Giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi chuồng lạnh và quy trình lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo tiêu chuẩn cp
Giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi chuồng lạnh và quy trình lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo tiêu chuẩn cp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 và được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 31/5/2021, với quy mô, công suất như sau:
- Công suất 5.000 con heo nái.
- Diện tích đất sử dụng: 81.370,8 m2
- Vốn đầu tư: 32.750.000.000 đồng.
Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Căn cứ mục II số thứ tự 5.2.1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Theo đó, Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái”, tương đương 2.500 đơn vị vật nuôi (5.000 heo nái x 250 kg/con)/500.
Căn cứ Mục số 3 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ – CP, dự án thuộc Nhóm I: “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”.
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải rả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.
Trên cơ sở các quy định trên, Công ty TNHH Tây Thành Long tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi chuồng lạnh và quy trình lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo tiêu chuẩn cp
- Thông tư số 10/2021/TT – BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
- Thông tư số 17/2021/TT – BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 01-41:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh khi tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 01-14:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
- QCVN 07 – 2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình thoát nước.
- QCVN 07 – 5:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình cấp điện.
- QCVN 62-MT/2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- QCVN 02:2019/BTYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.
- QCVN 03:2019/BTYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
- QCVN 18:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng.
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
- Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín tại xã Thành Long, huyện Châu Thành của Công ty TNHH Tây Thành Long.
- Công văn số 1403/SNN-TTĐ ngày 04/5/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín.
- Giấy phép xây dựng số 12/GPXD ngày 06/4/2022 của UBND huyện Châu Thành.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1964/GP-STNMT ngày 29/3/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi số 72/07/2021/ĐKCN ngày 28/10/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi chuồng lạnh và quy trình lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo tiêu chuẩn cp
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH TÂY THÀNH LONG
- Địa chỉ văn phòng: 330/14/24, KP 5, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Võ Như Long
- Điện thoại: 0903 135 870
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp: 3603716631, đăng ký lần đầu ngày 03/4/2020; đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 23/6/2021 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp.
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “TRANG TRẠI NUÔI HEO THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH KHÉP KÍN”
2.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long được bố trí trên các thửa đất số 16, 23 tờ bản đồ số 57; thửa đất số 51, 52, 54 tờ bản đồ 56 thuộc ấp Thành Tây, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Khu đất có tọa độ VN2000: X = 545895; Y = 1243500.
Khu đất xây dựng dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp đất trồng cao su của bà Võ Thị Tươi.
- Phía Tây giáp đất trồng cao su của ông Phạm Văn Lợi.
- Phía Nam giáp đất trồng cao su của bà Võ Thị Tươi.
- Phía Bắc giáp đường đất.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường là UBND tỉnh Tây Ninh.
Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 31/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long.
Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Quy mô, công suất: 5.000 con heo nái; heo nọc: 84 con.
- Tỷ lệ heo nọc/heo nái = 1/60 (heo nọc khai thác tinh nhân tạo và trại phối tinh nhân tạo 100%).
- Một chu kỳ động dục của heo nái từ 18 – 21 ngày, thời gian trung bình 1 con heo mang thai là 114 ngày và chăm sóc heo con là 14 đến 20 ngày; lợn nái sau cai sữa 5 – 7 ngày thì động dục trở lại. Tổng 01 chu kỳ động dục – mang thai – đẻ - cai sữa – động dục lại là từ 155 đến 163 ngày (khoảng gần 6 tháng).
- Khi trang trại bắt đầu đi vào hoạt động, 06 tháng đầu năm thứ 1 là thời gian ổn định của trang trại (trong thời gian này không có heo con xuất bán), số heo nhập về lần lượt tối đa là 05 lần, trung bình mỗi tháng nhập 01 lần, mỗi lần tối đa 1.000 con. Trong vòng 5 tháng nhập đủ số lượng 5.000 neo nái. Từ thời điểm 06 tháng cuối năm thứ 1 trở về sau thì trang trại đi vào hoạt động ổn định và duy trì mỗi tháng xuất tới đa 10.000 heo con. Do đó, số lượng heo xuyên suốt định kỳ nhu cầu chăn nuôi trong trang trại là 4.000 heo chửa, 1.000 heo nái nuôi con và 10.000 heo con và 84 heo nọc.
- Trung bình 01 tháng duy trì tối đa 1.000 con heo nái đẻ, trung bình mỗi con heo nái đẻ 10 con heo con. Vậy trung bình mỗi tháng có tối đa là 1.000 x 10 = 10.000 heo con xuất bán.
3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
- Giống heo nái sinh sản: Heo nái có trọng lượng khoảng 60 kg được nhập từ Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam. Loại heo nái giống này có khả năng sinh sản cao.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Chủ dự án chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi và chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương chuyên gia, bác sĩ thú y, lương công nhân,… Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
- Tiêu chuẩn heo xuất chuồng: Heo con xuất chuồng khoảng 30 ngày tuổi có trọng lượng > 4 kg.
Định mức kỹ thuật chăn nuôi heo nái đẻ và nuôi con:
- Số con đẻ ra còn sống/lứa: 10 con.
- Số lứa đẻ/nái/năm: 02 lứa.
- Thời gian sử dụng heo nái: 5 lứa.
Định mức kỹ thuật heo đực:
- Thụ tinh nhân tạo 1 con heo đực cho khoảng 60 con cái. Thời gian khai thác heo đực khoảng 02 năm.
Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản:
Heo nái giống (trọng lượng khoảng 60 kg) -> nhập chuồng -> chăm sóc -> phối giống -> heo nái mang thai -> heo nái sinh sản -> heo con (chăm sóc đến khoảng 30 ngày tuổi) -> xuất bán.
Thuyết minh quy trình chăn nuôi:
Heo nái giống và heo nọc giống trọng lượng khoảng 60 kg nhập về trại, đã được kiểm dịch trước khi vận chuyển đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng. Trước khi nhập vào trại tại khu vực nhập/xuất heo, có bố trí cụm nhà tắm heo, tại đây heo sẽ được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi nhập/xuất chuồng. Nước thải từ quá trình tắm heo tại cụm nhà tắm heo sẽ được thu gom về hồ thu gom, sau đó được dẫn về biogas để xử lý tiếp theo.
Heo nái sau khi qua cụm tắm heo được chăm sóc thích nghi tại nhà phát triển hậu bị trong thời gian từ 10 – 12 ngày. Heo nọc qua cụm tắm được chăm sóc, được đưa về nhập chuồng tại các ô nọc (03 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) thuộc nhà heo mang thai và được chăm sóc tại đây để khai thác tinh. Heo nái sau 10 – 12 ngày nuôi thích nghi tại nhà phát triển hậu bị, được lùa sang các ô phối tinh (10 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) tại nhà heo mang thai và được chăm sóc, phối tinh tại đây. Sau khi phối tinh trong khoảng 22 ngày, heo nái sẽ mang thai và được chuyển sang các ô mang thai (872 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) để tiếp tục chăm sóc, dưỡng thai trong thời gian khoảng 100 ngày. Sau đó, heo mang thai được chuyển sang nhà heo nái đẻ để chờ sinh, sau khoảng 5 – 12 ngày sẽ sinh con tại đây. Sau khi sinh, heo con được nuôi chung với heo mẹ tại nhà heo nái đẻ (được bố trí lồng ấm) để cung cấp chất dinh dưỡng, quá trình chăm sóc này yêu cầu đòi hỏi về chuồng úm sạch sẽ, khô ráo và nhiệt độ đèn sao cho đảm bảo ngừa bệnh hô hấp và đi ngoài của heo con. Đối với heo con sau sinh khoảng 7 – 10 ngày được tập ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Sau khi heo con được chăm sóc từ 14 – 21 ngày tuổi sẽ được tách mẹ. Heo con tiếp tục được nuôi tại đây khoảng 4 – 9 ngày, thức ăn chính là cám dinh dưỡng tổng hợp và nước uống, đạt trọng lượng trung bình ≥ 4kg sẽ được xuất chuồng. Heo nái sau đẻ và chăm sóc heo con, được đưa về lại chăm sóc tại nhà phát triển hậu bị. Quy trình chăn nuôi heo nái tiếp tục được lập lại như trên.
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của dự án
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu khác nhau. Trong đó, chủ yếu là heo con, thức ăn và thuốc phòng bệnh. Tất cả nguyên vật liệu nuôi heo thịt do Công ty cổ Greenfeed Việt Nam cung cấp và quy trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo quy định Danh mục ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Nhu cầu về con giống
Nhu cầu về con giống là 5.000 heo nái và 84 heo nọc.
b) Nhu cầu về thức ăn
Nhu cần thức ăn là cám viên: 15,525 tấn/ngày.
c) Nhu cầu thuốc thú y, vaccine
Thuốc thú y và vaccine trong chăn nuôi có một vai trò hết sức quan trọng để đảm bào an toàn đàn heo.
Bảng 1: Nhu cầu thuốc thú y và vaccine phục vụ dự án
STT |
Tên thuốc, vaccine |
Định mức |
Khối lượng |
Đơn vị |
I |
Heo nái |
|
|
|
1 |
Vaccine phó thương hàn |
01 liều/con |
5.000 |
Liều/năm |
2 |
Vaccine tụ huyết trùng |
01 liều/con |
5.000 |
Liều/năm |
3 |
Vaccine ngừa dịch tả |
02 liều/con |
10.000 |
Liều/năm |
4 |
Vaccine ngừa lở mồm long móng |
02 liều/con |
10.000 |
Liều/năm |
5 |
Vaccine phù đầu lợn con |
01 liều/con |
5.000 |
Liều/năm |
6 |
Vaccine tai xanh |
01 liều/con |
5.000 |
Liều/năm |
7 |
Vaccine phòng bệnh đóng dấu lợn |
01 liều/con |
5.000 |
Liều/năm |
II |
Heo nọc |
|
|
|
1 |
Vaccine ngừa dịch tả |
02 liều/con |
168 |
Liều/năm |
2 |
Vaccine ngừa lở mồm long móng |
02 liều/con |
168 |
Liều/năm |
III |
Heo con |
|
|
|
1 |
Fertran – B12 hoặc Fhar-F.B 1080 |
01 liều/con |
120.000 |
Liều/năm |
2 |
ADE-Bcomplex |
01 liều/con |
120.000 |
Liều/năm |
3 |
Pharm-cox (phòng cầu trùng) |
01 liều/con |
120.000 |
Liều/năm |
4 |
Vaccine phó thương hàn |
01 liều/con |
120.000 |
Liều/năm |
5 |
Vaccine rối loạn sinh sản và hô hấp |
01 liều/con |
120.000 |
Liều/năm |
Toàn bộ lượng thuốc thú y, vaccine và chuyên viên kỹ thuật chăm sóc cho đàn heo được Công ty cổ Greenfeed Việt Nam cung cấp và hỗ trợ.
d) Nhu cầu hóa chất sát trùng, hóa chất:
Dự án có sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh chuồng trại, xử lý môi trường. Nhu cầu sử dụng của dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2: Nhu cầu chất sát trùng và hóa chất phục vụ dự án
STT |
Tên hóa chất |
Đơn vị |
Số lượng/năm |
Nguồn cung cấp |
1 |
Omicide |
lít |
3.802 |
Công ty cổ Greenfeed Việt Nam |
2 |
Vôi bột |
tấn |
20,8 |
|
3 |
NaOH |
lít |
1.875 |
|
4 |
Chế phẩm sinh học EM |
lít |
3.802 |
|
5 |
PAC |
kg |
312 |
|
6 |
Clorine |
tấn |
4,2 |
|
7 |
Polimer |
kg |
312 |
|
8 |
Formol 2% |
lít |
1.670 |
Các hóa chất phục vụ cho hoạt động của dự án không nằm trong danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.
4.2. Nhu cầu sử dụng điện
Nhu cầu điện cho trang trại sử dụng điện lưới quốc gia. Lắp đặt trạm biến áp 250Kv để cung cấp điện cho trang trại. Sử dụng điện cho dự án khoảng 25.000 kWh/tháng.
Ngoài ra, chủ dự án còn lắp đặt 01 máy phát điện dự phòng, công suất khoảng 250 KVA. Nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng: dầu DO tiêu thụ khoảng 12,75 lít/giờ.
4.3. Nhu cầu sử dụng nước
Tổng nhu cầu cấp nước tại trang trại khi Dự án đi vào hoạt động ổn định được trình bày như sau:
Bảng 3: Nhu cầu nước cho quá trình chăn nuôi giai đoạn ổn định
TT |
Mục đích sử dụng |
Định mức cấp nước |
Số lượng |
Tổng lượng nước cấp (m3/ngày) |
Tổng lượng nước cấp ngày dùng nước lớn nhất (m3/ngày) |
|
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt + chuẩn bị bửa ăn |
80 lít/người/ngày 25 lít/người/ngày |
30 người |
2,4 0,75 |
- |
|
2 |
Nước cấp cho heo |
Nước cấp cho heo nọc và heo nái nuôi con |
40lít/con/ngày |
1.000 heo nái nuôi con |
40 |
- |
84 heo nọc |
3,4 |
- |
||||
Nước cấp cho heo con |
15lít/con/ngày |
10.000 heo con |
150 |
- |
||
Nước cấp cho heo nái mang thai |
20lít/con/ngày |
4.000 heo con |
80 |
- |
||
3 |
Nước rửa chuồng |
- |
- |
45 |
- |
|
4 |
Nước cấp hoạt động khử trùng, vệ sinh xe ra vào trại |
500 lít/xe/ngày |
2 xe |
1 |
- |
|
5 |
Nước cấp cho hoạt động sát trùng công nhân |
7 lít/ngày |
- |
0,007 |
- |
|
6 |
Nước cấp cho xử lý khí thải buồng thu gom khí thải |
- |
- |
3 |
- |
|
7 |
Nước tưới cây xanh |
1,5 lít/m2 |
37.630,76 |
56,45 |
- |
|
8 |
Nước cấp cho PCCC |
- |
- |
108 |
- |
|
9 |
Nước vệ sinh dụng cụ |
- |
- |
0,2 |
- |
|
10 |
Nước từ cụm tắm heo |
11 lít/con/ngày |
5.000 heo nái |
- |
55 |
|
31 lít/con/ngày |
84 heo nọc |
- |
2,604 |
|||
|
Tổng cộng |
|
|
490,207 |
544,811 |
Nguồn cung cấp: 04 giếng khoan để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước của dự án. Việc khai thác nước Trang trại sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
5.1. Các hạng mục công trình
Dự án có tổng diện tích đất sử dụng là 81.370,8 m2. Các hạng mục công trình chính phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của trại heo được trình bày như sau:
Bảng 4: Diện tích các hạng mục công trình dự án
STT |
Tên hạng mục công trình |
Số lượng |
Kích thước (m) |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
I |
Hạng mục công trình chăn nuôi chính |
||||
1 |
Nhà nuôi heo nái đẻ |
4 |
73 x 25,8 |
7.533,6 |
9,3 |
2 |
Nhà heo mang thai |
4 |
89,7 x 25,5 |
9.149,4 |
11,24 |
3 |
Nhà phát triển heo dự bị |
01 |
70,6 x 12,4 |
875,44 |
1,08 |
4 |
Đài xuất/nhập heo |
01 |
2,23 x 4,1 |
9,143 |
0,011 |
5 |
Silo cám |
09 |
3,4 x 3,4 |
104,04 |
0,13 |
6 |
Cụm nhà tắm heo + kho + vệ sinh |
01 |
6,8 x 4,2 |
28,56 |
0,04 |
7 |
Nhà văn phòng |
01 |
28,95 x 5,6 |
162,12 |
0,2 |
8 |
Nhà kho chứa dụng cụ phục vụ dự án |
01 |
3,2 x 3,2 |
10,24 |
0,01 |
II |
Hạng mục công trình phụ trợ |
||||
1 |
Nhà công nhân rửa xe |
01 |
6,2 x 6,7 |
41,54 |
0,05 |
2 |
Nhà bảo vệ + hố sát trùng |
01 |
6,3 x 6,3 |
39,69 |
0,05 |
3 |
Nhà để xe |
01 |
6,3 x 7 |
44,1 |
0,05 |
4 |
Nhà sát trùng xe tải |
01 |
20 x 4,7 |
94 |
0,12 |
5 |
Nhà sát trùng tài xế |
01 |
7,24 x 2 |
14,48 |
0,02 |
6 |
Nhà sát trùng khu sinh hoạt |
01 |
8,4 x 9,9 |
83,16 |
0,1 |
7 |
Nhà ăn + bếp ăn |
01 |
23 x 6,49 |
149,3 |
0,18 |
8 |
Nhà công nhân 1 |
01 |
5,2 x 51,4 |
267,28 |
0,33 |
9 |
Nhà công nhân 2 |
01 |
40,2 x 6,2 |
249,24 |
0,31 |
10 |
Tháp nước 50m3 |
01 |
7,3 x 8,3 |
60,59 |
0,07 |
11 |
Bể nước 1.200m3 |
01 |
18,75 x 15 |
281,25 |
0,35 |
12 |
Kho dụng cụ, cơ khí |
01 |
8,2 x 13,8 |
113,16 |
0,14 |
13 |
Nhà sát trùng khu sản xuất |
01 |
11,5 x 16,8 |
193,2 |
0,24 |
14 |
Nhà bán hàng Cầu cân 1,5 tấn |
01 |
3,2 x 3 6,23 x 3,25 |
29,91 |
0,04 |
15 |
Trạm biến áp |
01 |
4,2 x 4,27 |
17,93 |
0,022 |
16 |
Nhà đặt máy phát điện |
01 |
7,6 x 7,5 |
57 |
0,07 |
17 |
Đường dẫn heo 1,1m |
-- |
-- |
625,2 |
0,44 |
18 |
Trạm biến áp |
01 |
3,7 x 4,9 |
17,93 |
0,01 |
19 |
Nhà đặt máy phát điện dự phòng |
01 |
7,6 x 9,5 |
72,2 |
0,05 |
III |
Hạng mục công trình bảo vệ môi trường |
||||
1 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
01 |
3 x 5 |
15 |
0,018 |
2 |
Nhà để xác heo |
03 |
3,2 x 3,2 |
30,72 |
0,04 |
3 |
Hố thu gom (hồ city) |
01 |
4 x 4 |
16 |
0,02 |
4 |
Bể biogas |
02 |
51 x 55 |
5.610 |
6,89 |
5 |
Bể lắng + điều hòa |
01 |
115 x 50 |
5.750 |
7,07 |
6 |
Bể sự cố |
01 |
55 x 30 |
1.650 |
2,03 |
7 |
Bể sinh học |
01 |
58 x 36 |
2.088 |
2,57 |
8 |
Khu xử lý nước thải |
01 |
15 x 50 |
750 |
0,92 |
9 |
Hầm tiêu hủy xác heo chết |
01 |
18 x 10 |
180 |
0,22 |
10 |
Nhà ép phân và chứa phân |
01 |
15 x 20 |
300 |
0,37 |
11 |
Bể tự hoại 03 ngăn |
04 |
- |
- |
- |
IV |
Sân, đường giao thông |
||||
1 |
Đường nội bộ |
- |
- |
7.025,947 |
9,64 |
2 |
Hàng rào gạch |
- |
- |
- |
- |
3 |
Hàng rào gạch + lưới B40 |
- |
- |
- |
- |
4 |
Đường đi bộ |
- |
- |
503 |
0,62 |
5 |
Sân bê tông |
- |
- |
74 |
0,09 |
6 |
Đường lùa heo |
- |
- |
239 |
0,29 |
V |
Cây xanh, thảm cỏ |
37.630,76 |
46,25 |
||
|
Tổng cộng |
|
|
81.370,8 |
100 |
Chủ dự án đầu tư một số máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án, như sau:
Bảng 5: Danh mục máy móc, thiết bị chăn nuôi
Stt |
Máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Đơn vị |
Xuất xứ |
Tình trạng |
1 |
Máng ăn |
5.132 |
Cái |
Việt Nam |
Mới 100% |
2 |
Núm uống nước |
2.527 |
Bộ |
Việt Nam |
Mới 100% |
3 |
Hệ thống cấp nước uống tự động |
03 |
HT |
Thái Lan |
Mới 100% |
4 |
Đèn compact chiếu sáng |
105 |
Cái |
Việt Nam |
Mới 100% |
5 |
Song sắt di động |
20 |
Cái |
Thái Lan |
Mới 100% |
6 |
Đèn hồng ngoại úm heo |
105 |
Cái |
Thái Lan |
Mới 100% |
7 |
Máy khử trùng 1,5kw |
03 |
Cái |
Thái Lan |
Mới 100% |
8 |
Tấm làm mát có kích thước 0,15m x 0,3m x 1,8m |
1.918 |
Cái |
Thái Lan |
Mới 100% |
9 |
Quạt thổi 50” |
185 |
Cái |
Việt Nam |
Mới 100% |
10 |
Máy phát điện 250 KVA |
01 |
Cái |
Việt Nam |
Mới 100% |
11 |
Mô tơ bơm xịt rửa chuồng |
16 |
Cái |
Đài Loan |
Mới 100% |
12 |
Mô tơ bơm nước giàn mát 0,5 HP |
16 |
Cái |
Đài Loan |
Mới 100% |
13 |
Bộ dụng cụ thú y |
10 |
Cái |
Thái Lan |
Mới 100% |
14 |
Máy ép phân |
01 |
Cái |
Việt Nam |
Mới 100% |
15 |
Xe tải vận chuyển |
02 |
Xe |
Hàn Quốc |
Mới 100% |
16 |
Xe chuyên chở cám |
01 |
Xe |
Việt Nam |
Mới 100% |
(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án)
CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Điều 22, 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Điều 10 Thông tu số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Hiện nay, tỉnh Tây Ninh chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh cũng như thực hiện phân vùng môi trường.
Vị trí thực hiện Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long tại ấp Thành Tây, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 31/5/2021. Dự án có vị trí không thuộc vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt cũng như hạn chế phát thải.
Như vậy, Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long tại ấp Thành Tây, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh nói chung và của dự án nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương, ổn định cuộc sống cho người dân xung quanh dự án. Và dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. Tác động của các nguồn có liên quan đến chất thải
2.1.1. Đối với bụi, khí thải
a) Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông
- Vệ sinh, thu dọn đất cát trong khuôn viên trại nuôi
- Phun nước trên tuyến đường nội bộ và xung quanh khu vực trại chăn nuôi vào mùa khô nhằm giảm bụi phát sinh và hơi nóng do xe vận chuyển ra vào trại.
- Khi các xe lưu thông trong khu vực trại chăn nuôi cần giảm tốc độ.
- Tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các khí độc hại của các phương tiện này.
- Trồng cây xanh để tránh bụi phát tán nhiều vào không khí. Tán cây xanh dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hòa các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như SO2, CO2, hợp chất chứa nito, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe,…
b) Mùi từ hoạt động chăn nuôi
- Để hạn chế sự phát sinh các khí gây mùi đến mức thấp nhất có thể được, trại nuôi áp dụng các biện pháp sau:
- Bố trí các quạt hút và hệ thống làm mát trong mỗi dãy trại nuôi nhằm thông thoáng cho trại nuôi và trang trại.
- Bố trí công nhân vệ sinh bên ngoài trại nuôi thường xuyên, đảm bảo công tác vệ sinh trại sạch sẽ.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các dãy trại nuôi 1 lần/tuần. Ngoài ra, 1 tháng/lần thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc sát trùng toàn trại.
- Trại nuôi được thiết kế thông thoáng, có hệ thống quạt gió, quạt hút, hệ thống làm mát đảm bảo nhiệt độ ổn định trong trại. Không khí trong trại đảm bảo thông thoáng tránh phát sinh mùi hôi trong khu vực chăn nuôi và xung quanh.
- Khu vực kho chứa nguyên liệu chăn nuôi sẽ được lắp đặt hệ thống quạt hút đảm bảo kho chứa thông thoáng tránh ẩm mốc.
- Trồng cây xanh xung quanh trại nuôi nhằm tạo dãy phân cách và tăng vẻ mỹ quan cho trang trại.
- Để đánh giá khả năng chịu tải của môi trường, định kỳ Chủ dự án thực hiện lập hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường, kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh đạt quy chuẩn cho phép, do đó khả năng chịu tải khí thải của trại nuôi phù hợp với môi trường.
c) Khí biogas sinh ra từ bể biogas
Phân heo sau khi được thu gom từ chuồng nuôi, trong đó 70% được đem đi ép, lượng phân còn lại hòa tan với nước vệ sinh chuồng trại (30% phân heo) cho xuống bể biogas.
Các loại khí sinh học sinh ra từ bể biogas có 02 thành phần chủ yếu: khí CH4 (chiếm 50 – 70%), khí CO2 (chiếm 30 – 45%). Ngoài ra, còn có các loại khí khác như: NH3, H2S, H2, O2,…
Khí biogas dùng làm nhiên liệu đốt để phục vụ quá trình nấu ăn, chạy máy phát điện tại trang trại. Trường hợp dư thừa khi biogas, chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp. Khí biogas khi phát tán vào môi trường sẽ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư; đồng thời có nguy cơ gây cháy nổ do hàm lượng khí CH4 cao.
d) Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Quá trình vận hành 01 máy phát điện dự phòng (tổng công suất 250 KVA) sẽ phát sinh khí thải. Tuy nhiên, nguồn khí thải này không thường xuyên do chỉ được vận hành khi mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố. Định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy phát điện khoảng 12,75 kg dầu DO/h.
Tuy nhiên, khí thải từ máy phát điện dự phòng phát sinh không thường xuyên, chỉ xảy ra khi khu vực dự án bị cúp điện nên các tác động đến môi trường không đáng kể.
đ) Ruồi, muỗi, chim, chuột, côn trùng
Ruồi, muỗi, chim, chuột, côn trùng là nhóm các động vật trung gian truyền bệnh dịch cho vật nuôi.
Ruồi, muỗi, chuột, côn trùng có tốc độ sinh sản khá nhanh trong môi trường thuận lợi, đặc biệt là những nơi dơ bẩn, có mùi hôi thối, đọng nước thường xuyên. Môi trường chăn nuôi là môi trường lý tưởng thúc đẩy sự phát triển của các loài trung gian truyền bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho người và vật nuôi như: tả, lỵ, thương hàn, đường ruột,...
Chim, chuột là động vật có khả năng di chuyển mần bệnh từ nơi này sang nơi khác. Do đó, cần có biện pháp hạn chế sự xâm nhập, tiếp xúc của chúng với khu vực chăn nuôi, nguồn thức ăn, nước uống trong trại.
a) Nước mưa
Theo nguyên tắc, nước mưa được quy ước là nước sạch nếu không tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm. Khi chảy qua các vùng chứa các chất ô nhiễm, nước mưa sẽ cuốn theo các thành phần ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận, tạo điều kiện lan truyền nhanh các chất ô nhiễm. Khi chuồng trại, sân bãi được xây dựng và bê tông hóa sẽ làm mất khả năng thấm nước. Mặt khác, trong quá trình vận hành dự án, nếu các nguồn gây ô nhiễm môi trường không được khống chế theo quy định, khi nước mưa rơi xuống khu đất dự án sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm có trong nước thải, khí thải, chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn nước. Tùy theo phương án khống chế nước mưa cục bộ mà thành phần và nồng độ nước mưa thay đổi đáng kể.
Chủ dự án xây dựng hệ thống thu gom nước mưa tách riêng nước thải. Mái nhà, trại nuôi heo được bố trí nghiêng, nước mưa phát sinh từ mái nhà, trại nuôi chảy xuống đất rồi thoát ra mương thoát nước gần dự án
b) Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh từ hoạt động vệ sinh hàng ngày và nấu ăn của công nhân viên trong dự án.
Lưu lượng: căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. Khối lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp, cụ thể: 30 người x 105 lít/ngày/người x 100% = 3,15 m3/ngày.đêm.
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là cặn bã, chất lơ lững (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các loại vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Khối lượng nước thải phát sinh này sẽ làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ đời sống của người công nhân, đồng thời gây ô nhiễm cho môi trường nước nếu như dự án không có các biện pháp xử lý thích hợp.
c) Nước thải chăn nuôi
Lượng nước sử dụng trong hoạt động 100% lượng nước cấp sử dụng. Do đó lượng nước thải phát sinh trong trại chăn nuôi là 314,817m3/ngày.đêm x 100% = 314,817m3/ngày.đêm, cụ thể như sau:
Bảng 6: Nước thải chăn nuôi phát sinh tại dự án trong giai đoạn ổn định
TT |
Mục đích sử dụng |
Định mức cấp nước |
Số lượng |
Lưu lượng nước thải (m3/ngày) |
Lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất (m3/ngày) |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt + chuẩn bị bữa ăn |
80 lít/người/ngày 25 lít/người/ngày |
30 người |
2,4 0,75 |
- |
2 |
Lượng khử trùng, pha chế, nước uống của heo rơi vãi |
- |
- |
5 |
- |
3 |
Nước tiểu của heo nái |
3 lít/ngày |
5.000 con |
15 |
- |
4 |
Nước tiểu của heo nọc |
3 lít/ngày |
84 con |
0,252 |
|
5 |
Nước tiểu của heo con |
0,5 lít/ngày |
10.000 con |
5 |
- |
6 |
Nước tắm heo nái nuôi con |
31 lít/con/ngày |
1.000 con |
31 |
- |
7 |
Nước tắm cho heo nọc |
31 lít/con/ngày |
84 con |
2,604 |
- |
8 |
Nước tắm cho heo con |
10,5 lít/con/ngày |
10.000 con |
105 |
- |
9 |
Nước tắm cho heo nái mang thai |
11 lít/con/ngày |
4.000 con |
44 |
- |
10 |
Nước rửa chuồng |
- |
- |
45 |
|
11 |
Nước khử trùng, vệ sinh xe ra vào trại |
500 lít/con/ngày |
2 xe |
1 |
- |
12 |
Hoạt động sát trùng công nhân |
- |
- |
0,007 |
- |
13 |
Nước vệ sinh dụng cụ |
- |
- |
0,2 |
- |
14 |
Nước rỉ từ hầm hủy xác |
- |
- |
0,00001 |
- |
15 |
Nước cấp cho xử lý khí thải buồng thu gom khí thải |
- |
- |
3 |
- |
16 |
Nước phát sinh từ cụm tắm heo |
11 lít/con/ngày |
5.000 con heo nái |
- |
55 |
31 lít/con/ngày |
84 con heo nọc |
- |
2,604 |
||
|
Tổng cộng |
|
|
257,213 |
314,817 |
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ vì có chứa nhiều chất thải rắn, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh. Cụ thể, trong nước thải chăn nuôi heo thịt, hợp chất hữu cơ chiếm từ 70÷80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hydratcacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân và các thức ăn dư thừa, hầu hết là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy; Các hợp chất vô cơ chiếm 20÷30%, bao gồm: đất, cát, muối, urê, amonium, muối Chlorua phân hủy.
Nước thải chăn nuôi chứa các loại vi trùng, virus, và trứng giun sán gây bệnh như Salmonella, E.coli,… có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Salmonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt từ 30÷40 cm. Trứng giun sán có thể lan truyền đi rất nhanh và khi bị nhiễm vào nước bề mặt sẽ tạo thành dịch bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, còn có hóa chất từ thuốc sát trùng và thuốc thú y như iod, chloride,…nhưng thành phần này rất ít trong nước thải chăn nuôi heo. Trong quá trình thu gom về bể điều hòa thì các thành phần này đã tương tác với các chất ô nhiễm khác và bị pha loãng nên hàm lượng các thành phần này không đáng kể.
d) Nước thải từ quá trình ép phân
Lượng nước rỉ từ quá trình ép phân phụ thuộc vào lượng phân và độ ẩm của phân. Nước rỉ từ quá trình ép phân có tính chất tương tự nước thải chăn nuôi, nhưng nồng độ các chất ô nhễm cao hơn so với nước thải chăn nuôi.
Nước thải chăn nuôi của dự án nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường không khí, nước, đất và sức khoẻ cộng đồng dân cư.
Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi được thu gom, dẫn về hệ thống xử lý nước thải. Trang trại đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 400m3/ngày để xử lý nước thải đạt QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, sau đó mới thải ra nguồn tiếp.
* Chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận nước thải:
- Nhiệt độ không khí: Khu vực huyện Châu Thành nói chung và khu vực xã Thành Long nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng trong năm khoảng 2.700 giờ nên nhiệt độ và độ bức xạ khá cao. Nhiệt độ trung bình trong khoảng 270C độ bốc hơi nước đạt từ 5mm, khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 4 của năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.520 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
- Lượng mưa và chế độ mưa: Lượng mưa và chế độ mưa làm bào mòn cuốn trôi các vật liệu vùng thượng nguồn và vùng có địa hình cao bồi tụ vùng có địa hình thấp. Chế độ mưa ảnh hưởng đến lượng không khí và chất lượng nước trong từng khu vực, khi mưa rơi sẽ thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí, cuốn theo nó một lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong không khí cũng như các chất có trên mặt đất. Chế độ mưa tập trung lưu lượng chảy càng lớn, vận tốc chảy càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao thông đi lại trên đường thủy. Lượng mưa bình quân năm được trạm khí tượng thủy văn Tây Ninh tổng kết như sau:
+ Lượng mưa trung bình/năm: 1.408,7 mm
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (tháng 6): 299,9 mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (tháng 2): 9,0 mm
- Độ bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh chiếm từ 65 - 70% lượng mưa hàng năm tại khu vực tỉnh Tây Ninh lượng bốc hơi trung bình năm như sau:
+ Lượng bốc hơi trong năm: 1.500mm.
+ Lượng bốc hơi trong mùa khô: 950mm.
+ Lượng bốc hơi trong mùa mưa: 540mm.
- Gió và chế độ gió:
+ Chế độ gió ở Tây Ninh phản ánh rõ rệt chế độ hoàn lưu gió mùa. Hướng gió thay đổi theo mùa trong năm khác nhau theo cường độ và phạm vi hoạt động.
+ Hướng gió từ tháng 11 đến tháng 12 là Đông Bắc, là thời kỳ mà tỉnh Tây Ninh chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc, hướng gió thịnh hành trong các tháng này chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình từ 5-7 m/s, tần suất 25- 45%.
+ Gió mùa hạ từ tháng 05 đến tháng 10 là thời kỳ chịu ảnh hưởng các khối không khí nóng ẩm ở phía Tây Nam. Tháng 05 hướng gió thịnh hành là Đông Nam, từ tháng 06 trở đi đến cuối tháng 10 thịnh hành gió Tây Nam, tốc độ gió 3-5m/s, chiếm 35-45%.
+ Giữa hai mùa chính có một thời kỳ chuyển tiếp ngắn (tháng 03 và tháng 04) xen kẽ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam.
- Độ ẩm không khí:
+ Trong ngày độ ầm tương đối đạt giá trị cao nhất khoảng 4-6 giờ và thấp nhất 12-15 giờ (lúc nhiệt độ đạt giá trị cao nhất).
+ Những tháng có độ ẩm thấp nhất thường là các tháng 1 và tháng 2. Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt khoảng 70%. Trong những ngày nhiều mây có mưa lớn, độ ẩm có thể đạt tới 91% còn các tháng mùa khô độ ẩm đạt trung bình khoảng 80%.
- Hệ thống sông suối:
+ Hệ thống sông rạch tự nhiên tương đối ít, chủ yếu là những con sông, suối nhỏ đổ vào sông Vàm Cỏ Đông, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hoàn toàn dựa vào hệ thống kênh đào dẫn nước tưới tiêu từ hồ Dầu Tiếng.
+ Hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất trên địa bàn.
- Hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến nguồn tiếp nhận: Công suất hệ thống xử lý nước thải 400m3/ngày.đêm, nước thải sau xử lý đạt QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Nước thải sau xử lý theo đường ống, đặt ngầm cách mặt đất khoảng 0,5m, dài khoảng 20m, chảy ra mương nước nội đồng giáp ranh đất dự án thuộc ấp Thành Tây, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
- Công trình cửa xả thải: Nước thải của Dự án “Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con heo nái” của Công ty TNHH Tây Thành Long sau khi ra khỏi hệ thống xử lý nước thải theo đường ống thoát nước thải và chảy ra mương nước nội đồng giáp ranh đất dự án rồi chảy ra rạch Ông Có thuộc ấp Thành Tây, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Vị trí tiếp nhận nước thải: Theo hệ tọa độ VN-2000: X= 545 643 ; Y= 1243527
- Chế độ xả nước thải: 24 giờ/ngày.đêm
- Phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận: Trại nuôi lắp đặt đường ống dẫn nước thải đặt ngầm cách mặt đất khoảng 0,5m, dài khoảng 20m, chảy ra mương nội đồng rồi chảy ra rạch Ông Có. Do đó, hệ thống xử lý nước thải của trại nuôi phải xử lý đạt cột A QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
a) Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt phát sinh tại trang trại khoảng 9kg/ngày (30 người x 0,3 kg/người/ngày). Thành phần chủ yếu là các loại vỏ trái cây, rau thải, đồ ăn thừa,…
Chấy thải rắn sinh hoạt về cơ bản không mang tính độc hại, do đó ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể. Tuy nhiên, trong môi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, chất thải bị phân hủy nhanh hơn. Nếu không được quản lý tốt, lại chất thải này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
b) Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chất thải rắn thông thường không nguy hại phát sinh từ hoạt động của trại chăn nuôi bao gồm: phân heo sau mỗi lần vệ sinh, heo chết do giẫm đạp (không phải do dịch bệnh), bao bì đựng thức ăn. Phân sau khi ép được thu gom, lưu trữ trong kho chứa phân, sau đó bán cho đơn vị có nhu cầu. Heo chết do giẫm đạp sẽ được chôn lấp đúng quy định theo QCVN 01-41:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật. Bao bì sẽ được thu gom bán lại cho đơn vị cung cấp thức ăn, hoặc có thể tái sử dụng để chứa phân tại trại nuôi.
Bảng 7: Thành phần, khối lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh tại trại
TT |
Loại chất thải rắn |
Số lượng (kg/ngày) |
1 |
Phân heo |
10.559,6 |
2 |
Nhau thai heo |
16,67 |
3 |
Bùn từ hệ thống biogas |
591,19 |
4 |
Xác heo chết không do dịch bệnh |
83,3 |
Tổng cộng |
11.250,76 |
c) Chất thải rắn nguy hại
Chất thải nguy hại và khối lượng phát sinh dự kiến của dự án được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 8: Danh mục chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành dự án
STT |
Thành phần |
Trạng thái tồn tại |
Khối lượng (kg/năm) |
Mã CTNH |
1 |
Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính |
Rắn |
8 |
16 01 06 |
2 |
Pin, ắc quy thải |
Rắn |
12 |
16 01 12 |
3 |
Bao bì cứng thải (chai lọ đựng thuốc thú y thải) |
Rắn |
180 |
18 01 03 |
4 |
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại |
Rắn |
60 |
18 02 01 |
5 |
Chất thải có chứa các tác nhân gạy lây nhiễm (kim tiêm) |
Rắn |
20 |
13 02 01 |
6 |
Mực in thải |
Rắn |
15 |
08 01 11 |
7 |
Xác heo chết do dịch bệnh |
Rắn |
KXĐ |
14 02 01 |
Tổng cộng |
|
295 |
|
Ghi chú: KXĐ: Không xác định.
Chất thải nguy hại được chủ cơ sở thu gom, phân loại theo chủng loại trong các thùng chứa và lưu giữ tạm thời tại kho lưu giữ có diện tích 15m2. Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định. Chủ dự án đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Trong quá trình chăn nuôi việc phát sinh tiếng ồn là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn sau:
- Các phương tiện vận chuyển: xe tải chở hàng hóa ra vào trại.
- Vận hành máy phát điện dự phòng.
- Tiếng heo kêu lúc heo đói.
Tuy nhiên, do chuồng trại được xây dựng khép kín, xung quanh dự án có tường bao nên tiếng ồn phát tán ra môi trường là không đáng kể.
Giấy phép bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi chuồng lạnh và quy trình lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo tiêu chuẩn cp
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho cửa hàng tạp hóa
25,000,000 vnđ
24,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy may quần áo
Thông báo việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà văn hóa xã
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường xưởng mạ kẽm nhúng nóng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy vật liệu Polymer công nghệ cao
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu đô thị du lịch
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường phân xưởng sơ chế và bóc nõn tôm nguyên liệu
Mẫu đơn đề nghị gia hạn điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn