200

Lao động phi nông nghiệp

Người

40.400

43.030

43.795

45.680

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp

%

73,1

74,0

74,1

75,9

Thành phố Uông Bí có lợi thế là trung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo phía Tây của tỉnh, trên địa bàn có các trường dạy nghề, Cao đẳng, và 2 trường Đại học. Nguồn nhân lực lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản dồi dào, gồm các trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề.

2.3.2. Địa hình, địa chất:

Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây - Đông; kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068m, núi Bảo Đài cao 875m. Phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc.

Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam, được phân tách thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng cao: chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, gồm xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và Phương Đông.

Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam, có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vành Danh thuộc xã Thượng Yên Công và Phường Vàng Danh. Vùng này có diện tích rất nhỏ, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên Thành phố.

Vùng Thấp: Bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như phường Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương và xã Điền Công. Vùng này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa ven sông có độ dốc cấp I (0÷80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác ở độ cao từ 1÷5m so với mặt nước biển. Diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 26,90% diện tích tự nhiên Thành phố.

2.3.3 Khí hậu, thời tiết:

Vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.

Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 m nằm giữa vùng núi Yên Tử và núi Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp làm cho khí hậu Uông Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Trong đó, vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa; vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải.

Nhiệt độ trung bình năm là 22,20C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 22 – 300C, cao nhất 34 – 360C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17 – 200C, thấp nhất 7 – 120C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 50,8.

Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, cao nhất 2.200mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, chiếm tới 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình giữa các tháng trong năm là 133,3mm, số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày.

Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc thổi vào mùa đông. Trong các tháng mùa hè thường chịu ảnh hưởng của mưa bão với sức gió và lượng mưa lớn.

Cũng như các huyện, thị xã, thành phố khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có khoảng 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Uông Bí.

Khí hậu ở Uông Bí thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống và môi sinh. Trong đó, nhờ địa hình đa dạng tạo ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho sản xuất nông lâm thủy sản và phát triển các loại hình du lịch.

2.3.4 Sông ngòi và chế độ thủy văn:

Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.

Sông Đá Bạc đoạn chạy qua Thành phố (thuộc địa phận các phường: Phương Nam, Phương Đông, Quang Trung) chiều dài 12km, rộng trung bình 400m, độ sâu lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 - 500 tấn ra vào cảng. Đây là tuyến đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.

Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường Quang Trung, thuộc ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát cho Nhà máy điện Uông Bí.

Sông Sinh chảy qua trung tâm Thành phố dài 15km, có khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.

Thành phố có hai hồ nước: Hồ Yên Trung diện tích 50ha và hồ Tân Lập diện tích 16ha. Hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra đây còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui chơi, giải trí.

2.3.5 Kinh tế – xã hội:

(1) Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí:

Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí phải phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia, quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực cả nước, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng và thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp tỉnh.

Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam; Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh”, ưu tiên phát triển khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng; thực hiện khai thác than, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, cơ khí với công nghệ hiện đại, giảm thiểu tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường; thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài.

Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phát huy các nguồn lực hiện có và triển khai thực hiện các dự án mang tính đột phát có sự hỗ trợ từ bên ngoài; tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của địa phương. Phát triển nguồn nhân lực cần được quan tâm đầy đủ như một trụ cột chính trong phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt liên quan đến việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học và công nghệ.

Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Chủ động hội nhập và hợp tác với các địa phương trong tỉnh, cũng như các địa phương khác ngoài tỉnh, tận dụng các điều kiện thuận lợi và giải quyết các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

(2) Mục tiêu phát triển:

a. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Uông Bí có nền kinh tế đa dạng hơn, với ngành dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế, Uông Bí trở thành trung tâm giáo dục đào tạo, một trong những đầu tàu tăng trưởng của tỉnh, trung tâm du lịch tâm linh, phật giáo của cả nước. Uông Bí phát triển thành một đô thị thông minh, là đô thị điển hình trong việc thực hiện cụ thể hóa chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế đảm bảo hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc văn hóa truyền thống công nhân vùng mỏ, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di tích lịch sử danh thắng Yên Tử. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

b. Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm bình quân) giai đoạn 2021- 2030 đạt khoảng 7%/năm.

Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị tăng thêm:

+ Năm 2025, Nông nghiệp chiếm khoảng 4,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 51,5%; dịch vụ chiếm khoảng 44,0%.

+ Năm 2030, nông nghiệp chiếm 3,0%, công nghiệp – xây dựng chiếm 49,0%; dịch vụ chiếm 48,0%.

Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành): Năm 2025 đạt khoảng 9.000 USD; đến năm 2030 đạt khoảng 23.000 USD.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 12%/năm.

(3) Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chính:

a. Phát triển thương mại, dịch vụ:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (giá trị tăng thêm) ngành dịch vụ giai đoạn 2021-2030 đạt 7,4%/năm.

Du lịch: Tập trung vào du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái, phát triển Uông Bí thành một trung tâm du lịch phật giáo quan trọng của tỉnh; Trung tâm phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, đưa ngành du lịch sẽ trở thành một động lực phát triển kinh tế chính của thành phố.

Tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch và giải trí hỗ trợ cho mục tiêu trở thành Trung tâm phật giáo; Ưu tiên đầu tư: Khu di tích Yên Tử, chùa Ba Vàng, Hồ Yên Trung và thác Lựng Xanh; Phát triển du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh ở Yên Tử. Xây dựng tuyến du lịch vang danh đời Trần bắt đầu từ huyện Chí Linh - Hải Dương - Khu di tích lịch sử Nhà Trần (Đông Triều) - Uông Bí - Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) - Hạ Long - Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), cùng với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long tạo tuyến du lịch sinh thái, trải nghiệm tỉnh Quảng Ninh. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó 12% là du khách nước ngoài.

Thương mại: Tăng cường tính đa dạng trong hoạt động thương mại, giảm tính phụ thuộc vào than đá và vật liệu xây dựng. Quảng bá các sản phẩm của địa phương; tăng giá trị gia tăng từ các hoạt động thương mại, bao gồm các sản phẩm đã có thương hiệu và tiếp tục nâng cao chất lượng, sản lượng, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chưa được chứng nhận thương hiệu để có thể tăng lợi nhuận. Nâng cấp cơ sở hạ tầng bán lẻ đẩy mạnh tiêu thụ bán lẻ tại địa phương và khối lượng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cho thành phố. Nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý đối với các chợ theo hướng giảm đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đảm bảo cân đối cung cầu của các Chợ, giữ được tính truyền thống và chi phí phù hợp để các tiểu thương có khả năng phát huy hiệu quả trong bán hàng.

Dịch vụ tài chính: Củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách toàn diện, phát triển và đưa hệ thống ngân hàng điện tử vào hoạt động. Tập trung vào phát triển các dịch vụ thẻ và thanh toán điện tử để phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính như kiểm toán, tư vấn tài chính.

b. Phát triển công nghiệp, xây dựng:

Phát triển công nghiệp bền vững, công nghiệp sạch là trọng tâm là động lực cho tăng trưởng trong giai đoạn tới. Phát triển ngành công nghiệp và xây dựng đi đôi với việc hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; tập trung phát triển mạnh các ngành sản xuất có lợi thế, có hàm lượng công nghệ cao, ít tác động xấu tới môi trường, có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp phụ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (giá trị tăng thêm) ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021-2030 đạt 5,9%/năm.

Công nghiệp khai khoáng: Uông Bí vẫn là địa phương được ưu tiên cho các hoạt động khai thác than, sản lượng than Uông Bí tăng 65% giai đoạn 2020- 2025, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng than của Tỉnh. Hoạt động khai thác than chuyển đổi theo hướng phát triển các hoạt động xanh, khai thác than sẽ chuyển dần từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò. Hợp tác chặt chẽ với Vinacomin và các cơ sở đào tạo nâng cao kiến thức và ứng dụng khoa học công nghệ để đảm bảo vấn đề an toàn lao động, nâng cao năng suất, tiết kiệm sức lao động, giảm bớt áp lực tình trạng thiếu hụt nhân lực. Khuyến khích đầu tư vào các công nghệ bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc kiểm tra giám sát, đảm bảo việc tuân thủ nhưng quy định về bảo vệ môi trường.

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; tập trung phát triển mạnh các ngành sản xuất có lợi thế, có hàm lượng công nghệ cao, ít tác động xấu tới môi trường, có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực chế biến bao gồm: Chế biến than, vật liệu xây dựng và các ngành chế tạo khác như chế tạo máy móc thiết bị mỏ, cơ khí chính xác...Khuyến khích doanh nghiệp nâng cấp các cơ sở chế biến than và sản xuất vật liệu xây dựng với thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của ngành chế biến than và sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng khả năng cạnh tranh quốc tế và mang lại lợi ích cho nền kinh tế và người dân, thân thiện với môi trường. Phấn đấu nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2021-2030 đạt 31%.

c. Phát triển nông nghiệp:

Tăng cường các ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, khả năng tiếp cận công nghệ của người nông dân. Tích hợp chuỗi cung ứng ở mức cao hơn từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ. Tốc độ tăng trưởng (giá trị gia tăng thêm) ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 đạt 3,0%/năm.

Trồng trọt: Phát triển các nông sản có thương hiệu gắn với ngành du lịch của thành phố như: Vải thiều chín sớm, thanh long ruột đỏ, mai vàng Yên Tử, Mơ lông Yên Tử. Mở rộng diện tích cây trồng theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chăm sóc, chế biến để nâng giá trị sản xuất.

Chăn nuôi: Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, vệ sinh, môi trường; khuyến khích sản xuất gắn với các hoạt động chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Lâm nghiệp: Giữ vững diện tích đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ của thành phố. Tập trung thu hút nguồn vốn cho phát triển vùng thông nhựa, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất giống, trồng và chế biến sản phẩm nhựa thông.

Thủy sản: Tập trung đầu tư phát triển khu nuôi trồng thủy sản tại phường Yên Thanh và xã Điền Công, thành phố Uông Bí.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nuôi trồng thủy sản

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com